PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết “Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của loài
người” (theo Lê Nin) và “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (theo
CN Mác). Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm,
có chức năng quan trọng trong phân môn Tiếng Việt và trong hệ thống giáo dục
nhà trường.
Vì vậy, chúng ta đều nhận thức được rằng, môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học
là rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết song mục tiêu của
việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp một là đem lại cho các em kỹ năng đọc đúng,
viết đúng. Ngoài ra còn làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo
cho các em sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt
hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên.
Vì khả năng đọc của học sinh lớp 1 còn hạn chế, các em ít vốn sống nên
trong khi tìm nội dung bài đọc các em thường lúng túng khi tìm câu trả lời. Một
số học sinh không dám trình bày ý kiến của mình cho người khác nghe. Một số
em hiểu vấn đề mà không diễn đạt được để người khác nghe hiểu. Điều này
khiến cho học sinh dễ bị thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức của bài. Và lâu
dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của các em.
Trong những năm tới nền giáo dục sẽ có những bước thay đổi về căn bản,
chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ thay thế cho chương trình giáo dục
hiện hành theo định hướng phát triển năng lực của người học.
Vậy thế nào là dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực:
Dạy học nhằm hình thành năng lực là dạy học hướng đến mục tiêu phát
triển những năng lực chung và những năng lực chuyên biệt của môn Tiếng Việt
để học sinh trở thành con người có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh
sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời.
àm cho giờ học biến thành tiết giảng văn. Hoặc giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời làm cho tiết học nhàm chán, không khắc sâu, không cô đọng được nội dung bài, không hiểu được từ ngữ hay, một số câu hoặc nội dung bài. Điều đó dẫn đến kết quả giờ tập đọc không cao. Phát hiện ý của bài: Bao gồm phát hiện tình cảm chứa đựng trong bài thực hiện việc phản ánh đời sống qua đoạn văn, khổ thơ, bài văn, bài thơ. Phát hiện tính cách nhân vật được thể hiện như thế nào? Em hãy tỏ thái độ yêu hay không yêu đối với các nhân vật trong bài. Qua đó giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh. Qua việc phát hiện về ý và phát hiện nghệ thuật, học sinh sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ. Ví dụ : Bài Ai dậy sớm – SGK trang 67 Bài tập đọc có ba khổ thơ, mỗi khổ là một ý của bài. Khổ thơ 1: Khi dậy sớm chúng ta sẽ thấy cảnh vật xung quanh thật đẹp, những bông hoa thật ngát hương Học sinh sẽ phát hiện được ý của bài: Dậy sớm sẽ thấy cảnh vật thật đẹp. Khổ thơ 2: Khi dậy sớm chúng ta sẽ ngắm được mặt trời mọc Khổ thơ 3: Khi dậy sớm, mọi vật sẽ chờ đón chúng ta. AI DAÄY SÔÙM (Trích) Ai daäy sôùm Böôùcravöôøn, Hoangaùthöông Ñangchôøñoùn. Ai daäy sôùm Ñi rañoàng, Coùvöøngñoâng Ñangchôøñoùn. Ai daäy sôùm Chaïy leânñoài, Caûñaáttrôøi Ñangchôøñoùn. VoõQuaûng 3.3. Biện pháp 3: Giúp học sinh cách nhớ, hiểu nội dung bài. Khi dạy đọc hiểu cho học sinh ở tiết 2 vẫn tiếp tục nhiệm vụ luyện đọc kết hợp với nhiệm vụ giúp học sinh nhớ, hiểu được nội dung bài. Nhớ được nội dung bài là sự khởi đầu của việc hiểu bài. Quá trình hiểu một bài gồm nhiều bước, với nhiều thao tác tư duy. Giáo viên không nên nôn nóng bắt học sinh chưa kịp nhớ nội dung bài đã phải phân tích tổng hợp, khái quát hóa các yếu 14/20 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 tố trong bài để tìm ra ý nghĩa của bài (ở các tầng bậc khác nhau). Đây là công việc của các lớp học và bậc học sau này. Việc nhớ và hiểu nội dung bài được kết hợp chặt chẽ với việc luyện đọc nhiều lần văn bản. Vì thế, việc đọc lưu loát cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng, nó giúp các em đọc hiểu về nội dung một câu, một đoạn trong bài. Cần yêu cầu các em đọc nhiều lần đoạn, câu văn đó (đọc thành tiếng, đọc thầm) sao cho thông thạo (không nhẩm vần). Chỉ khi học sinh được giải phóng khỏi việc giải mã văn tự để chuyển thành âm thanh ngôn ngữ, tư duy của các em mới có điều kiện kiểm soát nội dung của câu, của đoạn. Ở các lớp có nhiều học sinh yếu, giáo viên nên để thời gian dài hơn cho việc luyện đọc. Ví dụ 1: Bài Ngưỡng cửa – SGK trang 109 - Để hỏi câu: “Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa” trong bài “Ngưỡng cửa” - Tiếng Việt 1 - tập 2, giáo viên cho vài em đọc đi đọc lại khổ thơ 1 rồi mới đặt câu hỏi. - Để học sinh trả lời được câu hỏi: “Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không” trong bà : Vì bây giờ mẹ mới về - Giáo viên cho nhiều học sinh đọc lại câu “Khi bé bị cắt bánh đứt tay nhưng không khóc” rồi mới nêu câu hỏi. Phần nội dung bài trong một vài trường hợp có thể thay câu hỏi sách giáo khoa bằng các câu hỏi khác đơn giản hơn, để các em dễ tìm hiểu hơn. Ví dụ 2: Bài Đầm sen - SGK trang 91 Khi dạy bài: “Đầm sen” giáo viên sẽ sử dụng hệ thống câu hỏi: - Đoạn 1 tả gì? - Lá sen có màu gì? - Lá sen mọc như thế nào? - Đoạn 2 tả gì? - Hoa sen khi nở trông đẹp như thế nào? - Hương sen thơm như thế nào? Thay cho hai câu hỏi trong sách giáo khoa: - Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào? - Đọc câu văn tả hương sen? Hoặc cho học sinh thảo luận nhóm: Đánh dấu X vào ô trống đặt trước ý trả lời đúng: a) Lá sen màu gì? Đỏ nhạt Xanh thẫm Xanh mát b) Hoa sen khi nở như thế nào? Cánh hoa chen nhau xòe rộng, phô đài sen và nhị vàng. 15/20 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 Cánh hoa đỏ nhạt, phô đài sen và nhị vàng, tỏa hương ngan ngát, thanh khiết. Cánh hoa nhạt màu dần, đài sen dẹt lại. Sau bước tìm hiểu nội dung bài thì yêu cầu một vài học sinh đọc lại bài với yêu cầu cao hơn: đọc hay, đọc diễn cảm. Từ việc đọc diễn cảm bài văn, bài thơ giúp cho các em hiểu bài sâu hơn. Với các bài tập đọc là thơ thường có yêu cầu học sinh thuộc lòng. Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng ngay tại lớp với mức độ tăng dần, thuộc từng khổ thơ ròi mới đến cả bài thơ. 3.4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng đọc cho từng đối tượng học sinh. Trong thực tế giảng dạy, chúng ta gặp nhiều những đối tượng học sinh khó khăn khi tìm hiểu nội dung bài. Khi đó, giáo viên phải có kế hoạch rèn kỹ năng cho từng đối tượng học sinh. Phải thể hiện rõ ở bài soạn: câu hỏi dành cho học sinh khá, giỏi, học sinh trung bình, học sinh yếu để từ đó có biện pháp uốn nắn kịp thời. Giáo viên cần phải biết động viên, tránh sự nôn nóng để tạo hứng thú cho các em trong việc tự tìm ra kiến thức mới. Đối với những học sinh còn lúng túng trong khi tìm câu trả lời thì giáo viên cần có câu hỏi gợi mở hoặc cho học sinh khá giỏi nói trước, rồi cho học sinh yếu nhắc lại. Có những học sinh hiểu được ý, nhưng khi diễn đạt bằng lời thì lại lúng túng và khi đó giáo viên phải tích cực gọi nhiều lần để khuyến khích tính bạo dạn của các em. Đối với những học sinh tiếp thu chậm, giáo viên cần chú ý đến các hình thức tổ chức hoạt động, đưa ra yêu cầu phù hợp với đối tượng để các em