Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được

trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Nó mang đến cho chúng ta những

giây phút thư giãn, sự thoải mái, cho ta cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên- Quê

hương - Đất nước - Con người.

Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Những nốt nhạc

trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm

nhạc như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Trong chương trình giáo

dục mầm non âm nhạc là bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ. Là hoạt

động được trẻ yêu thích và là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ

thuật. Âm nhạc còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục. Thông

qua hoạt động âm nhạc giúp trẻ nhận thức, hiểu biết hơn về cái hay, cái đẹp của

thế giới âm nhạc và từ đây trẻ có cảm xúc của mình về thế giới xung quanh yêu

thiên nhiên, yêu cái đẹp và cuộc sống.

Âm nhạc được coi như một phương tiện hiệu quả góp phần phát triển trí

tưởng tượng, trí nhớ, tư duy của trẻ. Hoạt động âm nhạc góp phần không nhỏ

vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. Xuất phát từ đặc điểm của lứa

tuổi 3-4 tuổi, mục đích và những nét đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc. Hoạt

động âm nhạc mang lại cho trẻ tình cảm và sự đam mê yêu âm nhạc. Trẻ có

những kỹ năng đơn giản trong hoạt động âm nhạc. Trẻ thể hiện được tính hồn

nhiên, chân thực và biểu cảm khi trình bày tác phẩm âm nhạc. Đặc biệt đối với

trẻ 3-4 tuổi đây là giai đoạn chuyển từ nhà trẻ lên mẫu giáo. Khả năng cảm xúc

âm nhạc của trẻ tăng dần, giọng hát, tai nghe tốt hơn. Ở trẻ xuất hiện sự hứng

thú hoạt động âm nhạc như: Hát, vận động theo nhạc, thực hiện những động tác

múa đơn giản, nghe hát và chơi một số trò chơi âm nhạc Hơn nữa ở thời kỳ

này ở trẻ xuất hiện tính tự chủ thích hoạt động. Trẻ hát và nói trong mọi hoạt

động. Trẻ thich nghe nhạc, biết hưởng ứng và hay bắt chước những cử chỉ, hành

động của người khác. Trẻ nhận ngay được và hát được những bài hát quen

thuộc, những giai điệu quen thuộc, hát đi hát lại một bài hát. Thích làm quen với

nhạc cụ mới, biết nghe đạo nhạc. Biết thể hiện tình cảm khi múa hát. Có cảm

xúc và hứng thú âm nhạc tương đối ổn định.

pdf 31 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 2245Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi nhớ có chủ đích và hứng thú trong 
giờ hoạt động âm nhạc là rất quan trọng. Nếu không thay đổi hình thức hoạt 
động trẻ sẽ không hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, kết quả hoạt động 
âm nhạc không cao. 
Chính vì vậy tôi thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức để giờ hoạt 
động âm nhạc đạt hiệu quả cao. Khi bước vào hoạt động tôi sử dụng các hình 
thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt 
vui tươi, sử dụng các phương tiên như: Ti vi, đầu đĩa, video, những trò chơi, văn 
vần, đọc thơ, kể chuyện, tranh ảnh, đồ vật có nội dung phù hợp cho từng nội 
Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi 
trong trường mầm non 
11 
dung của bài dạy để tạo tình huống bất ngờ thu hút sự chú ý của trẻ. Từ đó dẫn 
dắt trẻ vào nội dung bài dạy một cách nhẹ nhàng. 
Ví du: khi dạy hát bài “Con gà trống”. Để gây hứng thú cho trẻ tôi dùng rối 
con gà kể cho trẻ nghe một câu chuyện ngắn mô phỏng theo nội dung bài hát. 
Với các bài hát có nội dung giáo dục tình cảm, đạo đức, vệ sinh tôi đưa ra 
những video cho trẻ xem và đặt ra những câu hỏi ngắn để trò chuyện với trẻ về 
ý nghĩa nội dung của bài hát và lồng ghép giáo dục lễ giáo, vệ sinh cho trẻ. 
Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Anh tý sún” Tôi sử dụng video có nội dung trong 
bài hát để giáo dục trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ chống sâu răng... 
Khi hát mẫu cho trẻ nghe tôi sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: Hát 
có đệm đàn, hát có gõ đệm theo nhịp điệu bài hát bằng mõ, thanh gõ, trống lắc, 
xắc xô, mặc trang phục múa minh họa bài hát để gây hứng thú cho trẻ. 
Do cấu tạo các dây thanh quản của trẻ mảnh và ngắn, khả năng lấy hơi yếu. 
Để trẻ dễ thuộc bài hát cô dạy được nhanh hơn tôi căn cứ vào khả năng ca hát 
của trẻ và vào bài hát dễ hay khó, dài hay ngắn, mức độ đã biết hay chưa biết cụ 
thể để dạy trẻ. Với bài hát ngắn, dễ hát tôi hát to - chậm , rõ lời, bắt nhịp cho cả 
lớp hát theo cô từ đầu đến cuối bài hát. Với bài hát trẻ đã biết tôi dạy trẻ hát nối 
tiếp theo cô cả bài hoặc cho trẻ hát cùng cô. Với bài hát dài khó hát tôi chia bài 
hát thành từng câu hoặc từng đoạn ngắn trọn vẹn về nội dung và cấu trúc âm 
nhạc. Dạy trẻ hát nối tiếp hoặc từng đoạn đến hết bài hát. Khi trẻ đã thuộc tôi 
khuyến khích trẻ hát và thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát. Cho trẻ tập các 
hình thức biểu diễn như: Hát đồng ca, tốp ca, song ca, hát nhanh, hát chậm, hát 
to, hát nhỏ... 
Khi dạy vận động theo nhạc trước đây thường vận động theo ý cô áp đặt ý 
tưởng của cô vào trẻ nên trẻ không có cơ hội phát huy hết khả năng vận động 
của mình.Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào hoạt động vận động theo 
nhạc, theo bài hát. Tôi đã đổi mới hình thức vận động cô là người hướng dẫn tạo 
cơ hội cho trẻ hoạt động, tìm tòi, khám khá, trẻ tham gia vào hoạt động một cách 
hứng thú chủ động để phát triển khả năng cá nhân. Chính vì vậy tôi không dạy 
trẻ theo cách áp đặt nặng nề mà tạo cho trẻ sự hứng thú, gợi cho trẻ hiểu được ý 
nghĩa của các động tác, tác dụng của hoạt động nghệ thuật rồi từ đó cho trẻ được 
luyện tập và biểu diễn bằng tình cảm của mình. Sau khi hướng dẫn trẻ những 
động tác vận động theo bài hát và trẻ thực hiện theo cô ra tôi cho trẻ hoạt động 
theo nhóm để bàn bạc thảo luận đưa ra những động tác và những hình thức vận 
động theo ý thích tự do của trẻ. 
Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi 
trong trường mầm non 
12 
Hình ảnh trẻ vận động theo bài hát 
Tôi luôn khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các hình thức vận động, tạo ra âm 
thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích bằng cách gõ đệm, nghe 
nhạc và vận động tự do theo sự cảm nhận âm nhạc của riêng mình. Sau đó tùy 
vào hình thức và động tác trẻ sáng tạo để vận động theo bài hát. Tôi gợi ý, 
chỉnh sửa thêm cho trẻ để những động tác, hình thức vận động hoàn chỉnh hơn 
nhưng đảm bảo tính sáng tạo và theo ý thích của bản thân trẻ. Khi trẻ thực hiện 
tôi quan sát trẻ để kịp thời giúp trẻ giải quyết, mở rộng, phát triển hình thức vận 
động trẻ tự nghĩ ra, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Không can thiệp quá 
sâu khi trẻ đang vận động sẽ làm trẻ mất hứng thú. Với những bài vận động 
nhảy múa hay thực hiện động tác minh họa thông qua hình thức trò chơi với các 
động tác đơn giản tôi cho trẻ tham gia số đông trẻ tạo không khí vui tươi, sinh 
động. Những bài múa hay hình thức vận động chỉ phù hợp với các trẻ cùng giới( 
Nam hoặc nữ) tôi có các động tác cho riêng nam và các động tác cho riêng nữ 
sau đó thực hiện phối hợp tạo cho bài vận động thêm sinh động. 
Ví dụ: Khi trẻ vận động bài hát “ Múa cho mẹ xem” Tôi gợi ý hình thức 
vận động và hình thức hóa trang cho phù hợp với nội dung bài hát và gợi ý vài 
động tác để trẻ có thể trên nền đó mà tự nghĩ ra các động tác vận động phù 
hợp.Từ đó trẻ không bị áp đặt được phát huy năng lực của bản thân, được trao 
đổi, nhận xét trẻ trở nên năng động hơn. Trẻ tự do thể hiện vận động một cách tự 
tin và thoải mái hơn. 
Ngoài việc trẻ có kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc việc cho trẻ nghe 
nhạc, nghe hát tạo điều kiện để trẻ được thưởng thức và nhận biết một số tác 
phẩm tiêu biểu, đặc sắc như làn điệu dân ca các vùng miền giúp trẻ có khả năng 
cảm thụ âm nhạc tốt hơn và làm phong phú đời sống văn hóa của trẻ. Cho trẻ 
Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi 
trong trường mầm non 
13 
nghe nhạc, nghe hát là hoạt động nghệ thuật với yêu cầu cảm thụ âm nhạc mang 
tính trìu tượng, nội dung tác phẩm, giai điệu âm nhạc sẽ là nguồn cảm hứng 
mang đến cho trẻ sự yêu thích âm nhạc. Chính vì vậy tôi thường cho trẻ nghe 
những bài hát, bản nhạc phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Khi cho trẻ 
nghe hát, nghe nhạc để tạo hứng thú cho trẻ tôi tôi dùng nhiều hình thức như; 
Dùng bản nhạc, đọc thơ, kể chuyện, hát ru, tranh ảnh ...Phù hợp để dẫn dắt vào 
nội dung bài hát, bản nhạc từ đó tạo được hứng thú giúp trẻ yêu thích tác phẩm 
âm nhạc. Khi giới thiệu bài hát cho trẻ nghe tôi dùng ngôn ngữ trong sáng, xúc 
tích, sinh động hấp dẫn về hình tượng âm nhạc, tên tác phẩm, tác giả. Trước khi 
cho trẻ nghe tôi sử dung âm sắc của âm thanh trong đàn các âm thanh trong cuộc 
sống để làm tăng sự chú ý của trẻ. 
Ví dụ: Khi cho trẻ nghe bài hát “ Mưa rơi” tôi tao âm thanh tiếng mưa rơi 
để thu hút sự chú ý của trẻ... 
Ngoài ra trò chơi âm nhạc thường là nội dung kết hợp trong giờ hoạt động 
chung. Tổ chức trò chơi âm nhạc là hình thức tạo cho trẻ phát triển năng khiếu 
âm nhạc. Chính vì vậy tôi luôn xác định vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. 
Nên khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc, ngoài các yếu tố chung của trò 
chơi thì trò chơi âm nhạc nhất thiết phải có yếu tố âm nhạc. Để lôi cuốn trẻ vào 
các trò chơi tôi thường xuyên tạo ra những hình thức chơi mới lạ. Tôi thường 
nghiên cứu kỹ các trò chơi, từ đó hướng dẫn trẻ luật chơi, cách chơi và làm mẫu 
rõ ràng để trẻ hiểu trò chơi. Đối với trò chơi mới tôi cho một số trẻ thực hiện 
trước sau đó động viên nhiều trẻ khác cùng tham gia chơi. Từ đó giúp trẻ cảm 
nhận về âm thanh nhạc tốt hơn mà còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực 
khác. Khi chơi trẻ được hòa mình vào không khí chung của nhóm, lớp, được vận 
động sáng tạo... 
Hình ảnh trẻ chơi trò chơi âm nhạc 
Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi 
trong trường mầm non 
14 
Kết quả lớp tôi 100% trẻ có nề nếp khi tham gia hoạt động âm nhạc. Hứng 
thú, tích cực tham gia vào hoạt động. Có kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc, 
thích chơi và mạnh dạn, tự tin khi chơi trò chơi âm nhạc, khả năng cảm thụ âm 
nhạc tốt hơn. 
3. Biện pháp 3: Tích hợp hoạt động âm nhạc với các môn học khác và các 
hoạt động trong ngày: 
Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo 3- 4 tuổi những xúc cảm và hứng thú âm nhạc vẫn 
chưa ổn định. Nhanh chóng xuất hiện và cũng nhanh chóng mất đi ngay. Vì vậy 
hoạt động âm nhạc không chỉ diễn ra trong hoạt động chung có mục đích học tập 
mà còn cần những thời gian khác trong ngày để củng cố. Giúp trẻ nắm được 
những kỹ năng, kỹ sảo hoạt động âm nhạc. Mặt khác âm nhạc còn tích hợp vào 
các môn học khác và các hoạt động trong ngày của trẻ. Thông qua âm nhạc trẻ 
có thể “ Học mà chơi, chơi mà học” giúp trẻ dễ dàng tiếp thu bài một cách thoải 
mái, không gò bó trong các hoạt động. 
Đúng vậy tích hợp âm nhạc vào các môn học khác giúp trẻ hứng thú và tiếp 
thu bài thoải mái hiệu quả hơn. 
Ví dụ1: Trong giờ hoạt động khám phá khoa học: “ Khám phá một số động 
vật sống trong rừng ” 
Đối với trẻ mầm non, nhất là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé các động vật sống 
trong rừng rất xa lạ. Để trẻ tiếp thu bài nhanh và sâu sắc hơn tôi đã tích hợp bài 
hát “ Đố bạn” để dạy trẻ. Qua bài hát đó trẻ dễ dàng nhớ được tên và một vài đặc 
điểm của một số con vật sống trong rừng như: Trèo cây nhanh thoăn thoắt đó là 
con khỉ, đầu đội hai cái ná đó là chú hươu sao, hai tai rất to là bác voi, dáng đi 
phục phịch là bác gấu đen. 
Ví dụ 2: Khi tổ chức hoạt động tạo hình đề tài “ Vẽ ông mặt trời”. Tôi tích 
hợp bài hát ‘ Cháu vẽ ông mặt trời” của nhạc sỹ Tân Huyền để vào bài. 
 Qua bài hát trong trí tưởng tượng của trẻ ông mặt trời có nhiều cách vẽ 
khác nhau: Ông mặt trời tỏa ánh nắng, ông mặt trời có mắt, mũi, miệng cười rất 
tươi, ông mặt trời cạnh đám mâyTừ đó kích thích trí tưởng tượng, sự sáng tạo 
của trẻ. 
Thông qua bài hát tôi còn gợi được những cảm xúc, tình cảm, lòng biết ơn 
của trẻ đối với cô giáo. 
 Hoặc trong giờ tập thể dục buổi sáng trẻ sẽ rất hứng thú khi vừa tập thể 
dục kết hợp với bài hát. Ví dụ: Cho trẻ tập thể dục theo bài hát “ Nào chúng ta 
cùng tập thể dục” Hoặc cho trẻ tập thể dục theo nhạc. 
Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi 
trong trường mầm non 
15 
Hoạt động ngoài trời khi bắt đầu vào hoạt động tôi cho trẻ hát một bài liên 
quan đến hoạt động để ổn định trẻ. Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát vườn hoa của 
trường tôi cho trẻ hát bài “Màu hoa”. Hoặc ví dụ: Khi chơi trò chơi vận động 
khi hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ thực hiện chơi trò chơi chung sức tôi kết 
hợp với bài hát “quả bóng” 
Từ đó làm thư dãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo và giúp trẻ hứng thú 
hơn khi tham gia trò chơi. 
Hình ảnh trẻ chơi trò chơi chung sức khi hoạt động ngoài trời 
Trong giờ hoạt động góc ở góc nghệ thuật trẻ được hát vận động để củng 
cố, ôn luyện kỹ năng âm nhạc. Đối với các góc khác tôi cho trẻ hát những bài 
hát liên quan đến chủ đề chơi sau đó gợi ý cho trẻ thảo luận về các góc chơi. 
Ví dụ: Trong chủ đề gia đình tôi cho trẻ hát bài hát “ cả nhà thương nhau” 
sau đó gợi ý cho trẻ về từng thành viên trong gia đình và thảo luận về góc chơi. 
Trước giờ ngủ trưa tôi cho trẻ nghe những bài hát ru như “ Ru con” Ru 
em”Để đưa trẻ vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng, êm ái. 
Trong giờ hoạt động chiều tôi cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý thích, trẻ 
được hát múa, gõ đệm, vận độngĐể giúp trẻ củng cố lại những kiến thức âm 
nhạc, góp phần hình thành cho trẻ kỹ năng hoạt động âm nhạc. Đây là cơ hội để 
trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm súc và hợp tác biểu diễn để tích cực, sáng tạo 
,trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. 
Với biện pháp trên trẻ lớp tôi tiếp thu bài các môn học và các hoạt động 
thoải mái và đạt hiệu quả hơn. Trẻ được rèn kỹ năng âm nhạc mọi lúc mọi nơi, 
cảm nhận âm nhạc của trẻ sâu hơn. Từ đó âm nhạc làm cho cuộc sống của trẻ 
thêm vui tươi và thú vị hơn. 
Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi 
trong trường mầm non 
16 
4. Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan 
Ở lứa tuổi mẫu giáo bé tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan, hình ảnh 
và tưởng tượng. Các hoạt động âm nhạc của trẻ đều gắn với đồ dùng trực quan. 
Vì thế phải sử dụng hợp lý và có hiệu quả đồ dùng trực quan trong hoạt động âm 
nhạc. Hoạt động âm nhạc có ảnh hưởng trực tiếp trẻ. Bằng tác động của âm nhạc 
là phương tiện tốt nhất để truyền tải, phản ánh những hình tượng sống động, đa 
dạng của cuộc sống. Nó khơi dậy ở trẻ những cảm xúc chân thực với cái đẹp, 
cái thiện. Hầu hết trẻ thích hoạt động âm nhạc từ rất sớm, nó luôn đồng hành 
với trẻ trong mọi hoạt động lúc học, lúc chơi, khi múa vận động, khi hoạt động 
góc, lúc dạo chơiKhi thực hiện âm nhạc trẻ vừa thể hiện một cách tích cực 
những cảm xúc và tình cảm của mình đồng thời cũng cảm thụ âm nhạc được 
dễ dàng hơn. Âm nhạc còn là phương tiện để thực hiện các chủ đề là cơ sở để 
phát tiển toàn diện nhân cách của trẻ. Để hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cao 
không những phải có năng lực, sáng tạo mà còn phải biết kết hợp nhuần 
nhuyễn các phương pháp và các hình thức tổ chức và đặc biệt là phải biết sử 
dụng đồ dùng trực quan một cách triệt để và hợp lý thì hoạt động âm nhạc 
mới đạt hiệu quả cao. 
Đồ dùng trực quan là phương tiện vật chất giúp tôi thực hiện quá trình tổ 
chức hoạt động âm nhạc nhằm thực hiện chương trình dạy học. Hơn nữa đồ 
dùng trực quan tạo điều kiện trực tiếp cho trẻ huy động các giác quan, các năng 
lực hoạt động nhận thức tiếp cận thực tiễn. Nâng cao khả năng tự tìm tòi, kích 
thích khả năng khám phá. Rèn kỹ năng học tập và thực hành của trẻ. Cô chỉ 
đóng vai trò là người gợi mở, dẫn dắt và giải đáp những thắc mắc, những điều 
trẻ không thể trả lời. Vì vậy sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp, có hiệu quả sẽ 
tạo điều kiện giúp trẻ tiếp cận, ghi nhớ sâu hơn những biểu tượng, hình ảnh. Tạo 
sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động hơn. Với trẻ mẫu giáo nói chung 
và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng đồ dùng trực quan là phương tiện hữu hiệu 
giúp trẻ nhận thức và thể hiện cảm xúc. Đồ dùng trực quan như nhạc cụ, đàn, 
tranh ảnh, con rối có nội dung liên quan đến bài dạy được tôi sử dụng minh họa 
trong giờ hoạt động âm nhạc để thu hút sự chú ý của trẻ. Trong khi trẻ hát trẻ 
được gõ đệm theo theo bằng phách, trống lắc, nhạc cụ trẻ sẽ tăng cường cảm 
giác nhịp điệu tạo sự hưng phấn. Sử dụng các đạo cụ, hóa trang khi hát kết hợp 
vận động theo nhạc sẽ giúp trẻ thể hiện sự tự tin sinh động và hấp dẫn hơn. Nội 
dung hoạt động âm nhạc ở trẻ mẫu giáo bao gồm dạy hát, vận động theo nhạc, 
nghe hát và trò chơi âm nhạc vì vậy cách sử dụng đồ dùng trực quan ở mỗi nội 
dung phải lựa chọn đồ dùng thích hợp, phù hợp với từng nội dung bài dạy cụ 
Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi 
trong trường mầm non 
17 
thể. Kết hợp giữa lời nói và sử dụng đồ dùng một cách triệt để khi tổ chức hoạt 
động âm nhạc cho trẻ. 
Dạy hát đóng vai trò quan trọng trong việc rèn kỹ năng ca hát, phát 
triển năng khiếu tư duy, sáng tạo, phong cách biểu diễn. Nên việc sử dụng 
đồ dùng đúng nội dung và phù hợp giúp trẻ hiểu và tiếp thu bài dạy nhanh 
và hiệu quả hơn. 
Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Cháu yêu bà”của nhạc sỹ Xuân Giao chủ đề 
gia đình. 
Tôi dùng tranh hình ảnh gia đình có ông, bà, bố, mẹ và em bé với màu 
sắc khác nhau. Thông qua bức tranh tôi giới thiệu nội dung bài hát, nhắc trẻ 
những bài hát đã học trong chủ đề. Qua bức tranh tôi còn đàm thoại với trẻ về 
nội dung bức tranh nói gì? Có những ai? Có mấy người? Có những màu gì. 
Qua đó trẻ vừa được tích hợp với toán, tạo hình vừa phát huy được tính tư 
duy tích cực của trẻ. 
- Ví dụ khi hát cho trẻ nghe bài hát ( Bố là tất cả ) Thì tôi và đồng nghiệp 
của tôi không những hóa thân vào những nhân vật trong bài hát mà tôi còn dùng 
những trang phục phù hợp với các nhân vật và hóa trang giống các nhân vật 
trong bài hát, và trước khi hát cho trẻ nghe có thể tôi và đồng nghiệp của tôi sẽ 
thể hiện một tiểu phẩm ngắn về tình cảm bố con để dẫn dắt trẻ vào bài, từ đó lôi 
cuốn trẻ tham gia hưởng ứng cùng cô 
- Ngoài những bộ trang phục và cách hóa trang khi cho trẻ nghe hát thì việc 
lựa chọn những nhạc cụ là vô cùng quan trọng bởi nó liên quan đến sự hứng thú 
của trẻ, nếu nhạc cụ không hấp dẫn và không phù hợp với trẻ có thể sẽ làm giảm 
hứng thú của trẻ. 
- Chính vì vậy tôi luôn nghiên cứu tìm tòi các loại nhạc cụ gần gũi với trẻ 
nhưng phải đáp ứng về thẩm mỹ và bắt mắt. 
 Cô sử dụng nhạc cụ đệm hát cô tự đệm đàn hoặc hát cùng bộ nhớ đã ghi 
sẵn trong đàn organ, hát cùng với phần đệm làm trên đĩa mềm, chỉ cần âm lượng 
nhỏ để trẻ nghe rõ lời ca, nội dung, đường nét giai điệu. Cô trình bày bài hát 
một cách đầy đủ, trọn vẹn để trẻ nghe toàn bộ giai điệu và lời ca. Khi hát mẫu 
lần hai (biểu diễn cho trẻ xem) giáo viên nên thay trang phục phù hợp (áo dài, áo 
tứ thân, áo bà ba), sử dụng đạo cụ (nón lá, nón quai thao) và cho trẻ múa 
phụ họa (cô múa cùng với trẻ) nhằm khắc họa hình tượng tác phẩm, tạo hứng 
thú học tập cho trẻ. Hoặc tôi sử dụng đàn lấy âm chủ để bắt giọng phù hợp với 
giọng hát của trẻ. Khi tổ chức cho trẻ hát theo tổ nhóm tôi mở tiết tấu đàn để trẻ 
hát đúng nhịp, tiết tấu và hướng dẫn trẻ sử dụng trống lắc, phách tre, xắc xô gõ 
Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi 
trong trường mầm non 
18 
đệm khi biểu diễn để rèn luyện tai nghe và tạo không khí, kích thích sự say mê 
hưởng ứng âm nhạc của trẻ. 
Hình ảnh cô đàn cho trẻ nghe khi dạy hát 
Ngoài ra vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các 
động tác nhảy múa và sử dụng đồ dùng âm nhạc gõ đệm theo nhạc. Hoạt động 
này giúp trẻ phát triển về cảm giác nhịp điệu, sự khéo, phản ứng nhanh và đúng 
với tinh thần âm nhạc. 
 - Vậy nên khi dạy vận động minh họa theo lời bài hát ( Em tập lái ô tô ) 
Tôi sẽ chuẩn bị mỗi trẻ 1 bô lăng và đèn hiệu giao thông cho trẻ học và cô mặc 
trang phục đóng vai chú cảnh sat giao thông, tôi tin chắc trẻ sẽ thu hút cháu hơn 
từ đó trẻ sẽ hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn 
- Với trẻ mẫu giáo bé nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên nên tôi phải ý 
thức được là phải nghiên cứu kỹ bài giảng, phải có giáo án chi tiết trước khi lên 
lớp, và tìm phương pháp truyền đạt nhanh nhất, ngắn nhất từ trực quan, bởi đồ 
dùng trực quan nó phù hợp với đặc điểm môn học, phù hợp với đặc điểm tri giác 
của học sinh( Tri giác bằng trực quan 
- Qua đó việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ phát huy tác dụng cho trẻ cảm 
thụ âm nhạc và học môn âm nhạc một cách dễ dàng. 
Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi 
trong trường mầm non 
19 
Hình ảnh trẻ được sử dụng đồ dùng khi vận động theo nhạc 
 Ví dụ: Dạy hát bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” Sáng tác Hoàng 
Văn Yến. Tôi sử dùng đồ dùng trực quan biển báo giao thông màu xanh, đỏ , 
vàng kết hợp với tranh minh họa phương tiện giao thông( Ô tô, tàu hỏa, xe máy, 
xe đạp,tàu thủy). Sử dụng mũ đội gắn hình các phương tiện giao thông khi cho 
trẻ hát, vận động, tham gia trò chơi. 
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng được làm 
quen với âm nhạc thông qua trò chơi là biện pháp có hiệu quả cao nhất. Vì bản 
chất của trò chơi âm nhạc là hoạt động tổng hợp, với đặc điểm của trẻ “ Học mà 
chơi,chơi mà học”. Trẻ yêu thích vận động và học qua vận động bằng việc phối 
hợp tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức. Trò chơi âm nhạc 
giúp trẻ rèn luyện tai nghe, củng cố kỹ năng ca hát, phát triển cảm giác nhịp 
điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc, từng bước hình thành cảm thụ âm nhạc và 
tình cảm gắn kết cộng đồng. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ chơi cô giáo cần kết hợp 
lời nói và đồ dùng một cách hài hòa thì trò chơi sẽ có tác dụng mạnh mẽ nhưng 
lại mang đến cho trẻ tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái hơn. 
Việc cho trẻ nghe nhạc là cơ sở để trẻ học hát, vận động và chơi theo nhạc. 
Nghe nhạc nghe hát còn hình thành khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ. Nên việc 
sử dụng đồ dùng cần linh hoạt có hiệu quả thì trẻ mới cảm nhận sâu sắc những 
tác phẩm âm nhạc. 
Ví dụ: Khi hát cho trẻ nghe làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh tôi mặc trang 
phục áo tứ thân, khăn mỏ quạ kết hợp đàn cho trẻ nghe. Khi trẻ ngủ tôi mở băng 
Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi 
trong trường mầm non 
20 
đĩa những bài hát ru và mở với âm lượng nhỏ để đưa trẻ vào giấc ngủ nhẹ 
nhàng 
Từ đó trẻ lớp tôi tiếp thu bài nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tai nghe được rèn 
luyện, trẻ khéo léo, mạnh dạn t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_hoat_dong.pdf