I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vài năm trở lại đây, một số hiện tượng không hay xảy ra trong trường
học, như: Bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo
dục, xâm hại trẻ em, lạm thu đầu năm, trường lớp xuống cấp. khiến dư luận xã
hội bức xúc, trăn trở và lo ngại. Những hiện tượng trên ít nhiều đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục, đến mối quan hệ giữa nhà trường với học sinh
và phụ huynh học sinh ở một số nơi. Điều này càng cho thấy việc xây dựng
“Trường học hạnh phúc” là đúng đắn và cần thiết.
Giấc mơ đưa trường học ở Việt Nam trở thành trường hạnh phúc đang
từng ngày được thực hiện. Ở đó, mỗi ngày học sinh đến trường là mỗi ngày vui,
giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc. Và ở đó, những áp lực
về giáo trình giảng dạy, về thay đổi sách giáo khoa được “hóa giải” một cách
khoa học. Nghĩa của cụm từ “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không
có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có
những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh.
“Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm
thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi
ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.
Để xây dựng trường học hạnh phúc đúng với các tiêu chí của nó, cán bộ
quản lý, thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường phải nỗ lực không ngừng, với
nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực.
xã hội. Và giáo dục bằng tình yêu thương luôn là con đường giáo dục ngắn nhất! Ngay từ đầu năm học mới, nhà trường đã tổ chức tập huấn chuyên đề: “Trường học hạnh phúc” cho 100% CB-GV-NV trong trường được tham gia và học tập. Để đạt được hiệu quả tốt nhất bản thân tôi đã cố gắng hết mình. Tháng 10 năm 2019, nhà trường đã mời chuyên gia về mọi lĩnh vực giáo dục về giảng bài với các chuyên đề: “Trường học hạnh phúc”, “Chuyên đề về hoạt động tạo hình”, “Chuyên đề về hoạt động âm nhạc” Ngay từ khi bước vào lớp học nhìn thầy giáo luôn có những hành động tích cực, vui vẻ và gần gũi bản thân tôi đã cảm nhận được sự thân thiện từ thầy. Với nụ cười ánh mắt thầy giáo đã bước đầu phá vỡ tảng băng lo lắng từ các học trò của mình. Bởi khi nghe đến từ tập huấn, hầu như tất cả mọi người đều nghĩ đến sự cẳng thẳng của các tiết học nghiêm túc và trật tự. Nhưng không, lớp học của chúng tôi thật ý nghĩa mà từ trước tới giờ chưa bao giờ chúng tôi được học, chúng tôi như những đứa trẻ được thầy giáo đưa vào các trò chơi vui nhộn mà quên đi chúng ta đang học. Sau những trò chơi do thầy tổ chức, không khí của lớp học trở nên nóng hơn. Và thầy giáo đã hỏi tất cả lớp một câu vô cùng quen thuộc: “ Ai muốn chơi giơ tay?” Cả lớp nhao nhao những cánh tay giơ lên cười khúc khích. Như vậy chính bản thân các thầy cô cũng muốn chơi tại sao lại bắt trẻ con học? Tất cả đều ngạc nhiên, vậy chúng ta phải làm gì để các con của lớp ta chơi mà học, học mà chơi, vui vẻ, hưng phấn khi đến lớp như chúng ta hôm nay. Từ câu nói của thầy tôi 6/15 bắt đầu hiểu ra rằng, hạnh phúc là đây, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Khi giáo viên hạnh phúc, học sinh sẽ hạnh phúc, khi đó trường học sẽ hạnh phúc” Từ cán bộ quản lý đến mỗi giáo viên, nhân viên đều phải tự tạo cho mình những hành trang để xây dựng một môi trường hạnh phúc. Trong thực tế chúng ta nên cần tận tụy, nói đi đôi với