PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang tính nền tảng rất
quan trọng đối với việc giáo dục trẻ sau này. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng
rất non nớt, rất trong sáng và rất dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái
xấu từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này nếu chúng ta không biết cách uốn
nắn và dạy dỗ trẻ không đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau. Chính
vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt
ngay từ nhỏ. Như ông bà ta đã từng nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Thật vậy,
với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều các bậc phụ huynh có ít thời
gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chính vì vậy trẻ thường hay ỉ lại và
không thể tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát, lém
lỉnh hơn nhiều so với trẻ em ngày xưa. Tuy nhiên các cháu lại rất thiếu các kĩ
năng sống, thiếu khả năng tự lập và thường hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp
khó khăn là chúng thường tìm ngay đến người lớn mà không tự mình tìm cách
giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, tình cảm của trẻ. Vì
thế, để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên như tôi phải tìm cách
hướng dẫn và chỉ bảo cho trẻ những kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ. Chăm sóc
sức khỏe trẻ thơ là công việc của toàn xã hội. Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi
dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác chăm sóc giáo dục
trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói
quen tự phục vụ ngay từ bây giờ. Các hoạt động trong chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú. Quan hệ giữa cô và các cháu là
quan hệ mẹ con gần gũi nhau trong từng biểu hiện, từ lời nói đến hành động.
Phát huy đặc trưng các môn học chúng ta phải thể hiện hết chức năng và chăm
sóc giáo dục, hai chức năng này song song hòa quyện với nhau. Nếu trẻ biết tự
phục vụ, sẽ biết quý trọng bản thân và hình thành kỹ năng sống tích cực trong
trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống, hòa nhập với môi trường xung quanh. Ở mỗi
lứa tuổi trẻ rất cần những tác động khác nhau đến kỹ năng sống của trẻ. Theo
những nghiên cứu gần đây của khoa học về sự phát triển của não trẻ chỉ ra rằng
“ Trẻ ở lứa tuổi này hoàn toàn có khả năng giao tiếp, khả năng tự kiểm soát
thích nghi và thể hiện cảm xúc của mình. Trẻ cũng hoàn toàn có khả năng hòa
nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập, tự phục vụ cho chính mình. Chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ cho quá trình học tập suốt đời của trẻ.
ều cháu khả năng tự phục vụ còn rất yếu, còn rụt rè nhút nhát, nhiều trẻ còn chưa hiểu được yêu cầu của cô thích tự làm theo ý của mình nên gây ra nhiều khó khăn trong việc rèn nề nếp trẻ. - Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho con em mình. “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 7 - Trẻ bị ảnh hưởng từ cuộc sống hàng ngày khi cha mẹ cho tiếp xúc nhiều với công nghệ, internet, máy tính, di động. - Trẻ quen được cha mẹ bao bọc làm thay mọi việc nên ỷ lại dựa dẫm không có tính tự lập. 3. Khảo sát thực tế - Qua thực tế hoạt động của cô và trẻ lớp mình khi tham gia hoạt động vào đầu năm học tôi đã khảo sát và được kết quả như sau: * Bảng 1 kết quả khảo sát khả năng tự phục vụ của trẻ trong lớp đầu năm STT Nội dung khảo sát Tổn g số trẻ Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Tự xúc cơm ăn 27 7 26 20 74 2 Tự cầm cốc uống nước 27 17 63 10 37 3 Tự cởi, mặc quần áo 27 10 37 17 63 4 Tự lấy, cất đồ dùng cá nhân 27 12 44 15 56 5 Tự xúc miệng sau khi ăn 27 9 33 18 67 6 Tự cất bát, ghế sau khi ăn 27 8 30 19 70 7 Không để bố mẹ bế khi đến lớp 27 15 56 12 44 * Bảng 2 khảo sát của cô STT Đầu năm Đạt % 1 Kiến thức sư phạm 95% 2 Kỹ năng sư phạm 75% 3 Khả năng hướng dẫn và thu hút trẻ tham gia hoạt động 65% - Từ bảng khảo sát trên tôi nhận thấy : + Trẻ chưa thật sự chưa có kỹ năng và nề nếp tự phục vụ nhiều trẻ còn rất yếu, còn rụt rè và nhút nhát khi tham gia hoạt động. Đa số trẻ còn nhốn nháo, chưa tập trung chú ý. Nhiều trẻ còn rất yếu trong những công việc tự phục vụ, khi đi vệ sinh trẻ chưa biết tự cởi quần nên tè dầm. Khi ăn cơm trẻ luôn bị động ngồi chờ các cô xúc cho và không chịu tự tay xúc ăn. Sau khi ăn xong lại chưa có thói “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 8 quen tự cất đồ dùng, bát, ghế của mình. Nhiều trẻ trong lơp không tự đi mà bắt bố mẹ bế, cõng khi vào lớp, không tự cất dép, balô của mình. Từ đó làm cho trẻ có tính ỷ lại cao. + Cô giáo chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động nên kỹ năng sư phạm chưa cao. - Từ các thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ và nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi rèn kỹ năng sống. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tự phục vụ. - Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến trẻ thông qua bản thân và nhân cách của mình. Bản thân tôi là một giáo viên nên cần phải có vai trò như một năng lực tổng hợp, và cần có năng lực nghề nghiệp mới. Chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập được thường xuyên và suốt đời, là cách tự bồi dưỡng tự làm giàu kiến thức chư mình - Là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 3 – 4 tuổi, nhằm thược hiện tốt nhiệm vụ được giao tôi đã tự học tự bồi dưỡng bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của mình. Đặc biệt đi sâu nghiên cứu những kỹ năng sống cơ bản để dạy cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo bé bằng nhiều hình thức như: + Tự đọc qua sách báo, tạp chí, mạng xã hội, bạn bè đồng nghiệp. + Từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch hoạt động cho từng tháng, từng tuần theo từng chủ đề. + Hàng tháng tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn do nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức. + Tham gia các buổi tập huấn chuyên đề, các đợt hôi giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện. - Qua đó tôi nhận thức được sâu sắc và xác định được kỹ năng sống cơ bản, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau giúp trẻ phát triển những kỹ năng sống phù hợp như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. - Và qua các hình thức tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tự phục vụ đã giúp tôi nhận thức đúng đắn về yêu cầu, nội dung, hình thức cũng như phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống để áp dụng vào các hoạt động hàng ngày đạt kết quả cao nhất. “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 9 2. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng sống thông qua các hoạt động - Trẻ mầm non có nhiều bài học có thể giáo dục kỹ năng sống đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, hợp tác, xử láy tình huống, tự phục vụMuốn dạy trẻ trước hết chúng ta phải yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học tập và vui chơi. - Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có hiệu quả tôi đã vận dụng vào các môn học và các hoạt động như: giờ học toán, khám phá, thể dục, văn học, giờ học nghệ thuật, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động tập thể, hoạt động lao động, giờ ăn ngủ, các trò chơi,để cho trẻ được trải nghiệm và hứng thú tham gia các hoạt động. a. Thông qua giờ học - Giờ văn học: Trẻ mầm non rất thích nghe các câu chuyện cổ tích, bài thơ qua đó để lại cho trẻ những ấn tượng sâu sắc khó phai mờ. Tôi thường hay kể cho trẻ nghe các câu chuyện, đọc các bài thơ từ đó dạy trẻ yêu thương bạn bè, mọi người xung quanh và để gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ. Ví dụ: Khi kể chuyện “Củ cải trắng” tôi dạy trẻ biết yêu thương, giúp đỡ quan tâm tới bạn bè. “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 10 - Giờ thể dục: Tôi cho trẻ tập các bài tập nhằm rèn luyện cơ thể, bảo vệ sức khỏe, trẻ nhận thức được để có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối hài hòa thì trẻ cần siêng năng tập luyện. Trong khi tham gia hoạt động trẻ không được chen lấn xô đảy bạn, biết giúp đỡ bạn nhỏ hơn. Ví dụ: trong giờ học khi đi vòng tròn khởi động trẻ đi lần lượt không chen lấn nhau không chạy đùa xô đẩy bạn. - Giờ học nghệ thuật: Trong giờ tạo hình tôi luôn động viên khuyến khích trẻ tự đưa ra ý tưởng của mình tạo cơ hội cho trẻ được nói, bày tỏ mong muốn của mình, từ đó rèn trẻ kỹ năng mạnh dạn, hợp tác khi làm bài. Với tiết học xé dán tôi hướng dẫn trẻ kỹ năng xé để có được sản phẩm theo yêu cầu hoặc ý thích của trẻ. Sau khi học xong tôi rèn trẻ kỹ năng nhặt giáy rác vứt đúng nơi quy định, và rửa tay sach sẽ. Cũng như vậy trong giờ học âm nhạc tôi cho trẻ hát các bài hát như “Cháu yêu bà”, “ cả nhà thương nháu”, “ Cháu yêu cô chú công nhân” để trẻ thể hiện được tình yêu thương với gia đình, trẻ yêu mến những người xung quanh. - Giờ học khám phá: Với tiết khám phá về thế giới thực vật, trẻ hiểu được tầm quan trọng, ích lợi của cây cối, hoavới đời sống hàng ngày của con người. Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, và ăn uống những loại thực phẩm có lợi cho cơ thể và sức khỏe. Trẻ hiểu được ăn uống đủ chất giúp trẻ mạnh khỏe, phòng tránh một số bệnh qua đường tiêu hóa. a. Thông qua giờ ăn, ngủ - Hành vi văn minh trong ăn uống là 1 nét văn hóa trong thời đại hiện nay, ít người biết rằng văn hóa trong ăn uống là một trong những tieu chí đánh giá nhân cách con người. Chính vì vậy việc rèn trẻ thói quen hành vi trong ăn ngủ là rất cần thiết. Thói quen, hành vi ăn uống trong khi tổ chức cho trẻ ăn mang lại hiệu quả cao nhất. Thông qua giờ ăn tôi đã dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập. - Trước khi ăn: tôi cho trẻ làm một số công việc như tự vệ sinh cá nhân (rửa tay, lau mặt). “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 11 - Trong khi ăn: Biết cách sử dụng đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, không nói chuyện, ngồi ngay ngắn, ăn hết xuất. “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 12 - Sau khi ăn: Trẻ biết tự mình cất bát, thìa, ghế, vệ sinh lau miệng, súc miệng nước muối, thu dọn bài ăn. Ngoài ra tôi còn khuyến khích trẻ giúp cô chuẩn bị giờ ngủ như trải chiếu, lấy gối - Và tôi cũng lập sẵn một bảng phân công làm trực nhật giúp cô: nhóm Nội dung công việc 1 Giúp cô trải bạt 2 Giúp cô chia khăn lau– chia khay thìa 3 Giúp cô kê bàn 4 Giúp cô lau dọn bàn 5 Giúp cô trải chiếu 6 Giúp cô lấy chăn, gối Bảng phân công của trẻ trong giờ ăn – ngủ “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 13 c. Thông qua tổ chức trò chơi - Trẻ mầm non học mà chơi – chơi mà học. Tổ chức cho trẻ chơi chơi các trò chơi vận động để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là 1 biện pháp hữu ích mạng lại hiệu quả cao. Vì thế mà tôi đã tìm tòi và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi. - Trò chơi rèn tính hợp tác: Chuyển bóng + Trẻ thi đua 2 đội, đứng thành 2 hàng bạn đầu hàng cầm bóng. Khi có hiệu lệnh chuyển thì trẻ lần lượt chuyển cho nhau đến khi đến bạn cuối cùng thì mang bóng lên để vào rổ. Thời gian là 1 bản nhạc khi kết thúc đội nào chuyển được nhiều sẽ chiến thắng. + Luật chơi: Trẻ không đươc làm rơi bóng và bỏ cách người. - Trò chơi mang tính tự tin: Hái quả + trẻ đứng làm 2 hàng, lần lượt lên hái 1 quả trên cây và phải đi trên cầu + Luật chơi: trẻ không được làm rơi quả d. Thông qua hoạt động lao động - Hoạt động lao động trong trường mầm non có rất nhiều hình thức như: trực nhật, lao động tập thể, lao động trong thiên nhiênthông qua tổ chức cho trẻ lao động tôi cũng đã lồng ghép vào rèn kỹ năng sống cho trẻ. - lao động trực nhật là hình thức lao động đòi hỏi trẻ hoàn thành các nhiệm vụ nhằm phục vụ tập thể. Khi trẻ làm trực nhật tôi có thể rèn cho trẻ tính độc lập, tinh thần trách nhiệm, vì trẻ lần lượt được tham gia các hình thức trực nhật được phân công trong mỗi ngày và giúp trẻ hiểu được cộng việc của mình là cần thiết cho mọi người, giúp trẻ nâng cao tinh thần trách nhiệm trước tập thể. Trong khi lao động trẻ trao đổi, bàn bạc và phân công nhiệm vụ cho nhau, giúp nhau hoàn thành qua đó rèn trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Để trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tôi hướng dẫn trẻ thực hiện thứ tự công việc, kiểm tra lại giúp trẻ khi “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 14 cần thiết. Bên cạnh đó tôi luôn động viên, khuyến khích sự cố gắng của trẻ. Hàng ngày mỗi trẻ được phân công một công việc. Ngoài ra tôi còn tổ chức cho trẻ cùng lau dọn tủ đồ chơi, sắp xếp lại đồ dùng trong lớp vào thứ chiều 6 hàng tuần. - lao động trong thiên nhiên là trò chơi trẻ tham gia vào các công việc như: trồng cây, tưới cây, nhổ cỏ, nhặt lá trong sân trường qua đó giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, óc quan sát, giáo dục trẻ ý thức bảo vệ thiên nhiên. Trẻ được tham gia thường xuyên sẽ có kỹ năng sử dụng các dụng cụ, đồ dùng lao động. Trong khi lao động tôi thường nhắc nhở trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung, phải bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học. Khi tổ chức cho trẻ lao động tôi sẽ giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể cho từng nhóm để trẻ có thể tự phân công bàn bạc với nhau từ đó trẻ sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Sau mỗi buổi lao động tôi thường khuyến khích, khen ngợi những trẻ làm tốt nhiệm vụ được giao, và còn sử dụng hình thức nêu gương cắm cờ vào cuối tuần. “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 15 3. biện pháp 3: Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống qua các tình huống gặp phải Cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của Internet và công nghệ hiện đại, trẻ em dường như học được cách truy cập vào mạng nhiều hơn học kỹ năng sống cơ bản. Kỹ năng sống rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Được rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ từ lứa tuổi nhỏ giúp trẻ tạo dựng được nền tảng cơ bản trong suốt những năm thơ ấu của mình. * Rèn luyện kỹ năng bảo vệ bản thân Ngày nay, những nguy hiểm luôn rình tập trẻ ở khắp mọi nơi, những nguy nhiểm này không chỉ có ở gia đình mà còn có ở trường học, ở bất kỳ đâu trong cuộc sống hằng ngày. Trẻ vốn có tư duy non nớt và bản tính hiếu động, thích khám phá, vì vậy việc dạy cho con kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm là vô cùng cần thiết. Có một thực tế là hầu hết các bố mẹ đều ý thức rõ vai trò của việc dạy con tự nhận thức nguy nhiểm và bảo vệ bản thân nhưng không phải ai cũng có phương pháp dạy con đúng cách. Rất nhiều người đã lựa chọn việc nghiêm cấm con tiếp xúc với các nguy nhiểm và rủi ro mà không chú trọng việc giáo dục trau “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 16 dồi các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, sự nghiêm cấm này nhiều khi phản tác dụng dẫn đến việc con ngày càng tò mò và muốn khám phá hơn. Ngoài ra, các biện pháp an toàn khi tham gia hoạt động ngoài bên ngoài như đợi tín hiệu cho phép đi bộ tại nút giao thông, và mặc đồ bảo hộ trong khi chèo thuyền hoặc sử dụng các công cụ cũng là những kỹ năng vô cùng cần thiết. * Rèn luyện kỹ năng ứng xử với người lạ Bạn phải đảm bảo việc dạy con nhận biết được người quen, người lạ, người đáng tin, không đáng tin. Hướng dẫn bé cách giao tiếp với người lạ, cư xử khéo léo khi đi trên đường là bài học cần thiết mà bố mẹ nên dạy cho con. Hãy chắc chắn rằng con biết những người mà chúng có thể tìm được sự giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp khi xa nhà, chẳng hạn như một nhân viên cảnh sát hay giáo viên. Khi trẻ bắt đầu làm quen với các con số, các số điện thoại khẩn cấp trong những trường hợp khẩn cấp là điều bố mẹ không quên dạy con biết. Việc con giữ bình tĩnh khi gặp phải những tình huống khó khăn là điều rất cần thiết trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Hình 12: Trẻ nói “không” với người lạ * Sống có trách nhiệm Tinh thần trách nhiệm vô cùng cần thiết ảnh hưởng đến sự thành công của trẻ sau này, tuy nhiêu, dạy cho trẻ về tinh thần trách nhiệm có thể là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.Bố mẹ nên cho con hiểu về tinh thần trách nhiệm ngay từ những công việc cụ thể hằng ngày, liên quan trực tiếp đến con như việc dọn dẹp đồ chơi hay sắp xếp bàn học gọn gàng, giúp đỡ bố mẹ trong những việc nhà nhỏ nhặt. Rất nhiều bậc phụ huynh tỏ ra khó chịu khi phải theo dõi và chịu hậu quả “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 17 khi con cái không làm tròn trách nhiệm. Tuy nhiên, việc luôn luôn thay thế trẻ xử lý những tình huống khó khăn sẽ chỉ làm chúng ngày càng dựa dẫm vào người khác và nếu con không có trách nhiệm với bản thân ngay từ nhỏ thì lớn lên, bố mẹ sẽ còn cảm thấy khó chịu hơn nhiều đối với những việc thiếu trách nhiệm khi con không hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng này. Rèn luyện kỹ năng sống này cho trẻ thường xuyên, chúng ta sẽ giúp định hình nhân cách và hành động của trẻ theo chiều hướng tích cực... Trẻ tự thực hiện những công việc nhỏ nhặt nhất. * Đưa ra những lựa chọn khôn ngoan Nhiều cha mẹ cho rằng, đối với trẻ nhỏ thì việc đòi hỏi kỹ năng đưa ra quyết định là việc quá khó đối với trẻ, tuy nhiên, bắt đầu dạy con làm thế nào để có những sự lựa chọn khôn ngoan ngay từ nhỏ là điều cần thiết để con có được những phương án lựa chọn trong mọi lĩnh vực về cuộc sống. Khi còn nhỏ, trẻ hoàn toàn đưa ra được tùy chọn thực đơn cho bữa ăn trưa. Lớn hơn một chút là sự tự do trong lựa chọn quần áo, địa điểm du lịch, các khóa học. Hãy luôn đồng hành cùng con trong việc ra quyết định. * Tự tin thể hiện mình Tự tin không phải là yếu tố quan trọng duy nhất khiến con thành công sau này, tuy nhiên nếu thiếu điều này, không chỉ trẻ em mà cả người lớn đều khó đạt được những thành công trong trường học và cuộc sống. Bố mẹ cần khuyến khích con không ngần ngại thể hiện mình trong các mối quan hệ xã hội, không ngần ngại khám phá những điều mới mẻ và thú vị trong cuộc sống. Học cách tự tin thể hiện mình ngay từ nhỏ giúp trẻ vượt qua được những khó khăn, trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời. * Kỹ năng giao tiếp xã hội “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 18 Giao tiếp xã hội xuất hiện ngay từ khi bé chào đơi, đây là kỹ năng quan trọng để con tồn tại và phát triển. Ban đầu, nó là những giao tiếp thông qua cử chỉ tay chân, biểu cảm, tiếng khóc,lớn hơn một chút là giao tiếp qua cử chỉ và ngôn ngữ. Giao tiếp xã hội là một trong những năng lực vô cùng cần thiết cho trẻ. Việc bố mẹ tạo ra môi trường phù hợp cho con, tạo điều kiện cho con hòa đồng với những người xung quanh là điều vô cùng cần thiết. * Kỹ năng làm việc nhóm Trong xã hội ngày nay, sự thành công của con người nhiều khi không chỉ dựa trên sự cố gắng của người đó mà còn bị ràng buộc rất nhiều bởi các mối quan hệ xã hội khác. Con người sinh ra và lớn lên vốn dĩ không chỉ có một mình, vì vậy việc học cách làm việc nhóm, mở rộng các mối quan hệ xã hội ngày là một xu hướng tất yếu của sự phát triển cần được bố mẹ dạy cho con ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời. Việc biết cách hòa đồng, biết cách làm việc theo nhóm, tận dụng sức mạnh, ưu thế của tập thể để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập và công việc là một trong những kỹ năng sống quan trọng. 4. Biện pháp 4: Ứng dụng biện pháp montessori Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ em duy nhất trên thế giới học tập thông qua các giao cụ trực quan, với trẻ là trung tâm và giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn. Được hình thành từ năm 1907 bởi bác sĩ - nhà giáo dục người Ý cùng tên: Maria Montessori, phương pháp giáo dục thực tiễn mang tính đột phá này đã nhanh chóng được phổ biến và thu được thành công vang dội trên khắp thế giới. Mục tiêu giáo dục của Montessori là tạo điều kiện tối đa để trẻ trau dồi niềm “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 19 đam mê học hỏi, thông qua thực hành thường xuyên để hình thành các kỹ năng và phát triển năng khiếu toàn diện cho từng bé. Nền tảng của phương pháp Montessori là tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua trực quan sinh động, trong đó, giáo viên chỉ đóng vai trò là “người hướng dẫn”, hỗ trợ và định hướng cho trẻ thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ được giao. Khác với phương pháp giáo dục truyền thống, phương pháp giáo dục Montessori đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tính chủ động, tự lập và khơi gợi tiềm năng, và định hình nhân cách trẻ. Trẻ được tự do tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh theo mong muốn, giáo viên lúc này đóng vai trò là người hướng dẫn. Trẻ được tự học cách chăm sóc bản thân từ việc nhỏ nhất như: rửa tay, thay quần áo, sắp xếp đồ dùng - giáo cụ ngăn nắp, gọn gàng thay vì nhờ bố mẹ hay người lớn làm giúp. Trẻ tự phục vụ, chăm sóc bản thân. “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 20 Trẻ tự phục vụ, chăm sóc bản thân. Với phương pháp giáo dục Montessori, trẻ được tìm hiểu về các lĩnh vực: Toán học, Ngôn ngữ, Thực hành cuộc sống, Giác quan, Địa lý, Khoa học, Lịch sử, Nghệ thuật, Âm nhạc, Vận động bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh theo cách tự nhiên nhất. Trẻ linh hội kiến thức thông qua các giáo cụ quy chuẩn được thiết kế riêng biệt dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đây là tiền đề tốt để phát huy trí thông minh và tiếp nhận kiến thức trong các giai đoạn phát triển sau này. Trẻ tìm hiểu kỹ năng khi xảy ra hỏa hoạn. “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” 21 Kết quả mà phương pháp này mang lại cho trẻ chính là khả năng tự lập, ham học hỏi, yêu quý môi trường sống và giàu kiến thức. Trẻ trở nên hoạt bát, biết quan tâm, chia sẻ với mọi người, có thể tự chăm sóc bản thân. Đặc biệt, trẻ sẽ luôn muốn tìm tòi, học hỏi điều mới với khả năng nhớ và tiếp thu kiến thức cực nhanh. 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh để rèn kỹ năng sống cho trẻ. - Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự chú quan tâm của phụ huynh vào các hoạt động chăm sóc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã luôn lắng nghe ý kiến của phụ huuynh, chủ động tạo mối quan hệ tốt với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ chăm sóc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khi có yêu cầu của gia đình. - Có thông tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về kế hoạch giáo dục kỹ năng cho trẻ bằng nhiều hình thức: Họp p
Tài liệu đính kèm: