Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và tổ chức hiệu quả câu lạc bộ đẩy gậy ở Trường THCS Nguyễn Tất Thành

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và tổ chức hiệu quả câu lạc bộ đẩy gậy ở Trường THCS Nguyễn Tất Thành

Xuất phát từ những vấn đề trên, môn đẩy gậy là môn thể thao mới được

đưa vào THCS Nguyễn Tất Thành tuy nhiên đã hấp dẫn và lôi cuốn số lượng

lớn các em học sinh tham gia. Qua đó nhà trường phải lồng ghép bộ môn đẩy

gậy vào trong chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp và tiến hành thành lập

câu lạc bộ đẩy gậy sinh hoạt thường xuyên vào buổi chiều các ngày trong tuần

sau các tiết học. Để duy trì câu lạc bộ và nâng cao thành tích môn đẩy gậy đòi

hỏi người giáo viên phải nhiệt huyết, luôn luôn chuẩn bị tốt chu đáo trước khi

lên lớp như: Tranh ảnh, dụng cụ học, sân bãi . Có như thế buổi tập mới đạt

được hiệu quả cao, từng bước nâng dần sức khỏe, phát triển tốt các tố chất thể3

GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành

lực cho các em học sinh. Trong quá trình giảng dạy và được giao nhiệm vụ

phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thể dục thể thao trong nhà

trường nhằm tham gia các hội thi như học sinh giỏi thể dục thể thao, hội khỏe

phù đổng, sinh hoạt các câu lạc bộ thể thao hằng năm thì xét thấy môn đẩy

gậy vừa là trò chơi dân gian, vừa là thể thao truyền thống thường được tổ

chức vào các dịp lễ tết, ngày hội của dân tộc thu hút được đông đảo người

tham gia dự thi và số đông khán giả. Và là môn thể thao thi đấu có sức hút

mạnh mẽ đến học sinh tạo không khí sôi nổi, gắn kết mọi người từ những cổ

động viên đến những vận động viên tham gia thi đấu. Đẩy gậy môn thể thao

vừa dùng sức mạnh của cơ thể vừa dùng chiến thuật thi đấu đã chiếm được

tình cảm của mọi người. Và để phổ biến nâng cao tinh thần cũng như thành

tích thi đấu môn đẩy gậy học sinh. Với những lí do trên nên tôi đã mạnh dạn

chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng và tổ chức hiệu quả câu lạc bộ

đẩy gậy ở Trường THCS Nguyễn Tất Thành” với mong muốn nâng cao

sức khỏe, chất lượng và thành tích thể thao của học sinh.

pdf 34 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1291Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và tổ chức hiệu quả câu lạc bộ đẩy gậy ở Trường THCS Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rụt rè chưa mạnh 
dạn nên còn khó khăn trong hoạt động sinh hoạt tập thể, ngoại khóa. Đa phần 
phụ huynh còn chưa biết cách quan tâm đến quá trình học tập của học sinh, có 
suy nghỉ giao hết trách nhiệm cho nhà trường và giáo viên. Học sinh đa số là 
yêu thích môn đẩy gậy nhưng vì là lứa tuổi THCS nên còn khó trong công tác 
làm quen với gậy và trong bước đầu tổ chức tập luyện. Chính vì vậy mà tôi 
luôn băn khoăn làm thế nào để học sinh thích học môn đẩy gậy, làm thế nào 
để việc học của học sinh có hiệu quả. 
Chính vì thế việc thiết kế chương trình giảng dạy cũng phải phù hợp cho 
từng đối tượng của từng bậc học, lựa chọn phương pháp, khoa học phù hợp 
mới tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc 
lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy và 
học tập môn đẩy gậy. 
Kết quả điều tra: 
723 học sinh 
Rất thích Thích Bình thường Không thích 
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 
Trước khi áp dụng 
đề tài 
153 22% 147 21% 201 28% 222 29% 
10 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
Với thực trạng trên tôi đã nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao 
thành tích của môn đẩy gậy cụ thể: 
 2.2.3. Nội dung và hình thức của giải pháp 
 2.2.3.1.Mục tiêu của giải pháp 
Bác kính yêu của chúng ta từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì 
lợi ích trăm năm trồng người.” Giáo viên chính là những người gieo hạt. 
Vậy để có mầm xanh khỏe mạnh đáp ứng được nhu cầu cao của thời đại công 
nghệ và hội nhập thì bản thân mỗi giáo viên ngoài việc phải luôn tìm tòi, trau 
dồi nghiệp vụ của bản thân, còn luôn trăn trở với công việc trồng người này. 
Để góp phần nâng cao năng lực và ham mê học tập của học sinh hơn thế nữa 
giúp các em có một nền tảng và tâm thế vững vàng cho các cấp học sau. Tạo 
không khí thoải mái cho học sinh khi tiếp cận với môn đẩy gậy một cách 
nhẹ nhàng. Thêm vào đó giúp học sinh phát triển tinh thần đồng đội, tính kỉ 
luật, tính tò mò, hứng thú và mong muốn nói được thi đấu tạo thành động cơ, 
sự ham thích học đẩy gậy. 
 2.3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề. 
2.3.1. Biện pháp 1: 
2.3.1.1. Tham mưu Ban giám hiệu ra quyết đinh thành lập Câu lạc bộ 
đẩy gậy, lựa chọn lập danh sách học sinh, sau đó lên lịch tập luyện và địa 
điểm sinh hoạt, nội quy sinh hoạt, chuẩn bị và lên kế hoạch. 
2.3.1.2. Thời gian: Vào các buổi chiều trong tuần; (từ 16h00’ đến 17h30’ 
hàng ngày) 
2.3.1.3. Địa điểm: Sân trường. 
2.3.1.4. Đề ra nội quy sinh hoạt. 
2.3.1.5. Triển khai, lên kế hoạch sinh hoạt cụ thể. 
Tháng 9/2019: Giới thiệu nội quy danh sách HS, hướng dẫn khởi động 
chuyên môn. Tiến hành tập luyện và thi đấu. 
Tháng 10/2019: Giới thiệu về luật thi đấu, hướng dẫn khởi động chuyên 
môn và các bài tập với gậy. Tiến hành tập luyện và thi đấu. 
11 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
Tháng 11/2019: Xem video thi đấu cấp tỉnh và cấp quốc gia, khởi động, 
tổ chức thi đấu theo hạng cân. Tổ chức trò chơi thi đấu nhân ngày nhà giáo 
Việt Nam 20-11. 
Tháng 12/2019: Tổ chức thảo luận trao đổi về cách thức tập luyện giữa 
các nhóm 
Tháng 1/2020: Tổ chức thảo luận trao đổi về cách thức tập luyện giữa 
các nhóm, khởi động, tổ chức thi đấu theo hạng cân. 
Tháng 2-4/2020: Xếp lịch thi đấu, hướng dẫn học sinh cách tổ chức thi 
đấu bộ môn đẩy gậy. 
Tháng 5/2020: Tổng kết đánh giá quá trình sinh hoạt trong câu lạc bộ. 
 2.3.2. Biện pháp 2: 
 Xây dựng một đội giúp việc từ nguồn lực sẵn có. Giáo viên sẽ phối hợp 
với các đồng nghiệp tập huấn kỹ thuật cho các bạn trong câu lạc bộ. Xây dựng 
một đội ngũ cốt cán sẽ giúp giáo viên tổ chức mô hình câu lạc bộ đẩy gậy đến 
các thành viên trong các lớp. Đây cũng là lực lượng giúp câu lạc bộ hoạt động 
đồng thời cũng là nguồn lực thu hút các học sinh khác tham gia. 
Thường xuyên tổ chức các trò chơi tập thể. Giúp học sinh có phong thái 
thật thoải mái sau các tiết học căng thẳng trên lớp. Biến mỗi buổi tập là một 
niềm vui. Các thành viên trong câu lạc bộ sẽ chịu trách nhiệm tổ chức sinh 
hoạt sau tiết học cuối của buổi chiều. Khi các em tự tổ chức các em sẽ cảm 
thấy vai trò của mình quan trọng hơn. Các em học sinh có khả năng sáng tạo 
theo cách học sinh mong muốn. Chính các em trong câu lạc bộ đã làm cho 
buổi sinh hoạt thú vị, sôi động đồng thời tạo môi trường giao tiếp môn đẩy 
gậy một cách tự nhiên. Một số trò chơi như tổ chức thi “bật cóc tiếp sức” 
giữa các tổ với nhau. Các trò chơi vận động như đổ nước vào chai hoặc cướp 
cờ cũng được đan xen. Tham gia vào trò chơi giúp học sinh cảm thấy thoải 
mái vừa ôn lại kiến thức vừa trút bao căng thẳng mệt mỏi của một tuần học 
tập. Giúp học sinh có một tâm thế thoải mái cho những giờ học tuần sau. 
12 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
Cách tổ chức chơi một số trò chơi có thể áp dụng vào khởi động CLB hoặc 
giờ sinh hoạt ngoại khóa. 
TRÒ CHƠI 1: “Bật cóc tiếp sức” 
a. Mục đích giải trí: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt 
b. Mục đích giáo dục: Luyện cơ đùi, sự nhanh nhẹn 
c. Số lượng người tham gia: Cả lớp 
d. Thời gian: 3 – 5 phút 
e. Cách chơi: khi nghe hiệu lệnh xuất phát bạn số 1 bật cóc thận nhanh 
vòng qua cột cờ rồi bật thật nhanh về vạch xuất phát trao cho bạn thứ 2 khăn 
hoặc quả bóng sau đó bật như bạn số 1 cho đến hết tổ nào xong trước và 
không phạm qui là tổ đó thắng 
 TRÒ CHƠI 2: “Kéo co” 
a. Mục đích giải trí: Rèn luyện sức mạnh cơ thể 
b. Mục đích giáo dục: luyện cơ đùi, cơ tay 
c. Số lượng người tham gia: mỗi đội 10 em, 5 bạn nam, 5 bạn nữ 
d. Thời gian: 2-3 phút 
e. Cách chơi: 
Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên 
bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. 
Mỗi đội thường chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên (tùy 
theo chiến thuật của mỗi đội chơi), mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt 
sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các thành 
viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào 
dẫm vạch trước thì đồng nghĩa với việc là đội đó thua cuộc. 
2.3.3. Biện pháp 3: 
Khi các em xây dựng được lực lượng và môi trường tập luyện ở các lớp. 
Ban chủ nhiệm câu lạc bộ sẽ tổ chức giao lưu đẩy gậy giữa các em với nhau. 
Mỗi đội bao gồm các lớp 6,7,8,9. Hình thức thi gồm 2 phần: kiến thức chung 
và năng khiếu. Trong phần thi kiến thức chung gồm 2 phần thi. Phần 1 các đội 
13 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
xem video về đẩy gậy và sau đó chọn đáp án đúng cho mỗi video. Phần 2 
hùng biện về luật trong môn đẩy gậy. Phần thi thực hành các đội thi đẩy gậy 
với nhau và chia theo các hạng cân phù hợp. Thông qua các buổi sinh hoạt 
của câu lạc bộ các em học sinh được tìm hiểu thêm về luật và các kỹ thuật của 
môn đẩy gậy các em còn được trải nghiệm và học hỏi được kinh nghiệm trong 
các buổi giao lưu. 
Hình 5: Học sinh tập luyện 
2.3.4. Biện pháp 4. 
 Để tạo môi trường giao tiếp phong phú và các hoạt động của câu lạc bộ 
không bị nhàm chán. Câu lạc bộ có thể tìm thêm một số môi trường giao tiếp 
khác như giao lưu với các trường bạn. 
14 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
Hình 6: Giao lưu đẩy gậy với trường bạn 
2.3.5. Biện pháp 5. 
Cho các em tham gia các kỳ thi, giao lưu hằng năm. Đây là cơ hội để các 
em khẳng định bản thân cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các bạn từ các 
trường khác nhau. Thông qua các cuộc thi giúp các em mạnh dạn hơn, trưởng 
thành hơn. Mỗi một thí sinh đến từ các đơn vị khác nhau sẽ có một kỹ thuật 
khác nhau, chính vì điều đó sẽ giúp các em ngày càng hoàn thiện kỹ thuật của 
bản thân hơn 
 2.3.6. Biện pháp 6. 
Tổ chức cho các em xem các cuộc thi đẩy gậy trên video (thường là các 
cuộc thi thể dục thể thao cấp tỉnh, toàn quốc) và sau đó các thành viên giao 
15 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
lưu trao đổi về kỹ thuật của từng vận động viên và cá nhân sẽ tự nói cảm nhận 
của mình về các vận động viên thi đấu sau đó sẽ tự rút kinh nghiệm. 
Xây dựng câu lạc bộ đẩy gậy các thành viên trong câu lạc bộ sẽ đóng 
góp và trao đổi các kỹ thuật với nhau vào chiều thứ 6 hàng tuần. Ngoài ra câu 
lạc bộ cũng tổ chức làm đồ dùng học tập, các dụng cụ phục vụ cho các buổi 
tập 
 2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp. 
 Các biện pháp này có một mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể 
tách rời hoặc bỏ đi một biện pháp nào ở trên. Chỉ khi phối hợp các biện pháp 
trên với nhau thì mới đem lại kết quả cao. 
 2.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
 Trong ba năm tôi giảng dạy đã tiến hành áp dụng phương pháp học mới 
vào trong quá trình tập luyện và thi đấu. Đầu năm học 2019-2020 tôi đã tiến 
hành khảo sát, điều tra và có trò chuyện với các em ở khối 6,7,8,9. Qua điều 
tra và trò chuyện tôi được biết phần lớn các em mong chờ đến giờ sinh hoạt 
của CLB 
Tôi đã tiến hành thăm dò 723 học sinh thuộc khối 6,7,8,9 trước và sau 
khi tham gia CLB đẩy gậy 
Phiếu điều tra 
Kết quả điều tra: 
Trò chuyện cùng người nước ngoà i 
Sau khi áp dụng 
tổ chức và thành 
lập CLB Đẩy gậy 
Trước khi áp dụng 
tổ chức và thành 
lập CLB Đẩy gậy 
16 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
723 học sinh 
Rất thích Thích Bình thường Không thích 
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 
Trước khi áp dụng 
đề tài 
153 22% 147 21% 201 28% 222 29% 
Sau khi áp dụng 
đề tài 
290 40% 231 32% 109 15% 93 13% 
 Từ phiếu điều tra trước và sau khi áp dụng đề tài cho thấy trên 40% học 
sinh rất thích môn đẩy gậy, và 32% học sinh thích giờ học đẩy gậy vì có nhiều 
bài học hay, các em được tham gia các trò chơi vui nhộn. Điều này cho thấy 
cách tổ chức và truyền tải nội dung hấp dẫn dễ thu hút được cho học sinh. 
Nhìn vào chất lượng học sinh thi đấu tập cho thấy trước khi áp dụng các biện 
pháp mới vào buổi tập thì kết quả của học sinh rất thấp. Nhưng khi áp dụng 
đề tài tham gia dự thi học sinh hội khỏe phù đổng cấp trường, huyện, tỉnh đã 
thấy có biến chuyển rõ rệt. 
Qua quá trình áp dụng các phương pháp huấn luyện môn đẩy gậy tôi 
nhận thấy đã thu được những kết quả tích cực : 
Tạo được sân chơi lành mạnh vui vẻ cho học sinh sau những tiết học 
căng thẳng. Mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho học sinh, giúp 
học sinh năng động hơn, kết quả học tập được cải thiện và nâng cao hơn. 
Tính tích cực, tự giác, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của 
học sinh trong bài thể dục phát triển chung được phát huy cao. Học sinh đã 
biết tự thể hiện, tự khẳng định bản thân qua các động tác và trong các hoạt 
động tập thể. 
Xây dựng được phong trào tập luyện ngoại khóa môn đẩy gậy, thường 
xuyên tổ chức được các hoạt động giao lưu giữa các khối lớp, các đơn vị 
trường bạn. 
17 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
*. Danh sách thành viên câu lạc bộ đẩy gậy của trường. 
Sau quá trình truyền đạt, thăm dò, tuyển chọn câu lạc bộ cũng đã tuyển 
chọn được các thành viên để thành lập và duy trì câu lạc bộ. 
TT HỌ VÀ TÊN LỚP Năm sinh, 
Giới tính 
CÂN NẶNG GHI CHÚ 
Nam Nữ 
1 Nông Duy Lộc 6a3 2009 37kg 
2 Dương Yến Nhi 6a3 2009 34kg 
3 Dương Lê Đức Mạnh 6a3 2009 36kg 
4 Ngô Xuân Hải 6a4 2009 34kg 
5 Phạm Văn Hoàng 6a7 2009 38kg 
6 Trần Thị Hoa 6a6 2009 32kg 
7 Lý Minh Thư 6a6 2009 33kg 
8 Trần Thị Bảo Như 6a5 2009 34kg 
9 Phan Văn Tú 6a5 2009 33kg 
10 Bùi Bảo Nam 6a6 2009 41kg 
11 Lưu Hoàng Nam Hải 7a3 2008 44kg 
12 Nguyễn Thảo Ly 7a3 2008 42kg 
13 Đinh Ngọc Tuấn 7a3 2008 47kg 
14 Đinh Nhật Huy 7a4 2008 43kg 
15 Nguyễn Anh Tài 7a4 2008 45kg 
16 Lâm Thị Quỳnh Anh 7a4 2008 38kg 
17 Trần Phát 7a6 2008 39kg 
18 Lê Thị Thu Thủy 7a7 2008 38kg 
19 Lý Thị Thủy Tiên 7a7 2008 35kg 
20 Hà Anh Thư 7a4 2008 42kg 
21 Trịnh Duy Lý 8a3 2007 41kg 
18 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
22 Phan Văn Mạnh 8a3 2007 54kg 
23 Dương Thảo Ngọc 8a3 2007 48kg 
24 Đinh Thanh Sơn 8a4 2007 49kg 
25 Lương Tuấn Ngọc 8a7 2007 54kg 
26 Đặng Công Vinh 8a7 2007 53kg 
27 Trần Thị Quỳnh Như 8a7 2007 52kg 
28 Lý Thị Tú Trâm 8a6 2007 47kg 
29 Trần Thị Hương Vi 8a6 2007 45kg 
30 Lê Thu Trang 8a5 2007 43kg 
31 Vũ Tiến Minh 9a3 2006 67kg 
32 Nguyễn Quang Sang 9a3 2006 65kg 
33 Nguyễn Duy Quân 9a3 2006 65kg 
34 Hán Quang Hoàng 9a6 2006 66kg 
35 Nguyễn Trung Quốc 9a4 2006 67kg 
36 Phạm Thị Kim Ngân 9a6 2006 54kg 
37 Vũ Thị Thu Trang 9a5 2006 55kg 
38 Triệu Thanh Trúc 9a6 2006 48kg 
39 Hoàng T Phương Uyên 2006 53kg 
40 Đinh Nguyễn Mỹ Khanh 2006 52kg 
3. Kết luận, kiến nghị 
 3.1. Kết luận: 
Qua thời gian áp dụng và thực hiện đề tài tôi nhận thấy học sinh có thái 
độ học tập tốt, có hứng thú hơn đối với những giờ học, những buổi sinh hoạt 
ngoại khóa thu hút được đông đảo học sinh tham gia tập luyện từ đó góp phần 
nâng cao sức khỏe, ý chí nghị lực, hình thành nhân cách tốt cho học sinh, 
nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 
19 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
Trong thời gian qua tôi đã thực hiện tốt một số biện pháp xây dựng và tổ 
chức hiệu quả câu lạc bộ đẩy gậy và khơi dậy niềm đam mê cho học sinh vì 
vậy đề tài được tôi áp dụng vào thực tế đã đạt được kết quả cao. Vì thế việc 
vận dụng nhiều giải pháp để xây dựng và tổ chức CLB đẩy gậy kết hợp với 
nhiều phương tiện dạy học là đã thu hút được nhiều đối tượng học sinh tích 
cực trong học tập và tạo động lực học tập cho các em. 
3.2.Kiến nghị 
Giáo viên cần vận dụng triệt để các phương tiện dạy học khác kết hợp 
với các thủ thuật dạy học hợp lí để mang lại hiệu quả giáo dục cao. 
Nhà trường và phòng GD cần có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất và 
trang thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác giáo 
dục theo hướng đổi mới hiện nay. 
Phụ huynh học sinh dành thời gian và sử dụng phương pháp giáo dục 
khoa học để giúp con em mình tiếp cận với bộ môn một cách hiệu quả cùng 
với nhà trường và xã hội đào tạo nên một thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu của thời 
đại và tiềm năng của đất nước. 
Xác nhận của đơn vị Nam dong, ngày 20 tháng 12 năm 2020 
 Tác giả 
 Lưu Hoàng Nam 
20 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Sách hướng dẫn giảng dạy Thể Dục Thể Thao (Tác giả: GS-PTS Trịnh 
Trung Hiếu; Nhà Xuất Bản TDTT – 1993) 
2. Giáo trình lí luận và phương pháp giáo dục thể chất của nhà xuất bản giáo 
dục. 
3. Giáo trình tâm lý lứa tuổi. 
4. Một số thông tin trên internet về đặc điểm hệ xương và hệ cơ. 
5. Tham khảo tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn thể 
dục ở tiểu học. 
6. Giáo trình lý luận và phương pháp thể dục thể thao (sách giáo khoa dùng 
cho sinh viên các trường đại học thể dục thể thao) 
7. Giáo trình sinh lý học thể dục thể thao nhà xuất bản 1995. 
21 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến huyện Cư Jút 
Hội đồng sáng kiến tỉnh Đăk Nông 
1.Tôi là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến, gồm có: 
STT Họ và tên 
Ngày, 
tháng, năm 
sinh 
Nơi công 
tác (hoặc 
nơi 
thường 
trú) 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc tạo 
ra sáng kiến 
(ghi rõ đối 
với từng 
đồng tác giả 
(nếu có) 
1 
LƯU 
HOÀNG 
NAM 
08/02/1980 Trường 
THCS 
Nguyễn 
Tất 
Thành 
Giáo 
viên 
ĐHSP 
TDTT 
100% 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lưu Hoàng Nam, giáo viên trường THCS 
Nguyễn Tất Thành – Huyện Cư Jút – tỉnh Đắk Nông 
3. Mô tả sáng kiến: 
3.1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng và tổ chức hiệu quả 
câu lạc bộ đẩy gậy ở Trường THCS Nguyễn Tất Thành” 
3.2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : chuyên môn 
22 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 3.3. Đánh giá hiện trạng các giải pháp trước khi áp dụng giải pháp 
mới 
Thuận lợi: 
Trong hoạt động dạy học bộ môn thể dục luôn nhận được sự quan tâm 
của Ban giám hiệu nhà trường nên việc thành lập được các câu lạc bộ thể thao 
luôn nhận sự đồng ý cao và các em học sinh trong câu lạc bộ cũng đều yêu 
thích, hào hứng. 
Về cơ sở vật chất: Trong trường có sân bóng đá, bóng chuyền, khu vui 
chơi thể thao và hàng năm nhà trường luôn mua sắm bổ sung các trang thiết 
bị, dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy ngày càng được tốt hơn. 
Học sinh nhà gần trường nên việc đi lại không gặp nhiều khó khăn trong 
học tập cũng như việc duy trì tốt hoạt động câu lạc bộ hàng ngày, tập luyện 
đúng lịch và đúng thời gian quy định. 
Trong những năm gần đây phòng giáo dục Huyện Cư Jút đã đưa môn 
đẩy gậy vào thi đấu học sinh giỏi thể dục thể thao và hội khỏe phù đổng nên 
hằng năm nhà trường còn tổ chức các hội thao về TDTT như: hội khỏe phù 
đổng cấp trường, học sinh giỏi TDTT cấp trường, qua đó nhằm phát hiện các 
học sinh có tố chất thể thao để bổ sung cho các đội tuyển nói chung và môn 
đẩy gậy của nhà trường nói riêng . 
 Khó khăn: 
Lãnh đạo Nhà trường và đội ngũ giáo viên bộ môn chưa có nhiều kinh 
nghiệm trong công tác tuyển chọn vận động viên với những đặc điểm riêng 
biệt về đối tượng học sinh, về tâm sinh lý, dân tộc, độ tuổi, giới tính 
Sự phát triển của Internet, mạng xã hội có tác động tích cực đến cuộc 
sống của con người nhưng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực, gây hại đến 
các giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn của một bộ phận thanh thiếu niên hiện 
nay. 
Đẩy gậy là một môn thể thao bắt nguồn từ trò chơi của dân tộc, nên việc 
lựa chọn học sinh có năng khiếu tham gia câu lạc bộ đẩy gậy để tập luyện còn 
23 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
gặp nhiều khó khăn. 
 3.4. Mục đích giải pháp mới: 
Trường THCS Nguyễn Tất Thành có gần 1000 học sinh trong đó học 
sinh dân tộc thiểu số 350 em học tập tại trường, trong khi đó môn đẩy gậy là 
một môn thể thao rất phù hợp với tố chất của đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy 
gậy đã góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao (TDTT), làm phong 
phú thêm đời sống văn hoá tinh thần cho các em học sinh sau những giờ học 
trên lớp căng thẳng. 
 Hội khỏe phù đổng (HKPĐ) trong những năm học gần đây phòng Giáo 
dục & Đào tạo Huyện Cư Jút đã luôn đưa môn đẩy gậy vào thi đấu, nhưng 
THCS Nguyễn Tất Thành chưa tham gia được vì chưa tuyển chọn được vận 
động viên. Cho nên việc thành lập tổ chức hiệu quả câu lạc bộ đẩy gậy của 
trường để tiến hành triển khai tập luyện và thi đấu môn đẩy gậy nhằm tìm ra 
các em có tố chất và thành tích tốt để lựa chọn đưa vào đội tuyển bồi dưỡng 
tham gia dự thi các giải các cấp tổ chức. 
 Xét về thực tế môn đẩy gậy trong các trường học ở Đắk Nông chúng ta 
nói chung và ở Huyện Cư Jút nói riêng mặc dù phong trào được tổ chức rộng 
khắp, từ thôn, buôn, cho đến làng xã, từ huyện cho đến thành phố. Nhưng 
cũng chỉ dừng lại ở phong trào mang tính thời điểm, còn thành tích đang còn 
hạn chế về kỹ thuật, chưa đạt được thành tích cao. 
 Xuất phát từ những vấn đề trên, môn đẩy gậy là môn thể thao mới được 
đưa vào THCS Nguyễn Tất Thành tuy nhiên đã hấp dẫn và lôi cuốn số lượng 
lớn các em học sinh tham gia. Qua đó nhà trường phải lồng ghép bộ môn đẩy 
gậy vào trong chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp và tiến hành thành lập 
câu lạc bộ đẩy gậy sinh hoạt thường xuyên vào buổi chiều các ngày trong tuần 
sau các tiết học. Để duy trì câu lạc bộ và nâng cao thành tích môn đẩy gậy đòi 
hỏi người giáo viên phải nhiệt huyết, luôn luôn chuẩn bị tốt chu đáo trước khi 
lên lớp như: Tranh ảnh, dụng cụ học, sân bãi ... Có như thế buổi tập mới đạt 
được hiệu quả cao, từng bước nâng dần sức khỏe, phát triển tốt các tố chất thể 
24 
GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
lực cho các em học sinh. Trong quá trình giảng dạy và được giao nhiệm vụ 
phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thể dục thể thao trong nhà 
trường nhằm tham gia các hội thi như học sinh giỏi thể dục thể thao, hội khỏe 
phù đổng, sinh hoạt các câu lạc bộ thể thao hằng năm thì xét thấy môn đẩy 
gậy vừa là trò chơi dân gian, vừa là thể thao truyền thống thường được tổ 
chức vào các dịp lễ tết, ngày hội của dân tộc thu hút được đông đảo người 
tham gia dự thi 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_va_to_chuc_h.pdf