làm, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của học sinh, đồng thời giải trình để các em hiểu những ý kiến, đề xuất nào không đáp ứng được, lý do tại sao, bởi các em có quyền "được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội", các em chính là đối tượng trung tâm và là chủ nhân của "trường học hạnh phúc". Ví dụ 1: “Kiến tạo” trường học hạnh phúc là cách nói hình tượng cho việc đi tìm giải pháp để đem đến cảm xúc tích cực cho thầy và trò, xây dựng văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục. Khi ấy, thầy có động lực cống hiến, trò được tôn trọng và phát triển năng lực cá nhân.Với nhiệm vụ gieo mầm cho thế hệ tương lai, giáo dục nên “xây” những trường học hạnh phúc. Sau khi được tập huấn những kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là được thực trải, trải nghiệm ngay trên lớp, bản thân tôi thấy không có gì khó. Cách tốt nhất để mang lại hạnh phúc cho người khác là chính mình có hạnh phúc. Khi mình vui, hạnh phúc thì chắc chắn sẽ làm tươi mát bầu không khí xung quanh, cũng sẽ nghĩ đến những điều tích cực, nhìn người khác bằng con mắt yêu thương, bao dung, và muốn lan tỏa niềm vui của mình cho người khác. Giáo dục bằng tình yêu thương luôn là con đường giáo dục ngắn nhất. Nơi ấy thầy cô được hạnh phúc, học sinh được hạnh phúc, phụ huynh cũng được hạnh phúc. Nơi ấy không có bạo lực, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử vi phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo và học sinh.Trước khi đến trường, mỗi học sinh phải là đứa trẻ được quan tâm, được giáo dục trong gia đình. Sự phối hợp của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Trong nhà trường , giáo viên chính là chủ thể tích cực đem lại bầu không khí thân thiện, yêu thương cho trẻ. Nhưng để nụ cười luôn đồng hành cùng các con trong từng ngày đến lớp, để niềm vui hạnh phúc luôn tràn ngập sân trường thì không những yêu thương mà an toàn cũng cần được các trường học chú trọng thực hiện. An toàn là điều kiện cần, là tiêu chí đầu tiên cho hạnh phúc. Trong trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. GV, HS phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh. 7/15 Đối với tiêu chí tôn trọng, cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung. Các chế độ chính sách cho nhà giáo để họ an tâm công tác cũng cần được các địa phương cam kết thực hiện. Giáo viên cần được tôn trọng, được đặt niềm tin. Khi đó giáo viên sẽ có các phương pháp dạy học tích cực, biến bài học như một câu chuyện, một trò chơi, thiết lập được mối quan hệ tốt với học sinh, để có thể khích lệ, hỗ trợ học sinh kịp thời, để tạo cho học sinh cảm giác được an toàn, được quan tâm và yêu thương trong lớp học. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng đều cảm thấy hạnh phúc. Qua buổi tập huấn đầy ý nghĩa tôi bắt đầu tìm kiếm thêm kiến thức qua mạng internet về cách xây dựng trường học hạnh phúc. Đúng là các cụ nói câu : “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” không sai. Từ khi lên mạng tìm hiểu tôi mới được biết đến các chương trình nói về “ Trường học hạnh phúc!” rất hay và ý nghĩa. Mỗi bộ phim tài liệu lại cho tôi thêm nhiều kiến thức về cách tự thay đổi bản thân. Trong tất cả các tài liệu trên mạng xã hội tôi cảm thấy tâm đắc nhất nội dung sau: “Triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Động lực để thành viên trong nhà trường phấn đấu Bộ trưởng chia sẻ, theo các nhà nghiên cứu, cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, một trường học hạnh phúc có 21 tiêu chí. Nhưng theo tôi có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thực sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu. Qua phần phân tích của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tôi càng thấy yêu nghề hơn nên quyết tâm tự thay đổi bản thân để xây dựng được trường học hạnh phúc mà ngành giáo dục của nước ta đang phấn đấu. Ngoài ra còn bộ phim tài liệu “Thầy cô chúng ta đã thay đổi" là series phim tài liệu đặc biệt để thay đổi giáo viên trong 9 tháng. Mục đích của dự án là giúp các giáo viên trên toàn quốc tự nỗ lực thay đổi và vượt qua những khó khăn mà họ phải đối mặt trong quá trình giảng dạy. "Cùng nhau tạo nên một lớp học hạnh phúc" là thông điệp xuyên suốt của series phim tài liệu này.Đây cũng là một tài liệu sống mà chúng ta cần xem và học tập. 8/15 Biện pháp 2: Mạnh dạn đưa ra các ý tưởng mới trong quá trình giảng dạy và lên tiết kiến tập cho tổ khối chuyên môn học tập. Ai cũng biết, học đi đôi với hành nên nếu chỉ học không thôi thì không thể thay đổi được bản thân, không làm tốt được nhiệm vụ của nhà trường giao cho. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ cao cả đó thì tôi đã tự xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể trong quá trình giảng dạy tôi cần áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế như nào để đạt hiệu quả một cách nhanh nhất.Sau đây là những ý tưởng mà tôi đã làm và mạnh dạn đưa lên tổ khối để cùng thực hiện nếu phù hợp. Trước tiên tôi đã tổ chức buổi giao lưu với phụ huynh học sinh trong dịp họp phụ huynh đầu năm để kịp thời nắm bắt về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các bậc cha mẹ đối với con em mình, nhằm phối hợp với gia đình trong giáo dục học sinh. Thứ hai, với bản thân là giáo viên mầm non tôi phải yêu thương và có trách nhiệm cao với học sinh, gần gũi, quan tâm, biết gắn kết và xây dựng cho lớp mình các con biết đoàn kết, biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau..., để mỗi ngày các em đến lớp học với niềm vui, yêu bạn bè, cô giáo và không sợ khi đến trường. Thứ ba, chúng ta đã xác định lựa chọn yêu nghề, nuôi dạy, chăm sóc trẻ bằng cái tâm của người mẹ đối với con, yêu thương trẻ như con mình. Vậy tôi đã tự rèn luyện và bồi dưỡng kỹ năng kiểm soát tâm lý, kiềm chế khi nóng giận khi tiếp xúc với trẻ.Trên lớp, tôi luôn tạo ra không khí vui vẻ và sôi động để trẻ có tinh thần hưng phấn khi đến lớp. Để làm được việc này, tôi đã sưu tầm rất nhiều các loại bài hát hay, có nhạc vui nhộn cho trẻ nghe và vận động, hát cùng cô và bạn. Cho trẻ nghe những câu chuyện vui, có ý nghĩa về sự đoàn kết, chia sẻ và hạnh phúc. Khi trẻ có sự tranh giành, tôi không quát nạt trẻ và gần trẻ, tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự việc. Tôi hỏi trẻ nếu con là bạn thì con muốn gì, trẻ sẽ nói tâm tự nguyện vọng của mình cho cô và bạn cùng nghe và khi đó tôi cho trẻ biết được mong muốn của con với bạn như vậy thì con hãy làm như vậy với bạn trước đi, sau đó bạn sẽ làm như vậy với con. Và cứ như vậy tôi cho trẻ thực hành luôn, trước khi kết thúc câu chuyện tôi cho hai trẻ tự xin lỗi nhau, bắt tay nhau để làm hòa rồi mới đi chỗ khác. Sau khi thực hiện các nội dung trên tôi thấy có rất nhiều hiệu quả và đưa ý tưởng này lên tổ trưởng chuyên môn, trong buổi họp mọi người rất hào hứng và muốn tôi chia sẻ qua tiết học cụ thể. Vậy là tôi đã chọn tiết văn học làm tiết kiến tập cho mọi người cùng dự và cho ý kiến.Trong tiết học này tôi đã lựa chọn câu chuyện “ Chú gấu đen và hai chú thỏ”. 9/15 Trong tiết dạy tôi có lồng ghép ý tưởng vào nhân vật bạn gấu. Trong lúc tôi cho trẻ đóng kịch, bạn gấu đi lang thang trong rừng, tôi đóng một vai chú chim hỏi bạn gấu: Anh gấu ơi, trời mưa to như thế này, bây giờ anh mong ước điều gì nhất? và bản thân trẻ sẽ tự trả lời, trẻ mong được trú nhờ nhà bạn Thỏ. Tôi quay sang hỏi cả lớp, nếu các con là bạn gấu, các con mong muốn điều gì? Và cả lớp đều mong muốn được trú nhờ nhà bạn Thỏ. Và các con hãy đón xem, bạn thỏ Nâu và bạn thỏ Trắng đã làm gì khi gặp bác gấu nhé! Khi kết thúc câu chuyện, tôi đã phỏng vấn trẻ: + Nếu con là bạn thỏ Nâu con sẽ làm gì? Vì sao? + Bạn thỏ Nâu đã ngoan chưa? Vì sao? + Trong câu chuyện, bạn thỏ nào ngoan, bạn thỏ nào cần phải thay đổi? Vì sao? Tiết học đã thành công khi 100% trẻ trên lớp rất hào hứng và cùng nhau có những cảm xúc thật sự khi mình được phỏng vấn, nếu con là bạn, con sẽ làm gì? Câu hỏi này đã giúp trẻ khắc sâu được nội dung câu chuyện và ý nghĩa của câu chuyện muốn nhắc nhở ta điều gì? Tiết học có phần khác với các tiết học thông thường ở chỗ có sự giao lưu phỏng vấn trẻ trong quá trình dạy học chứ không còn là những câu hỏi theo nội dung của tiết dạy. Tiết học sẽ gần gũi trẻ hơn, tạo cho trẻ sự thoải mái và tự có những ý kiến riêng của mình về bài học, về cách xử lý tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Cuối tiết học không thể thiếu câu hỏi: Con cảm thấy như thế nào khi giúp được bác gấu trú mưa, không bị ướt? Trẻ sẽ nói rằng con vui, con hạnh phúc vì mình đã làm được một việc tốt. Có như vậy, trẻ mới vui vẻ, tự tin hơn khi đến lớp, chúng ta không nên ép trẻ phải trả lời những câu hỏi như chúng ta mong đợi. Sau tiết dạy mọi người đánh giá rất cao ý tưởng của tôi trong qua trình dạy học đã lồng ghép được cách xây dựng môi trường hạnh phúc vào giảng dạy một cách hiệu quả. Biện pháp 3: Tạo mối đoàn kết nội bộ thông qua giao tiếp ứng xử Mỗi ngày đến trường là một ngày vui không chỉ đúng với học trò mà còn đúng với mỗi CB-GV-NV trong nhà trường. Vậy với đồng nghiệp thì tôi làm như thế nào để giữ được tình đoàn kết cũng như tính tương thân tương ái trong trường? Theo thông tư quy định quy tắc ứng xử chung yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học.Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác. Đây chính là nội dung mà chúng ta cần tìm và thực hiện, nó được thực hiện hàng ngày mà chúng ta không 10/15 để tâm. Những chính những hành động đó giúp chúng ta phần nào làm tốt được công tác “ Xây dựng trường học hạnh phúc”. Cũng theo Thông tư quy định về ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đối với người học, ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, bao dung; Tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ người học. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành.Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; Nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; Đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi.Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; Không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin. Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên phải đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin. Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm. Tất cả những nội dung trên chúng ta có thể áp dụng ngay vào thực tiễn hàng ngày ở trường, làm được như vậy đã một phần tích cực xây dựng trường học hạnh phúc rồi. Muốn mọi người hạnh phúc thì bản thân mình cũng phải hạnh phúc và mang lại bầu không khí hạnh phúc đó cho mọi người. Chính vì vậy, tôi luôn luôn giữ hòa khí, tận tình, cởi mở với đồng nghiệp. Có gì không đúng tôi thẳng thắn góp ý nhưng với tinh thần chia sẻ và thấu hiểu đồng nghiệp, không được ra mặt dạy đời hoặc trì chích người khác khi họ mắc lỗi. Hãy cho họ một cơ hội tự thay đổi bản thân và cùng nhau đi đến một mối quan hệ bền vững hơn. Có như vậy, khi đến trường mới thấy an tâm và hạnh phúc. Biện pháp 4: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh. Một biện pháp không thể thiếu mà vô cùng quan trọng đó chính là chúng ta hãy tuyên truyền những kiến thức bổ ích này cho các bậc phụ huynh, người cùng đồng hành với chúng ta trong quá trình nuôi dạy trẻ. Trên thực tế, lâu nay sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh không còn chặt chẽ như những năm trước. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả hai phía giáo viên và cha mẹ học sinh. Chuyện giáo viên chỉ gặp gỡ cha mẹ học sinh trong các buổi họp phụ huynh, thậm chí không trò chuyện với giáo viên của con. Hằng ngày chỉ đưa con đến của lớp, cho con chào cô rồi ra về, chiều lại đến đón con, chào cô rồi về. Sự giao tiếp lỏng lẻo ấy không thể gắn kết được mối quan hệ tốt đẹp giũa 11/15 phụ huynh học sinh với giáo viên trên lớp. Chính vì lý do đó, tôi đã thay đổi từ bản thân mình trong các buổi họp phụ huynh, tôi đã mạnh dạn trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình ở lớp của con em mình cũng như thu thập thông tin của học sinh từ phía phụ huynh. Tôi ghi chép cẩn thận những trường hợp đặc biệt và xây dựng riêng kế hoạch cho từng cháu đó để cùng cha mẹ trẻ thực hiện hàng ngày. Trên lớp tôi có cháu: Đào Bá Đức, Phạm Duy Bảo bị tự kỷ, cháu chậm phát triển về mọi mặt, không thể hiểu hết được những lời cô nói, hành động và nhận thức của con không được như bé 2 tuổi. Điều đó khiến giáo viên chủ nhiệm chúng tôi cảm thấy rất áp lực và khó có thể đáp ứng được nhu cầu của con một cách hiệu quả, đấy cũng chính là khó khăn cho cho giáo viên và học sinh trong các lớp học thông thường. Các học sinh tự kỷ đòi hỏi nhu cầu hỗ trợ cao gấp 4 lần so với các học sinh bình thường khác về phương diện học tập và giao tiếp xã hội. Nhưng nỗi khổ của chúng tôi là phụ huynh không chấp nhận con mình bị khuyết tật, không cho đi khám cũng như không có hồ sơ công nhận nên bản thân chúng tôi cũng rất khó xử. Đầu năm tưởng như trường hợp bệnh nặng của con không thể hòa nhập được. Những trường hợp như con cần phương pháp giáo dục đặc biệt và người dạy đặc biệt chứ không phải là những giáo viên bình thường ở trường học như chúng tôi. Ngày nào đến trường cháu cũng khóc, gào thét, khi bố mẹ gửi con cho cô thì con không theo, đánh, đạp cô rồi lăn xuống chạy lung tung gào thét. Giờ các bạn học thì con đi khắp lớp thích gì nghịch nấy, nghịch chán lại khóc. Giờ ăn thì không ăn cô phải rong và đút cho thì con mới ăn, giờ ngủ thì con không ngủ, đi lang thang, cô phải ru, đi vệ sinh thì không có nếp bậy ngay tại chỗ...Phải nói thật là chúng tôi rất nản. Nhưng với sự nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ và tôi giáo dục bằng tình yêu thương luôn dạy trẻ học vui vẻ, thoải mái, tự do hoạt động, sáng tạo và có môi trường gắn kết thân thiện đặc biệt được công nhận giá trị bản thân tạo cho trẻ cảm giác yêu thương, an toàn, tự do hoạt động và trải nghiệm để trẻ luôn cảm nhận một ngôi nhà thứ 2 của mình đó là: “Trường học hạnh phúc”. Không những thế chúng tôi thường xuyên phải trao đổi với gia đình cháu để phối hợp giúp cháu tiến bộ. Với sự kiên trì và tình thương của cô con đã tiến bộ rất nhiều. Đến nay đi học con đã không khóc, khi cô nói con đã hiểu hơn, biết nề nếp vệ sinh và có thể chơi chung cùng các bạn. Qua đây, tôi nhận thấy rằng nhà trường phải thít chặt mối quan hệ giữa phụ huynh và học sinh để trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường để phụ huynh yên tâm gửi con cũng như cùng nhà trường giáo dục con em một cách hiệu quả nhất. 12/15 Phải nói rằng, kỹ năng trong “Trường học hạnh phúc” là một xã hội tiến bộ, phát triển bền vững thì con người sống trong đó phải: đồng cảm, khoan dung, có mối quan hệ tích cực và sáng tạo; những người có khả năng và sẵn sàng hợp tác và biết đoàn kết yêu thương. Đó là những kỹ năng và những giá trị được tạo dựng trong nhà trường. Và tạo dựng ở trong nhà trường. Những tố chất ấy sẽ được đảm bảo nếu từ nhỏ học sinh được học trong những “Trường học hạnh phúc”. Đứa trẻ nào sinh ra cũng có những phẩm chất tốt và việc của chúng ta là tìm ra những phẩm chất tốt đó, phát triển chúng để giúp trẻ nên người. Chúng ta sẽ thấy rằng, trẻ em đến trường không phải chỉ để học chữ, mà để sống, vui chơi thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Dạy trẻ học vui vẻ, thoải mái, tự do hoạt động, sáng tạo và có môi trường gắn kết thân thiện và được công nhận giá trị bản thân. Biện pháp 5: Tham gia đánh giá đúng thực trạng của giáo viên trong tổ khối khi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”. Chúng ta biết rằng, “Trường học hạnh phúc” được tạo nên bởi các hành vi chuẩn mực của thầy, cô giáo có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tụy. Phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc nhằm tạo cơ hội cho nhà giáo đổi mới, thực hiện phương pháp giáo dục và ứng xử các tình huống sư phạm phù hợp, đảm bảo các quy định về đạo đức nhà giáo và giáo dục học sinh đạt hiệu quả. Giáo viên cần tích cực tự học, tự rèn luyện, bổ sung kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, tiến tới khắc phục hoàn toàn hiện tượng nhà giáo vi phạm đạo đức, có hành vi ứng xử phản sư phạm; biến những khó khăn, thách thức trong nghề thành những cơ hội để khẳng định phẩm chất, năng lực của bản thân trước phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh. Giáo viên phải dũng cảm phá vỡ lối mòn, thay đổi bản thân. Chuyển đổi phương pháp dạy học đọc chép sang dạy học tương tác, không áp đặt mặc định “thầy cô luôn đúng”, cùng học sinh phân tích mổ xẻ vấn đề của bài học. Mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới, đồng thời cũng không đánh mất vai trò trung tâm của người thầy, giáo viên cần chủ đạo định hướng, gợi mở cho học sinh chủ động truy cập những thông tin liên quan đến bài học. Không đặt nặng yêu cầu thi đua để đạt danh hiệu dạy giỏi mà giáo viên nên chú trọng phấn đấu thành một nhà giáo dục, nhà tâm lý giáo dục học sinh hiệu quả. Có lẽ lý do đó rất chính đáng để chúng ta đưa và
Tài liệu đính kèm: