Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi

4. Nội dung tóm tắt:

+ Trẻ 3-4 tuổi đôi bàn tay chưa phát triển hoàn thiện nên các thao tác tạo hình của

trẻ vẫn chưa được thành thạo, sự tập trung của trẻ còn chưa cao nên các sản phẩm

tạo hình của trẻ chưa có kết quả cao. Để trẻ đạt được những kết quả đáng mong

đợi thì hàng ngày tôi luôn tạo các tình huống mới lạ giúp kích thích trí tò mò của

trẻ. Ngoài ra tôi luôn trang trí lớp bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh nhiều màu sắc

để tạo hứng thú cho trẻ đến trường, bên cạnh đó cô luôn cho trẻ đi tham quan môi

trường trong và ngoài lớp giúp trẻ có những biểu tượng hình ảnh. Ngoài ra cô giáo

cũng thường xuyên phối kết hợp với cha mẹ trẻ để nắm bắt thông tin của trẻ để có

hướng giáo dục trẻ có hiệu quả. Bên cạnh đó tôi cũng luôn trau dồi các kiến thức

để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bản thân, thường xuyên dự giờ các

đồng nghiệp trong và ngoài trường để trau dồi kinh nghiệm giảng dạy.

+ Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến: Những giải pháp này tôi áp dụng tại

lớp mầm 1 và tôi tin rằng những biện pháp này nếu áp dụng ở trẻ 3-4 tuổi trong

toàn trường cũng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực và các trường có thể áp

dụng để mang lại hiệu quả tốt.

pdf 22 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 3194Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải sáng tạo, sử dụng nhiều nguyên vật liệu mở nhằm gây 
hứng thú cho trẻ. 
Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình đã giúp cho trẻ phát 
triển rất tốt về mọi mặt, song tôi thấy được các phương pháp đang được sử dụng 
còn mang tính áp đặt chưa thực sự mang lại kết quả như mong đợi, giáo viên 
còn thiếu sự linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động tạo hình. Trẻ chưa 
thực sự phát huy hết được khả năng của mình, mặt khác sự hứng thú, kỹ năng 
tạo ra sản phẩm tạo hình của trẻ chưa cao. 
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3- 4 tuổi, đây là giai đoạn đầu 
của tuổi mẫu giáo vận động thao tác đôi bàn tay của trẻ còn hạn chế như kỹ năng 
cầm bút, tô màu, thao tác cắt, xé, dán, Còn chưa được thành thạo và sự tập 
trung của trẻ chưa cao nên yêu cầu đặt ra là người giáo viên phải quan tâm đến 
việc ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại để tạo sự hứng thú cho trẻ. Trẻ 
thông qua chơi cũng chính là trẻ đang tích cực học tập. 
4 
Nhận thức được điều đó và cũng thấy được tầm quan trọng của môn học 
này, là một người giáo viên dạy trẻ lớp 3-4 tuổi, tôi luôn trăn trở và mong muốn 
tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng môn tạo hình cho trẻ. Nên tôi lựa chọn 
đề tài “biện pháp nâng cao chất lượng môn tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi”. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 
 Tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ có sự phát triển trí tuệ, 
tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực khi hoạt động tạo hình, phát triển ở trẻ tính tò 
mò ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi phát triển óc quan sát phán đoán. Từ 
đó giáo dục cho trẻ biết giữ gìn sản phẩm, không được hái hoa bẻ cành và gìn 
giữ môi trường. 
 Trẻ biết một số kỹ năng đơn giản trong tạo hình như: tô màu, xé, dán, nặn. 
 Trẻ biết sử dụng những nguyên vật liệu để làm ra sản phẩn đẹp, sáng tạo 
như: Hoa, lá cây, giấy, màu .và trẻ biết cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên. 
 Trẻ biết yêu quý bảo vệ cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm làm ra và không hái 
hoa bẻ cành. 
3. Đối tượng nghiên cứu 
Đề tài nghiên cứu với 32 học sinh lớp 3-4 (mầm1) Trường Mầm Non Hoa 
Lan, do tôi chủ nhiệm. 
4. Giới Hạn của đề tài 
Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các vấn đề làm như thế nào để 
nâng cao hơn nữa chất lượng môn tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non 
Hoa Lan, thực hiện từ năm học 2019-2020 và những năm tiếp theo. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp quan sát 
 Phương pháp trực quan 
 Phương pháp dùng lời 
 Phương pháp thực hành ôn luyện 
 Phương pháp tìm tòi sáng tạo 
II – PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ Sở Lí Luận 
5 
 Hoạt động tạo hình là một bộ môn rất quan trọng đối với trẻ, giúp trẻ phát 
triển thẩm mĩ sáng tạo, phát triển cảm giác, tri giác và thẩm mĩ, phát triển khả 
năng cảm thụ và khả năng sáng tạo đồng thời hoạt động tạo hình là sự biểu lộ 
thái độ, tình cảm yêu gét của trẻ đối với thể giới xung quanh. 
 Nổi bật những đặc điểm nhận thức về cảm thụ tạo hình đầu tiên ở trẻ mẫu 
giáo là xây dựng chương trình dạy phù hợp và đề ra hệ thống phương pháp 
giảng dạy, các nguyên tắc giảng dạy sao cho phù hợp với trẻ, đòi hỏi người giáo 
viên phải dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ để khai thác sự hứng thú hoạt động 
tạo cơ hội cho trẻ phát triển khả năng tự khám phá tìm tòi. Nhưng giáo viên phải 
động viên, khuyến khích để kích thích trẻ hòa nhập với cuộc sống xung quanh, 
đó cũng chính là sự kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú, lôi cuốn 
trẻ vào hoạt động. Trong quá trình dạy học, thì giáo viên cần phải tổ chức nhiều 
hoạt động học tập để trẻ tự khám phá những điều trẻ cần học. Nó đều xuẩt phát 
từ những tình huống thực tế của cuộc sống như: Trẻ tự quan sát, trao đổi, giải 
quyết vấn đề từ đó trẻ dễ dàng nắm được những kiến thức mới. 
2. Thực Trạng Vấn Đề Nghiên Cứu 
* Thực trạng: 
 Trường mầm non Hoa Lan thuộc xã Eatoh - Huyện krôngnăng - Tỉnh 
Đăklăk, trường có 1 điểm trường chính và 3 điểm trường lẻ. 
Năm học 2019-2020, tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé 3-4 
tuổi, Lớp tôi có 2 giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn. Tổng số học sinh trong 
lớp 32 cháu trong đó: nam: 15, nữ: 17 cháu. 
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi gặp phải những thuận lợi và khó 
khăn như sau. 
* Thuận lợi 
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo nhà trường. 
- Một số cha mẹ học sinh rất quan tâm đến việc học của các con, nhiệt 
tình ủng hộ một số trang thiết bị cần thiết liên quan đến việc dạy và học tạo hình 
của cô và trẻ. 
- Đồ dùng, Đồ chơi trang thiết bị phục vụ giảng dạy tương đối đầy đủ. 
6 
- Ban lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên được nâng cao 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia dự giờ các tiết dạy mẫu, tiết cụm, học 
hỏi các trường bạn để góp ý rút kinh nghiệm. 
* Khó khăn. 
- Số trẻ trong lớp khá đông và không đồng đều về chất lượng. 
- Đa phần các cháu không qua lớp nhà trẻ mà ở nhà đến 3 tuổi thì đi học 
mẫu giáo bé. 
- Một số trẻ ở nhà được cha mẹ nuông chiều nên không có tính tự lập, ỉ lại 
và không thích tham gia hoạt động. 
- Một số phụ huynh trong lớp chưa thực sự quan tâm đến con em và cũng 
chưa hiểu hết về nghành học giáo dục mầm non. 
- Phòng học chật hẹp, thiếu diện tích, không có không gian để trưng bày 
sản phẩm cho trẻ. 
- Đồ dùng, đồ chơi liên quan đến môn học đã được đầu tư nhưng vẫn còn 
nhiều thiếu thốn. 
- Hình thức giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình còn chưa được phong 
phú. 
* Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm cho thấy: 
Stt Nội dung Tổng 
Số trẻ 
 Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu 
cầu 
Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 
1 Trẻ hứng thú khi tham 
gia hoạt đông tạo hình. 
32 17/32 53,2 15/32 46,8 
2 Khả năng tập trung chý ý. 32 18/32 56,3 14/32 43,7 
3 Biết tô màu ít bị lem ra 
ngoài. 
32 19/32 59,4 13/32 40,6 
4 Biết nhận xét sản phẩm. 32 15/32 46,8 17/32 53,2 
 Từ kết quả trên cho thấy: 
- Trẻ chưa hứng thú trong hoạt động tạo hình chiếm tỉ lệ cao. 
7 
- Kỹ năng cầm bút của trẻ còn nhiều hạn chế, sản phẩm của trẻ chưa có sự 
sáng tạo. 
- Khả năng tập trung chú ý của trẻ chưa cao. 
- Khả năng nhận xét tranh của trẻ còn kém. 
- Trẻ chưa biết cách tô màu và phối màu hợp lí. 
Từ những thuận lợi, khó khăn và khảo sát thực trạng đầu năm như vậy, tôi 
đã thực hiện áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng môn tạo hình cho 
trẻ. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp: 
Qua đề tài này, biện pháp sử dụng để nghiên cứu là khảo sát khả năng, kỹ 
năng tham gia các hoạt động tạo hình trong thực tiễn của trẻ. Trên cơ sở đó, đề 
ra một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao khả năng và kỹ năng tham 
gia hoạt động tạo hình của trẻ. 
a. Mục tiêu của giải pháp: 
Qua nghiên cứu và áp dụng thực tế các biện pháp nhằm đưa môn tạo hình 
ngày càng trở nên gần gũi với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động một cách 
thoải mái tích cực. Đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ, phát triển trí tưởng 
tượng, sáng tạo, phát huy được các năng lực bên trong của trẻ. Đó là mục tiêu 
của các biện pháp, giải pháp tôi đưa ra. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 
Trong hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, bởi vậy có thể khẳng 
định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát 
triển ở trẻ khả hoạt động trí tuệ. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ 
về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên giầu có hơn về cả 
lượng và chất. 
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học phong phú, tổ chức các hoạt 
động gây hứng thú. 
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3- 4 tuổi, đây là giai đoạn đầu 
của tuổi mẫu giáo vận động thao tác đôi bàn tay của trẻ còn hạn chế như kỹ năng 
cầm bút, tô màu, thao tác cắt, xé, dán..còn chưa được thành thạo và sự tập trung 
8 
của trẻ chưa cao nên yêu cầu đặt ra là người giáo viên phải quan tâm đến việc 
ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại để tạo sự hứng thú cho trẻ. Đối với 
trẻ 3-4 tuổi môi trường giáo dục phong phú và tạo sự hứng thú cho trẻ là vô 
cùng quan trọng. 
 Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3-4 tuổi như vậy, trong quá trình 
hoạt động tôi luôn tạo hứng thú cho trẻ bằng cách đưa ra những tình huống bất 
ngờ gợi mở cho trẻ, ngoài ra muốn thu hút được sự chú ý của trẻ trước hết cô 
phải tạo điều kiện cho trẻ được sống trong một không gian đẹp, đảm bảo tính 
thẩm mỹ. 
 Đối với môi trường trong lớp học: Tôi đã trang trí, sắp xếp lớp học đẹp, 
thoáng, sáng tạo, các góc trong lớp luôn được thay đổi theo chủ đề, chủ điểm. 
(Hình ảnh lớp được thay đổi theo từng chủ đề) 
Ngoài ra khi trang trí các góc khác của lớp thì tôi luôn sưu tầm những 
hình ảnh con vật ngộ nghĩnh, dễ thương có màu sắc đẹp, bắt mắt và có bố cục 
hợp lý. 
(hình ảnh các góc của lớp trang trí ngỗ nghĩnh) 
9 
Tôi sẽ thay đổi những bức tranh theo những chủ đề nhánh vào mỗi góc và 
thay đổi cả cách trình bày trang trí góc. 
( Hình ảnh các góc được thay đổi hàng tháng ) 
Nơi để trẻ trưng bày sản phẩm tôi đã sáng tạo trang trí cho mỗi trẻ một ô 
có hình ảnh ngộ nghĩnh và ký hiệu riêng để trẻ biết đó là nơi treo tranh của 
mình. 
( Hình ảnh góc tạo hình của lớp ) 
Trẻ rất thích thú khi bức tranh của mình được cô trưng bày lên. Để góc tạo hình 
thật sự hấp dẫn tôi treo những bức tranh thật sinh động để trẻ quan sát, nhận xét, 
10 
đánh giá. Từ đó tôi sẽ cho trẻ tự tay lên treo sản phẩm mỗi khi trẻ hoàn thành 
xong sản phẩm, tôi thấy được khi trẻ tự lên trưng bày sản phẩm, được nhìn ngắm 
thỏa thích và hài lòng về sản phẩm mà mình đã tạo ra đồng thời trẻ có thể so 
sánh bài của mình với các bạn từ đó kích thích lòng ham muốn hoạt động tạo 
hình để tạo ra các sản phẩm đẹp hơn nữa. 
(Sản phẩm của trẻ) 
 Bên cạnh đó tôi cũng treo những bức tranh chưa đạt để trẻ phấn đấu bài 
của mình làm sao vẽ đẹp hơn, tôi cũng động viên khuyến khích những trẻ làm 
chậm cố gắng hoàn thành sản phẩm nhanh hơn để cho góc tạo hình được phong 
phú đa dạng. 
 Đối với môi trường ngoài lớp: Ngoài những hoạt động ở trong lớp thì tôi 
cũng thường xuyên cho trẻ hoạt động ở môi trường ngoài lớp học, giúp trẻ có 
thêm vốn kiến thức về biểu tượng hình ảnh. 
( Hình ảnh trẻ hoạt động ở môi trường ngoài lớp) 
11 
Để trẻ hứng thú với môi trường ngoài lớp thì tôi cũng thường xuyên tham 
mưu với ban lãnh đạo nhà trường để treo những tranh ảnh, trưng bày những 
nguyên vật liệu phong phú, bố trí sắp xếp dồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, hợp lý có 
khoa học. Để trẻ được thường xuyên tham gia các hoạt động không những trong 
lớp mà còn được hoạt động ở môi trường ngoài lớp học. 
(Hình ảnh môi trường ngoài lớp học) 
 Tổ chức hoạt động có chủ đích: Thường xuyên tổ chức các hoạt động có 
chủ đích cho trẻ hoạt động, khi tổ chức cần chuẩn bị các nguyên vật liệu, đồ 
dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng, màu sắc hấp dẫn để trẻ được thỏa sức sáng 
tạo và lựa chọn cách thể hiện sản phẩm theo sở thích của mình. 
(Hình ảnh tiêt học tạo hình của trẻ) 
Cho trẻ làm quen mọi lúc, mọi nơi: Đối với một tiết học tạo hình, thời 
gian không dài để cô giáo có thể truyền thụ được hết kiến thức vì vậy muốn đạt 
12 
kết quả tốt thì phải cho cháu làm quen ở mọi lúc, mọi nơi. Tạo điều kiện cho trẻ 
thường xuyên tiếp xúc với môi trừơng xung quanh để trẻ có được biểu tượng 
phong phú về đối tượng qua hoạt động ở môi trường ngoài lớp. Cho trẻ quan sát 
các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên trong cuộc sống, cô khuyến khích trẻ vẽ 
trên đất, cát, nền gạch, làm đồ chơi bằng lá cây. 
( Hình ảnh trẻ vẽ trên nền, tường sân trường) 
 Giờ đón trẻ: Cô tạo tâm thế cho trẻ thoải mái, gây sự chú ý đến hình ảnh ở 
các góc cho trẻ một cách tự nhiên theo ý thích. Qua đó kích thích được sự sáng 
tạo của trẻ một cách dễ dàng. 
(Hình ảnh ở các góc cho trẻ quan sát) 
 Hoạt động ngoài trời: Qua quá trình chơi tự do cô giáo hướng cho các 
cháu vẽ trên gạch, xếp hột hạt, que tính... đề tài mà mình sắp dạy để cháu có 
những biểu tượng của đề tài đó khi vào tiết dạy cô giáo truyền thụ một cách dễ 
dàng hơn. 
13 
 Hoạt động góc: Cô có thể tận dụng cho trẻ ôn luyện các kĩ năng đã học 
qua các hoạt động góc, ở hoạt động này cô chuẩn bị tranh ảnh phong phú, ngộ 
ngĩnh phù hợp với chủ đề cho trẻ thực hiện, các cháu rất hứng thú để tạo ra các 
sản phẩm của mình một cách sáng tạo. 
( Trẻ ôn luyện thêm ở giờ hoạt động góc) 
Hoạt động chiều: Giáo viên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tạo 
hình theo ý thích. Qua đó giáo viên giúp đỡ những trẻ còn yếu trong các kỹ năng 
như tập tô, vẽ, nặn, dán.. 
( Hình ảnh những cháu còn yếu ngồi tập tô) 
Biện pháp 2: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ. 
 Trong quá trình dạy trẻ việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là rất 
quan trọng. Qua đó cô giáo sẽ nắm bắt được tình hình của cháu ở nhà cũng như 
ở lớp để từ đó có biện pháp dạy cháu được tốt hơn. 
 Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã trao đổi với phụ huynh về 
mong muốn của mình và những việc làm tưởng như đơn giản nhưng không được 
14 
xem nhẹ vì nó có hiệu quả rất lớn trong việc hình thành xây dựng ý thức ban đầu 
cho trẻ. Tôi đã lập một nhóm phụ huynh của lớp và thường xuyên trao đổi về 
tình hình học tập, sức khỏe của trẻ ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh vào 
các giờ đón trẻ, trả trẻ. Vì mỗi cháu đều có đặc điểm tâm sinh lí khác nhau, mức 
độ tiếp thu khác nhau, do đó nhà trường, cô giáo cần phối hợp với cha mẹ để tìm 
ra biện pháp nhằm khắc phục những vấn đề khó khăn trong việc dạy trẻ. 
 Những cháu còn yếu môn vẽ cô giáo sẽ có biện pháp để kích thích động 
viên cháu vẽ được tốt hơn ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh nhằm hỗ trợ 
cô giáo trong việc rèn luyện thêm cho cháu khi ở nhà. 
VD: Đối với những cháu có năng khiếu vẽ, tôi cho trẻ xem tranh mẫu 
hoặc vẽ mẫu một đề tài nào đó rồi dặn cháu về nhà cháu hãy vẽ theo ý thích của 
mình, ngày mai con hãy đưa bức tranh lên lớp, cô sẽ trưng bày lên góc tạo hình, 
cháu rất thích thú vì sản phẩm của mình được cô treo lên để các bạn cùng xem. 
 Tuyên truyền cho phụ huynh biết được tầm quan trọng của ngành học 
mầm non, kêu gọi phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu phục vụ cho việc dạy 
và học nói chung và cho môn học tạo hình nói riêng, nhằm giúp cho phụ huynh 
gần gũi hơn với cô và quan tâm nhiều hơn đến việc học của trẻ. 
Tổ chức một số hội thi nhằm gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ trẻ và nhà 
trường, cũng góp phần giúp phụ huynh quan tâm hơn đến việc dạy và học của cô 
và trò. 
(Hình ảnh hội thi trang trí mâm cỗ đẹp) 
Biện Pháp 3: Nâng Cao Tay Nghề 
15 
 Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, các buổi học chuyên đề do 
ngành và trường tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
( Hình ảnh giáo viên tham gia tập huấn chuyên đề do trường tổ chức) 
Sau khi dự chuyên đề xong, trong buổi họp khối, giáo viên cùng nhau phân tích 
chuyên đề sẽ áp dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình nhà trường, đặc 
điểm học sinh của từng lớp, tránh trường hợp vận dụng một cách rập khuôn, 
máy móc. 
( Giáo viên cùng nhau phân tích tiết tạo hình) 
 Học tập kinh nghiệm thông qua trao đổi với đồng nghiệp, qua mạng, qua 
sách báo, để nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa. 
Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục cho đồng nghiệp xây dựng 
góp ý kiến và học hỏi chuyên môn đồng nghiệp thông qua các tiết học. 
16 
(hình ảnh tiết học của bé ) 
Sử dụng giáo án điện tử vào trong hoạt động giảng dạy, Dự giờ Học hỏi 
kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài trường. 
 Tuy nhiên, bất kì một nội dung nào được giao lưu học tập cũng phải có sự 
chọn lọc, cải tiến sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 
c: Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, 
phạm vi và hiệu quả ứng dụng. 
* Kết quả: 
Từ những biện pháp trên, sau một năm thực hiện, qua sự cố gắng của bản 
thân, và sự quan tâm của các chị em đồng nghiệp, kết quả đạt được của bộ môn 
tạo hình ở lớp tôi đã có những tiến bộ rõ ràng. 
- Đa số các cháu đều hứng thú, phấn khởi khi tham gia họt động tạo hình 
vì trẻ được do phát huy khả năng của mình. 
- Trẻ đã áp dụng vào các môn học khác rất thành thạo và thích thú. 
- Nhìn chung các cháu đã biết cách cầm bút, tô màu ít bị chườm ra ngoài 
và vẽ được những nét đơn giản. 
- Sản phẩm của trẻ đạt chất lượng hơn về mọi mặt ( màu sắc, bố cục, 
đường nét...). 
- Đối với bản thân: Tôi thấy sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi đã 
trau dồi thêm được vốn hiểu biết, kinh nghiệm cũng như lòng say mê học hỏi, 
tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, chú ý hơn đến thực trạng học sinh của mình. 
17 
- Giúp bản thân nâng cao sự tinh tế, nhạy bén hơn trong việc nắm bắt tâm 
lý trẻ và biết được mức độ tiếp thu hoạt động tạo hình của trẻ, từ đó có những 
biện pháp phù hợp tác động lên trẻ giúp trẻ học tốt, hứng thú với môn tạo hình. 
- Kết quả Khảo sát thực trạng chất lượng tạo hình tháng 4 năm 2020: 
Stt Nội dung 
Tổng 
Số trẻ 
Đạt yêu cầu 
Chưa đạt yêu 
cầu 
Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 
1 
Trẻ hứng thú khi tham 
gia hoạt đông tạo hình 
32 28/32 87,5 % 04/32 12,5 
2 
Khả năng tập trung chú 
ý 
32 27/32 84,4 05/32 15,6 
3 
Biết tô màu ít lem ra 
ngoài. 
32 26/32 81,2 06/32 18,8 
4 Biết nhận xét sản phẩm 32 26/32 81,2 06/32 18,8 
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
Ngoài nâng cao chất lượng cho học sinh về môn học tạo hình đề tài còn có 
tác dụng tuyên truyền đến cha mẹ học sinh và cộng động xã hội đóng góp quan 
tâm hơn đến việc dạy và học của con em mình. 
* Phạm vi và hiệu quả ứng dụng 
Những giải pháp này tôi áp dụng đã có những kết quả tốt tại lớp mầm 1 và tôi 
tin rằng những biện pháp này nếu áp dụng ở trẻ 3-4 tuổi trong toàn trường cũng 
sẽ mang lại những hiệu quả tích cực và các trường có thể áp dụng để mang lại 
hiệu quả tốt trên trẻ. 
III: KẾT LUẬN –KIẾN NGHỊ 
1.Kết luận : 
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế ở lớp, tôi đã rút ra cho mình 
những bài học kinh nghiệm bổ ích trong hoạt động dạy trẻ hoạt động tạo hình 
đạt hiệu quả. 
Đầu tiên, phải khảo sát kĩ chất lượng trẻ đầu năm để nắm được khả năng 
tạo hình của từng trẻ và đưa ra kế hoạch dạy trẻ phù hợp. 
18 
Tìm ra những giải pháp mang lại hiệu quả, gây hứng thú cho trẻ, xây dựng 
môi trường học hấp dẫn, đẹp mắt, kích thích tính tò mò, ham học hỏi ở trẻ. 
Phát hiện khả năng từng trẻ để có hướng bồi dưỡng thêm cho trẻ có năng 
khiếu tạo hình, rèn luyện giúp đỡ những trẻ còn yếu. 
Luôn chú ý đến nguyên tắc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cô là người dẫn 
dắt, gợi mở giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình. 
Sáng tạo đổi mới đồ dùng đồ chơi phương pháp dạy giúp trẻ hứng thú vào 
tiết học. Tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào các giờ học. 
Luôn rèn luyện trau dồi vốn kiến thức, học hỏi trau dồi kinh nghiệm của 
đồng nghiệp, học tập qua mạng, sách báo, internet để cập nhật những cái mới. 
Không ngừng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, nắm bắt 
những phương pháp, hình thức dạy đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy. 
Thường xuyên trao đổi thông tin với phụ huynh học sinh để phối kết hợp 
trong việc dạy và học cho trẻ đạt được hiệu quả cao. 
Muốn đạt được kết quả cao trong các hoạt động nói chung và hoạt động 
tạo hình nói riêng tôi luôn tìm tòi học hỏi để trình độ chuyên môn ngày càng 
được nâng cao hơn. 
Có sự chuẩn bị giáo án đầy đủ, nắm thật chắc phương pháp lên lớp trình 
tự từng loại tiết để giảng dạy, biết dựa vào vốn kinh nghiệm, năng khiếu của trẻ 
để giáo viên khai thác hoạt động của trẻ. 
Đồ dùng là phần quan trọng nhất trong phương pháp trực quan. Vì thế tôi 
đã sử dụng những vật thật, đồ dùng đẹp, sinh động. Tôi luôn tự tìm ra những 
nguyên liệu đồ dùng từ những nguyên vật liệu có sẵn, vừa đẹp, vừa thẩm mĩ, ít 
tốn kém. Cho trẻ làm quen tạo hình ở mọi lúc mọi nơi. 
Khi cho trẻ thực hiện cần khuyến khích, động viên trẻ phải có biện pháp 
thủ thuật để lôi cuốn thu hút sự chú ý của trẻ. 
Điều cần thiết nữa là phải phối hợp với phụ huynh thật tốt để tìm ra biện 
pháp dạy trẻ ngày càng chất lượng hơn. 
19 
Riêng tôi là một giáo viên mầm non không những nắm vững phương pháp 
bộ môn mà phải là người nhiệt tình, năng nổ, lòng say mê yêu ngề, mến trẻ. Khi 
chúng ta yê

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_mon_tao_hinh_cho_tre_3.pdf