Âm nhạc còn là phương tiện giáo dục đạo đức, trí tuệ. “Để sử dụng âm
nhạc như một phương tiện giáo dục: khi tác động đến con người, nó thức tỉnh
một cách đặc biệt mạnh mẽ trong con người ấy tất cả những gì là tốt đẹp,tìm
được sự hưởng ứng trong những khía cạnh ưu tú nhất của tâm hồn mỗi người.
Có thể nói trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thể lực và
thẩm mỹ không thể bỏ qua giáo dục âm nhạc. Nhà sư phạm V.Xu-khôm-lin-xki
đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc: “Chất lượng công
việc giáo dục trong một nhà trường được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt
động âm nhạc trong hoạt động của nhà trường đó”.
Ca hát là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu hiện tình cảm cao, nó tác động tới
người nghe bằng âm nhạc và lời ca, được mọi người trong cuộc sống hầu như rất yêu
thích. Tại trường mầm non hoạt động âm nhạc là hoạt động chiếm nhiều thời gian
nhất, trong mọi hoạt động đều sử dụng đến âm nhạc;
Tuy nhiên tại đơn vị tôi đang công tác, việc dạy và đưa hoạt động âm nhạc
vào các hoạt động gần như mang tính hình thức. Bởi vì, trẻ hát không đúng về âm
điệu, tiết tấu là một phần, ngay cả lời ca cũng nhầm rất nhiều. Trẻ chưa có kỹ năng
nghe nhạc, chưa thể hiện tốt cảm xúc về nội dung bài hát, tư thế tác phong khi tham
gia hoạt động còn mang tính dập khuôn, trẻ chưa tự tin khi hoạt động biểu diễn
Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc đặc biệt là việc rèn
luyện kỹ năng ca hát cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng tôi đã quyết định
chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong
trường mầm non”.
iệu, lời ca và thể hiện qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ minh họa bài hát. Vì vậy tôi lựa chọn những bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, hóm hỉnh, tình cảm tha thiết, tiết tấu đơn giản, Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 5/15 phù hợp với giọng hát của trẻ, có nội dung nói về tình cảm ông bà, cha mẹ, bạn bè, trường lớp mẫu giáo, các con vật, cảnh đẹp thiên nhiên... Ví dụ: Các bài hát về “Hiện tượng tự nhiên” giáo viên có thể chọn các bài hát . - Mây và gió (nhịp 2/4) - Bé và trăng (nhịp 2/4) - Nắng sớm (Nhịp 2/4) Với các bài hát nói về “ Bản thân” giáo viên có thể lựa chọn bài hát sau: - Mừng sinh nhật (nhịp 3/4) - Mời bạn ăn (nhịp 2/4) Thứ hai: Dạy trẻ hát đúng phương pháp Để thực hiện đúng phương pháp tôi làm như sau: - Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả để trẻ biết được bài hát mình hát có tên là gì, qua tên bài hát trẻ có thể hiểu được nội dung chính của bài hát, và trẻ sẽ thể hiện được tình cảm của bài hát vui hay buồn, tình cảm hay vui nhộn. - Giới thiệu nội dung, sắc thái, tình cảm của bài hát một cách ngắn gọn, dễ hiểu cho trẻ. Qua việc cô giới thiệu về nội dung trẻ sẽ hiểu được nội dung của bài hát, và biết được tính chất giai điệu bài hát để trẻ thể hiện được tốt, đồng thời cũng là cung cấp kiến thức về khoa học hay xã hội cho trẻ góp phần phát triển nhận thức, tư duy, tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. - Cô hát mẫu cho trẻ nghe chính xác giai điệu,thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát và kết hợp đệm đàn (gõ đệm) hoặc thể hiện điệu bộ, cử chỉ minh họa cho bài hát. Đây là một bước quan trọng để rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, bởi nếu cô hát mẫu sai trẻ sẽ hát sai giống cô và sự cảm nhận âm nhạc của trẻ sẽ giảm, độ nhanh nhạy về khả năng âm nhạc của trẻ sẽ kém. Vậy nên cô cần phải rèn luyện bản thân mình, tự học và học hỏi đồng nghiệp để hát chính xác giai điệu câu từ của bài hát, thể hiện đúng cảm xúc của bài hát. - Khi trẻ học hát. Cô căn cứ vào khả năng hát của trẻ, vào bài hát cụ thể để có thể dạy trẻ hát với cách sau: + Với bài hát ngắn, dễ hát, cô cần hát to, rõ lời, bắt giọng cho cả lớp hát theo cô từ đầu đến hết bài, số lần tập cho trẻ hát sẽ phụ thuộc vào khả năng của trẻ. + Với bài hát dài, khó hát, cô cần chia bài hát thành từng câu hoặc từng đoạn ngắn (Câu, đoạn phải trọn vẹn về nội dung và cấu trúc âm nhạc) và dạy trẻ hát nối tiếp theo cô từng câu, từng đoạn từ đầu đến hết bài. + Trong quá trình trẻ tập hát, nếu câu, đoạn nào trẻ hát chưa đúng cô cần hát mẫu lại trọn vẹn câu hoặc đoạn đó và hướng dẫn để trẻ hát chính xác. Khi trẻ hát đúng giai điệu, lời ca cô hướng dẫn trẻ thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. Ví dụ: Trẻ tập hát bài “Dậy đi bạn ơi” sau khi trẻ thuộc lời cô cần dạy trẻ thể hiện bài hát trong từng câu hát phải thể hiện sự dứt khoát, thôi thúc, thúc dục mau thức dậy để bắt đầu ngày mới. Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 6/15 - Để giúp trẻ thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên và bộc lộ hết khả năng của mình, cô cho trẻ hát dưới nhiều hình thức: hát cả lớp, tổ nhóm, cá nhân. Trong quá trình dạy cô luôn khuyến khích trẻ hát và thể hiện cử chỉ động tác minh họa, lắc lư, nhún nhảy theo cảm xúc của mình. Thứ 3: Phát hiện lỗi sai trẻ thường gặp và sửa sai cho trẻ Lỗi sai trẻ thường gặp khi hát là: hát sai về cao độ, hát sai về trường độ, hát sai về cách phát âm và về cách diễn cảm bài hát; Biện pháp khắc phục các lỗi sai khi trẻ học hát đó là cô giải thích cho trẻ hiểu và để trẻ làm lại, dùng đàn, kết hợp động tác trực quan. Ví dụ: Khi dạy trẻ hát bài “Cái mũi” trẻ thường hát sai cao độ trong câu hát “Thở làm sao cho cái mũi đó” thì từ “đó” là âm có độ cao nhất nhưng trẻ thường hát ở độ cao thấp hơn yêu cầu của bản nhạc. Lúc đó cô giải thích cho trẻ hiểu từ “đó” phải hát tròn môi, lấy hơi đẩy ra mạnh và cô đánh đàn lại câu hát cho trẻ nghe và hát lại câu hát đó rồi mời trẻ cùng hát lại cùng cô. Và khi hát trẻ cũng thường hát sai về cách phát âm làm cho người nghe cảm thấy giai điệu của bài hát rất khô khan và thiếu sự mềm mại trong giai điệu không phải lúc nào ta cũng hát bằng âm thật của từ, vì vậy mà cô cần phải sửa cho trẻ bằng cách giải thích bằng lời và hát cho trẻ nghe lại. Ví dụ: Trong bài hát “Cái mũi” thì trong câu hát “Thở làm sao cho cái mũi đó lớn nhanh như quả bóng tròn” thì từ “mũi” hát thành “mui” và luyến nhẹ và từ “quả bóng” hát thành “qua bong”. Một lỗi sai nữa mà trẻ thường hay gặp do sự thiếu bao quát và chuyên môn về về âm nhạc của cô mà trẻ mắc phải đó là hát không đúng tư thế, trẻ ngồi không thoải mái, hay đứng một cách không tự tin thoải mái, gù lưng sẽ làm cho trẻ hát không thoải mái và hát sai nhịp, giọng hát không tự nhiên và ở những nốt cao trẻ không hát được và phải hét lên. Để sửa lỗi sai này thì cô cần phải bao quát và sửa tư thế cho trẻ bằng việc giải thích bằng lời, làm mẫu chuẩn cho trẻ . Hướng trẻ tới bài học một cách hứng thú, không gò bó để trẻ thể hiện tư nhiên và hát được bằng giọng tự nhiên, theo khoa học thì khi hát đúng tư thế thì cơ thể mới linh hoạt hoạt động, hệ thống phát âm mới chuẩn và chính xác, trẻ lấy hơi dễ dàng hơn để hát các câu hát dài. Thứ 4: Xây dựng tiết học phong phú, lựa chọn phương pháp truyền đạt cho trẻ dễ hiểu, cuốn hút trẻ học một cách say mê nhẹ nhàng. * Dạy trẻ dưới các hình thức tổ chức tiết học khác nhau. Âm nhạc vốn là một môn học sôi động mà trẻ yêu thích nhưng nếu tiết học nào cô cũng áp dụng hình thức đơn giản, dạy học một cách dập khuôn thì trẻ cũng sẽ không hứng thú và học hát một cách thụ động, và trẻ hát mà không có Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 7/15 cảm xúc gì. Vì vậy để trẻ hứng thú với tiết học tôi thường tổ chức tiết học hát qua hình thức “trò chơi âm nhạc” hay “chương trình giao lưu văn nghệ” hay một cuộc thi “Bé làm ca sĩ” phù hợp với từng tháng, sự kiện. Ví dụ: Trong tháng 11 có một ngày lễ đặc biệt dành cho các thầy cô đó là ngày “ Nhà giáo Việt Nam 20/11” Khi dạy trẻ hát tôi tổ chức tiết dạy thông qua chương trình “ ươm mầm tài năng” qua chương trình trẻ được đóng vai làm những ca sĩ nhí và thể hiện mình như một ngôi sao qua đây trẻ thể hiện được cảm xúc, biểu cảm phù hợp với giai điệu của bài hát. Tôi thấy hình thức truyền đạt bài học thông qua một chương trình hay một trò chơi hay một buổi giao lưu được trẻ rất thích, và hứng thú trẻ đi vào bài học và tiếp nhận kiến thức một cách hứng thú, nhẹ nhàng và say mê. Đây là hình thức phù hợp với tâm sinh lý trẻ bởi trẻ mầm non “Chơi mà học học mà chơi” (Hình ảnh: Trẻ tham gia chương trình âm nhạc trong giờ học hát) Ngoài việc lựa chọn phương pháp hình thức truyền đạt dễ hiểu đến trẻ thì kỹ năng sư phạm của cô cũng góp phần quan trọng đến kết quả bài dạy để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng nhắc thì điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt nội dung dẫn dắt phải lôgic để thu hút trẻ vậy nên tôi luôn sáng tạo tìm tòi ra các phương pháp vào bài mới mẻ để trẻ không bị nhàm chán * Dạy trẻ học hát với các hình thức hát mới như rook, ballat, tango Để phát huy hết khả năng âm nhạc của trẻ, với một số bài hát trẻ đa phần đã biết và được làm quen, tôi đã mạnh dạn xây dựng tiết học phong phú với các hình thức hát khác nhau, từ đây trẻ có thể cảm nhận thể hiện được một bài hát với nhiều phong cách nhach khác nhau. Ví dụ: Bài hát “ Em yêu giờ học hát” qua tìm hiểu tôi thấy trẻ đa phần đã thuộc bài hát nên tôi xây dựng tiết dạy hát nâng cao hát với phong cách ballat và tanggo. Với thể loại tiết này tôi cũng tổ chức dưới dạng trò chơi âm nhạc, cho trẻ nghe giai điệu bài hát gốc, thể hiện lại bài hát. Sau đó cho trẻ nghe nghe cảm nhận giai điệu phiên bản mới của bài hát và sau đó cô hướng dẫn trẻ hát bài hát theo phong cách ballat và tango sau đó trẻ sẽ được thể hiện bài hát. * Chuẩn bị âm nhạc thiết bị đồ dùng phù hợp chu đáo cho tiết dạy Trẻ mầm non bộ máy phát âm còn yếu, rất nhạy cảm nó sẽ tiếp tục hoàn thiện song song với quá trình phát triển của cơ thể. Thanh quản của các bé chỉ bằng một nửa của người lớn, vòm họng còn cứng, chưa linh hoạt, hơi thở còn yếu,vì vậy giọng trẻ có đặc điểm là cao và yếu. Vì vậy khi chọn nhạc GV cần phải lựa chọn những bản nhạc phù hợp với giọng để tránh tình trạng nhạc phù hợp với giọng của cô mà không pù hợp với giọng củ trẻ. Khi nhạc phù hợp với tông Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 8/15 giọng của trẻ thì hiệu quả của tiết học sẽ tôt hơn rất nhiều. Vậy nên cô cần sử dụng thành thạo phần mềm làm nhạc. Để tiết học phong phú thì đạo cụ, đồ dùng của giáo viên cũng cần chuẩn bị chu đáo phong phú, đầy đủ, bắt mắt để tập trung sự chú ý của trẻ để làm được điều này tôi chuẩn bị chu đáo đầy đủ đồ dùng như: đàn, tivi,hình ảnh hay video liên quan đến bài hát để trình chiếu, mũ múa, dụng cụ âm nhạc (trống lắc, xắc xô, thanh la, mõ,.. ) (Hình ảnh: Bộ đồ dùng, dụng cụ âm nhạc tự tạo phục vụ hoạt động âm nhạc) Với các dụng cụ gõ khác như: Vỏ dừa, lon bia cô cho trẻ luân phiên sử dụng giữa các tổ trong giờ học để gây hứng thú cho trẻ, đồng thời khi sử dụng các nhạc cụ đó trẻ có thể đưa ra những nhận xét về âm thanh của từng loại. Với những dụng cụ có tính sáng tạo, mới lạ sẽ giúp trẻ đến với hoạt động âm nhạc một cách tích cực hơn, hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát triển tai nghe chính xác hơn, cảm thụ âm nhạc đồng bộ hơn, và thể hiện bài hát tốt hơn. Để dạy trẻ hát thuộc bài hát không nhầm lời đôi khi cô phải sử dụng đồ dùng trực quan để giúp trẻ tri giác và gợi nhớ nội dung bài hát. 2. Biện pháp 2: Luyện thanh để hình thành kỹ năng ca hát cơ bản cho trẻ Để trẻ có giọng hát tốt thì mỗi ngày tôi dành cho trẻ 10 đến 15 phút tập luyện thanh cho trẻ để trẻ nắm được một số kỹ năng đơn giản khi học hát như: Cách lấy hơi, cách phát âm nhả chữ (hát bằng giọng tự nhiên) ...Mặc dù không phải một giáo viên thanh nhạc nhưng qua thời gian đào tạo để trở thành một giáo viên mầm non bằng sự ham học hỏi của mình tôi cũng tìm tòi và học hỏi được một số kinh nghiệm luyện thanh cho mình từ đó tôi truyền tải cho trẻ với mong muốn dành cho trẻ những những gì tốt đẹp nhất, tôi dạy trẻ bằng những kinh nghiệm thực tế có hiệu quả của bản thân để trẻ có kỹ năng cơ bản về âm nhạc như sau: * Tập lấy hơi cho trẻ Để lấy hơi cho trẻ tôi dạy trẻ lấy hơi bằng cả cánh mũi và miệng tôi và trẻ phải sử dụng cơ bụng để lấy hơi.Trước tiên cần tập lấy hơi từ chậm đến nhanh để tạo ra thói quen. Lấy hơi là bài học vô cùng quan trọng có tính quyết định đến thành quả bài hát vậy nên phải luyện tập cho trẻ để trẻ giũ hơi được lâu, đồng thời tập đẩy hơi liên tục từ chậm đến nhanh. Nhưng để trẻ tập lấy hơi cho trẻ theo yêu cầu của cô một cách hứng thú thì cô lại cần phải tổ chức buổi tập qua hình thức trò chơi. Ví dụ: Trò chơi “im lặng” để chơi được trò chơi trẻ sẽ phải hít một hơi thật sâu bằng cả mũi và miệng hóp cơ bụng lại và thở ra từ từ làm sao cho không Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 9/15 nghe thấy tiếng động của hơi thở khi thở ra và lưu ý khí chơi trẻ sẽ hít sâu và hóp bụng lại và thở ra từ từ bằng miệng. * Dạy trẻ giữ nhịp cùng tông bài hát: Để giữ được nhịp cùng tông bài hát thì bài học cho trẻ đó là luyện 5 âm a,l,o,e,u trong thanh nhạc, đây cũng là cách luyện giọng cao khỏe vì vậy tôi cho trẻ luyện 5 âm kể trên từ thấp đến cao và ngược lại. Và đương nhiên tôi cũng tổ chức luyện thanh qua hình thức một trò chơi “Bắt chước âm thanh”. Cách chơi như sau: Cô sẽ phát ra âm thanh và trẻ sẽ bắt chước lại âm thanh đó, nếu trẻ làm đúng trẻ sẽ giành chiến thắng, nếu sai trẻ phải nhảy lò cò qua hình thức trên trẻ rất hứng thú học kỹ năng âm nhạc mà không hề thấy nhàm chán. Cách luyện: Cô hít sâu và phát âm đồng thời thở ra từ từ À a a a a a a á Nghĩa là hát (Đồ Rê Mi Pha Son La Xi Đố) trên âm thanh đàn organ Tương tự như trên với các âm: u, ê, l, o Ò o o o o o o ó Ề ê ê ê ê ê ê ế * Chế độ ăn và tập luyện hợp lý Người ta nói năng khiếu là một yếu tố quan trọng thế nhưng không có năng khiếu thì ta có thể luyện tập để có giọng hát trong trẻo hơn. Một điều không thể thiếu trong cách luyện thanh đó chính là chế độ ăn uống và tần suất luyện tập của trẻ. Nếu sắp hát trẻ nên ăn uống những chất có tác dụng làm giãn thanh quản như: nước giá đỗ, bạc hà, đậu xanh... Một chế độ tập hợp lí sẽ giúp trẻ cải thiện giọng hát trong trẻo hơn ngay cả khi trẻ không có năng khiếu về giọng hát, chỉ cần mỗi ngày 10-15 phút tập luyện mỗi ngày (vào những lúc trẻ chuẩn bị chuyển sang các hoạt động khác hay một buổi tập vào giờ tự chọn cô) là đã có thể giúp trẻ luyện thanh và có được những kỹ năng tốt để trẻ hát tốt hơn. Ngoài ra giáo viên dạy trẻ nói vừa đủ nghe, không gào thét để không làm ảnh hưởng cũng như tổn thương dây thanh quản. 3. Biện pháp 3: Tạo môi trường hoạt động âm nhạc phong phú Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả ở trường Mầm non. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ. Nên việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng xây dựng môi trường Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 10/15 hoạt động âm nhạc ở cả trong và ngoài lớp học với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác. Trang trí góc âm nhạc thật sinh động và thay đổi để gây sự thu hút với trẻ. Tại đây, trẻ tự hát và vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo Tận dụng diện tích trong phòng học, không gian bên ngoài lớp học tôi chú ý bố trí sắp xếp các học liệu, dụng cụ hợp lý đẹp mắt để tạo môi trường cho trẻ học hứng thú, thoải mái khi thực hiện các hoạt động âm nhạc (Hình ảnh: Góc âm nhạc trong lớp học và ngoài lớp học) 4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ thông qua các buổi văn nghệ chào mừng ngày lễ hội và các buổi giao lưu văn nghệ của nhà trường, của lớp tổ chức Âm nhạc là nhựa sống cho các buổi lễ giao lưu văn hóa cũng như lễ kỷ niệm mang tầm quốc gia và nó cũng không thể thiếu trong các buổi lễ chào mừng như: ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, lễ bế giảng năm học, ngày trung thu, ngày lễ noen, ngày Tết Nguyên Đán, và các buổi giao lưu cuối tháng. Được giao nhiệm vụ rèn luyện các tiết mục văn nghệ tôi cùng một số giáo viên lên kế hoạch tìm các bài hát phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với tính chất các buổi giao lưu để rèn luyện cho trẻ hát đúng giai điệu đúng nhịp điều cường độ và khả năng tự tin biểu diễn trước đông người. Đặc biệt chú trọng tới rèn kỹ năng ca hát cho các bài hát đơn, hát tốp. Ví dụ: Trong buổi lễ khai giảng tôi lên kế hoạch dạy trẻ các bài hát về trường lớp như: bài hát đơn ca “Ngày đầu tiên đi học”, tốp ca “Ngày vui của bé”, song ca “Đi học”, Hát múa phụ họa bài “Trống cơm” Sau khi lên tiết mục tôi bắt đầu cho trẻ làm quen với bài hát bằng cách cho trẻ nghe ca sĩ hát và trẻ hát theo, cô hát cùng trẻ và tập cho trẻ hát thuộc lời bài hát, sau đó tôi tìm nhạc beat trên mạng (hoặc nhạc đàn organ) tập cho trẻ. Sau khi trẻ hát thuộc với nhạc cô bắt đầu tập cho trẻ cách biểu diễn tự tin, thể hiện cảm xúc của bài hát và thể hiện được không khí vui tươi hào hứng của buổi lễ. ( Hình ảnh: Các bé tham gia biểu diễn ca hát trên sân khấu) Qua buổi văn nghệ cuối tuần trẻ được thể hiện mình thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc, và việc tổ chức ở lớp thì sẽ có nhiều trẻ được thể hiện, những trẻ chưa mạnh dạn cũng sẽ được khuyến khích động viên biểu diễn nhiều hơn từ đó giúp trẻ tự tin để có thể thể hiện trước nhiều người hơn 5. Biện pháp 5: Rèn kỹ năng ca hát qua hình thức dạy trẻ vận động theo nhạc, nhịp, tiết tấu bài hát Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 11/15 Mỗi bài hát đều có nhịp điệu tiết tấu khác nhau, nếu trẻ chỉ đứng im và thể hiện bài hát thì trẻ dễ nhàm chán vì vây khi dạy trẻ hát giáo viên nên cho trẻ vừa hát vừa vận động nhẹ nhàng theo lời ca để trẻ thấy thoải mái và dễ thuộc bài hát, dễ hát theo đúng nhịp điệu của bài hát. Việc cho trẻ vận động theo nhạc, nhịp, tiết tấu bài hát có thể sử dụng một, hai lần để thay đổi hình thức hát trong giờ âm nhạc có nội dung trọng tâm là dạy hát, hoặc là hình thức biểu diễn chính trong giờ âm nhạc có nội dung trọng tâm là vận động. * Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc, tiết tấu của bài hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp. - Dạy trẻ hát và vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào phách mạnh, (đầu ô nhịp) phách nhẹ nghỉ. Ví dụ: Trong bài “Nắng sớm” có câu: Mở cửa ra cho nắng sớm vào phòng Vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ Qua việc trẻ vừa hát vừa vỗ tay gõ theo nhịp sẽ giúp trẻ hát đúng từ “cho nắng” có độ dài bằng một nốt đen nghĩa là trẻ hát từ “cho nắng” có độ dài bằng các từ còn lại như từ “cửa” hay từ “vào”, “ra” “sớm” và đều có độ dài bằng một nốt đen giúp trẻ hát đúng trường độ của bài hát. - Cho trẻ vừa hát vừa vỗ tay (hoặc gõ) theo lời ca: Vỗ tay hoặc gõ mỗi tiếng bằng một nốt nhạc tương ứng với lời bài hát. Qua việc cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu sẽ giúp trẻ hát đúng tiết tấu bài hát, dễ thuộc lời và giai điệu bài hát. 6. Biện pháp 6: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ qua trò chơi Đối với trẻ mầm non hoạt động với âm nhạc qua việc tổ chức các trò chơi là một biện pháp hiệu quả. Các trò chơi đem đến cho trẻ một số yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi “học bằng chơi, chơi mà học” chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ; Trò chơi âm nhạc xét trên một khía cạnh nào đó thì nó còn là phương tiện, biện pháp và là hình thức tổ chức dạy học cho trẻ, chơi được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm thúc đẩy nhận thức của trẻ. Do đó phải sử dụng nhiều biện pháp thủ thuật trong giờ học để thu hút sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Nếu trong quá trình dạy trẻ hát mà giáo viên sử dụng linh hoạt một số biện pháp chơi giúp cho trẻ có sự thi đua, thêm hứng thú kích thích quá trình học tập của trẻ, sẽ không mất nhiều thời gian mà kết quả sẽ tốt hơn. Trò chơi 1: “Chơi hát nối tiếp” Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 12/15 Cô đánh nhịp một tay về phía tổ nào thì tổ đó hát, khi cô đánh nhịp bằng cả hai tay cả lớp hát. Trò chơi 2: “Hát theo từ chỉ định” Trò chơi được tổ chức chơi như sau: Cô sẽ nêu một từ và Cho trẻ hát bài hát có từ đầu là từ cô đưa ra. Ví dụ: Cô nói “một” trẻ hát bài “Một con vịt”, cô nói “Hai” trẻ hát bài “Múa cho mẹ xem”. Hoặc cô nói “Ba” trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”, cô nói “Mẹ” trẻ hát bài “Mẹ của em ở trường”. Qua trò chơi này trẻ được ôn lại các bài hát được rèn kỹ năng qua hát qua hình thức trò chơi làm trẻ hứng thú, say mê yêu âm nhạc. Ngoài các trò chơi trên để kích thích sự sáng tạo ở trẻ cô giáo động viên trẻ có thể sử dụng các bộ phận của cơ thể (lắc đầu, lắc hông, tay, chân) để thể hiện các vận động sáng tạo theo phách, nhịp, lời ca...qua đó giúp trẻ hát tốt và có kỹ năng biểu diễn tự tin. Việc dạy và ôn lại các bài hát thông qua các trò chơi, ở đây trò chơi đóng vai trò là yếu tố chơi giúp cho trẻ được luyện tập ca hát và vận động mà không thấy chán và mệt mỏi, tiết học không bị kéo dài mà lại tăng hiệu quả cho giờ học. Ngượ
Tài liệu đính kèm: