Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn Khoa học Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn Khoa học Lớp 5

Sau đây là một minh họa cho sự phối hợp các phương pháp dạy - học

Ví dụ : Khi dạy bài 30 “ Cao su”

 Hoạt động 2: giúp học sinh tìm ra tính đàn hồi của cao su

Các phương pháp được sử dụng:

* Phương pháp thí nghiệm:

Thí nghiệm 1:

 Cho học sinh kéo sợi dây cao su ra rồi buông tay

Ta thấy:

 - Sợi dây cao su trở lại trạng thái ban đầu.

Thí nghiệm 2:

 Cho học sinh ấn vào một miếng cao su rồi buông tay ra

Ta thấy:

 - Miếng cao su giữ nguyên trạng thái ban đầu.

 Thí nghiệm 3:

 Cho học sinh ném thực hành quả bóng xuống sàn nhà

Ta thấy :

 - Quả bóng nảy lên.

* Lưu ý : khi sử dụng phương pháp thí nghiệm cần chú ý các yêu cầu sau:

 + Tính vừa sức: Nội dung thí nghiệm phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

 + Thí nghiệm phải rõ ràng: Thiết bị thí nghiệm phải thể hiện rõ những chi tiết chủ yếu, thể hiện tính trực quan.

 + Thí nghiệm phải đảm bảo thành công.

 + Thí nghiệm cần phải đảm bảo an toàn: Mọi trang thiết bị phải đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

* Các phương pháp hỗ trợ được sử dụng trong bài học dạy:

* Phương pháp quan sát:

 Học sinh quan sát các thí nghiệm trên để nhận thấy: khi kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra , khi buông tay sợi dây trở về trạng thái ban đầu . Khi ấn mạnh tay xuống miếng cao su thì miếng cao su lún xuống, khi thả tay thì miếng cao su trở lại trạng thái ban đầu. Khi ném quả bóng xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng nảy lên.

 Từ những quan sát được trên, học sinh dễ dàng nêu được tính đàn hồi của cao su.

* Lưu ý : khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý:

 + Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan theo nội dung bài học.

 + Độ lớn, màu sắc phản ánh đúng bản chất của sự vật hiện tượng.

 + Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đảm bảo cho mọi học sinh quan sát được.

 + Cần dành thời gian hợp lý cho học sinh quan sát.

* Phương pháp hỏi đáp:

 Trong trường hợp này, giáo viên đưa ra những câu hỏi về kết quả quan sát , thí nghiệm để dẫn dắt học sinh phát hiện ra kiến thức.

* Lưu ý : khi sử dụng phương pháp này cần chú ý các yêu cầu sau:

 + Các câu hỏi cần phải chuẩn bị trước thành một hệ thống.

 + Câu hỏi phải rõ ràng chính xác dễ hiểu, tránh những câu hỏi chung chung khó hiểu.

 + Câu hỏi phải phát huy tính tích cực, độc lập, tư duy của học sinh.

 + cần chú ý đến các em nhút nhát, rụt rè ngại phát biểu; tránh hiện tượng chỉ gọi các em giơ tay, những em quen thuộc.

 

docx 32 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 61Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn Khoa học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong quá trình dạy học:
Trước khi tiến hành một giờ học có thí nghiệm. Tôi luôn luôn phải tự kiểm tra các thiết bị và kết quả thí nghiệm, mới đưa ra thí nghiệm chính thức.
a) Yêu cầu sư phạm khi tiến hành thí nghiệm:
* Tính vừa sức: Nội dung thí nghiệm phải phù hợp với chương trình và khả năng của học sinh.
* Tính rõ ràng: Thiết bị thí nghiệm phải rõ ràng những chi tiết chủ yếu, thể hiện được tính trực quan.
* Tính an toàn: Mợi trang thiết bị thí nghiệm phải đảm bảo sự an toàn cho học sinh cũng như giáo viên trong quá trình thực hành thí nghiệm.
b) Qui trình thực hành thí nghiệm: ( cả lớp hoặc theo nhóm )
* Chuẩn bị: 
	- Xác định mục đích thí nghiệm.
	- Giới thiệu dụng cụ và các chất tham gia trong quá trình thí nghiệm.
	- Chia nhóm ( nếu hoạt động theo nhóm ).
	- Phát phiếu học tập.
* Tiến hành thí nghiệm và kết luận:
	- Học sinh tiến hành thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm.
	- Ghi lại kết quả quan sát được qua thí nghiệm.
	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm dựa vào câu hỏi mà giáo viên đặt ra cho cả lớp.
	- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và trình bày ý kiến của nhóm mình.
	- Giáo viên nhận xét và chính xác hóa các kiến thức mà học sinh tự rút ra 
	- Giáo viên ghi bảng.
	- Giáo viên vận dụng hiên hệ thực tế trong đời sống và sản xuất.
Ví dụ : Ở bài 30- trang 60 “ Cao su”
	Học sinh biết làm một vài thí nghiệm để nêu được tính chất của cao su.
Ví dụ : Ở bài 38-39 trang 79 “ Sự biến đổi hóa học” 
	Học sinh biết làm một vài thí nghiệm chứng minh vai trò của nhiệt và ánh sáng tronh sự biến đổi hóa học của các chất . Từ đó học sinh phát biểu được định nghĩa về sự biến đởi hóa học của các chất.
	Tóm lại : phân môn khoa học đòi hỏi rất cao ở người dạy, phải làm thế nào để thu hút học sinh vào bài học. Thông qua việc thực hành thí nghiệm tạo cho các em niềm tin khoa học, khi tiếp xúc với các hiện tượng trong thực tế , làm quen và dần dần hình thành kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, các dụng cụ đo trong phòng thí nghiệm, trong đời sống hàng ngày.
3. Phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau:
	Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy - học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy - học. Nó phụ thuộc vào khả năng của giáo viên và những điều kiện dạy - học cụ thể của nhà trường. Tìm tòi, phối hợp những phương pháp dạy - học nhằm phát huy tính tích cực , chủ động của người học và phù hợp với từng môn học, từng bài học, từng đối tượng học sinh là việc làm cần thiết và thường xuyên của người thầy giáo. Vì vậy, chính giáo viên là nguời quyết định cho việc lựa chọn phương pháp dạy - học thích hợp cho bài học, sao cho sự tương tác giữa thầy và trò trong quá trình lĩnh hội tri thức của trò đạt kết quả cao nhất.
 	Kinh nghiệm của các giáo viên giỏi cho thấy: Trong một giờ dạy của một bài, không bao giờ chỉ dùng một phương pháp dạy - học mà giờ dạy đó thành công. Cho nên tôi đã cố gắng nghiên cứu kĩ bài dạy để sử dụng và phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy - học như : thí nghiệm, quan sát, hỏi đáp, thực hành,thảo luận, điều tra, truyền đạt ... ( khi cần thiết ).
 	Sau đây là một minh họa cho sự phối hợp các phương pháp dạy - học
Ví dụ : Khi dạy bài 30 “ Cao su” 
 Hoạt động 2: giúp học sinh tìm ra tính đàn hồi của cao su
Các phương pháp được sử dụng:
* Phương pháp thí nghiệm:
Thí nghiệm 1:
	Cho học sinh kéo sợi dây cao su ra rồi buông tay
Ta thấy:
	- Sợi dây cao su trở lại trạng thái ban đầu.
Thí nghiệm 2:
	Cho học sinh ấn vào một miếng cao su rồi buông tay ra
Ta thấy:
	- Miếng cao su giữ nguyên trạng thái ban đầu.
	Thí nghiệm 3:
	Cho học sinh ném thực hành quả bóng xuống sàn nhà
Ta thấy :
	- Quả bóng nảy lên.
* Lưu ý : khi sử dụng phương pháp thí nghiệm cần chú ý các yêu cầu sau:
	+ Tính vừa sức: Nội dung thí nghiệm phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
	+ Thí nghiệm phải rõ ràng: Thiết bị thí nghiệm phải thể hiện rõ những chi tiết chủ yếu, thể hiện tính trực quan.
	+ Thí nghiệm phải đảm bảo thành công.
	+ Thí nghiệm cần phải đảm bảo an toàn: Mọi trang thiết bị phải đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.
* Các phương pháp hỗ trợ được sử dụng trong bài học dạy:
* Phương pháp quan sát:
	Học sinh quan sát các thí nghiệm trên để nhận thấy: khi kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra , khi buông tay sợi dây trở về trạng thái ban đầu . Khi ấn mạnh tay xuống miếng cao su thì miếng cao su lún xuống, khi thả tay thì miếng cao su trở lại trạng thái ban đầu. Khi ném quả bóng xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng nảy lên.
	Từ những quan sát được trên, học sinh dễ dàng nêu được tính đàn hồi của cao su. 
* Lưu ý : khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý: 
	+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan theo nội dung bài học.
	+ Độ lớn, màu sắc phản ánh đúng bản chất của sự vật hiện tượng.
	+ Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đảm bảo cho mọi học sinh quan sát được.
	+ Cần dành thời gian hợp lý cho học sinh quan sát.
* Phương pháp hỏi đáp:
	Trong trường hợp này, giáo viên đưa ra những câu hỏi về kết quả quan sát , thí nghiệm để dẫn dắt học sinh phát hiện ra kiến thức.
* Lưu ý : khi sử dụng phương pháp này cần chú ý các yêu cầu sau:
	+ Các câu hỏi cần phải chuẩn bị trước thành một hệ thống.
	+ Câu hỏi phải rõ ràng chính xác dễ hiểu, tránh những câu hỏi chung chung khó hiểu.
	+ Câu hỏi phải phát huy tính tích cực, độc lập, tư duy của học sinh.
	+ cần chú ý đến các em nhút nhát, rụt rè ngại phát biểu; tránh hiện tượng chỉ gọi các em giơ tay, những em quen thuộc.
* Phương pháp truyền đạt:
	Giáo viên sử dụng phương pháp truyền đạt khi tổng kết và chính xác hóa những kết luận do học sinh rút ra qua quan sát và thí nghiệm.
* Lưu ý : khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần:
	+ Giáo viên không nên áp đặt mà phải dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn để kết luận vấn đề.
 Với việc sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy - học, tôi đã lôi cuốn, thu hút được học sinh vào bài học. Giúp các em phát hiện ra kiến thức, việc tiếp thu bài trở nên nhẹ nhàng thoải mái, khắc sâu và ghi nhớ tốt các hiện tượng trong tự nhiên và trong khoa học Học trò tôi rất thích tìm tòi, khám phá và đặt ra những câu hỏi rất thông minh. Các em đã hình thành thói quen, nề nếp chủ động trong học tập với ý thức cao.
Ví dụ : Khi dạy bài 64- trang 132 “ Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”, tôi xác định và tiến hành như sau:
* Mục tiêu của bài học:
Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
- Thảo luận, trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
* Phương pháp dạy học:
- Phương pháp quan sát: 
- Phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp động não
- Phương pháp truyền đạt
* Hình thức tổ chức dạy học:
 - Cá nhân, nhóm , lớp 
* Chuẩn bị :
	* Đối với yêu cầu 1: Cho học sinh sưu tầm tin tức, bài báo, tranh ảnh viết về vai trò của môi trường tự nhiên đối với con người.
	* Đối với yêu cầu 2: Tôi áp dụng phương pháp quan sát thực tế:
	- Trước tiết học , vào những buổi chiều thứ bảy, tôi hướng dẫn học sinh theo từng nhóm đến một số nơi ở địa phương như : Lò làm bún, Trại chăn nuôi heo, Trạm y tế xã, bãi rác, nhà máy chế biến mủ cao su
	+ Và giao mỗi học sinh quan sát hoạt động của gia đình mình – Trên đường bộ.
	Học sinh sẽ trực tiếp quan sát và ghi nhận lại theo 3 yêu cầu sau:
	a) Những nơi đó thải ra những chất gì cho môi trường tự nhiên ?
	b) Hoạt động hàng ngày của gia đình em đã thải ra môi trường những chất gì ?
	c) Những chất thải ra môi trường tự nhiên bằng cách nào ? Và nó có thể là nguồn gây ô nhiễm môi trường tự nhiên không ? Gây ô nhiễm môi trường tự nhiên như thế nào ? ( yêu cầu này là cơ sở thảo luận cho bài “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”).
* Tiến hành hoạt động:
	* Hoạt động nhóm : Lớp được chia thành 4 nhóm : Mỗi nhóm đều được thảo luận 
	- Đối với yêu cầu 1: Học sinh đã sưu tầm được một số tranh ảnh nói về vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người và một số kiến thức mà các em cũng có thể biết qua nghiên cứu bài để thảo luận câu hỏi :
H: Môi trường tự nhiên đã cho con người những gì?
	- Đối với yêu cầu 2: Nêu lại những điều đã quan sát được từ thực tế ( các em thu kết quả các nhóm quan sát được bố trí đều vào các nhóm thảo luận) các em sẽ trình bày cho nhóm cùng thảo luận và thư kí tóm tắt ghi vào bảng sau.
 * Môi trường tự nhiên nhận lại từ các hoạt động của con người những gì?
Hoạt động của con người
Thải ra những chất gì ?


	* Hoạt động cả lớp : Sau khi học sinh đã thảo luận xong. Dại diện nhóm lên trỉnh bày cả lớp bổ sung. Giáo viên giúp học sinh hệ thống lại những nội dung chính.
+ Nội dung 1: Học sinh trình bày các hình ảnh môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống con người. Môi trường tự nhiên cho con người như: Thực ăn, nước uống, không khí, nơi làm việc, học tập, vui chơi giải trí. Các tài nguyên: Quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng.
+ Nội dung 2: Do được quan sát thực tế nên học sinh đã nêu được những ý kiến phong phú, đa dạng như:
Hoạt động của con người
Thải ra những chất
Lò làm bún
- Khói lan tỏa ra đầy trong không khí, không có óng khói dẫn lên cao.
- Nước rửa, nước thải chảy bừa bãi ứ độ

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_va_nang.docx