Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

I.NỘI DUNG ĐỀ TÀI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP VỮNG MẠNH TẠI

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2. Lý do chọn đề tài

2.1 Cơ sở lý luận:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói

của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay

đã nêu ra việc phát triển toàn diện – giáo dục toàn diện. Vậy người giáo viên

chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng

lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các công việc của lớp một

cách hiệu quả phải có biện pháp phù hợp. Trong những năm học gần đây

ngành giáo dục đã phát động phong trào: trường học thân thiện, học sinh tích

cực. Để hưởng ứng phong trào này giáo viên phải làm thế nào để học sinh

tích cực hơn trong học tập và các hoạt động phong trào đồng thời giáo viên

và học sinh phải thân thiện nhau để thực hiện các công việc do nhà trường

giao có hiệu quả hơn và đồng thời gần gũi hơn với học sinh. Chính vì thế,

giáo viên cần phải có biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm để

phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập và hoạt động phong trào

nhưng học sinh phải thực hiện nội quy của nhà trường.

Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ

chuyên môn, người thầy còn được trang bị những kiến thức về công tác chủ

nhiệm nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt

cho xã hội. Đây là công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng

không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường

hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa

sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá

biệt, chậm tiến.

pdf 26 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1824Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể cao 
trong những buổi lao động, cắm trại. Tôi thật xúc động khi thấy những học trò 
cũ đến thăm mình có đến hai phần ba là học sinh thường bị thầy la ngày nào. 
Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc khen chê kịp thời đối với học 
sinh. Giáo viên không thiên vị, phải công minh trong khi khen cũng như chê các 
em. Những lời động viên khi các em làm việc tốt, những lời nhắc nhở khi các 
em làm sai có tác dụng rất lớn đến việc tự rèn luyện của các em. 
Như vậy việc gì cần giải quyết giáo viên chủ nhiệm giải quyết kịp thời sau 
mỗi buổi học, không đợi đến sinh hoạt lớp. Làm như vậy rất dễ dàng chấn chỉnh 
nề nếp của tập thể. Điều hết sức quan trọng là cách đối xử, xử lý học sinh cá biệt 
không nên quá nghiêm khắc. Khen chê học sinh phải công minh, có làm được 
như vậy học sinh mới nể phục chúng tôi. 
1.4 Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh: 
Việc giáo dục học sinh trong nhà trường ta là sự kết hợp nhà trường với 
đoàn thể, địa phương, gia đìnhTrong đó, mối quan hệ giữa gia đình và nhà 
trường nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Chính vì vây, 
công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công hay không đừng bao giờ quên 
gia đình học sinh là yếu tố quan trọng. 
Với tôi việc đến thăm gia đình học sinh rất cần thiết. Trước khi đến thăm 
phụ huynh học sinh, giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh: Hạnh kiểm 
tốt, học tập tốt – hạnh kiểm tốt, học tập trung bình, yếu – hạnh kiểm trung bình, 
yếuđể có kế hoạch đi thăm. Tốt nhất là nên đi thăm gia đình những em có 
hạnh kiển trung bình, yếu trước. 
Đến với gia đình những em chăm ngoan là nhằm để biết thêm về hoàn 
cảnh gia đình, phương pháp học tập của các em. Tiện thể giáo viên báo cho gia 
đình biết những ưu điểm về hạnh kiểm, học tập.Thường là phụ huynh của đối 
- 9 - 
tượng này lo lắng, quan tâm đến con cái nhiều hơn khi biết thêm con mình từ 
giáo viên chủ nhiệm. 
Đến với học sinh hay nghịch, lơ là việc học tập, việc giáo viên chủ nhiệm 
đến nhà thăm gia đình là hết sức cần thiết. Vì đa số học sinh gia đình lao động 
nghèo, cha mẹ ít có thời gian quản lý, chỉ bảo chuyện học hành của con cái, có 
thể nói là họ giao con mình cho thầy cô. Đến khi được giáo viên chủ nhiệm báo 
cho biết về tình hình học tập, rèn luyện đạo đức họ mới vỡ lẽ. Có gia đình thực 
sự khổ tâm vì con, nhưng cũng có gia đình rất “tỉnh”, xem như chẳng có chuyện 
gì, thậm chí chẳng cần thiết phải nghe thông tin từ giáo viên. Không sao, giáo 
viên chủ nhiệm đừng bao giờ nản lòng, cứ đến gặp họ một lần, hai lần để cùng 
nhau bàn bạc về việc giáo dục học sinh đến khi nào có kết quả. Và điều cần lưu 
ý là khi giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng phụ huynh học sinh phải có mặt các 
con. 
Gặp phụ huynh học sinh cá biệt, tôi thấy muốn có tác dụng tốt có thể thực 
hiện như sau: 
Có thể lần đầu đến thăm gia đình mà không bàn chuyện giáo dục học sinh. 
Nếu muốn bàn chuyện giáo dục các em phải thật bình tĩnh, trao đổi ôn 
hoà, đừng để phụ huynh có cảm nhận là mình mắng khéo. Cố nói làm sao để cho 
họ thấm thay vì làm cho họ tức. 
Theo tôi, việc đến thăm gia đình của các em sẽ giúp cho phụ huynh biết 
khá tường tận về con em mình. Từ đó, họ chú ý hơn đến việc dạy bảo các em. 
Bản thân các em cũng sợ việc làm này của thầy cô nên cố gắng sửa chữa những 
sai sót của mình. 
Mời phụ huynh học sinh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm tôi rất ít 
làm. Tôi nghĩ rằng làm như vậy mất thời gian của học mà chính bản thân giáo 
viên chằng biết học sinh mình có một gia đình như thế nào. Vì đa số hình ảnh 
của con cái là hình ảnh của cha mẹ. Hơn nữa, có một số phụ huynh nghe thầy cô 
báo về con mình họ rất tức giận. Cho nên khi về nhà họ trút hết tức giận vào con 
bằng những trận đòn nhừ tử. Như thế chẳng có kết quả gì qua lần gặp gỡ ấy. 
Đến thăm gia đình, cùng trao đổi việc giáo dục học sinh là việc làm 
thường xuyên, tuy mất nhiều thời gian của giáo viên chủ nhiệm. Sau mỗi lần 
được giáo viên chủ nhiệm đến nhằm bản thân học sinh có tiến bộ rõ, nếu tiến bộ 
chậm cũng được rồi. 
Có thể nói con người ngày nay rất nhanh chóng trở thành trung tâm của sự 
phát triển, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Vì vậy 
người giáo viên phải không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục để đào tạo thế hệ 
- 10 - 
trẻ có đầy đủ phẩm chất đáp ứng nhu cầu của xã hội muốn đảm bảo tốt vai trò ấy 
thì giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải có phẩm chất và 
năng lực phù hợp trong giai đoạn mới. 
Thứ nhất, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lòng yêu nghề mến trẻ, 
phải am hiểu nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà 
nước trong thời kì đổi mới, phải có niềm tin ở các em. Chính niềm tin ấy sẽ tiếp 
thêm nghị lực để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 
Thứ hai là người giáo viên chủ nhiệm phải có “chữ tín” với phụ huynh và 
học sinh, phải khéo léo đối xử sư phạm, mà biểu hiện cụ thể là phải tôn trọng và 
yêu mến học sinh. Khi yêu mến và tôn trọng học sinh thì ta mới thực sự cảm hóa 
được các em, bởi con đường tác động đến tình cảm theo tôi chỉ là con đường 
tình cảm, chúng ta cho như thế nào thì chúng ta cũng sẽ nhận được những tình 
cảm như thế. 
Thứ ba, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có chuyên môn vững 
vàng có tay nghề cao. Có dạy tốt, có kiến thức sâu thì học sinh mới phục và chấp 
nhận sự giáo dục của mình. Mỗi ngày xung quanh chúng ta có bao nhiêu là kiến 
thức mới lạ nếu chúng ta không “Học, học nữa, học mãi” thì sẽ không theo kịp, 
không đáp ứng được yêu cầu của thời đại cũng như của học sinh. 
Thứ tư là giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho các em noi 
theo, phải là ngọn đèn soi đường dẫn lối cho các em. Vậy muốn làm được điều 
đó thì từng lời nói cử chỉ, điệu bộ đến thái độ ứng xử phải có chuẩn mực, đúng 
đắn tránh để học sinh “Coi nhẹ, xem thường” thực tế cho thấy giáo viên được sự 
tôn trọng kính yêu của học sinh thì công tác giáo dục sẽ dễ dàng đạt hiệu quả. 
Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm phải là một công dân gương mẫu có lối 
sống lành mạnh, biết sống vì mọi người, không chỉ cần có cái “Tài” mà còn phải 
có một cái “Tâm” rất lớn. Chỉ có như thế ta mới đáp ứng và thực hiện tốt yêu 
cầu mà xã hội đã tín nhiệm giao phó. 
2. Phải là người nắm rõ, nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm 
Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng 
của các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường tận? 
- 11 - 
Theo tôi đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi 
trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích của 
các em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểu học sinh qua các 
mặt. 
Thành phần gia đình: 
 Con thương binh, liệt sĩ: 0. 
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế: 
 Nguyễn Hoàng An, Trần Thảo Quyên: Nhà xa, bố mẹ ly hôn, ở với 
bố, bố không có việc làm ổn định, kinh tế khó khăn. 
Địa bàn cư trú :Hầu hết các em nhà ở Phường rất gần trường. Có 2 em gia đình 
chuyển đến sinh sống ở địa bàn khác, đi học cách xa hàng chục km là Ngọc 
Khang và Bình Minh 
Học lực và hạnh kiểm năm học 2015– 2016 
 Học lực: Giỏi: 30 Khá: 13 TB: 02 
 Hạnh Kiểm: Tốt: 45 Khá: 0 
Năng khiếu : 
 Hát múa: 6 em 
Khả năng tư duy: 
Thông minh, nhanh trí: 12 em ( Hải Linh, Như Quỳnh, Khánh Huyền, 
Đào Quỳnh, Linh Trang, Tạ Trang, Tạ Linh, Gia Hân, Phương Nhi, Huyền Nhi, 
Trung Thành, Xuân Kiên) 
Để để tìm hiểu và nắm bắt được các nội dung trên tôi tiến hành làm các công 
việc sau: 
Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của 
năm học mới với các nội dung sau: 
SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH 
I. Phần tự ghi của học sinh 
1. Họ và tên học sinh:. Giới tính:  
2. Ngày. tháng. năm sinh Dân tộc:.... Tôn giáo:. 
3. - Địa chỉ thường trú: .. . .................................................. 
- 12 - 
- Số điện thoại bàn của gia đình:................................................. 
4. Họ, tên cha: .Nghề nghiệp:Số điện 
thoại:. 
 - Họ, tên mẹ: .Nghề nghiệp:.Số điện 
thoại:. 
5. Số anh.. chị... em.. trong gia đinh. 
6. Điều kiện kinh tế gia đình:. 
7. - Xếp loại của năm học 2015 – 2016 
- Học lực:.Hạnh kiểm: 
- Chức vụ đã làm ở năm học 2015 - 2016: 
8. Năng khiếu:.. Sở thích:. 
9. Các bạn thân hiện nay: 
10. Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này: 
Học lực:..Hạnh kiểm:. 
11. Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường: 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
......................................................................................................................... 
II. Phần ghi của PHHS. 
1. Phụ huynh có thường xuyên quan tâm, giáo dục con em mình hay không? Vì 
sao?..........................................................................................................................
......................................................................................................................... 
2. Phụ huynh tạo điều kiện gì cho con em mình học tốt ? 
........................................................................................................................
..................................................................................................................... 
3. Phụ huynh có nhận xét gì về con em mình? 
.............................................................................................................. 
4. PHHS có đề nghị gì với nhà trường và GVCN? 
- 13 - 
Bước 2: 
Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được qua 
phiếu điều tra tôi cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như từ bạn 
bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh, 
Qua đó sẽ hiểu biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em. Từ đó tôi 
có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em 
bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnh đó tôi còn trò 
chuyện với GVCN của năm trước, liên hệ các giáo viên bộ môn trong lớp để có 
thêm những thông tin chính xác về các em. 
Bước 3: 
Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn. Tôi cung cấp số 
điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình học 
sinh qua điện thoại, sổ liên lạc điện tử. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa 
nhà trường với gia đình, giữa GVCN với phụ huynh học sinh. Bằng các hình 
thức liên hệ đó tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của các 
em từ đó có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnh 
phương pháp giáo dục. Vì đạo đức, học lực của từng em luôn biến đổi từng giờ, 
từng ngày chứ không phải là bất biến theo kiểu “Đầu sao đuôi vậy”. 
3. Ổn định nề nếp và xây dựng tập thể lớp. 
3.1 Tiến hành làm sổ chủ nhiệm 
Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí của lớp. Nó ghi lại kết quả học tập, 
những diễn biến trong lớp trong suốt một năm học vì vậy khi làm sổ chủ nhiệm 
tôi thật thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu. Trong đó tôi chú ý nhất 
là: 
- Sơ đồ chỗ ngồi. 
- Danh sách cán bộ lớp. 
- Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ – số điện thoại). 
- Nội quy trường lớp. 
- Theo dõi kết quả thi đua. 
- Theo dõi học sinh cá biệt. 
- 14 - 
- Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kỳ. 
- Kiểm diện phụ huynh đi họp. 
3.2. Ổn định nề nếp, xây dựng lớp tự quản tích cực 
Ở lứa tuổi THCS, thiết nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự quản, 
phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, 
tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê 
bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau 
cùng tiến bộ ở mỗi học sinh. 
Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần 
có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban 
cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng 
đảm nhiệm được. 
Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau: 
* Bầu ban cán sự lớp: 
 Lớp trưởng: Dương Hải Linh 
 Lớp Phó học tập:Nguyễn Khánh Huyền. 
 Lớp phó Lao động – Kỉ luật: Xuân Kiên – Gia Hân. 
 Lớp phó Văn thể mỹ: Lê Khánh Linh 
 Đội sao đỏ: Hồng Hạnh, Bình Minh, Mai Linh, Tạ Trang 
* Bầu tổ trưởng: 
 Tổ 1:Lê Ngọc Quỳnh. 
 Tổ 2: Đào Như Quỳnh 
 Tổ 3: Lê Huyền Nhi 
 Tổ 4: Lê Khánh Linh 
 * Bầu Ban Cán sự phụ trách bộ môn: 
 Cán sự môn Văn: Khánh Huyền. 
 Cán sự môn Toán: Nguyên Huy. 
 Cán sự môn Anh: Lê Vy 
 * Phân công nhiệm vụ cụ thể: 
- 15 - 
 Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh 
hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng 
tuần, hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. 
 Lớp phó học tập: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc 
mắc của các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém 
vươn lên, bảo quản sổ ghi đầu bài và báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của 
lớp hàng tuần, hàng tháng. 
 Lớp phó Lao động – kỉ luật: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh 
của lớp, phân công trực nhật, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp lao động và báo 
cáo kết quả cho GVCN. 
 Lớp phó Văn thể mỹ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động văn 
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Tổng phụ trách Đội, do trường tổ chức. 
 Sao đỏ: Giám sát việc thực hiện nội quy của lớp bạn cũng như của lớp 
mình, báo cáo kết quả cho thầy Tổng phụ trách Đội, cho GVCN về tình hình của 
lớp. 
 Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của 
từng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp. 
* Sắp xếp chỗ ngồi: 
 Chú ý các em có nhu cầu về tai mắt học sinh cận thị: 
 Chú ý tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực (Thấp ngồi trước, cao 
ngồi sau; nam - nữ xen kẽ; học sinh Giỏi - Yếu, Khá - Trung bình ngồi cùng 
bàn; Tỉ lệ Giỏi, Khá, Trung bình ở các tổ đều nhau). 
 Chú ý những em có cùng khuyết điểm. 
Ví dụ: Em Trần Văn Thắng là một học sinh chậm, trầm, học yếu, thụ động trong 
mọi hoạt động. Ở lớp 6 nhiều thầy cô đã phàn nàn về em. Thế nên sang lớp 7, tôi 
chú ý đến em nhiều hơn. Trong các giờ học em hay uể oải, nằm dài trên bàn, 
không chú ý, không chịu phát biểu ý kiến xây dựng bài. Các bài kiểm tra đều là 
điểm trung bình. Giáo viên bộ môn tâm sự với tôi: “Em thường xuyên không 
học bài, không làm bài tập không chép bài”. Cũng đã nhiều lần tôi gặp riêng em 
để tìm hiểu lí do cũng như tôi biết được trước đó là do em học yếu từ đầu cấp, 
- 16 - 
kiến thức bị hỏng nhiều nên không thể theo kịp bạn bè đâm ra chán nản, lười 
học. Tôi đã xếp em ngồi cạnh em Khánh Huyển (là lớp phóhọc tập, đồng thời là 
một học sinh có trách nhiệm và có học lực rất khá của lớp) kèm cặp và giao 
trách nhiệm cho em Huyền làm sao phải giúp bạn tiến bộ. Vì vậy, bằng khả 
năng và trách nhiệm của mình em Huyền đã tư từ giúp em Thắng tiến bộ dần 
lên. Đến lớp Thắng hăng hái phát biểu ý kiến, những bài kiếm tra dần dần đạt 
được điểm cao. Tất nhiên tôi cũng luôn động viên em bằng những câu hỏi vừa 
tầm kèm theo điểm khuyến khích. Nhờ đó, trong học kì I vừa qua học lực của 
em Thắng được xếp loại: Trung bình, hạnh kiểm: Tốt. 
- Em Đăng: Lười học, ham chơi, không ghi chép bài, hay nói chuyện riêng và 
hay bị thầy cô phản ánh. Tôi đã xếp Đăng ngồi gần Hải Linh là cán bộ lớp, học 
tốt giúp đỡ Đăng. 
 * Một số yêu cầu khác: 
 Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp. 
 Các em chép nội quy nhà trường và về nhà theo dõi xin ý kiến của 
PHHS. 
 Qui định về thưởng phạt: Cuối mỗi tháng, 3 học sinh điểm cao và 1 tổ 
điểm cao sẽ được nhận quà của lớp. 
 Chú ý: Những qui định này được đặt ra trên tinh thần dân chủ, phải lấy 
ý kiến của số đông tránh việc áp đặt. Khi đặt ra những qui định nội quy của lớp 
thì phải cố gắng thực hiện tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Và khi có sự 
thay đổi cũng phải lấy ý kiến của học sinh. 
 3.3 Trao đổi với phụ huynh học sinh qua lần họp phụ huynh học sinh đầu 
năm. 
Nếu như ở trường các em là học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì ở nhà 
các em là thành viên của một gia đình là con của cha mẹ. Cả giáo viên chủ 
nhiệm và cha mẹ các em đều là những người chịu trách nhiệm về kết quả giáo 
dục của học sinh. Tôi thiết nghĩ, để công tác giáo dục đạt hiệu quả thì phụ huynh 
và giáo viên chủ nhiệm phải đồng cảm, hiểu nhau. Nếu như ở nhà, cha mẹ nhắc 
- 17 - 
nhở, dạy bảo động viên con em mình, ở trường thầy cô tận tình chỉ dạy thì chắc 
chắn học sinh ấy sẽ tiến bộ, vâng lời. 
Trong phiên họp phụ huynh đầu năm tôi yêu cầu toàn thể phụ huynh đều 
có mặt bằng cách gửi thư mời trước một tuần và nhắn tin Eschool trước 3 ngày. 
Nếu ngày đó phụ huynh nào không có đến được thì sáng ngày hôm sau phải đến 
gặp giáo viên chủ nhiệm tại trường. Tôi yêu cầu như thế bởi một lí do thật đơn 
giản. Phụ huynh không biết người chịu trách nhiệm dạy dỗ con em mình là ai? 
Người đó như thế nào? Thì làm sao nắm được kết quả học tập của con em mình? 
Thông qua phiên họp tôi đã làm các công việc sau: 
 Thông qua nội quy nhà trường. 
 Thông qua nội quy của lớp học, xin ý kiến của phụ huynh học sinh. 
 Thông báo về các khoản thu đầu năm (Tránh việc học sinh lợi dụng lấy 
tiền của cha mẹ để đi chơi ). 
 HS nộp các khoản thu bao nhiêu thì đều được gởi giấy báo về gia đình. 
 Bầu ban đại diện phụ huynh học sinh: Nhiệt tình - có thời gian để giúp 
giáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học. 
 Lấy số điện thoại của phụ huynh để liên lạc và lấy chữ kí mẫu để tránh 
các trường hợp học sinh thay mặt cha mẹ tự tiện làm đơn nghỉ học 
 3.4 Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần 
 Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tiến hành tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết 
5 ngày thứ 7 hàng tuần. Tiết sinh hoạt rất quan trọng vì đây là thời gian giáo 
viên chủ nhiệm tiếp xúc, gần gũi nhất, nhiều hơn với lớp. Theo tôi, Giáo viên 
chủ nhiệm là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp các khó khăn trong quá 
trình học tập cũng như trong cuộc sống, vì vậy buổi sinh hoạt lớp phải đạt được 
các mục tiêu sau: 
- Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo 
viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và cuộc 
sống. 
- Khích lệ động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập 
- Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập. 
- 18 - 
- Tự nhận ra các nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc phục sửa 
chữa. 
Vì vậy, ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh 
hoạt lớp: tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như 
đề ra những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây 
dựng phương hướng cho tuần tới. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng nề mà 
rất cần sự góp ý phê bình góp ý chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho tập 
thể lớp tốt hơn, điều cần nhất là làm cho các em cảm nhận được sự thân thiện, 
gần gũi. Cho nên tôi thực hiện nghiêm túc các hoạt động sau: 
 Hoạt động 1: Tự kiểm điểm (5 phút). Hoạt động này nhằm thể hiện 
tính tự giác, tự phê bình của học sinh vì có ý thức được cái sai, cái xấu, cái hại 
cũng có nghĩa là học sinh biết được cái lỗi vi phạm từ đó có hướng khắc phục 
sửa chữa. 
 Hoạt động 2: Các tổ trưởng tổng hợp đánh giá từng mặt mạnh yếu của 
các tổ. Tuyên dương những bạn có điểm tốt, làm việc tốt, phê bình những học 
sinh vi phạm nội qui, mắc điểm xấu và nêu rõ hình thức kỉ luật (5 phút). 
 Hoạt động 3: Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (5 phút). 
 Nêu ưu điểm. 
 Nêu khuyết điểm. 
 Nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm, thi hành kỉ luật đối với từng 
học sinh vi phạm tùy theo mức độ năng nhẹ mà nhắc nhở, khiển trách, cảnh 
cáo, 
 Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch cho tuần tới (10 phút). 
 Nhắc lại nội quy, nêu kế

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_tap_the_lop.pdf