Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi

II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận.

Tuyên truyền là một hình thức truyền thông hiệu quả nhất trong tất cả các

hoạt động mà đòi hỏi hưởng ứng số đông người, khi đã hiểu và nhận thức được

vấn đề thì hành động sẽ được diễn ra. Ở trường mầm non không thể thiếu hoạt

động tuyên truyền vì trẻ ở độ tuổi đến trường cùng một lúc nhận hai nền giáo

dục của gia đình và nhà trường. Dù nhà trường có cố gắng đến bao nhiêu, đổi

mới thế nào mà không có sự phối hợp của gia đình thì chất lượng giáo dục của

trẻ sẽ không đạt được kết quả toàn diện như mong muốn. Vì vậy giữa hai nền

giáo dục ấy cần phải có sự thống nhất đồng bộ.

Công tác phối hợp với bậc cha mẹ học sinh có ý nghĩa quan trọng và là

nhiệm vụ thiết thực của từng lớp và trường mầm non, góp phần thực hiện tốt

mục tiêu chăm sóc- giáo dục trẻ. Mục tiêu chung của giáo dục mầm non là giúp

trẻ phát triển một cách toàn diện và hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về tính

cách, nhân cách của con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn khi trẻ bước

vào bậc học tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm

ra những phương pháp mới, hình thức mới để giảng dạy trong đó việc kết hợp

với cha mẹ cũng rất quan trọng thông qua việc kết hợp với cha mẹ giúp trẻ rèn

luyện trí nhớ, tính quan sát, tư duy của trẻ được phát triển nhằm giúp trẻ khắc

sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển cho trẻ một cách toàn

diện.

pdf 27 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 4316Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngày lễ Tết, các hoạt động của nhà trường tổ 
chức, các bài thơ, câu chuyện bài hát, các kỹ năng cần dạy trẻ trong tháng 
Quan tâm đến nề nếp, thói quen văn minh, biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, 
vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường. 
Thường xuyên trao đổi cùng cô giáo về tình hình sức khoẻ, học tập của trẻ 
sau một ngày ở lớp. Quan tâm đến chế độ ăn, ngủ của trẻ ở trường. 
Ngoài ra tôi còn thông qua kế hoạch tổ chức các hoạt động của nhà trường 
và của lớp trong cả một năm học. 
Tên tháng Hoạt động của trường. Hoạt động của lớp. 
Tháng 9 - Tổ chức ngày khai giảng 
năm học mới. 
- Tổ chức Tết trung thu cho 
trẻ. 
- Tuyên truyền phụ huynh học 
sinh về ý nghĩa ngày khai giảng 
năm học mới. Dạy trẻ biết không 
khí ngày khai giảng năm học 
mới. 
- Dạy trẻ nề nếp, thói quen tham 
gia các HĐ. 
Tháng10 Tổ chức gặp mặt ngày 20/10 
- Tổ chức giao lưu tổ khối về 
hoạt động âm nhạc 
- Tuyên truyền phụ huynh và dạy 
trẻ về ý nghĩa ngày 20/10. 
- Dạy trẻ cảm nhận và kỹ năng 
tham gia HĐ âm nhạc 
Tháng 11 - Tổ chức mít tinh, gặp mặt 
ngày 20/11 
- Tổ chức đón đoàn kiến tập 
về chăm sóc nuôi dưỡng của 
- Tuyên truyền phụ huynh và dạy 
trẻ về ý nghĩa ngày 20/11. 
- Dạy trẻ kỹ năng vệ sinh và 
hành vi ăn uống văn minh, kỹ 
8/20 
Thành phố. năng lau mặt, rủa tay, xúc 
miệng.... 
Tháng 12 - Tổ chức kiến tập của Thành 
phố và Huyện về nuôi dưỡng. 
- Dạy và rèn trẻ kỹ năng vệ sinh, 
giờ ăn. 
Tháng 1-
2/2021 
Tổ chức vệ sinh môi trường 
phòng dịch bệnh theo mùa. 
Phòng dịch bệnh covid-19. 
Tuyên truyền phụ huynh về vệ 
sinh môi trường phòng dịch bệnh 
theo mùa: Sốt xuất huyết. Phòng 
dịch bệnh covid-19 
Tháng 3 Tổ chức hội giảng mùa xuân. - Dạy trẻ kỹ năng tham gia các 
hoạt động. 
Tháng 4 Tổ chức giao lưu hoạt động 
tạo hình. 
- Dạy trẻ cảm nhận và kỹ năng 
tham gia HĐ Tạo hình: Làm 
tranh từ vật liệu thiên nhiên. 
Tháng 5 Tổ chức tổng kết năm học - Tuyên truyền phụ huynh học 
sinh về ý nghĩa ngày tổng kết 
năm học. 
Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm 
non, nhà trường và nhóm lớp cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào 
nhiều hoạt động khác nhau. 
Cha mẹ trẻ ở nông thôn rất khan hiếm thời gian vì bận nhiều công việc, 
buổi sáng gửi con đi học sớm, còn buổi chiều chủ yếu là ông bà đón cháu về, bởi 
vậy thời gian trao đổi hàng ngày còn ít. Thời gian họp phụ huynh là điều kiện để 
cô giáo gửi thông điệp của nhà trường, lớp mình đến với cha mẹ trẻ, để cha mẹ 
trẻ kết hợp cùng cô giáo chăm sóc, giáo dục trẻ. 
* Qua giờ đón, trả trẻ: 
Giờ đón, trả trẻ là thời gian mà giáo viên và phụ huynh gặp nhau trực tiếp 
trao đổi các vấn đề về trẻ như sức khỏe, nề nếp, thói quen ăn uống, những mong 
muốn của phụ huynh với cô giáo cũng như mọi hoạt động của trẻ ở lớp trong 
ngàyvì vậy tôi luôn tận dụng thời gian đón, trả trẻ để lắng nghe và trao đổi với 
phụ huynh về trẻ. Một mặt tạo sự gần gũi giữa giáo viên và phụ huynh, mặt khác 
nắm bắt được tâm tư, ngyện vọng của phụ huynh để phối hợp và làm tốt công 
tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Đây là một việc làm không tốn thời gian nhưng đạt 
kết quả cao, đòi hỏi người giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, kiên trì đối với 
9/20 
mỗi cá nhân phụ huynh khi đưa và đón con trẻ, giáo viên trực tiếp trao đổi với 
phụ huynh về nội dung bài học, sự kiện trong tháng và cùng kiểm tra chất lượng 
học của trẻ kịp thời sau một ngày tại lớp. 
Đối với trẻ, lần đầu tiên đến lớp mẫu giáo thì đó là một sự khó khăn lớn đối 
với trẻ cũng như đối với cha mẹ. Bởi vì ở nhà mẹ con gắn bó nhau gần như suốt 
ngày, còn khi đến trường, đứa trẻ được đưa vào một môi trường hoàn toàn mới. 
Vì vậy giáo viên cần tư vấn cho bố mẹ, các thành viên của gia đình biết cách 
chuẩn bị cho trẻ tiếp nhận sự thay đổi đó để tránh cho trẻ bị stress. Ở lớp, cô 
giáo cần tạo môi trường làm sao cho trẻ cảm thấy lớp cũng như ở nhà, khuyên 
các bà mẹ không nên để lộ sự lo âu, quá lưu luyến khi tạm biệt trẻ ở trường. Lúc 
về nhà, bố mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn 
hoặc hỏi han trẻ về những gì đã xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và khuyến khích 
trẻ để tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi đến lớp. Gia đình cũng cần thiết phải trao 
đổi với giáo viên những đặc điểm riêng của con mình, ví dụ như thói quen ăn 
uống, sức khỏe, cá tính, sở thích...để giáo viên có biện pháp chăm sóc - giáo dục 
trẻ phù hợp với từng cá nhân trẻ. 
Giờ đón và giờ trả trẻ chính là thời gian để giáo viên và phụ huynh có thể 
trao đổi trực tiếp về các hoạt động và tình hình của trẻ trong ngày trong trường, 
lớp. Thông qua hoạt động này phụ huynh nắm bắt được khả năng nguyện vọng 
của trẻ ở lớp đồng thời giáo viên hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong 
gia đình. Từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất để chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh 
đó đây cũng là thời điểm thuận lợi để giáo viên có thể trình bày những khó khăn 
của lớp đồng thời kêu gọi sự ủng hộ từ các bậc phụ huynh. 
- Ví dụ 1: Muốn có giấy A4 để luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ tôi trao đổi 
với các phụ huynh làm ở văn phòng, tận dụng giấy đã in một mặt để cho trẻ tô, 
vẽ. Công việc đó lúc đầu tôi cũng thấy ngại, còn rụt rè nhưng cũng vì muốn các 
con có kỹ năng tạo hình tốt, đặc biệt là các cháu tô màu còn yếu, tôi mạnh dạn 
trao đổi với các phụ huynh và nhận được sự ủng hộ rất vui vẻ. 
Cụ thể: Có phụ huynh làm kế toán của doanh nghiệp mang ủng hộ lớp giấy 
một mặt, bìa in với số lượng 3-5kg mỗi đợt. 
- Ví dụ 2: Để có thêm sách truyện cho góc sách tôi trao đổi với cha mẹ trẻ 
mang sách truyện đã đọc ở nhà đến lớp cho các bạn cùng xem, kết quả số lượng 
sách truyện ở lớp tôi rất phong phú. Tôi đọc sách trong giờ cho trẻ ngủ, giờ trả 
trẻ, hướng dẫn trẻ xem sách ở góc. Trẻ lớp tôi rất thích xem sách, có kỹ năng mở 
10/20 
sách, đọc vẹt, trẻ tự ngồi xem trước giờ đi ngủ và những lúc đón, trả trẻ hay 
trong giờ hoạt động góc. 
Ngoài ra giờ đón và giờ trả cũng là thời điểm thích hợp để giáo viên có thể 
gửi cho phụ huynh các tài liệu trong các tháng: Phô tô các bài thơ, câu chuyện, 
bài hát để phát cho phụ huynh. Đây là hình thức thường làm nhưng lại đạt hiệu 
quả rất cao trong các hoạt động. Việc giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh 
vào giờ đón, trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được 
tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như 
cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương 
pháp. Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, tôi thường trao đổi, 
tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp 
trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc 
sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và cha mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ 
nhất. Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ đừng vô tình bỏ qua những cơ hội đơn giản 
và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt để rồi sau đó lại 
bắt trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơi khác với những người xa 
lạ. Cha mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống tốt như kỹ 
năng giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thân mình và người khác. Ví 
dụ cha mẹ hãy cho phép trẻ vui chơi bày biện đồ chơi theo theo ý thích của trẻ, 
đừng bao giờ cấm đoán hay la mắng. Điều quan trọng là hãy để trẻ tự thu dọn đồ 
chơi sau khi chơi xong. Cha mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không 
bao giờ được làm thay trẻ. 
Trong các dịp lễ tết cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn 
dẹp trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh chưng, trang trí cây đào, 
cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹNgoài ra, bố mẹ hãy lựa chọn những 
chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi 
xem khuyến khích các bé nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà 
bé vừa được xem. 
Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ 
trong điều kiện và tình huống tự nhiên hàng ngày như quan sát xem trẻ có tự tin 
và tự nhiên khi giao tiếp với mọi người hay không? Trẻ có thích tham gia dã 
ngoại hay tham gia các nhóm sinh hoạt không? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi 
với đồ chơi không? Trẻ có lễ phép trong cách nói năng với người lớn hay 
không? để từ đó có biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm. 
11/20 
 Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi 
thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có kỹ năng sống cần thiết theo 
độ tuổi. 
* Qua zalo của lớp, điện thoại: 
Zalo của lớp là phương tiện trao đổi thông tin cần thiết trong thời đại hiện nay. 
Qua zalo sự gắn kết giữa phụ huynh với giáo viên trở nên thân thiện hơn đồng thời 
cũng là phương tiện trao đổi thông tin nhanh nhất, vì vậy zalo của lớp được hoạt 
động thường xuyên để trao đổi thông tin, tuyên truyền phụ huynh về các hoạt động 
của nhà trường như: Kế hoạch các hoạt động của trường như ngày khai giảng, tết 
trung thu, ngày 20/11, tết noen, ngày 8/3 và các ngày nghỉ trong năm. Tuyên truyền 
cách phòng dịch bệnh. 
Với phụ huynh: Qua zalo của lớp phụ huynh có thể trao đổi với giáo viên về 
mong muốn của mình trong cách phối hợp dạy con. Góp ý với giáo viên. Xin con 
nghỉ học, báo ăn hàng ngày. 
Với hoạt động của lớp như: Hình ảnh cô và trẻ đón ngày khai giảng năm học 
mới, ngày tết trung thu, ngày sinh nhật của trẻ và đặc biệt các hoạt động hàng 
ngày của cô và trẻ như giờ học, giờ ăn, giờ hoạt động ngoài trời, giờ hoạt động 
góc 
Năm học 2020 - 2021 bị ảnh hưởng của dịch covid -19 nên có những thời 
điểm trẻ không được đến trường. Vậy dạy trẻ thế nào về những kiến thức và kỹ 
năng trong chương trình khi trẻ còn nhỏ chưa tiếp cận được qua công nghệ thông 
tin nên tôi đã sử dụng zalo của lớp làm phương tiện hữu ích và là cầu nối với phụ 
huynh và học sinh. Thực hiện sự chỉ đạo của ngành cũng như chuyên môn của nhà 
trường. Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn những kiến thức cần thiết, 
những kỹ năng quan trọng để làm video dạy trẻ qua zalo của lớp. Để làm được 
những video gửi phụ huynh để dạy trẻ thì cần ngắn gọn, chất lượng, hấp dẫn, dễ 
hiểu nhưng vẫn đảm bảo kiến thức cho trẻ. Tôi đã bàn và thống nhất với giáo viên 
trong lớp và thực hiện cách làm như sau: 
Chuẩn bị: - Đề tài theo thời khóa biểu của chương trình trong tháng mà trẻ 
nghỉ dịch. 
- Đồ dùng cần thiết cho tiết dạy của cô và trẻ. 
- Giáo án làm video. 
- Trang phục của cô gọn gàng bắt mắt. 
- Địa điểm làm video. 
12/20 
Khi đã chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết cho tiết dạy, cô giáo tập trung vào 
nghệ thuật trong lời nói để làm video sao cho đảm bảo đủ 4 phần: 
Phần 1: Cô giới thiệu tên đề tài và đồ dùng cần trong tiết học. 
Phần 2: Cô giảng giải( Làm mẫu) kết hợp lời nói ngắn gọn, rõ rang, dễ hiểu. 
Phần 3: Yêu cầu đối với phụ huynh về phối hợp dạy con. 
Phần 4: Phản hồi của phụ huynh qua hình ảnh(Video) trẻ thực hiện. 
Với kế hoạch đã xây dựng, cứ đầu tuần giáo viên trong lớp tập trung xây dựng 
giáo án và quay video và hoàn thành trong ngày để chuyển tới phụ huynh. Mong 
phụ huynh phối hợp với cô dạy trẻ và phản hồi bằng những hình ảnh(Video). Một 
số phụ huynh vì điều kiện công việc có thể cho con xem video tiết học với thời gian 
tự chọn sao cho có phản hồi lại với cô qua zalo của lớp. Khi nhận được phản hồi 
của phụ huynh, tôi luôn cảm ơn phụ huynh, động viên các con và khích lệ các con 
thực hiện tốt hơn. Việc làm không thể thiếu đó là mong phụ huynh cho trẻ xem 
những video của bạn để trẻ thấy mình, thấy bạn nên trẻ rất vui vẻ và hào hứng thực 
hiện trong những bài tiếp theo. Mặc dù là nghỉ dịch nhưng sự phối hợp của giáo 
viên- phụ huynh và học sinh càng chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn. Điều đó chứng 
tỏ sự phối hợp và tuyên truyền giữa phụ huynh và giáo viên đạt hiệu quả cao qua 
zalo của lớp, là cầu nối gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên đặc biệt là lưu lại hình 
ảnh làm minh chứng cho các hoạt động của lớp qua một năm học. 
Biện pháp 3: Tuyên truyền thông qua hoạt động trang trí. 
Trang trí môi trường ngoài lớp học: Môi trường ngoài lớp học là nơi để cha 
mẹ trẻ có điều kiện quan tâm đến hoạt động của con mình, hoạt động của lớp 
trong thời gian tuần, tháng, chủ điểm. Góc tuyên truyền ở nơi thuận lợi, dễ nhìn, 
đẹp, gây ấn tượng để cha mẹ trẻ đọc, lấy thông tin ở lớp qua trang thơ, bài hát 
của chủ điểm. Chính vì vậy việc trang trí môi trường ngoài lớp học có ý nghĩa 
rất lớn qua đó phụ huynh không chỉ nắm được các hoạt động của trẻ trong 
trường mầm non mà còn nắm được tình hình sức khỏe của trẻ. 
 Góc tuyên truyền tôi làm nhiều mục nhỏ, trong các mục có nhiều biểu 
tượng và chữ biểu thị các tiêu chí dưới các tiêu chí có dán giấy bóng kính để tài 
liệu dễ lấy, dễ thay chủ điểm, tuần. Gồm 3 nội dung: Chăm sóc nuôi dưỡng – 
Thông báo của lớp – Chăm sóc giáo dục 
Chăm sóc nuôi dưỡng gồm có: 
+ Thực đơn hàng ngày của trẻ. 
+ Biểu đồ theo dõi sức khỏe trẻ 
+ Các bài tuyên truyền về dinh dưỡng, dịch bệnh. 
13/20 
Chăm sóc giáo dục gồm có: 
 + Chương trình học của bé 
 + Thời khóa biểu. 
+ Lịch báo bài theo từng tháng 
+ Cha mẹ dạy bé: Bài hát, bài thơ, câu chuyện trong tháng. 
Thông báo của lớp gồm có: 
+ Nội qui của lớp. 
+ Thông báo tuyên truyền chuyển chủ đề. 
+ Thông báo về công tác quyên góp ủng hộ lớp. 
+ Cách phòng chống một số dịch bệnh theo mùa. 
Trong góc tuyên truyền tôi rất tâm đắc mục “ Cha mẹ cùng dạy bé ” nội 
dung trong “Cha mẹ cùng dạy bé” là những bài thơ, câu chuyện để khích lệ 
những cha mẹ trẻ có điều kiện quan tâm đến con mình về nhà dạy thêm cho con 
để giúp trẻ có kiến thức chắc hơn. 
Trang trí môi trường lớp học theo các sự kiện. Để toát lên được các nội 
dung của các sự kiện đang thực hiện tôi đã sử dụng các sản phẩm mà cô và trẻ 
đã tạo ra để trang trí với mục đích này tôi đã tận dụng được khả năng của trẻ 
cũng như giúp phụ huynh thấy được khả năng của con em mình trong trường 
mầm non. 
Biện pháp 4: Tuyên truyền qua các ngày lễ hội. 
Tổ chức ngày hội ngày lễ góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và làm 
giàu cho những tâm hồn trẻ thơ, không khí vui vẻ tưng bùng của ngày lễ làm cho 
trẻ phấn khởi tạo cho trẻ cảm xúc mới mẻ và gắn bó với cô giáo và các bạn 
mình. Để tổ chức tốt ngày lễ hội, tôi kết hợp đồng nghiệp, tuyên truyền cha mẹ 
trẻ sắp xếp thời gian đến dự buổi lễ, ủng hộ tinh thần, đến xem và cổ vũ cô và 
các con. Để buổi lễ có kết quả tốt trường tôi đã có kế hoạch cụ thể như: Loa, 
đàn, đầu VCD, trang phục....khung cảnh buổi lễ thật đẹp và long trọng. Các tiết 
mục văn nghệ, trò chơi, chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, chu đáo. Trước khi tổ chức lễ 
hội cả trường cho các con tổng duyệt trước một lần. Hình thức tổ chức đan xen 
giữa văn nghệ và trò chơi, giữa lớp này với lớp khác và trò chơi khán giả có 
thưởng nhằm khích lệ nhiều trẻ được tham gia, giúp trẻ thích thú các hoạt động 
ở trường, lớp. Và ngày lễ 
ngày hội đã đi vào đời sống của trẻ như một sư kiện trọng đại mà ký ức về 
nó sẽ đi theo suốt cuộc đời trẻ. 
Ví dụ 1: Ngày khai giảng. 
14/20 
Năm học mới bắt đầu các bé vui sướng được các mẹ đưa đến trường, cả sân 
trường đầy ắp tiếng cười nói râm ran, không gian sân trường rợp cờ hoa bóng 
bay và cả âm nhạc không khí vui tươi và thật ấm cúng, phụ huynh rất yên tâm 
khi giao con của mình cho các cô giáo và hoàn toàn tin tưởng các cô sẽ cố gắng, 
nỗ lực để mang những gì tốt đẹp nhất đến cho các con. Để lấy được lòng tin của 
phụ huynh và chuẩn bị tốt nhất cho trẻ trong ngày khai giảng năm học mới. Tôi 
đã đánh giấy gửi tới từng phụ huynh về thời gian tổ chức ngày khai giảng, trang 
phục cần chuẩn bị cho trẻ và đặc biệt là tâm thế cho con khi đến trường trong 
ngày hội của bé. Với sự chu đáo như vậy phụ huynh rất vui vẻ và háo hức trong 
ngày khai giảng của con. Sự gần gũi giữa phụ huynh và giáo viên được nâng lên 
tạo điều kiện tốt cho việc chăm sóc giáo dục trẻ trong năm học. 
 Ví dụ 2: Ngày tết trung thu. 
Hoà chung với thiếu nhi trên mọi miền đất nước vui đón tết trung thu 
trường đã tổ chức ngày hội rằm trung thu các bé tham dự ngày hội trung thu đều 
được tặng những phần quà là bánh kẹo và được thưởng thức nhiều tiết mục vui 
tươi trẻ được rước đèn, phá cỗ, đón chị Hằng Nga, tự tay cắt dán đèn lồng trang 
trí lớp, trang trí ngày Tết Trung Thu. Mâm ngũ quả là sản phẩm của sự phối hợp 
giữa phụ huynh và giáo viên khi bày và trang trí cho ngày tết trung thu của trẻ. 
Sự thân mật và trách nhiệm của giáo viên và phụ huynh để làm những gì tốt nhất 
để giáo dục trẻ về tết trung thu. 
Ví dụ 3: Ngày Noel. 
Noel là một ngày lễ kỳ diệu đối với các bạn nhỏ bởi Noel là cơ hội để các 
bé được thoả thích với trí tưởng tượng bay bổng trong thế giới thần tiên huyền bí 
có ông già Noel, bà chúa tuyết với những điều ước kỳ diệu. Đón giáng sinh năm 
nay các bé trường mầm non trông thật xinh xắn các bé rất vui và hát các bài hát 
thật sôi động làm cho không khí càng thêm nhộn nhịp...Mà ông già Noel còn 
chụp hình với các bé để lưu lại những hình ảnh đáng nhớ trong mùa giáng sinh 
năm nay. Khi tham dự lễ hội giáng sinh chắc chắn các bậc phụ huynh cũng như 
tôi sẽ cảm nhận được sự vui sướng hiện rõ trên nét mặt của các bạn nhỏ bởi ở đó 
không chỉ là nơi để các bé vui chơi học tập hàng ngày mà đó còn là thế giới 
giáng sinh cổ tích lung linh ấm áp với những lời hứa thỏ thẻ dễ thương như là 
món quà mà các bé dành tặng trong ngày lễ Noel: Chăm ngoan học giỏi lễ phép 
vâng lời cô 
15/20 
Các ngày lễ khác như: Ngày hội sách, ngày hội đồ chơi, ngày 20/11. Bé vui 
đón Tết Nguyên Đán, cha mẹ trẻ ủng hộ rất nhiệt tình về mọi mặt cũng như về 
thời gian, với mong 
muốn buổi lễ của các con thành công tốt đẹp mang đến niềm vui sướng cho 
các con để các con rất thích được đến trường. 
Biện pháp 5: Tuyên truyền thông qua hoạt động dã ngoại: 
* Dã ngoại quan màn ảnh nhỏ: 
Như chúng ta đã biết, do điều kiện kinh tế và quỹ thời gian còn hạn chế, 
nên không thể tổ chức cho trẻ tất cả các hoạt động trực tiếp đến tận nơi quan sát 
và tìm hiểu, nhất là những nơi ở xa. Do đó, để thực hiện biện pháp này, tôi luôn 
tranh thủ mọi lúc, mọi nơi cập nhật và sưu tầm những tranh ảnh, video hoặc tự 
quay những đoạn phim về những phong cảnh con người xung quanh địa bàn. 
Sau đó, tôi lựa chọn những hình ảnh đẹp, thu hút và phù hợp với trẻ nhằm cho 
trẻ được quan sát những hình ảnh đẹp, chân thực, nổi bật kỹ năng sống cần thiết 
từ đó hướng trẻ tích cực tham gia tìm hiểu. Mặt khác, với trẻ những thước phim 
tư liệu, tài liệu rất khô khan, không thu hút, tôi đã tổ chức cho trẻ xem ở một 
môi trường khác, như một chiếc Ti vi màn hình thật lớn, thật lạ lẫm với trẻ (có 
thể sử dụng máy chiếu) thì đó thực sự là một điều rất thu hút. Những thước phim 
đó được trẻ tiếp thu một cách tự nhiên, tích cực qua đó dần hình thành ở trẻ kỹ 
năng sống hợp tác, giao tiếp tự tin, tăng khả năng tò mò, sáng tạo ở trẻ. 
Ví dụ 1: Hoạt động: Thăm “ Lăng Bác Hồ” 
 Hoạt động này trẻ được quan sát hình ảnh thực của Bác hồ mà trẻ chỉ được 
nhìn qua tranh ảnh, những vườn cây, ao cá trong lăng Bác, công việc của chú 
công an canh gác trong Lăng... Qua hoạt động này tôi giáo dục trẻ biết Bác Hồ 
là ai? Và công việc của những người làm trong Lăngvà tỏ long biết ơn các cô 
chú. 
 Ví dụ 2: Hoạt động: Tham quan một số khu bảo tồn động vật hoang 
dã, công viên bách thảo. Tôi nhận thấy đây là hoạt động trẻ rất có hứng thú, vì 
thế trẻ rất tích cực tham gia. Qua quan sát những loài vật trên màn hình 42 inh, 
trẻ chăm chú, thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú qua biểu cảm của những gương 
mặt đáng yêu, trẻ đặt những câu hỏi rất ngây thơ cho cô giáo ví dụ: “ Cô ơi tại 
sao thỏ lại chạy rất nhanh? .. Thông qua hoạt động này tôi giáo dục trẻ yêu 
thiên nhiên, chăm sóc và bảo vệ các loài động vật xung quanh mình. 
* Tham quan dã ngoại trực tiếp: 
Chuẩn bị chu đáo trước khi đi tham quan dã ngoại: 
16/20 
Việc chuẩn bị cho việc tham quan phải được tiến hành trước 1 tuần, giáo 
viên thông báo cho trẻ sẽ đi đâu, nhằm mục đích gì và phụ huynh sẽ đăng ký cho 
con.Với chủ đề này, tổ c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tuyen_truyen_phoi_hop.pdf