Sáng kiến kinh nghiệm Một số dạng bài tập lai một, hai cặp tính trạng của Men Đen

Sáng kiến kinh nghiệm Một số dạng bài tập lai một, hai cặp tính trạng của Men Đen

PHẦN I:

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ chương trình sinh học 6 đên chương trình sinh học 8 các em đã tìm hiểu

những kiến thức về cấu tạo, hoạt động sinh lí của cơ thể thực vật , động vật và

con người, thấy được tính đa dạng sinh học và lược sử tiến hóa của sinh giới.

Đến chương trình sinh học lớp 9 các em lại được tìm hiểu một lĩnh vực mới mẻ

hơn đó là di truyền và biến dị, cơ thể và môi trường kiến thức lý thuyết ở phần

này tương đối từu tượng . Đặc biệt ở phần di truyền và biến dị các em sẽ dựa

vào kiến thức lý thuyết để giải một số dạng bài tập trong đó có dạng bài tập về

lai một, hai cặp tính trạng của Men Đen.

Tuy nhiên trong phân phối chương trình của Bộ giáo dục thời gian dành

cho tiết giải bài tập không nhiều, nên các em thường có tâm lý lúng túng khi gặp

những dạng bài tập này, các em không phân loại được dạng bài tập thậm chí

nhiều em không hình dung ra được cách làm nên có tâm lí chán học.

Vì vậy để giúp các em có thể vận dụng tốt lý thuyết trong việc giải bài tập,

phân loại được các dạng bài tập lai một , hai cặp tính trạng của Men Đen tôi

mạnh dạn chọn đề tài này

pdf 20 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1094Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số dạng bài tập lai một, hai cặp tính trạng của Men Đen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rạng 
 Dạng 1: Xác định tỉ lệ giao tử 
*Phương pháp giải: 
- Giao tử chỉ mang một alen đối với 1 cặp alen 
- Do vậy cá thể đồng hợp chỉ tạo 1 kiểu giao tử, cá thể dị hợp tạo 2 kiểu 
giao tử 
* Bài tập vận dụng: 
Bài tập 1: Xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể có các kiểu gen sau đây: 
BB, Bb, bb. 
 Giải: 
 - Cá thể có kiểu gen BB khi giảm phân chỉ tạo 1 kiểu giao tử mang gen B 
 - Cá thể có kiểu gen Bb khi giảm phân tạo 2 kiểu giao tử mang gen B = b= 1/2 
 - Cá thể bb khi giảm phân tạo 1 kiểu giao tử mang gen b 
 Bài tập 2: Xét 1 gen có 2 alen A và a. Sự tổ hợp 2 alen trên hình thành các 
loại kiểu gen nào ? Xác định tỉ lệ giao tử của mỗi loại kiểu gen đó? 
Giải: 
 Sự tổ hợp 2 alen trên sẽ tạo được 3 kiểu gen: AA, Aa, bb 
 - Kiểu gen AA khi giảm phân tạo được 1 giao tử mang gen A 
 - Kiểu gen Aa khi giảm phân tạo 2 kiểu giao tử mang gen A= a= 1/2 
 - Kiểu gen aa khi giảm phân tạo 1 kiểu giao tử mang gen a 
Dạng 2: Biết gen trội, lặn, kiểu gen của P xác định kết quả lai 
( Dạng toán thuận) 
*Phương pháp giải: 
 Bước 1: Quy ước gen : Dùng chữ cái in hoa quy định tính trạng trội, chữ cái 
thường qui định tính trạng lặn 
 Bước 2: Từ kiểu hình của P xác định kiểu gen của P 
 Bước 3: Lập sơ đồ lai và xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình của thế hệ sau 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 7 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
* Bài tập vận dụng 
Bài tập 1: Cá kiếm mắt đen là trội so với cá kiếm mắt đỏ . Cho cá kiếm mắt đen 
thuần chủng giao phối với cá kiếm mắt đỏ thì kết quả ở đời F1 như thế nào? Cho 
biết màu mắt chỉ do một nhân tố di truyền qui định. 
Giải: 
- Qui ước: A : Mắt đen 
 a : Mắt đỏ 
- Mắt đen thuần chủng có kiểu gen: AA 
- Mắt đỏ có kiểu gen: aa 
- SĐL: P : AA x aa 
 G: A a 
 F1 Aa ( 100% mắt đen) 
Bài tập 2: Ở một loài thực vật B là gen trội qui định tính trạng thân cao, b là gen 
lặn qui định tính trạng thân thấp . 
a. Sự tổ hợp giữa 2 alen trên tạo ra mấy kiểu gen ? 
b. Khi giao phối ngẫu nhiên có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau ? Xác 
định kết quả của mỗi kiểu giao phối? 
 Giải: 
 a. Sự tổ hợp của 2 alen B, b sẽ tạo được 3 kiểu gen: BB, Bb, bb 
b. Số kiểu giao phối: 6 kiểu 
 * P1 : BB x BB 
 G1 : B B 
 F1 : BB 
 TLKH: 100% thân cao 
 * P2 : BB x Bb 
 G2: B B, b 
 F2: 1BB: 1Bb 
 TLKH: 100% thân cao 
 * P3 : BB x bb 
 G3 : B b 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 8 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
 F3 : Bb 
 TLKH: 100% thân cao 
 * P4 : bb x bb 
 G4 : b b 
 F4: bb 
 TLKH: 100% thân thấp 
 * P5: Bb x bb 
 G5: B, b b 
 F5 : 1Bb : 1bb 
 TLKH: 1 thân cao: 1 thân thấp 
 * P6 : Bb x Bb 
 G6 : B, b B, b 
 F6 : 1BB: 2Bb : 1bb 
 TLKH : 3 thân cao: 1 thân thấp 
Dạng 3: Biết kiểu hình của con xác định kiểu gen của P (Dạng toán nghịch) 
Trường hợp 1: Đề bài cho biết tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con 
*Phương pháp giải: 
- Bước 1: Dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con xác định tính trạng trội, lặn 
 ( dựa vào định luật đồng tính va phân tính của Men Đen ) 
- Bước 2: Biện luận xác định kiểu gen của P 
- Bước 3: Lập SĐL 
* Bài tập vận dụng 
Bài tập 1: Ở đậu Hà Lan, cho lai giữa hạt trơn với hạt nhăn . Theo dõi sự 
di truyền người ta thu được kết quả ở đời F1 như sau: 315 hạt trơn: 100 hạt 
nhăn. Biện luận xác định kiểu gen của P? 
Giải: 
 - Xét tỉ lệ hình dạng hạt: Hạt trơn : Hạt nhăn = 315: 100≈ 3: 1 
→ Hình dạng hạt tuân theo định luật phân tính của Men Đen 
→ hạt trơn là tính trạng trội, hạt nhăn là tính trạng lặn 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 9 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
- Qui ước: A : Hạt trơn 
 a: Hạt nhăn 
- Tỉ lệ đời F1 thu được là 3: 1 nghĩa là có 4 tổ hợp được tạo thành → P phải 
dị hợp tử 
→ Kiểu gen của P là : Aa x Aa 
SĐL: P : Aa x Aa 
 G : A, a A, a 
 F1: 1AA: 2Aa : 1aa 
 TLKH: 3 hạt trơn: 1 hạt nhăn 
 Trường hợp 2: Đề bài không cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con 
* Phương pháp giải: 
- Bước 1: Dựa vào kiểu hình của con khác P để xác định tính trạng trội, lặn 
va qui ước gen ( nếu đề chưa cho biết ) 
- Bước 2: Dựa vào kiểu hình của con suy ra kiểu gen của con và giao tử mà 
con nhận từ P từ đó xác định kiểu gen của P 
- Bước 3: Lập SĐL 
* Bài tập vận dụng: Ở người, gen A quy định tóc thẳng, trội hoàn toàn so 
với gen a qui định tóc xoăn. Bố va mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào 
để con sinh ra có người tóc thẳng, có người tóc xoăn? 
Giải: 
 - Con tóc xoăn có kiểu gen là aa → Phải nhận 1 giao tử a từ bố và 1 giao tử 
a từ mẹ 
- Con tóc thẳng có kiểu gen là AA hoặc Aa → Phải nhận 1 giao tử A từ bố 
hoặc mẹ 
- Vậy kiểu gen và kiểu hình của P là: Mẹ tóc thẳng (Aa)x Bố tóc thẳng (Aa) 
 Hoặc mẹ tóc xoăn ( aa) x Bố tóc thẳng (Aa) 
SĐL: 
 P1 : Aa x Aa 
 Gp1 : A,a A, a 
 F1 : 1AA: 2Aa: 1aa 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 10 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
 TLKH: 3 tóc thẳng: 1 tóc xoăn 
 P2 : Aa x aa 
 Gp2 : A, a a 
 F2 : 1AA: 1aa 
 TLKH: 1 tóc thẳng: 1 tóc xoăn 
2.1.2.2. Lai hai cặp tính trạng 
 Dạng 1: Xác định tỉ lệ giao tử 
* Phương pháp giải: 
- Giao tử chỉ mang 1 alen đối với mỗi cặp gen 
- Gọi n là số cặp gen dị hợp số kiểu giao tử sẽ tuân theo công thức tổng quát 
2n kiểu, các kiểu giao tử này có tỉ lệ bằng nhau.Do vậy: 
- Cá thể đồng hợp cả hai cặp gen sẽ tạo 20 kiểu giao tử =1 
- Cá thể dị hợp tử 1 cặp gen sẽ tạo 21 kiểu giao tử =2 
- Cá thể dị hợp tử 2 cặp gen sẽ tạo 22 kiểu giao tử = 4 
* Bài tập áp dụng : Hãy xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể có kiểu gen 
sau đây: 
 1. AABB 2. AaBb 3. AaBB 4. AAbb 
Giải: 
- Kiểu gen AABB tạo 1 kiểu giao tử là AB 
- Kiểu gen AaBb tạo 4 kiểu giao tử là: AB= Ab= aB = ab=1/4 
- Kiểu gen AaBB tạo được được 2 kiểu giao tử là : AB= aB =1/2 
- Kiểu gen AAbb tạo được 1 kiểu giao tử là: Ab 
Dạng 2: Biết gen trội, lặn, kiểu gen của P xác định kết quả lai 
 ( Dạng toán thuận) 
* Phương pháp giải: 
- Bước 1: Quy ước gen 
- Bước 2: Lập sơ đồ lai và xác định TLKG và TLKH ( có thể lập khung 
Pennet để dễ xác định) 
* Bài tập áp dụng: 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 11 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
Ở cà chua, cây cao (A) là trội so với cây thấp (a) , quả đỏ (B) là trôi so với 
quả vàng (b) . Hai cặp gen phân li độc lập với nhau. Hãy xác định kết quả của 
các phép lai sau: 
 1. P1: AABB x aabb 
 2 .P2: AaBB x AAbb 
 3. P3: aaBb x Aabb 
Giải: 
Qui ước : A: Cây cao B: Quả đỏ 
a: Cây thấp b: Quả vàng 
1. P1: AABB x aabb 
 G1: AB ab 
 F1: AaBb 
 TLKH: 100% cây cao, quả đỏ 
 2. P2: AaBB x AAbb 
 G2: AB, aB Ab 
 F2: 1AABb: 1AaBb 
 TLKH: 100% cây cao, quả đỏ 
 3. P3: aaBb x Aabb 
 G3: aB, ab Ab, ab 
 F3: 1AaBb:1aaBb1: Aabb:1aabb 
 TLKH: 1cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả đỏ: 1 cây cao, quả vàng: 1 
cây thấp ,quả vàng 
Dạng 3: kiểu hình của đời con xác định kiểu gen của P 
 ( Dạng toán nghịch) 
* Phương pháp giải: 
- Bước 1: Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng riêng từ tỉ lệ kiểu hình ta suy 
ra kiểu gen tương ứng cho từng tính trạng. 
- Bước 2: Kết hợp các tính trạng lại ta suy ra kiểu gen chung của P 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 12 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
- Bước 3: Viết sơ đồ lai 
* Bài tập vận dụng: 
 Ở lúa ,cây cao ( A) trội so với cây thấp (a), chín sớm (B) trội so với chín muộn 
( b). Đem lai lúa cây cao chín sớm với cây thấp chín muộn thu được F1 kết quả 
như sau: 
 204 cây cao, chín sớm 201cây cao, chín muộn 
 203 cây thấp, chín sớm 200 cây thấp, chín muộn 
Hãy biện luận xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai. 
Giải: 
Qui ước: A: Cây cao B: Chín sớm 
 a: Cây thấp b: Chín muộn 
- Xét sự di truyền chiều cao cây: Cây cao: Cây thấp ≈1: 1. Đây là kết quả 
của phép lai phân tích cá thể dị hợp . Suy ra kiểu gen của P: Aa x aa 
- Xét sự di truyền thời gian chín: Chín sớm: chín muộn ≈1: 1. Đây cũng là 
kết quả của phép lai phân tích cá thể dị hợp. Suy ra kiểu gen của P: Bb x bb. 
- Kết hợp sự di truyền của cả hai tính trạng suy ra kiểu gen của P trong 
phép lai trên là: P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb 
SĐL: 
 P1 : AaBb x aabb 
 G1 : AB, Ab, aB, ab ab 
 F1: 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb 
TLKH: 1cây cao,chín sớm:1cây cao,chín muộn:1cây thấp, chín sớm: 1 cây 
thấp, chín muộn 
 P2 : Aabb x aaBb 
 G2 : Ab, ab aB, ab 
 F2 : 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb 
 TLKH : 1cây cao, chín sớm:1cây cao, chín muộn:1cây thấp, chín sớm: 1 
cây thấp, chín muộn 
Dạng 4: Phương pháp xác định quy luật phân li độc lập 
* Phương pháp giải: 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 13 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
Trường hợp 1: Nếu đề cho biết trước quy luật , các nội dung sau đây thuộc 
quy luật phân li độc lập: 
- Cho biết mỗi gen trên 1 NST 
- Cho biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST 
tương đồng khác nhau 
Trường hợp 2: Nếu đề chưa cho biết quy luật ta dựa vào các biểu hiện sau: 
- Khi tự thụ hoặc giao phối giữa cá thể dị hợp hai cặp gen xuất hiện 4 kiểu 
hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 3: 1 thì hai cặp tính trạng đó tuân theo định luật phân li 
độc lập 
- Khi lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen FB xuất hiện 4 loại kiểu hình 
theo tỉ lệ 1:1:1:1 
- Nếu tỉ lệ chung về cả hai tính trạng bằng tích các nhóm tỉ lệ khi xét riêng 
* Bài tập vận dụng: 
Ở một loài bọ cánh cứng, A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với a quy 
định cánh ngắn; B quy định màu đen trội hoàn toàn so với b quy định màu vàng. 
Đem lai giữa cặp bố mẹ F1 thu được kết quả như sau: 
 25% cánh dài, màu đen 25% cánh dài, màu vàng 
 25% con cánh ngắn màu đen 25% con cánh ngắn màu vàng 
Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên và kiểu gen của P 
 Giải: 
Quy ước: A: Cánh dài B: Màu đen 
 a: Cánh ngắn b: Màu vàng 
- Xét sự phân li tính trạng hình dạng cánh: 
Cánh dài: Cánh ngắn = 1: 1. Đây là kết quả của phép lai phân tích và kiểu 
gen của P về tính trạng này là: P: Aa ( Cánh dài) x aa ( Cánh ngắn) 
- Xét sự di truyền màu sắc cánh: 
Màu đen: Màu vàng = 1: 1. Đây cũng là kết quả của phép lai phân tichsvaf 
kiểu gen của P về tính trạng này là: P: Bb( Màu đen) x bb ( Màu vàng) 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 14 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
- Xét sự di truyền đồng thời của cả hai tính trạng: F1 phân li 4 kiểu hình với 
tỉ lệ 1:1:1:1. Vậy cặp tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Men 
Đen. 
Kiểu gen của P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb 
2.2. Thực trạng ban đầu của vấn đề 
Trong chương trình THCS từ lớp 6 đến lớp 8 các em được học những kiến 
thức rất thực tế dễ hiểu, sang chương trình sinh học lớp 9 đặc biệt là ở phần di 
truyền và biến dị có nhiều kiến thức trừu tượng, hơn nữa đòi hỏi các em phải 
nắm chắc kiến thức thực tế phải suy luận để vận dụng làm bài tập.Tuy nhiên 
trong phân phối chương trình thời gian dành cho tiết bài tập rất ít vì vậy trong 
thực tế nhiều năm giảng dạy tôi thấy các em còn rất lung túng thậm chí nhiều 
em không biết vận dụng kiến thức lí thuyết để giải bài tập, nhiều em không hiểu 
nên sinh ra tâm lí chán học. Bên cạnh đó những kiến thức này là cơ sở để các em 
tiếp tục học trong chương trình phổ thông hoặc đại học nếu các em không nắm 
chắc sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập sau này. 
Trước khi thực hiện đề tài này tôi tiến hành khảo sát mức độ nắm kiến thức 
lý thuyết và kĩ năng vận dụng kiến thức đó để giải bài tập dạng lai một, hai cặp 
tính trạng của Men Đen ở 5 lớp 9 kết quả thu được như sau: 
2.2.1. Thái độ của học sinh đối với môn học 
Thái độ của học sinh Tỉ lệ 
Rất hứng thú 50% 
Hứng thú 20% 
Không hứng thú 30% 
2.2.2. Khả năng vận dụng kiến thức để giải bài tập 
Khả năng vận dụng kiến thức Tỉ lệ 
Vận dụng tốt 20% 
Vận dụng được nhưng còn chậm 30% 
Không vận dụng được 50% 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 15 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 
Xuất phát từ thực trạng trên nên tôi chọn đề tài này để thực hiện.Trước tiên 
tôi tìm hiểu và nghiên cứu kĩ cơ sở lí luận của việc phân loại và cách giải một số 
dạng bài tập lai một , hai cặp tính trạng bằng cách nghiên cứu tài liệu tham khảo, 
các đề thi học sinh giỏi,sau đó tiến hành điều tra tình hình thực tế việc tiếp 
thu kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức lý thuyết để giải bài tập của học 
sinh từ đó có biện pháp tác động kịp thời.Để các em có thể bớt lúng túng và vận 
dụng tốt lý thuyết vào giải bài tập tôi có đề ra một số biện pháp sau: 
* Đối với giáo viên: 
- Nghiên cứu và chốt lọc những nội dung cơ bản trọng tâm của một tiết học 
tránh cho học sinh nắm kiến thức lan man. 
- Có phương pháp dạy học phù hợp , tạo tâm lí thoải mái để học sinh mạnh 
dạn phát biểu xây dựng bài 
- Xây dựng cách giải toán theo từng dạng để học sinh dễ nắm 
- Bài tập được xây dựng theo trình tự từ dễ đến khó để học sinh dễ lính hội 
- Ngoài những bài tập trong sách giáo khoa có thể đưa thêm một số bài tập 
tương tự giao cho học sinh về nhà làm và giáo viên kiểm tra. 
* Đối với học sinh: 
- Cần nắm chắc kiến thức lý thuyết 
- Chú ý nghe giảng và tích cực phát biểu bài để tạo hứng thú trong học tập 
- Dành nhiều thời gian để tự luyện giải bài tập ở nhà 
2.4. Kết quả đạt được 
 Sau khi áp dụng đề tài đã thu được một số kết quả như sau: 
 2.4.1. Thái độ của học sinh đối với môn học 
Thái độ của học sinh Tỉ lệ 
Rất hứng thú 60% 
Hứng thú 35% 
Không hứng thú 5% 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 16 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
2.4.2. Khả năng vận dụng kiến thức để giải bài tập 
Khả năng vận dụng kiến thức Tỉ lệ 
Vận dụng tốt 60% 
Vận dụng được nhưng còn chậm 35% 
Không vận dụng được 5% 
Như vậy sau khi thực hiện đề tài trên 5 lớp 9 của trường THCS Trần Phú 
thì thái độ học tập của học sinh đối với môn học được nâng lên rõ rệt nhiều em 
rất hứng thú với môn học có em lúc trước chưa bao giờ phát biểu xây dựng bài 
nay đã tích cực phát biểu, các em không còn lúng túng trong quá trình giải các 
bài tập dạng toán lai nữa, các em đã biết phân loại dạng bài tập và giải thành 
thạo từng dạng. 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 17 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
PHẦN III 
KẾT LUẬN 
Như vậy giáo dục cho học sinh phải mang tính toàn diện , học phải đi đôi 
với hành nghĩa là học sinh phải biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế. 
Hơn nữa kiến thức các em học là xuyên suốt kiến thức lớp dưới là cơ sở là tiền 
đề của lớp trên nếu các em còn mơ hồ không nắm chắc kiến thức sẽ là lỗ hỏng 
khó lấp về sau này. Trong chương THCS kiến thức lớp 9 rộng hơn đòi hỏi các 
em phải có tư duy để vận dụng làm bài tập đặc biệt là bài tập ở phần di truyền và 
biến dị .Bước vào đầu chương trình các em đã phải làm quen với những con số, 
với những cách lập luận trong giải bài tập nếu các em không hiểu hoặc mơ hồ rất 
dễ tạo tâm lí chán môn học. Vì vậy với đề tài này sẽ giúp các em phần nào dễ 
tiếp thu kiến thức đặc biệt là vận dụng kiến thức lý thuyết để giải và phân loại 
các dạng bài tập lai một, hai cặp tính trạng của Men Đen. 
Trong quá trình thực nghiệm đề tài qua thực tế lớp tôi giảng dạy các em 
hứng thú hơn trong tiết học đặc biệt đã biết cách giải một số dạng bài tập lai 
một, hai cặp tính trạng .Vì vậy đề tài này theo tôi cũng có tính khả thi cao nếu 
được thực hiện và nhân rộng trong những năm học sau. 
Trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy rất 
mong sự đóng góp ý kiến của các cấp để đề tài này được hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn. 
Người thực hiện 
Trần Thị Thu Hảo 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 18 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên sinh 9 
2. Kiến thức sinh học nâng cao của NXB Đại học quốc gia Hà Nội 
3. Các tài liệu tập huấn 
4. Lí thuyết và bài tập sinh học 9 của PGS.TS Trịnh Nguyên Giao- PGS. TS. 
Lê Đình Trung 
5. Nguồn tư liệu Internet 
6. Sách bài tập sinh 9 
7. Phương pháp giải bài tập sinh học 9 của NXB Đại học quốc gia Hà Nội 
8. Bồi dưỡng học sinh giỏi 9 của NXB Đại học quốc gia Hà Nội 
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Sinh học 
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hảo 19 THCS Trần Phú- TP. Quảng Ngãi 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ........................................................................................................................................................ 
 ..............................................

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ot_so_dang_bai_tap_lai_mot_hai_cap_tin.pdf