Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo Bé (3 - 4 tuổi)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo Bé (3 - 4 tuổi)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải vươn lên, tìm cách

khẳng định mình. Muốn vậy trước hết phải mạnh dạn tự tin. Mạnh dạn tự tin rất

quan trọng đối với mỗi con người, là tiền đề đầu tiên giúp ta chiến thắng mọi

khó khăn để đi đến thành công

Tính mạnh dạn tự tin là phẩm chất nhân cách quan trọng có giá trị nhân

văn được hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Nó có ở mọi

người, mọi lứa tuổi với mức độ và đặc điểm riêng. Mạnh dạn tự tin là điều kiện

đảm bảo cho con người phát huy cao độ mọi tiềm năng của bản thân, thích nghi

với điều kiện biến đổi của tự nhiên, xã hội. Một đứa trẻ mạnh dạn tự tin được

giáo dục tốt, sẽ là một công dân gương mẫu tích cực của xã hội sau này. Có thể

nói tính mạnh dạn tự tin càng phát triển thì con người càng thành công trong

cuộc sống.

Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân

giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ

của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con

người đó phải được phát triển toàn diện.

pdf 35 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 10549Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo Bé (3 - 4 tuổi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham khảo tài liệu, nâng cao trình độ chuyên 
môn là đặc biệt quan trọng. Với một giáo viên mầm non vấn đề tự bồi dưỡng 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết. Chúng ta đều biết 
người giáo viên chính là lực lượng quan trọng nhất của nhà trường, là cầu nối 
giữa nhà trường với phụ huynh, giữa học sinh với các lực lượng xã hội. Giáo 
viên là lực lượng chủ chốt giữ vai trò quan trọng và quyết định chất lượng của 
các hoạt động giáo dục ở nhà trường. 
Đối với mỗi người giáo viên luôn phải xác định họ chính là lực lượng tiên 
phong, hàng đầu, là lực lượng ưu tú nhất, là người ươm mầm cho bao thế hệ 
tương lai. Vì vậy, người giáo viên cần được trau dồi, nâng cao trình độ chuyên 
môn để tích cực tham gia sự nghiệp trồng người, xây dựng một thế hệ tương lai 
tươi sáng. 
Qua thực tế cho thấy, cho dù phòng giáo dục, nhà trường hay tập thể có sử 
dụng nhiều biện pháp tích cực, thay đổi nội dung giáo dục cho phù hợp, tạo mọi 
điều kiện thuận lợi nhất nhưng bản thân mỗi người giáo viên không tự cố gắng, 
tự nghiên cứu, học hỏi, tự nghiêm khắc với chính bản thân mình thì hiệu quả thu 
được cũng không nhiều. Vậy thì vấn đề tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao 
trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong thực tiễn là phương thức chủ 
yếu và quan trọng nhất, nhằm bổ sung, bù đắp thêm những thiếu hụt về kiến 
thức, năng lực, kinh nghiệm trong công tác đáp ứng với sự vận động, phát triển 
của ngành giáo dục trong giai đoạn mới. 
Để thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong đó việc rèn tính 
mạnh dạn tự tin cho trẻ là rất cần thiết. Chính vì vậy người giáo viên cần phải có 
chuyên môn giỏi, hình thức tổ chức các hoạt động phải phù hợp. Vì cô dạy có 
hay, có hấp dẫn thì mới thu hút được trẻ, trẻ mới nhanh ngoan và đi vào nề nếp. 
Từ đó, tôi luôn xác định cho mình tự học hỏi trên mọi lĩnh vực. Từ học tập qua 
sách báo, ti vi, mạng intenet, qua đồng nghiệp, người thân để nắm bắt chuyên 
môn một cách vững vàng, có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục cho 
trẻ đặc biệt là rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. Sách báo đó là một công cụ hữu 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
11 
ích trong giảng dạy và học tập, chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình 
bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua sách báo 
giáo viên có thể hệ thống, trau dồi lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi 
nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v 
Xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu song internet đã có tác động đáng kể đến 
đời sống văn hóa của mỗi người dân nói chung và người giáo viên nói riêng, 
việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đó có internet có rất nhiều 
thuận lợi, cá nhân tôi tham gia sử dụng dịch vụ internet, đã khai thác được rất 
nhiều kiến thức phục vụ trong học tập và giảng dạy, nghiên cứu và làm giàu tri 
thức rất có hiệu quả. Đồng thời internet còn được tôi sử dụng làm công tác tuyên 
truyền, giáo dục và trang bị cho mình kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý trẻ 3 
tuổi, các phương pháp hữu hiệu để giáo dục trẻ tính mạnh dạn, tự tin. Qua đó, 
áp dụng thực tế trên trẻ. 
Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi 
giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải 
nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế. 
Trẻ mẫu giáo bé 3 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu 
và tiếp cận với trẻ, ngay từ đầu năm học, tôi đã tập trung nghiên cứu tài liệu 
Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (sách dùng cho giáo 
viên), dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm 
lý từng lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư 
liệu trên các kênh giáo dục khác. 
Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện tính mạnh dạn tự tin cho trẻ đạt 
hiệu quả cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ. cô 
giáo cần phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ. Tôn trọng trẻ, giúp trẻ 
xây dựng hình tượng tốt của chính mình. Lắng nghe khích lệ trẻ bày tỏ thái 
độ. Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề. Củng cố sự tự tin cho trẻ mọi lúc mọi nơi. 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
12 
Hình ảnh: Nghiên cứu tham khảo tài liệu 
3.3 Biện pháp 3 : Tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn 
Chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào trình độ và 
khả năng của đội ngũ giáo viên là chủ yếu. Do vậy, công tác sinh hoạt tổ nhóm 
chuyên môn cho giáo viên cần được quan tâm thích đáng, thực hiện thường 
xuyên, có kế hoạch cụ thể. 
Giáo viên là lực lượng quan trọng nhất của nhà trường, là cầu nối giữa 
nhà trường với phụ huynh, giữa học sinh với các lực lượng xã hội. Giáo viên là 
lực lượng chủ chốt giữ vai trò quan trọng và quyết định chất lượng của các hoạt 
động giáo dục ở nhà trường. 
Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học trong 
trường mầm non. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, vấn đề bồi dưỡng 
chuyên môn cho giáo viên trường tôi luôn được đề cập một cách đúng mực, 
phân công cụ thể người thực hiện, chỉ rõ tiến độ thời gian, đã xây dựng được kế 
hoạch chi tiết cho học kỳ, tháng, tuần. Trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên 
môn được tổ chức thường xuyên trong các tháng, tổ giáo viên cùng nhau thảo 
luận đưa ra được ưu điểm trong tháng vừa qua để phát huy và nhược điểm để rút 
kinh nghiệm, cố gắng hơn trong tháng tới. Không những vậy, trong các buổi 
sinh hoạt tổ chuyên môn còn thường xuyên trao đổi về các phương pháp giảng 
dạy mới, đưa ra những điểm còn yếu của các chị em trong trường để giúp đỡ và 
rút kinh nghiệm. Và lập ra kế hoạch lên tiết kiến tập trong tháng cho giáo viên 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
13 
trong trường đến dự để nhận xét, học hỏi lẫn nhau, tự rút ra kinh nghiệm cho 
bản thân. 
Bảng phân công chuẩn bị hoạt động kiến tập luôn đưa ra rõ ràng cụ thể: 
thời gian, tên giáo viên – khối lớp và nội dung cần làm gì? Từ tuần 2 đến tuần 4 
các đồng chí giáo viên ở các khối lớp sẽ thay nhau lên tiết kiến tập. 
Ví dụ : Lịch phân công chuẩn bị hoạt động kiến tập: 
Tuần Tên giáo viên – Khối lớp Nội dung 
I 10 đồng chí trong 2 khối lớp Họp tổ 
II Đ/c Lê Hương – Lớp MGB C1 Giáo dục âm nhạc 
III Đ/c Thu Thảo – Lớp NT2 Hoạt động tạo hình 
IV Đ/C Kim Dung – Lớp MGB C2 Hoạt động góc 
Qua sinh hoạt chuyên môn, giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, 
được đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, chăm sóc trẻ. Được giao lưu, gắn kết tình 
bạn, tình đồng nghiệp... Chính vì vậy tôi đã tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt 
chuyên môn. Tham gia các buổi kiến tập các chuyên đề do nhà trường tổ chức. 
Đồng thời, tôi đã mạnh dạn đưa lồng ghép rèn tính mạnh dạn tự tin cho 
trẻ vào tổ chức hoạt động góc để kiến tập cho giáo viên trong trường dự. Qua 
buổi kiến tập đó chị em giáo viên trong trường đánh giá rất cao. Không dừng 
lại ở đó, tôi luôn học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp trong trường và 
những giáo viên đi trước về cách chăm sóc giáo dục rèn tính mạnh dạn tự tin 
cho trẻ qua các tiết hội giảng, hội thi để đúc rút ra cho mình thêm kinh 
nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ 
nói riêng được tốt hơn. 
Ngoài những kiến thức mà mình có được, tôi thường trao đổi với giáo 
viên cùng lớp và đồng nghiệp của mình qua các buổi họp tổ chuyên môn để tìm 
ra phương pháp tôt nhất góp phần vào việc rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ 
mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng. 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
14 
Hình ảnh: Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn 
 Qua các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tôi đã học hỏi được rất 
nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cả về chuyên môn và kinh nghiệm tổ chức 
các hoạt động, xử lí các tình huống trong mọi hoạt động. Giúp tôi thực hiện kế 
hoạch chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn 
3.4. Biện pháp 4 : Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở giúp trẻ thể hiện 
mình với cô và các bạn trong lớp 
Mục đích: Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vui chơi, góp phần 
hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và 
giữa trẻ với trẻ. 
Nhận thức được điều đó, tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên 
trong lớp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp 
với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh 
lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. 
Bên cạnh đó, tôi cũng xây dựng quy ước với trẻ về quy định trong lớp học 
và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi 
đón trẻ vào năm học mới. Tôi quy ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi 
quy định, hay quy định với trẻ và cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá 
to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, 
các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, 
không tranh dành đồ chơi của nhau. 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
15 
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của 
trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các 
buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất 
thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ 
biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối 
quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. 
Hình ảnh góc: Bán hàng 
Hình ảnh góc: Văn học 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
16 
Hình ảnh góc: Tạo hình 
Hình ảnh góc: Xây dựng 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
17 
Hình ảnh góc: Toán 
Hình ảnh góc: Âm nhạc 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
18 
Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng 
tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập 
tình yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể bày tỏ 
những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình. 
Hình ảnh: Cô trò chuyện với trẻ trong giờ trả trẻ 
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu 
muốn dạy bé thành người biết mạnh dạn tự tin thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm 
gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở 
lớp tôi luôn thể hiện sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với chị em đồng nghiệp, 
với phụ huynh. 
3.5. Biện pháp 5: Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp 
thích hợp 
Ở lứa tuổi này, trẻ em có nhu cầu tiếp xúc với bên ngoài, giao tiếp với “ 
người lạ” khi các em đến trường mầm non, bạn bè ở trường mầm non là một thế 
giới vô cùng rộng lớn đối với trẻ thơ. Và có rất nhiều trẻ hứng thú với việc tới 
lớp vào mỗi sáng, nhưng trái lại cũng có rất nhiều trẻ có tâm lý sợ tới trường. 
Mặc dù ở đó có bạn bè để chơi, có cô giáo chăm sóc, yêu thương nhưng với trẻ 
chúng vẫn luôn sợ tới lớp. Rõ ràng đó là những dấu hiệu tâm lý của trẻ sợ đi 
học. Nguyên nhân chính đó là các trẻ chưa có tính mạnh dạn tự tin. 
 Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn việc nắm bắt đặc điểm tâm 
sinh lý của trẻ là vô cùng quan trọng. Có nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 
nhất là trẻ mẫu giáo bé thì mới lập ra kế hoạch phù hợp để chăm sóc giáo dục 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
19 
trẻ tốt hơn, nhất là rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé một cách hợp 
lý.Chính vì vậy tôi đã phân nhóm trẻ theo đặc điểm sau: 
*Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn. 
*Trẻ ít nói ngồi cạnh trẻ hay nói. 
*Trẻ hiếu động, cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh giáo, để 
cô dễ quan sát và tiện cho việc rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ trẻ được tốt hơn. 
 Việc phân nhóm này rát có hiệu quả trong việc rèn luyện trẻ. Tôi lấy ví dụ 
thực tế đã trải qua: Theo sự sắp xếp chỗ ngồi trên, khi tôi mời 1 cháu mạnh dạn 
trả lời câu hỏi thì cháu nhút nhát ngồi cạnh bên bạn có thể nghe được câu trả lời 
của bạn và khi được cô mời lên trả lời lại thì cháu sẽ trả lời được. Và với sự 
động viên khen thưởng của cô sẽ tạo cho trẻ đó sẽ dần dần tiến bộ lên làm cho 
tính mạnh dạn tự tin của trẻ ngày càng được nâng cao. 
Hình ảnh: Trẻ trong giờ khám phá khoa học 
3.6. Biện pháp 6: Dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin thông qua trò chơi tập thể 
Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích 
nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những 
đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh 
được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm 
nảy sinh ở trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và 
trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa 
trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
20 
cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với 
cô và các bạn 
VD: Trò chơi 1 “Bạn hãy làm giống tôi” Trò chơi này sử dụng đầu năm học 
và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác 
Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển 
mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể. 
Chuẩn bị: Phòng rộng 
 Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu 
Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình 
( chào các bạn tôi tên là Kim Dung ) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ 
nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các 
trẻ nhớ tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mình 
Trò chơi 2: Ước mơ của tôi . 
Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn tự tin phát huy tính cực của trẻ 
Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác. 
Chuẩn bị: Phòng rộng, bản nhạc nhẹ 
Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có một ước mơ con hãy nói 
ước mơ của mình. Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng 
tượng theo những lời cô kể đều đều ‘‘Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và 
hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân 
thiết, các bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu 
xanh, xe lăn bánh đưa các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn 
chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về 
con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.” 
Cho trẻ chủ động mạnh dạn tự tin kể về những gì mình tưởng tượng: 
Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào? 
Trò chơi 3: Sóng biển rì rào 
Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác. Tạo 
cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau. 
Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng. 
Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi 
những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển 
reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng 
ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé”. 
Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng 
nhạc hay là la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng. 
Trò chơi 4: Chung sức 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
21 
Mục đích: Phát triển ở trẻ tính nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin, biết kết hợp cùng 
bạn để chơi 
Chuẩn bị: Bản nhạc sôi động. 10 chiếc vòng thể dục kết vào nhau thành 2 dẫy 
Cách chơi: Mỗi lượt chơi cho 10 bạn, chia thành 2 đội, mỗi bạn của mỗi đội 
ngồi xổm vào 1 vòng và 2 tay cầm vòng lên ngang hông, khi có hiệu lệnh thì 
ngồi xổm di chuyển từ vạch xuất phát tới đích đội nào mà về được đích trước 
mà không phạm luật thì đội đó sẽ chiến thắng 
Thông qua trò chơi này tôi thấy những trẻ nhút nhát, thụ động ở lớp mạnh dạn , 
tự tin hơn rõ rệt 
Hình ảnh: Bé chơi trò chơi tập thể 
3.7. Biện pháp 7: Dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin thông qua hoạt động vui chơi 
Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi đặc biệt 
ở lứa tuổi mầm non. Qua vui chơi không những hình thành cho trẻ óc tưởng 
tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn 
giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với 
những người xung quanh. Chỉ khi chơi trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả 
mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ 
lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện. Như vậy, hoạt động vui chơi được 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
22 
nhìn nhận với phương diện như là phương tiện để giáo dục nhân cách cho trẻ 
mầm non. Vui chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo, thực 
hiện tác động qua lại giữa trẻ với trẻ, trẻ với môi trường xung quanh; trong vui 
chơi trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, khi chơi các trò chơi trẻ lĩnh hội 
kinh nghiệm xã hội của người lớn một cách tự nhiên, lĩnh hội những kiến thức, 
những kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành động, những chuẩn mực đạo 
đức, những nguyên tắc sống....Trong vui chơi trẻ hoạt động tự lực, tự nguyện và 
tự tin; xã hội trẻ em được hình thành trong quá trình vui chơi sẽ phát triển việc 
tự tổ chức, hình thành và biểu hiện những phẩm chất mang tính xã hội: khả năng 
hoà nhập vào nhóm chơi, khả năng hoạt động đóng vai, khả năng phục tùng 
những yêu cầu của xã hội trẻ em và bộc lộ những khả năng riêng của trẻ. 
 Tóm lại: Vui chơi là một trong những nhu cầu đầu tiên của trẻ. Trẻ muốn 
chơi và thích chơi. Trẻ được hoạt động vui chơi dưới hình thức trẻ làm trung 
tâm đã tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin và 
hứng thú, dám thể hiện “cái tôi” của mình, bước đầu đặt nền tảng cho việc đào 
tạo nên những con người mạnh dạn tự tin, dám nghĩ, dám làm trong tương lai. 
Hình ảnh: Trẻ chơi góc bán hàng 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
23 
Hình ảnh: Trẻ chơi góc xây dựng 
3.8. Biện pháp 8: Phối hợp với Ban giám hiệu tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ 
 Có thể nói, việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình 
thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc 
tích cực.Thông qua đó, trẻ được học và mạnh dạn tự tin giao tiếp với cô giáo, 
bạn bè và cha mẹ. Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với cô giáo cùng 
lớp và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học tham mưu với Ban giám hiệu và xin ý 
kiến chỉ đạo về các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú 
ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, 
Hội chợ xuân, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố 
gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực 
tham gia hoạt động. 
Ví dụ: Ngày 20/10 – Ngày phụ nữ Việt Nam 
Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày 
hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng 
bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ tô, vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu 
thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. 
Cùng trẻ trang trí bưu thiếp để chúc bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: “Con chúc 
mẹ của con luôn xinh đẹp và trẻ mãi” hay “Con chúc bà luôn khoẻ mạnh” 
Các bé được “bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ. Không 
thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên 
 Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) 
24 
những khuôn mặt ngây thơ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_tinh_manh_dan_tu.pdf