Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác vận động trẻ 6 tuổi ra học Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác vận động trẻ 6 tuổi ra học Lớp 1

5.2.2. Nguyên nhân:

- Đường xá đi lại được mở rộng hoặc bê tông hóa.

- Kinh tế gia đình các hộ dân đã bớt khó khăn và ổn định.

- Trình độ dân trí được nâng cao nên họ thấy được lợi ích của việc đi học để

trao đổi văn hoá, tiếp cận thông tin, áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống.

- Trẻ 6 tuổi đã được làm giấy khai sinh trước khi đến trường.

- Ban chỉ đạo và nhà trường đã làm tốt công tác vận động “Ngày toàn dân

đưa trẻ đến trường”

5.3.Một số biện pháp để khắc phục tình trạng trên:

5.3.1. Làm tốt công tác điều tra:

- Khâu điều tra trình độ văn hóa theo trình tự của các cấp từ trên xuống được

chỉ đạo bằng văn bản hướng dẫn cụ thể để tiến hành. Nhưng quan trọng nhất vẫn là

cấp cơ sở nhà trường phải có kế hoạch tham mưu với ban chỉ đạo, lãnh đạo chính

quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện công tác tổng điều tra nắm số liệu

cho công tác phổ cập, qua thực tế các lần điều tra trước tại các hộ gia đình còn

nhiều bất cập do trong một gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, nên thông tin

thiếu chính xác. Do vậy, trong năm gần đây lãnh đạo nhà trường đã tham mưu với

chính quyền địa phương làm tốt khâu điều tra trình độ văn hoá.

- Phối hợp với các ấp trong công tác điều tra thực tế tại các hộ gia đình. Với

suy nghĩ rằng: Nếu chỉ giáo viên trường đi điều tra thì không quen với địa bàn khu

dân cư, không nắm được lịch sinh hoạt hằng ngày của từng hộ gia đình nên việc

điều tra chậm, tốn nhiều thời gian. Nếu giao toàn bộ việc điều tra cho ấp thì khi thu

nhận lại phiếu điều tra sẽ có nhiều thông tin không chính xác hoặc thiếu thông tin,

do người điều tra chưa quen làm công tác này sẽ không nắm rõ về chuyên môn của

công tác phổ cập, không nắm rõ thông tin nào là quan trọng hoặc thông tin nào

không cần thiết. Do vậy nhà trường chọn phương án điều tra phối hợp: Mỗi hộ gia

đình sẽ có 1 giáo viên và 1 tổ trưởng đến điều tra thu thập số liệu về trình độ văn

hóa. Toàn xã có một trăm mười ba tổ được phân công cho giáo viên tiểu học và

trung học cơ sở cùng phối hợp với các tổ trưởng dẫn đi điều tra từng hộ với cách đi

điều tra trên thì không bỏ sót đối tượng, không có sự trùng lặp. Số giáo viên được

phân công làm công tác điều tra (điều tra viên) của trường được tập trung về mỗi

trường để được hướng dẫn điều tra chung.

pdf 11 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1175Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác vận động trẻ 6 tuổi ra học Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành giáo dục thị xã Bình Long 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên Ngày 
tháng năm 
sinh 
Nơi công 
tác (hoặc 
nơi 
thường 
trú) 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc tạo 
ra sáng kiến 
(ghi rõ đối 
với từng 
đồng tác giả, 
nếu có) 
1 PHẠM SƠN 
LONG 
12/10/1985 Trường 
TH-THCS 
Thanh 
Lương 
Giáo 
viên 
Cao 
Đẳng 
100% 
1. Là tác giả đề nghị xét sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp thực 
hiện tốt công tác vận động trẻ 6 tuổi ra học lớp 1. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng 
kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Tin học) 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 01/08/2020. 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
Khắc phục được tình trạng học sinh ra lớp không đủ so với chỉ tiêu phân 
tuyến tuyển sinh, nâng cao tỉ lệ huy động trẻ ra lớp hàng năm rất cao đạt 100%. 
 5.2. Nội dung sáng kiến: 
 5.2.1. Thực trạng: 
 2 
- Bảng thống kê trẻ 6 tuổi huy động ra học lớp một từ năm học 2019-2020 
đến năm học 2020-2021: 
Năm học 
TS trẻ 6 
tuổi trên 
địa bàn 
Dân 
tộc 
TS trẻ 6 
tuổi ra học 
lớp 1 
Dân 
tộc 
Tỷ lệ huy 
động 
 Ghi 
 chú 
2019-2020 214 17 214 17 100% 
2020-2021 248 32 248 32 100% 
 - Căn cứ vào bản thống kê trên có thể thấy tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 
một của xã Thanh Lương mấy năm gần đây đạt kết quả cao và tạo điều kiện thực 
hiện tốt phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. 
 5.2.2. Nguyên nhân: 
- Đường xá đi lại được mở rộng hoặc bê tông hóa. 
- Kinh tế gia đình các hộ dân đã bớt khó khăn và ổn định. 
- Trình độ dân trí được nâng cao nên họ thấy được lợi ích của việc đi học để 
trao đổi văn hoá, tiếp cận thông tin, áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống. 
- Trẻ 6 tuổi đã được làm giấy khai sinh trước khi đến trường. 
- Ban chỉ đạo và nhà trường đã làm tốt công tác vận động “Ngày toàn dân 
đưa trẻ đến trường” 
5.3. Một số biện pháp để khắc phục tình trạng trên: 
 5.3.1. Làm tốt công tác điều tra: 
- Khâu điều tra trình độ văn hóa theo trình tự của các cấp từ trên xuống được 
chỉ đạo bằng văn bản hướng dẫn cụ thể để tiến hành. Nhưng quan trọng nhất vẫn là 
cấp cơ sở nhà trường phải có kế hoạch tham mưu với ban chỉ đạo, lãnh đạo chính 
quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện công tác tổng điều tra nắm số liệu 
cho công tác phổ cập, qua thực tế các lần điều tra trước tại các hộ gia đình còn 
nhiều bất cập do trong một gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, nên thông tin 
 3 
thiếu chính xác. Do vậy, trong năm gần đây lãnh đạo nhà trường đã tham mưu với 
chính quyền địa phương làm tốt khâu điều tra trình độ văn hoá. 
- Phối hợp với các ấp trong công tác điều tra thực tế tại các hộ gia đình. Với 
suy nghĩ rằng: Nếu chỉ giáo viên trường đi điều tra thì không quen với địa bàn khu 
dân cư, không nắm được lịch sinh hoạt hằng ngày của từng hộ gia đình nên việc 
điều tra chậm, tốn nhiều thời gian. Nếu giao toàn bộ việc điều tra cho ấp thì khi thu 
nhận lại phiếu điều tra sẽ có nhiều thông tin không chính xác hoặc thiếu thông tin, 
do người điều tra chưa quen làm công tác này sẽ không nắm rõ về chuyên môn của 
công tác phổ cập, không nắm rõ thông tin nào là quan trọng hoặc thông tin nào 
không cần thiết. Do vậy nhà trường chọn phương án điều tra phối hợp: Mỗi hộ gia 
đình sẽ có 1 giáo viên và 1 tổ trưởng đến điều tra thu thập số liệu về trình độ văn 
hóa. Toàn xã có một trăm mười ba tổ được phân công cho giáo viên tiểu học và 
trung học cơ sở cùng phối hợp với các tổ trưởng dẫn đi điều tra từng hộ với cách đi 
điều tra trên thì không bỏ sót đối tượng, không có sự trùng lặp. Số giáo viên được 
phân công làm công tác điều tra (điều tra viên) của trường được tập trung về mỗi 
trường để được hướng dẫn điều tra chung. 
+ Ghi đầy đủ thông tin trong phiếu điều tra theo yêu cầu, nhưng mỗi phiếu có 
ghi cụ thể số phiếu thì không phải ghi mà số này là do giáo viên chuyên trách ghi 
theo một quy định, chỉ được ghi sau khi kiểm tra đầy đủ không bỏ sót hộ nào và 
phiếu điều tra hợp lệ mới được đánh số phiếu điều tra. (đánh theo từng tổ). 
 + Từ các nội dung đã tách ra dùng máy tính thống kê các số liệu cần thiết và 
tổng hợp đối chiếu với số liệu chung trên cùng một biểu mẫu ban đầu. 
 - Tách các độ tuổi theo năm theo từng loại sổ phổ cập chống mù chữ, phổ 
cập trung học cơ sở, phổ cập tiểu học, phổ cập mầm non. 
 - Lập danh sách trẻ 6 tuổi trên địa bàn phân theo từng ấp (mỗi danh sách lập 
3 bản), mẫu danh sách như sau: 
Danh sách trẻ 6 tuổi –, ấp 
STT Họ và Năm Họ và Địa chỉ Ghi chú (trẻ em 
 4 
tên trẻ sinh tên chủ hộ khó khăn cần giúp 
đỡ) 
 + Danh sách này giao cho khu phố, ấp và các nhà trường tiến hành tuyển 
sinh cho năm học mới. 
- Đầu năm học mới, GVCT liên hệ với Ban giám hiệu các nhà trường lấy 
thông tin về lý lịch học sinh phục vụ công tác điều tra bổ sung số liệu phổ cập giáo 
dục hàng năm. Đồng thời với những trẻ chưa ra lớp có kế hoạch vận động và giúp 
đỡ kịp thời để các em được đến trường học tập. 
5.3.2. Tuyên truyền vận động trẻ 6 tuổi ra lớp và tổ chức tốt Ngày toàn dân 
đưa trẻ đến trường: 
 - Công tác tham mưu chuẩn bị nội dung họp là quan trọng nhất, vì là khâu 
quyết định các thành viên của ban chỉ đạo phải phối hợp để hoàn thành tốt “ngày 
toàn dân đưa trẻ đến trường”. Do vậy trong công tác này tôi đã tham mưu: 
+ Ban chỉ đạo họp vào đầu tháng bảy nắm tình hình cơ sở vật chất của nhà 
trường cho năm học mới, công tác tuyển sinh học sinh đầu cấp, phân công các 
thành viên Ban chỉ đạo phối hợp thực hiện như sau: 
- Đối với công tác tuyển sinh lớp 1: Tôi lập danh sách trẻ 6 tuổi theo từng 
ấp, thành ba bản, một phát cho trưởng khu phố, một giao cho ban giám hiệu tuyển 
sinh, một giáo viên chuyên trách dùng để rà soát danh sách trẻ chưa đăng ký để 
tiếp tục vận động các em còn sót chưa ra lớp. 
- Thông tin văn hoá tuyên truyền, thông báo bằng loa đài phát thanh một 
ngày hai lần: sáng năm giờ ba mươi phút, chiều mười bảy giờ ba mươi phút, các 
thông báo về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và công tác tuyển sinh cho năm học 
mới của các nhà trường, tuyên truyền cho con em đi học đúng độ tuổi. 
 5 
- Các đoàn thể như: Ban chăm sóc bà mẹ và trẻ em, hội phụ nữ, hội nông 
dân, hội chữ thập đỏ, hội cựu chiến binh họp giao ban để nhắc nhở bà con nghe 
thông báo bằng loa phát thanh đi đăng ký cho con, em, cháu, chắt mình đi học. Nếu 
gia đình nào có con em trong độ tuổi thông báo mà không biết vì mải đi làm cả 
ngày thì nhắc nhở động viên họ đăng ký kịp thời cho trẻ đi học để không bị thiệt 
thòi. 
 - Tăng cường công tác tuyên truyền nhận thức của quần chúng nhân dân 
trong công tác giáo dục, đặc biệt quan tâm là đối tượng đồng bào dân tộc. Đẩy 
mạnh công tác xã hội hóa, nâng cao nhận thức của người dân về công tác phổ cập 
giáo dục. Trước hết người làm công tác phổ cập phải hiểu công tác phổ cập như thế 
nào thì mới làm phổ cập được. Có như thế mới tạo được hiệu quả, cần xây dựng 
mối quan hệ gần gũi, gắn bó, cởi mở thì mới hiểu, nắm bắt nhu cầu tâm tư nguyện 
vọng của mọi tầng lớp nhân dân để động viên, vận động con em đồng bào đi học. 
 - Thành lập ban vận động quyên góp hỗ trợ trẻ em nghèo không đủ điều kiện 
đến trường gồm có các đoàn thể sau: Ban chăm sóc bà mẹ và trẻ em, hội phụ nữ, 
hội nông dân, hội chữ thập đỏ, hội cựu chiến binhThường xuyên vận động các 
nhà mạnh thường quân, Đoàn, Đội để quyên góp sách vở, bút mực, quần áo cho 
học sinh nghèo đặc biệt là học sinh dân tộc và chuẩn bị cho công tác khai giảng 
năm học mới. 
 - Công tác vận động của ấp, sau khi họp Ban chỉ đạo xong có văn bản triển 
khai xuống chi bộ các ấp. Các khu ấp tổ chức họp triển khai phân công các ban 
ngành đoàn thể của ấp, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên của ấp 
như: 
 + Bí thư chi bộ chịu trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở khu phố thực hiện. 
 + Trưởng ấp chịu trách nhiệm rà soát danh sách trẻ trong địa bàn để báo cáo 
lên ban thường trực là giáo viên chuyên trách tiểu học và ban chỉ đạo theo quy 
định. 
 6 
 + Tổ trưởng tổ an ninh nhân dân trong toàn xã trực tiếp xuống nhà có trẻ 6 
tuổi vận động đăng ký đúng tiến độ thời gian. 
 + Các đoàn thể cùng phối hợp đi vận động nhắc nhở trực tiếp các nhà có con 
em chưa ra lớp để nắm bắt tình hình vận động báo về ban chỉ đạo để có hướng giải 
quyết kịp thời. 
 + Khi có trẻ em trong độ tuổi không đăng kí đi học thì Ban vận động của ấp 
gồm : Bí thư chi Đoàn, phụ nữ, hội nông dân, mặt trận, đoàn thanh niên, giáo viên 
chuyên trách phối hợp xuống tận nhà để tuyên truyền, vận động, giúp đỡ kịp thời 
để các em được đi học. 
 5.4.Tăng cường công tác tham mưu với ban chỉ đạo CMC-PCGDTH, chính 
quyền địa phương và các đoàn thể: 
 5.4.1. Đối với ban chỉ đạo: 
 + Ra quyết định kiện toàn ban chỉ đạo ngày toàn dân đưa trẻ đến trường hàng 
năm. 
 + Tổ chức họp ban chỉ đạo hàng quý có báo cáo và đề ra biện pháp, hướng 
khắc phục. 
 + Hàng năm có tổ chức báo cáo tổng kết công tác ngày toàn dân đưa trẻ đến 
trường, có khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích trong tác tuyên truyền 
vận động trẻ 6 tuổi ra học lớp một và vận động trẻ bỏ học ra lớp lại. 
 + Ủy ban nhân dân xã Thanh Lương làm khai sinh cho các em chưa có giấy 
khai sinh nhập học. 
 5.4.2. Đối với các ban ngành đoàn thể: 
 + Đảng ủy xã ra nghị quyết chỉ đạo cho các chi bộ phân công giám sát việc 
thực hiện công tác phổ cập giáo dục và công tác ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 
có báo cáo cụ thể bằng báo cáo sáu tháng đầu năm và báo cáo sáu tháng cuối năm 
của Đảng ủy. 
 + Các ban ngành đoàn thể khác báo cáo hàng quý khi họp giao ban hàng quý 
của Ban chỉ đạo phối hợp. 
 7 
 5.4.3. Đối với nhà trường: 
 - Phân công giáo viên tham gia điều tra bổ sung trình độ văn hóa trong toàn 
nhân dân. 
- Duy trì tốt sĩ số học sinh trong nhà trường, hạn chế tỷ lệ học sinh lưu ban. 
- Trường tiểu học phải là nơi mà các em yêu thích, muốn được học, muốn 
được sinh hoạt và lớn lên. Đó chính là ngôi trường xanh, sạch, đẹp, có thầy cô luôn 
quan tâm tới học sinh thân yêu của mình. 
 - Tăng cường cơ sở vất chất đầy đủ phòng học và phòng chức năng nhằm tổ 
chức các hoạt động vui chơi giải trí tạo cho các em say mê trong học tập, hứng thú 
trong vui chơi. 
 - Bên cạnh đó nhà trường cần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của 
Đảng và nhà nước về giáo dục, phối kết hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện học sinh. 
 - Tổ chức tốt thực hiện cuộc vận động 2 không với bốn nội dung, được sự 
đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân, trong PHHS, toàn thể CB-GV-NV và học 
sinh toàn trường hàng năm được tổ chức ký cam kết thực hiện. 
 - Muốn làm tốt công tác phổ cập, bên cạnh nâng cao nhận thức vai trò, trách 
nhiệm của mỗi CB-GV-NV cần phải hoàn thành tốt nhiện vụ của mình. 
 - Luôn tuyên truyền giáo dục tới mọi người, luôn ý thức tầm quan trong của 
việc học, để mọi người cùng quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục của địa 
phương. 
 5.4.4. Đối với gia đình: 
 - Gia đình phải tạo điều kiện tốt nhất để cho con cái mình học tập quan tâm 
nhắc nhở con em mình học tập. Phối hợp với nhà trường tạo môi trường giáo dục 
toàn diện và lành mạnh. 
 - Gia đình học sinh là mắt xích quan trọng, có quan hệ mật thiết với nhà 
trường, là cầu nối giữa gia đình với nhà trường lại với nhau để thống nhất mục tiêu 
giáo dục. Giáo viên luôn xây dưng mối quan hệ gần gũi với mỗi gia đình học sinh, 
 8 
cho nên công tác truyền thông tin và thu thập thông tin hai chiều khá hiệu quả. 
Giáo viên chủ nhiệm phải luôn tâm niệm: “ Làm sao cho mỗi gia đình học sinh 
luôn có tinh thần hợp tác động viên khuyến khích tạo điều kiện giúp đỡ để giáo 
viên và nhà trường hoàn thành nhiệm vụ ”. 
 5.4.5. Quan tâm đến con em đồng bào dân tộc: 
 - Công tác giáo dục cho đồng bào dân tộc luôn được quan tâm và ưu tiên hàng 
đầu: 
 + Hàng năm Ủy ban xã đưa ra chế độ ưu tiên cho con em dân tộc như giảm 
tiền xã hội hóa giáo dục hàng năm. 
 + Ban giám hiệu các nhà trường, hằng năm xem xét miễn các khoản đóng 
góp cho con em đồng bào dân tộc. 
 + Ban chỉ đạo phải luôn quan tâm đến công tác vận động trẻ 6 tuổi ra lớp và 
học sinh có nguy cơ bỏ học của sóc đồng bào dân tộc Stiêng sinh sống. 
 + Bên cạnh còn có sự quan tâm của các cấp chính quyền, của nhà trường đã 
làm chuyển biến suy nghĩ của gia đình bà con các ấp sóc, đã mạnh dạn cho con em 
mình ra học mẫu giáo 5 tuổi. 
 + Công tác phối hợp giữa các thành viên trong ban chỉ đạo cùng với các ban 
ngành đoàn thể các nhà trường các ấp sóc đã vận động trẻ 6 tuổi vào lớp Một năm 
học 2020 – 2021 như sau: 
STT TÊN KHU PHỐ 
TRẺ TRONG 
ĐỊA BÀN 
TRẺ RA HỌC 
LỚP MỘT 
GHI CHÚ 
1 Thanh An 15 15 
2 Thanh Bình 14 14 
3 Phố Lố 20 20 
4 Sóc Giếng 14 14 
5 Thanh Thiện 13 13 
6 Thanh Kiều 20 20 
7 Thanh Hòa 32 32 
 9 
8 Thanh Tân 18 18 
9 Thanh trung 31 31 
10 Thanh Hải 9 9 
11 Thanh Thịnh 17 17 
12 Thanh Hưng 9 9 
13 Thanh Tuấn 24 24 
14 Cần Lê 13 13 
5.4.5..Tổ chức tổng kết, khen thưởng cho công tác ngày toàn dân đưa trẻ đến 
trường: 
 - Hàng năm vào giữa tháng bảy là ban chỉ đạo ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 
tổ chức họp tổng kết năm cũ và đưa ra chỉ tiêu vận động năm học mới. Đồng thời 
phân công các thành viên phối hợp cùng các ấp vận động và quyên góp các nhà 
mạnh thường quân, các đoàn thể ủng hộ cho các em học sinh nghèo, học sinh có 
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong toàn xã. 
- Để động viên tinh thần trách nhiệm của các thành viên ban chỉ đạo và các tập 
thể hoạt động tích cực mạng lại hiệu quả. Trong năm cần có tổng kết báo cáo và 
khen thưởng theo chỉ tiêu quy định. 
5.5 Khả năng áp dụng của sáng kiến: áp dụng cho giáo viên, và giáo viên phụ 
trách công tác phổ cập giáo dục. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: không 
7. Cấc điều kiện để áp dụng sáng kiến: Để các giải pháp đạt hiệu quả tốt 
hơn cần các điều kiện như: 
- Vật chất: Có phương tiện đi lại, máy tính. 
- Về việc tiến hành sử dụng giải pháp cần: 
+ Giáo viên cần có sự nghiên cứu công nghệ thông tin, nhiệt tình, tâm huyết. 
+ Học sinh cần đi học đầy đủ 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến 
theo ý kiến của tác giả: 
Sau khi áp dụng đề tài trên, bản thân tôi thấy các em đã đi học đầy đủ tỉ lệ ra 
lớp rất cao, đạt tỉ lệ 100 %. 
Kết quả như sau: 
 10 
STT TÊN KHU PHỐ 
TRẺ TRONG 
ĐỊA BÀN 
TRẺ RA HỌC 
LỚP MỘT 
GHI CHÚ 
1 Thanh An 15 15 
2 Thanh Bình 14 14 
3 Phố Lố 20 20 
4 Sóc Giếng 14 14 
5 Thanh Thiện 13 13 
6 Thanh Kiều 20 20 
7 Thanh Hòa 32 32 
8 Thanh Tân 18 18 
9 Thanh trung 31 31 
10 Thanh Hải 9 9 
11 Thanh Thịnh 17 17 
12 Thanh Hưng 9 9 
13 Thanh Tuấn 24 24 
14 Cần Lê 13 13 
Trên đây là một số kinh nghiệm vận động trẻ 6 tuổi ra học lớp 1 đạt hiệu quả 
cao. 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sang kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sang kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử: 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
 11 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
........................ 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
Thanh Lương, ngày 12 tháng 01 năm 2021 
Người nộp đơn 
Phạm Sơn Long 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_thuc_hien_tot_cong_tac_van_dong_tre_6_tuoi.pdf