hăng hái, tích cực học tập. Nếu học sinh trả lời đúng, hoặc thiếu ý thì giáo viên cũng không nên khiển trách ngay mà phải nhẹ nhàng, hướng dẫn các em không tự ti, mặc cảm với các bạn khác. Kết hợp với gia đình động viên các em chăm đọc bài và chuẩn bị nội dung bài trước khi đến lớp. Trong giờ truy bài, cần phân công học sinh khá kiểm tra học sinh yếu, nội dung bài là ôn bài cũ và chuẩn bị mới mới. Cần khuyến khích các em có nhu cầu đọc sách báo, truyện tranh thiếu nhi. Giáo viên sẽ thấy được những tiến bộ rệt của học sinh thông qua việc các em tự kể lại theo ý hiểu cho các bạn nghe câu truyện mình vừa đọc. Hay trong các giờ tự học, giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua lẫn nhau kể chuyện, tìm hiểu nội dung truyện hoặc bài tập đọc qua đó để học sinh tự học tập, phát huy khả năng của riêng bản thân mình. Đọc theo nhóm là một hình thức đọc rất tốt .Các em học sinh đọc tốt sẽ đọc mẫu hoặc bảo cho các em học sinh đọc còn yếu. Tùy thuộc vào nội dung bài, có thể đọc theo nhóm hai hoặc nhóm bốn. Sau khi đọc trong nhóm, giáo viên sẽ tổ chức cho các nhóm lên thi đọc. Qua đó, các em đọc chưa tốt sẽ mạnh 16/20 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 dạn đọc hơn. Từ chỗ đọc thành tiếng tốt, các em sẽ hiểu được nội dung bài tập đọc . Ví dụ : Bài Cái nhãn vở - SGK trang 52 Bài Cái nhãn vở có 4 câu, giáo viên tổ chức cho học sinh đọc theo nhóm bốn để mỗi học sinh đọc 1 câu. Sau đó sẽ đổi lại, các bạn đọc câu khác nhau. Câu 1: Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở? (Câu hỏi này dành cho những học sinh trung bình) Giáo viên đưa ra hình thức nối để học sinh hiểu bài tốt hơn. 3.5. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các tiết tập đọc Để tạo hứng thú cho học sinh giáo viên soạn các bài giảng điện tử để học sinh hiểu rõ hơn bài tập đọc. Từ chỗ hiểu bằng hình ảnh ( dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ : từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng), học sinh sẽ hiểu hội dung bài học từ đó các em sẽ đọc tốt hơn và hiểu rõ hơn. *Tạo hình ảnh động của nhân vật để học sinh hứng thu học tập hơn. Ví dụ 1: Bài Mèo con đi học Giáo viên đưa tranh chú Mèo, sau đó đến chú Cừu lên màn hình. Có hình ảnh sống động học sinh sẽ hứng thú hơn khi học tập đọc. GV đưa hình ảnh 1 chú mèo trốn học: dùng hình ảnh động của chú mèo nói cái đuôi bị ốm. hình ảnh chú Cừu cầm kéo để cắt đuôi. Để tạo ấn tượng với học sinh và để từ đó học sinh hiểu được nội dung bài. 17/20 Bạn Giang viết tên trường tên lớp họ và tên số nhà Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 Meøocon buoànböïc Mai phaûiñeántröôøng Beønkieámcôùluoân: - Caùiñuoâi toâioám. Cöøumôùibe toaùng: -Toâiseõchöõalaønh Nhöngmuoánchonhanh Caét ñuoâikhoûiheát! - Caétñuoâi? AÁycheát...! Toâiñi hoïcthoâi ! Mèo con đi học Câu hỏi ( theo hướng phát triển năng lực): Nếu ở lớp có bạn không thích đi học , em sẽ nói gì với bạn để bạn thích đi học. Hãy nói bằng 1-2 câu. *Nhấn mạnh từ cần tìm bằng cách đổi màu chữ: Ví dụ 2: Bài Ngôi nhà ( SGK TV tập 2 – trang 82) Yêu cầu đọc những dòng thơ có tiếng yêu: Học sinh tìm đúng, trên màn hình xuất hiện dòng thơ và tiếng cần tìm nên cho màu đỏ để học sinh dễ nhận thấy: - Em yêu nhà em - Em yêu tiếng chim - Em yêu ngôi nhà - Như yêu đất nước 18/20 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 Câu hỏi (theo hướng phát triển năng lực): Em hãy nói 1-2 câu về ngôi nhà em đang sinh sống? *Ngắt nghỉ câu dài bằng cách tạo hiệu ứng ngăn cách // Ví dụ 3: Bài Bác đưa thư – SGK trang 136 Ở phần luyện đọc theo câu, giáo viên sử dụng phần mềm để cho học sinh hiểu rõ hơn cách ngắt câu dài. Bằng cách tạo hiệu ứng , sử dụng các nét xổ (//) để ngăn cách câu dài. Từ chỗ biết và hiểu được cách ngắt câu sẽ giúp học sinh đọc đúng và hiểu hơn nội dung của bài. Câu hỏi xử lý tình huống ( theo hướng phát triển năng lực): Em có đồng tình với cách làm của bạn Minh không? Nếu là em, khi nhận được thư từ bác đưa thư em sẽ nói gì và làm gì? * Đưa video clip vào giải nghĩa từ khó: Ví dụ 4 : Bài Anh hùng biển cả - SGK trang 145 Giáo viên đưa clip đoạn cá heo ở ngoài biển. Cá heo là bạn của con người và cá có khả năng bơi rất nhanh, lao như tên bắn. Qua đó giáo viên giải thích được cho học sinh hiểu được thế nào là “ bơi nhanh vun vút” 19/20 SLIDE 4 SLIDE 5 Hình ảnh minh họa được cắt từ clip: cá heo bơi nhanh vun vút Hình ảnh minh họa được cắt từ clip : cá heo là bạn của con người Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 4. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Việc áp dụng các biện pháp trên đã giúp học sinh lớp của tôi thu được hiệu quả rõ rệt. Kết quả đọc hiểu của học sinh bước đầu được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Các em thực sự tiếp thu bài một cách tự nhiên, chủ động, phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong giờ học. Các em có ý thức tự giác trong việc tự phát hiện, tìm tòi nội dung kiến thức mới. Sau khi đã tìm hiểu nội dung bài đọc theo cách thử nghiệm trên, tôi thấy các em đọc bài hay hơn, các em tự tin, mạnh dạn, thi đua xung phong đọc bài trước lớp, thể hiện được giọng đọc đúng yêu cầu bài học. Sự hào hứng, niềm say mê, yêu thích môn Tiếng Việt thể hiện rõ trên nét mặt, trong giọng đọc và ở cả thái độ, cử chỉ khi đọc bài của các em. Tiết học trở nên rất nhẹ nhàng, cởi mở, gần gũi giữa cô và trò. Điều đó thể hiện những biện pháp thử nghiệm mà tôi lựa chọn và áp dụng đã đi đúng hướng, là việc làm thiết thực và hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng học tập toàn diện cho học sinh. Kết quả này phần nào phản ánh tính đúng đắn, chân thực của các biện pháp trên. Kết quả: Stt Thời gian Đọc trơn thành tiếng Đọc diễn cảm 1. Cuối học kì I 36/56 học sinh 15/56 học sinh 2. Cuối tháng 4 56/56 học sinh 29/56 học sinh 20/20 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Tập đọc là môn thực hành tiếng Việt. Dạy Tập đọc chính là dạy một kỹ năng, cần coi trọng kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, coi việc rèn kỹ năng là nhiệm vụ trọng tâm của bài. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh bằng nhiều hình chức hoạt động: phiếu học tập cá nhân, bảng phụ, đóng vai, đàm thoại, kể chuyện Trong việc rèn kỹ năng đọc hiểu, muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tạo mọi điều kiện cho các em được “tự bộc lộ” năng lực nhận thức và thực hành luyện tập kỹ năng đọc hiểu với sự hỗ trợ của bạn bè và cô giáo. Cần tránh dạy thụ động: Thầy cứ giảng, cứ đọc còn trò cứ ngồi nghe mà các em phải suy nghĩ, nói lên ý nghĩ đó, được trả lời theo ý hiểu của mình. Thầy cô chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức, giúp các em tự tìm ra kiến thức mới. 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Giáo viên nên quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt những em nhút nhát, lúng túng khi trả lời Ngoài ra, người giáo viên phải kiên trì, vượt khó, tìm tòi sáng tạo và phải có tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê với công việc. Mặt khác, giáo viên phải nắm chắc mục tiêu, phương pháp giảng dạy bộ môn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, cải tiến sao cho phù hợp với từng bài dạy cụ thể để học sinh nào cũng có thể hiều bài, nắm chắc nội dung bài. Giáo viên cần khéo léo, khuyến khích động viên khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có tiến bộ, phát huy được khả năng phát triển tư duy tạo cho không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Có như vậy thì giờ học mới đạt hiện quả cao. Giáo viên cần kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục đó là: Nhà trường, gia đình, xã hội để tạo điều kiện cho học sinh có điều kiện thuận lợi phục vụ cho việc học tập. Giáo viên cũng thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh để khắc phục những nhược điểm mà học sinh còn mắc phải trong việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu. Giáo viên biết vận dụng, kết hợp hài hòa các điều kiện thực hiện thường xuyên, liên tục thì việc rèn kỹ năng đọc hiểu của học sinh sẽ đạt kết quả cao, tạo đà cho học sinh học tốt các môn khác và học tiếp lên các lớp trên. Giáo viên thường xuyên quan tâm, uốn nắn kỹ năng đọc – nói và trả lời của học sinh. Đánh giá, nhận xét và tuyên dương kịp thời để khích lệ việc học tập, để từ đó, các em có lòng say mê hơn trong học tập. 21/20 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI Đề tài này của tôi có khả năng ứng dụng vào thực tế dạy học. Tôi đã áp dụng các biện pháp này cho học sinh lớp tôi phụ trách, đa số các con đều có những tiến bộ nhất định. Giờ dạy học tập đọc không còn nhàm chán nữa mà các con đều hào hứng học tập. Tuy nhiên , để đạt được hiệu quả cao giáo viên cần nhiều thời gian và công sức để soạn bài và làm phiếu học tập. Ngoài ra, giáo viên còn phải biết về công nghệ thông tin để soạn bài trên phần mềm powerpoin Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình dạy học. Tôi mong rằng đề tài không chỉ góp phần giúp học sinh lớp 1 thêm hứng thú , say mê phân môn Tập đọc. Mặt khác học sinh sẽ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, các con sẽ chủ động, tự giác học tập. 4. ĐỀ XUẤT Giáo viên cần học hỏi, tiếp thu, nghiên cứu tài liệu thực hành đổi mới các phương pháp rèn đọc hiểu trong giờ Tập đọc cho học sinh. Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi “đọc đúng, đọc hay và đọc hiểu” cho cả giáo viên và học sinh. Động viên khen thưởng kịp thời đối với các lớp và giáo viên làm tốt phong trào này. Thông qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn, tiếp tục tổ chức các chuyên đề phổ biến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1” Trên đây là một số kinh nghiệm rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 1 trong giờ tập đọc. Với khả năng có hạn, thời gian nghiên cứu chưa nhiều và thời gian thực nghiệm đang tiến hành thực hiện, chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp giúp cho kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn, giúp tôi hoàn thành tốt công tác chuyên môn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Xuân, ngày tháng năm 2020 (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Liên Hương 22/20 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dạy học đọc hiểu ở tiểu học Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả : Nguyễn Thị Hạnh 2. Một số vấn đề cơ bản ở chương trình tiểu học mới. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Tác giả : Đỗ Đình Hoan 3. - Dạy học tập đọc ở tiểu học Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Lê Phương Nga 4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học- tập 2. Đại học Sư phạm Hà Nội Lê Phương Nga 5. Cơ sở lý luận văn học, tập 1 Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Trần Đình Sử 6. Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Nguyễn Trí 7. Sách Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Bộ Giáo dục và đào tạo 8. Sách giáo viên lớp 1 tập 2 Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Bộ Giáo dục và đào tạo 23/20 PHỤ LỤC GIÁO ÁN MẪU ĐƯỢC DÙNG DẠY ĐỌC - HIỂU -----------***----------- KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN : TIẾNG VIỆT PHÂN MÔN : TẬP ĐỌC Bài: Mèo con đi học Tuần : 30 I. Mục tiêu 1. Kiến thức * Đọc: - HS đọc đúng, nhanh cả bài Mèo con đi học - Luyện đọc các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. - Ngắt nghỉ đúng sau mỗi dòng thơ, sau dấu chấm, dấu phẩy. *Ôn các tiếng có vần ưu, ươu - Tìm được tiếng trong bài có vần ưu. - Tìm được tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu - Nói được câu chứa tiếng có vần ưu, ươu 2. Kĩ năng : Hiểu - Hiểu được nội dung bài: Mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu doạ cắt đuôi làm Mèo sợ không dám nghỉ nữa. - Hiểu được các từ ngữ : buồn bực, be toáng, kiếm cớ. - HS chủ động nói theo đề tài: Vì sao bạn thích đi học? 3. Thái độ : Yêu thích được đi học. Thấy được niềm vui khi đến lớp II. Đồ dùng dạy học - Tranh bài “Mèo con đi học” - Bộ chữ học vần. - Dùng bài giảng điện tử III. Hoạt động dạy học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Ph¬ng ph¸p, h×nh thøc tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc Tiết 1 Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß 5’ I. KTBC: + Em bé kể cho mẹ nghe những chuỵên gì? +Mẹ muốn nghe bé kể chuyện gì? + Con đã kể cho bố mẹ nghe Gọi 2-3 HS đọc bài Nêu câu hỏi Nhận xét 2-3 HS đọc HSK trả lời Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Ph¬ng ph¸p, h×nh thøc tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc những chuyện gì ở lớp? 25/20 2’ 15’ II. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Hôm nay các con sẽ được học bài tập đọc Mèo con đi học. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc GV đọc mẫu lần 1: Đọc giọng vui, tinh nghịch với nhịp thơ GV treo tranh. GV giới thiệu bài, ghi bảng. Quan sát a. Hướng dẫn HS luyện đọc - Luyện các tiếng, từ ngữ:buồn bực, be toáng, kiếm cớ. - Giải nghĩa các từ : + buồn bực: buồn và khó chịu + kiếm cớ: tìm lý do + be toáng: kêu ầm ĩ. * Luyện đọc câu * Luyện đọc đoạn, bài. GV đọc mẫu GV ghi bảng, gạch chân, gọi HS đọc, GV chỉnh sửa cho HS Gọi HS đọc, GV chỉnh sửa cho HS GV chia đoạn GV gọi HS đọc, gọi HS nhận xét bạn Lắng nghe HS đọc cn,tổ Lắng nghe HS đọc nối tiếp theo dãy HS đọc chia nhóm, tổ 2’ 10’ *Nghỉ giữa giờ 3. Ôn các vần ưu, ươu a)Tìm các tiếng trong bài có vần ưu - Trong bài này tiếng nào có vần ưu? GV nhận xét Gọi HS tìm và đọc 1,2 HS đọc HS tìm b)Tìm các tiếng ngoài bài có vầnưu, ươu: - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội tìm 1 vần - Tuyên dương đội nói tốt. Gọi HS tìm HSK HS tìm c) Thi nói câu chứa tiếng có vần ưu, ươu Gọi HS HS nói câu Nghỉ 5’ - Tiết 2 15’ 4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói. a) Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc Gọi HS đọc 2,3 HS đọc Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 - Đọc toàn bài lần 2 - Đọc 4 dòng thơ đầu + Mèo kiếm cớ gì để trốn học? Gọi vài HS nhắc lại câu trả lời. Gọi HS đọc Nêu yêu cầu 2,3 HS đọc Trả lời 2’ - Đọc 6 dòng thơ cuối + Cừu có cách gì khiến Mèo xin đi học ngay? - Đọc toàn bài - Đọc phân vai: Mèo lấy cớ đuôi ốm để nghỉ học. Cừu liền be toáng lên: Cắt đuôi đi sẽ khỏi bệnh. Mèo ta sợ quá vội xin đi học ngay. *Nghỉ giữa giờ GV gọi HS đọc, Nêu yêu cầu GV gọi HS đọc, GV hướng dẫn 2,3 HS đọc HS trả lời 2,3 HS đọc HS đọc 5’ b) Học thuộc lòng - Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp theo cách xoá dần chỉ giữ lại tiếng đầu câu. GV cho HS
Tài liệu đính kèm: