Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thu hút bạn đọc đến với phong trào đọc sách tại thư viện trường học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thu hút bạn đọc đến với phong trào đọc sách tại thư viện trường học

Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập

góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học

tập được tốt, công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường

xuyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đọc đến với

thư viện ngày càng nhiều.

Trong nhiều năm qua, thư viện trường chúng tôi đã luôn đổi mới công tác

phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc nhiều hơn vào việc sử dụng sách

báo, kích thích sự đam mê đọc sách báo, xem sách báo như một người bạn đồng

hành không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy và học tập của mình. Song

thực trạng học sinh tìm đến với thư viên với niềm đam mê còn hạn chế, chủ yếu là3/22

thu hút được một số ít học sinh giỏi ham thích tìm tòi.

Trước thực trạng trên cũng như tìm hiểu thực tiễn, thực trạng thư viện của

trường tôi, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT BẠN ĐỌC

ĐẾN VỚI PHONG TRÀO ĐỌC SÁCH TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC”.

pdf 23 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 3322Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thu hút bạn đọc đến với phong trào đọc sách tại thư viện trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu thực tiễn, thực trạng thư viện của 
trường tôi, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT BẠN ĐỌC 
ĐẾN VỚI PHONG TRÀO ĐỌC SÁCH TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC”. 
2. Mục đích nghiên cứu 
Hướng dẫn cho học sinh và giáo viên biết sử dụng sách tham khảo, sách giáo 
khoa, báo ... trong thư viện, cũng như biết cách tra cứu thư mục, mục lục một cách 
thành thạo. Thư viện góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng 
dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu 
cho học sinh, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và 
xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường. Thư viện còn giúp các em xây 
dựng được phương pháp học tập, và phong cách làm việc khoa học. Việc bồi dưỡng 
hứng thú, thói quen và phương pháp tự học. Hướng dẫn các em biết cách nghiên 
cứu sách báo, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, sử dụng hệ thống mục lục để 
tra tìm vàlựa chọn tài liệu, biết sử dụng kho sách... 
Tổ chức được nhiều hoạt động giới thiệu sách và các hoạt động khác nhằm 
mục đích thu hút được nhiều giáo viên và học sinh đến với thư viện, tự nguyện 
tham gia vào phong trào “xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường. 
Phát huy có hiệu quả hoạt động của thư viện trường học. 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Giáo viên và học sinh trường tiểu học Trung Tự 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Quan sát, điều tra 
- Lấy phiếu ý kiến, lập bảng biểu thống kê. 
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài, liên hệ với thực tiễn. 
5. Phạm vị, thời gian nghiên cứu: 
- Phạm vi: Thư viện trường tiểu học Trung Tự 
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 - 2019 
4/22 
PHẦN II - NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 
1.1. Cơ sở lý luận: 
a. Khái niệm: 
 Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi, là bất kì bộ sưu tập có tổ chức của 
sách, báo, tài liệu các loại, ấn phẩm định kì... Nhân viên thư viện có trách nhiệm tổ 
chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu để nghiên cứu thông tin, giáo dục & giải trí. 
 Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư 
viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. 
Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Hoạt động của 
thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, 
giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích 
hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ 
với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu. 
b. Vị trí: 
Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan 
trọng . Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là 
giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Sách 
báo chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trên cơ 
sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức hoạt động thư viện nhằm thoả mãn 
nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không 
thể thiếu được. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với chương trình, nội dung 
học tập của từng loại trường, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người 
mới – Con người toàn diện theo mục tiêu của cấp học, bậc học.Với chức năng lưu 
trữ và luân chuyển sách, báo, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích 
cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuyên truyền đường lối chính sách 
của Đảng và nhà nước. Xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho 
giáo viên và học sinh. 
Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để phục 
vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên, học sinh 
trong việc dạy và học.Vì vậy công tác tuyên truyền thu hút bạn đọc phải gắn liền 
với việc dạy và học. Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường 
làm mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện nhà trường. 
5/22 
 Để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông cần đảm bảo các nội 
dung công tác phục vụ bạn đọc: 
 - Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc. 
 - Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện 
 - Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện 
 - Tuyên truyền giới thiệu các loại hình tài liệu 
 - Hướng dẫn cách tra cứu tài liệu 
 - Hướng dẫn phương pháp đọc sách 
 - Phục vụ thông tin theo yêu cầu bạn đọc 
2.2. Cơ sở thực tiễn: 
 Những nét khái quát về Thư viện trường. 
 - Được xây dựng mới năm 2018. 
 - Thư viện rộng khoảng 200m2, được đặt tại tầng 1, khu trung tâm của nhà 
trường, thuận lợi cho giao viên và học sinh ra vào mượn sách. Bên trong khuon 
viên thư viện được sắp xếp thoáng đãng, yên tĩnh tạo không gian đọc lý tưởng. 
 - Thư viện được sắp xếp theo đề mục các môn loại khoa học, theo ngôn 
ngữ tài liệu, theo thứ tự bảng chữ cái, có tủ phích và phích mô tả từng đầu sách, 
mỗi đầu sách đã có mã đăng kí cá biệt. 
 - Số lượng đầu sách phong phú và đa dạng gồm nhiều các môn loại sách 
khác nhau. Ví dụ: Sách văn học, Tủ sách pháp luật, Sách tham khảo về các môn 
học, Sách danh nhân  Hiện nay tổng số sách trong thư viện có khoảng. 
quyển, phục vụ đủ nhu cầu cho 100% cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường. 
2. Thực trạng 
* Thuận lợi: 
 Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất. 
Tích cực tham mưu các nhà hảo tâm hỗ trợ sách cho thư viện. Luôn quan tâm đến 
công tác tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc. 
 Có 01 nhân viên chuyên trách phụ trách thư viện. Phụ trách thư viện nhiệt 
tình, vui vẻ, có chuyên môn, thường xuyên quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn 
tích cực đổi mới hình thức phục vụ, tích cực học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp 
vụ. 
* Hạn chế : 
 Hình thức hoạt động đơn điệu, kém hiệu quả... do đó chưa thu hút được 
bạn đọc đến với thư viện. Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo không được 
thường xuyên. Cơ sở vật chất còn thiếu, phòng đọc, mượn còn dùng chung. 
6/22 
Qua khảo sát đầu năm học, tôi nhận thấy các em chưa có thói quen vào thư 
viện tìm đọc những cuốn sách mình yêu thích hoặc vào thư viện đọc sách để tìm tòi 
những vấn đề mình còn chưa hiểu. 
Qua việc điều tra bằng phiếu hỏi, tôi nhận ra một số nguyên nhân khiến các 
em chưa thích đến với thư viện: 
- Chưa biết cách tìm sách trong thư viện. 
- Không có thói quen tự học, tự đọc, tự nghiên cứu. 
- Ngại vào thư viện vì còn rụt rè, ngại ngùng. 
- Không biết thư viện có những loại sách nào. 
- Các hình thức hoạt động trong thư viện chưa hấp dẫn được các em. 
Số lượng học sinh tự nguyện đến với thư viện đầu năm học 2017 - 2018: 
BẠN ĐỌC TỈ LỆ SỐ LƯỢNG ĐẾN VỚI THƯ VIỆN 
Học sinh 25% 
Giáo viên 20% 
Ghi chú: Tỉ lệ này tính theo số lượng lượt bạn đọc tự nguyện đến thư viện 
tìm tòi tài liệu, sách báo trong các giờ nghỉ giải lao. 
3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện 
3.1. Biện pháp 1: Trang bị cơ sở vật chất, tạo không gian đọc lý tưởng 
 Thư viện là nơi phải có không gian yên tĩnh để giáo viên và học sinh đến 
khai thác thông tin, tìm tòi tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Chính 
vì vậy mà ngay từ khi được xây dựng một thư viện mới, chúng tôi đã lập kế hoạch 
để tạo ra trong thư viện một không gian vừa yên tĩnh, vừa thoải mái lại hấp dẫn để 
có thể đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cho các đối tượng khác nhau trong trường 
học. Trong thư viện dành cho học sinh, ngập tràn sắc màu tươi sang, thân thiện. 
Nhưng bức tranh, dòng chữ trên tường thể hiện nội dung từng chủ đề, xung quanh 
là những giá sách xinh xắn nhiều hình dạng và được sơn nhiều màu sắc hài hòa tạo 
hứng thú cho các em ngay từ khâu sách. Rải rác trong thư viện là những bộ bàn ghế 
nhiều màu, nhỏ xinh, có kích thước vừa tầm để các em có thể ngồi đọc sách. Không 
những vậy, ở một góc thư viện được lót thảm cỏ mềm mại, giúp các em có thể tự 
do nằm ngồi đọc sách theo nhóm hoặc cá nhân. 
 Không chỉ bó gọn thư viện trong khuôn viên khoảng 200m2 trong phòng, 
hành lang phía bên ngoài thư viện cũng được thiết kế những giá sách xinh xắn. 
Những góc sách này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều các em học sinh, giúp các em 
tìm đến với sách nhiều hơn trong các giờ ra chơi hoặc cuối giờ khi chờ bố mẹ đón. 
7/22 
Với việc học sinh có thể tự lựa chọn đầu sách mình yêu thích mà không cần chờ sự 
phục vụ của cô thủ thư đã giúp được nhiều em học sinh đến với phong trào “Xây 
dựng văn hóa đọc” trong nhà trường hơn. 
Thư viện nhà trường 
8/22 
Các giá sách xinh xắn, chiều cao phù hợp với học sinh tiểu học 
Tận dụng các khoảng không gian yên tĩnh tạo thư viện mở cho học sinh 
9/22 
Học sinh đọc sách trong thư viện trong giờ giải lao 
3.2. Biện pháp 2:Tham khảo nhu cầu bạn đọc 
 Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để xây dựng vốn tài liệu và 
tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường. 
 Ngay từ đầu năm học, thư viện trường đã phát phiếu nhu cầu đọc cho học 
sinh nắm bắt được nhu cầu đọc của học sinh, từ đó cán bộ thư viện đã phân loại 
hiệu quả và đáp ứng được kịp thời nhu cầu đọc cho học sinh. 
 Không chỉ có vậy cán bộ thư viện còn phối hợp với giáo viên chu nhiệm, 
với cô tổng phụ trách để nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh, 
từ đó sẽ có kế hoạch bổ sung các loại sách cho phù hợp. 
 Ngoài ra, các bộ thư viện cần nắm vững kế hoạch nhà trường, các văn bản 
triển khai các nội dung học tập và các phong trào thi đua trong năm học, từ đó có 
hướng xây dựng kế hoạch bố sung các loại sách, báo, tài liệu phù hợp, đáp ứng nhu 
cầu tham khảo và đọc sách của mọi đối tượng trong nhà trường. 
10/22 
Một số sách phục vụ chủ đề: 
 Sách với chủ đề Kỹ năng sống cho học sinh 
Sách với chủ đề Kỹ năng sống cho học sinh 
11/22 
Sách với chủ đề: Thiên nhiên xung quanh em 
Sách được bổ sung theo nhu cầu bạn đọc 
12/22 
3.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh 
 Xây dựng kế hoạch đọc sách là một biện pháp rất tốt để học sinh mở rộng 
kiến thức đạt hiệu quả cao. Kếhoạch này phải được triển khai từ trước năm học. 
 Kế hoạch đọc sách phải nằm trong kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch phải 
nêu lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với chủ điểm, thời gian đọc. 
 Kế hoạch đọc sách trên cơ sở nghiên cứu chương trình học của từng lớp và 
nhu cầu đọc của học sinh. 
 Việc đọc sách theo kế hoạch đã giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức vận 
dụng vào việc học tập của mình. 
 Ví dụ: Tháng 9, chúng tôi hướng các em đọc các loại sách về an toàn giao 
thông, hay tháng 10, chuẩn bị cho ngày Giải phóng Thủ đô 10 - 10 chúng tôi giới 
thiệu đến các em sách về thủ đô Hà Nội, về những trân chiến đấu anh dũng của các 
chiến sĩ để bảo vệ thủ đô. Từ đó giúp các em hiểu thêm về những chủ đề đang học 
tại lớp. 
Kế hoạch đọc sách của thư viện năm học 2018 – 2019: 
THÁNG SÁCH GIỚI THIỆU TỚI HỌC SINH 
9 
Triển lãm và giới thiệu sách về an toàn giao thông. 
Giới thiệu thêm sách tham khảo các môn học cho học sinh. 
10 
Giới thiệu sách: 
- Khoa học khám phá cho học sinh. 
-Thủ đô Hà Nội của chúng ta 
11 
Giới thiệu sách chủ đề: 
-Thầy cô và mái trường. 
-Hướng dẫn học sinh sử dụng sách tham khảo phục vụ học sinh ôn tập 
giữa kỳ I. 
- Bộ sách: Thanh lịch văn minh. 
12 
Giới thiệu sách: 
-Kho báu trong túi giấy. 
- Sách tham khảo phục vụ học sinh ôn tập cuối kỳ I 
01 
Giới thiệu sách: 
-Sống đẹp 
- Tủ sách: Hạt giống tâm hồn 
02 
Giới thiệu sách: 
-Bác sĩ Hibolit 
-Tủ sách: Rèn kỹ năng sống 
13/22 
THÁNG SÁCH GIỚI THIỆU TỚI HỌC SINH 
3 
Giới thiệu sách: 
- Mẹ của con. 
-Một số sách tham khảo phục vụ cho HS ôn tập giữa kỳ II. 
4 
Giới thiệu sách: 
-Danh nhân đất Việt 
5 
Giới thiệu sách: 
-Một số sách tham khảo phục vụ cho học sinh ôn tập cuối năm học. 
-Tủ sách Đội viên. 
3.4. Biện pháp 4: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới 
thiệu sách báo tài liệu. 
Tuyên truyền, giới thiệu sách là hoạt động có mục đích của một chủ thể 
nhằm truyển bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những 
tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đó thành nhận thức, niềm tin tình cảm, cổ vũ đối 
tượng hành động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra. 
Tuyên truyền bao gồm các hình thức : 
- Qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, nghệ thuật. 
- Qua các ấn phẩm như viết sách, báo, bản tin, khẩu hiệu. 
- Tuyên truyền miệng: Thực hiện thông qua đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên 
truyền viên với các hình thức giao tiếp trực tiếp như: Tọa đàm, hội thảo, kể chuyện 
gương người tốt, việc tốt... 
- Tuyên truyền tổng hợp (tuyên truyền lồng ghép): Kết hợp với cổ động, 
tuyên truyền miệng, văn nghệ, thơ ca, hò vè, trò chơi, đố vui. 
 - Giới thiệu sách bằng các hình thức như giới thiệu sách hay, mời diễn giả 
đến giới thiệu tác phẩm của mình 
 Mỗi hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách đều rất quan trọng và có những 
ưu thế riêng. Tuy nhiên để sử dụng hình thức nào thì phải dựa trên yêu cầu, nội 
dung, tính chất của vấn đề, từng nội dung mà áp dụng. 
* Những hình thức tuyên truyền giới thiệu sách đã được thư viện nhà trường 
sử dụng nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện: 
- Kể chuyện: 
Là hình thức tuyên truyền miệng, một người kể cho nhiều người nghe, trong 
đó người kể thuật lại nội dung hoặc kể theo nguyên văn trong sách. Người nghe 
nhận thức được nội dung và chủ đề tư tưởng của tác phẩm thông qua sự thụ cảm 
14/22 
bằng tai mình và giọng nói diễn cảm của người kể. Kể sách là hình thức tuyên 
truyền đơn giản, dễ thực hiện, tính linh hoạt cao, phù hợp với lứa tuổi thiếu niên và 
người cao tuổi, nhưng lại có sức thuyết phục, sức hấp dẫn mạnh mẽ vì nó tác động 
trực tiếp vào tình cảm người nghe. 
Kể chuyện trong giờ ra chơi sang thứ 5 tuần thứ 3 trong tháng trên loa phát 
thanh của nhà trường. 
Kể chuyện trong các giờ học sinh xuống thư viện đọc sách. Hình thức này 
được áp dụng nhiều hơn cho các học sinh lớp 1 vào đầu năm học, khi khả năng đọc 
của các em chưa được tốt. Cô thủ thư kể chuyện và có thể minh họa bằng hình ảnh 
chiếu trên máy chiếu tại phòng thư viện. 
Thư viện cũng đã khai thác triệt để tác dụng của hình thức kể chuyện theo 
sách trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách của mình bằng các hội thi kể 
chuyện sách. Các hội thi kể sách đã thu hút được đông đảo bạn đọc nhỏ tuổi tham 
gia, trở thành sân chơi lý thú của thiếu nhi. 
Học sinh kể chuyện: Bác sĩ sói 
15/22 
Câu chuyện: Chuyện kể trước lúc Người đi xa 
- Hội thảo, tọa đàm giới thiệu sách: 
Là hình thức tuyên truyền miệng, trong đó người nói bằng sự phân tích, so 
sánh, đánh giá tác phẩm, giới thiệu cho người nghe thấy hứng thú và cần thiết tìm 
đọc tác phẩm đó. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi người nói phải có trình độ cao 
và nghệ thuật hùng biện. Vì vậy, người tham gia thường là giáo viên, nhà văn, nhà 
thơ, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn sâu... Một điểm rất hấp dẫn ở các cuộc hội 
thảo này là: ngoài tác giả, thư viện có thể mời chính những nhân vật thực ngoài đời 
được hóa thân vào tác phẩm đến dự. Đây là những bằng chứng rất sinh động về tính 
hiện thực của tác phẩm. Thông qua các buổi nói chuyện giới thiệu sách, thư viện đã 
đem đến cho bạn đọc những tác phẩm có giá trị và góp phần dẫn dắt dư luận bạn 
đọc đối với tác phẩm và nhà văn. Giúp bạn đọc tìm đến tác phẩm nhiều hơn và đọc 
có suy ngẫm hơn, có chính kiến hơn. 
Ví dụ: Bài giới thiệu sách tháng 1 
TỦ SÁCH "HẠT GIỐNG TÂM HỒN" 
Trong cuộc sống hiện đại, khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, 
xã hội ngày càng phát triển quỹ thời gian để con người có thể chia sẻ cùng nhau 
ngày càng ít đi. Khi ấy, con người lại tìm đến với văn học nghệ thuật như một cứu 
cánh, một chỗ dựa tinh thần. Và sách chính là một người bạn đường trung thành để 
16/22 
mọi người cùng chia sẻ những niềm vui và cả những nỗi buồn, giúp họ tìm lại ánh 
sáng của lòng tin, niềm hy vọng trên mỗi đoạn đường đời 
Xuất phát từ ý tưởng giàu tính nhân văn ấy, khoảng bốn năm trước đây, First 
News đã bắt đầu xây dựng Tủ sách mang tên “Hạt giống tâm hồn”. Bắt đầu từ 
những bài tự viết, thu nhặt từ bạn bè, sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau với chủ đề 
về “Lòng dũng cảm” và “Tình yêu cuộc sống”, hai tập sách đầu tiên xuất hiện trên 
thị trường sách đã được bạn đọc mọi lứa tuổi hào hứng đón nhận. Đến nay, tủ sách 
“Hạt giống tâm hồn” đã có hơn 40 tựa sách thân thuộc với bạn đọc: Hạt giống 
tâm hồn, Quà tặng diệu kỳ, Phút nhìn lại mình, Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, Vượt 
lên số phận, Gieo niềm tin cuộc sống, Trái tim của tâm hồn, Phút dành cho Cha, 
Phút dành cho Mẹ, bộ Chicken Soup For The Soul Bên cạnh những cuốn sách tự 
biên soạn, First News đã mua bản quyền gần 20 đầu sách bộ Chicken Soup For 
The Soul của hai tác giả nổi tiếng người Mỹ: Jack Canfield và Mark Victor 
Hansen. First News cũng là nơi duy nhất giữ bản quyền thương hiệu Chicken Soup 
for The Soul và là đại diện bản quyền của bộ sách này tại Việt Nam. 
Gần đây, từ những câu chuyện ý nghĩa trong bộ sách Hạt Giống Tâm Hồn, 
First News đã kết hợp với nhiều đơn vị khác trong và ngoài nước phát triển chiến 
lược xây dựng một chương trình truyền thông mang tên Hạt Giống Tâm Hồn Việt. 
Chương trình này bao gồm việc mời các diễn giả nổi tiếng về giá trị cuộc sống đến 
nói chuyện và diễn thuyết tại Việt Nam, tạo ra nhiều sân chơi và diễn đàn chia sẻ 
giá trị sống, và thúc đẩy một môi trường giáo dục rèn luyện nhân cách, giúp xã hội 
và đất nước có được những người công dân đoàn kết, sáng tạo và yêu nước thương 
nòi. 
Mời các con đón đọc tủ sách đó tại thư viện trường mình. 
- Tuyên truyền trực quan : 
Phương pháp tuyên truyền trực quan thông qua sự cảm thụ bằng mắt phù hợp 
với quá trình nhận thức của con người (từ trực quan sinh động đến tư duy trừu 
tượng), giúp bạn đọc nhận thức nhanh và nhớ lâu, kích thích hứng thú đọc nên 
được các thư viện thường xuyên sử dụng. Trưng bày sách báo là hình thức tuyên 
truyền trực quan được áp dụng phổ biến và được thực hiện bằng cách trưng bày 
trực tiếp sách báo cùng những hình ảnh và lời giới thiệu ngắn thể hiện nội dung. 
Hình thức trưng bày giúp người đọc có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với sách báo, 
tránh được tâm lý cần tài liệu nhưng ngại tìm, ngại hỏi. Việc trưng bày đơn giản, ít 
tốn công, không tiêu hao kinh phí. Đây là hình thức trang trí, làm cho thư viện thêm 
sinh động và hấp dẫn. 
17/22 
Ngoài ra thư viện còn làm các bảng pano, áp phích có hình ảnh các cuốn 
sách để tuyên truyền các ngày lễ lớn, các sự kiện kỷ niệm. Đồng thời xếp sách mô 
hình, sách nghệ thuật theo các chủ điểm tạo sự mới lạ, sáng tạo truyền tải những 
thông điệp bổ ích đến người xem. 
Pano giới thiệu sách theo chuyên đề: An toàn giao thông 
Ngày hội sách: Gian trưng bày sách 
18/22 
- Tổ chức cuộc thi: “Mỗi trang sách – Một tương lai”: 
Kể về những điều mình đã đọc, đã biết là nhu cầu của tất cả các em học sinh. 
Các em có thể bằng lời, bằng bài vẽ hoặc viết về những cuốn sách mà em thích 
hoặc yêu quý. Cuộc thi nhằm phát triển phong trào đọc sách, hình thành văn hóa 
đọc trong học sinh, khẳng định vai tò của sách trong học tập, rèn luyện, phát triển 
kỹ năng cho học sinh. 
Với cuộc thi này, chúng tôi mong muốn tạo điều kiện để các em học sinh nói 
lên tiếng nói của mình, quan điểm của mình đối với những câu chuyện các em đã 
đọc, đối với những nhân vật, cách ứng xử của các nhân vật trong các câu chuyện đó 
qua bài viết, bài vẽ Chúng tôi hy vọng, tinh thần đọc sách để hiểu “Mỗi trang 
sách – một tương lai” sẽ thấm sâu trong tiềm thức của các em học sinh, từ đó khơi 
dậy ở các em sự ham thích đọc sách, quý trọng sách và coi sách như một nguồn trí 
thức vô giá. 
* Tham khảo một số bài viết của các em học sinh: 
Các bạn ạ! Đất nước ta có một nền văn hóa đa sắc tộc, nguồn tài nguyên 
thiên nhiên đa dạng và phong phú trải dài suốt chiều dài Tổ quốc. Nhưng có lẽ, 
không ít người biết đên giá trị và đặc trưng của người đồng bào miền sơn cước. 
Đọc tác phẩm “Những truyện đường rừng thú vị” của tác giả Dương Thuấn do 
Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành, tác phẩm chỉ có 74 trang nhưng n

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thu_hut_ban_doc_den_v.pdf