Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3A2 trường Tiểu học Trưng Vương năm học 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3A2 trường Tiểu học Trưng Vương năm học 2020-2021

Chẳng hạn:

*Với những em đọc ấp úng, ê a đọc chưa rành mạch, tôi tăng cường cho các em được đọc nhiều, nhắc các em tự luyện đọc nhiều lần ở nhà; Trên lớp thường xuyên gọi các em đọc trong các môn học, tôi còn xếp các em ngồi vào nhóm những em đọc tốt để học tập cách đọc của bạn.

Ví dụ: Gọi các em đọc đề một bài toán, đọc đề tập làm văn.như thế sẽ giúp các em bồi dưỡng dần về năng lực đọc.

*Đối với những em có tốc độ đọc chậm tôi thường tổ chức cho các em thi đọc theo một thời gian nhất định để tăng dần tốc độ đọc cho các em.

*Đối với những em đọc sai phụ âm và dấu thanh tôi sẽ đọc mẫu hoặc gọi học sinh đọc tốt đọc mẫu sau đó yêu cầu em đó đọc lại cho chính xác .

Lồng ghép việc luyện đọc diễn cảm vào tất cả các bước trong giờ tập đọc.

Để luyện cho học sinh đọc tốt cần lồng ghép khéo léo việc luyện đọc vào từng bước lên lớp trong giờ tập đọc. Tôi đã chú ý lồng ghép khâu luyện đọc vào các phần khác mà không làm gián đoạn các bước lên lớp (Chỉ lồng ghép đọc khi có điều kiện thuận lợi và đảm bảo phù hợp với trình độ năng lực của học sinh trong lớp) Tôi đã áp dụng như sau:

Trong bước kiểm tra bài cũ:

Tôi quan tâm đặc biệt đến việc đọc bài văn, bài thơ khi lên trả bài đối với những học sinh đạt được yêu cầu của việc đọc và những học sinh có cố gắng hơn trong việc đọc tôi cho điểm và khen ngợi kịp thời. Đối với những học sinh chưa đạt yêu cầu và chưa có cố gắng trong việc đọc thì tôi giúp đỡ, động viên rồi sửa cách đọc cho học sinh đó bằng cách: Tôi có thể gọi một học sinh đọc tốt đọc cho bạn nghe hoặc chính bản thân tôi đọc mẫu lại cho học sinh nghe rồi cho em đó đọc luyện lại, đồng thời động viên em cố gắng hơn và sẽ cho nhận xét tuyên dương nếu em có sự cố gắng .

 

doc 14 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1651Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3A2 trường Tiểu học Trưng Vương năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng riêng của nó. Song đặc biệt kĩ năng đọc là kỹ năng không thể thiếu trong phân môn Tiếng Việt. Nó trở thành một vai trò đặc biệt, một nhân tố quan trọng quyết định đến sự hiểu biết về văn bản, hiểu biết về thông tin, về vấn đề để phục vụ học tập và giao tiếp, quyết định đến tương lai của đất nước nó ảnh hưởng lớn đến truyền thống văn hóa của dân tộc. Do vậy ở cấp tiểu học nói chung ở Trường Tiểu học Trưng Vương nói riêng mỗi thầy cô giáo chúng tôi đã xác định được mục tiêu của giáo dục và đào tạo là ngoài dạy cho các em kiến thức còn phải dạy nhân cách, dạy cho các em biết cách ứng xử trong giao tiếp. Mỗi cá nhân chúng tôi luôn tìm ra những sáng kiến trong giảng dạy để làm thế nào đạt được kết quả cao nhất. Đặc biệt là làm sao để khắc phục sự ảnh hưởng của phương ngữ địa phương.
Xuất phát từ nhu cầu và thực tế của trường, lớp. Tôi đã mạnh dạn tập trung nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3a2 trường Tiểu học Trưng Vương năm học 2020-2021” để góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
 	- Hình thành và phát triển ngôn ngữ thông qua kỹ năng đọc, viết, nghe, nói cho học sinh nhằm giúp các em sử dụng Tiếng việt có hiệu quả trong việc học tập và giao tiếp ở gia đình trường học và xã hội. 
	- Học sinh đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.	
- Học sinh tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá. Học sinh tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
- Học sinh dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Đọc đúng, đọc to, rõ ràng, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, năng lực cảm thụ văn học, văn hoá thông qua một số sáng tác văn học và một số loại văn bản khác của Việt Nam và thế giới nhằm hình thành ở các em nhu cầu thởng thức cái đẹp, khả năng dung cảm trớc cái đẹp trớc những buồn vui yêu ghét của con ngời. 
- Góp phần hình thành nhận thức tình cảm, thái độ hành vi đúng đắn của con ngời Việt Nam hiện đại trong quan hệ gia đình và xã hội. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
 	Đối tượng nghiên cứu: Để đề tài này mang lại tính khả thi và thực sự có hiệu quả thì bản thân tôi xác định vấn đề then chốt là cần nghiên cứu kỹ các giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3a2 ở trường Tiểu học Trưng Vương thị xã Buôn Hồ.
Khách thể nghiên cứu: 
Những khách thể không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu của tôi chính là 30 học sinh lớp 3a2 của trường tiểu học Trưng Vương; chính các em tạo ra sự thành công cho đề tài nghiên cứu của tôi.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng việc học đọc và các biện pháp pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3a2 ở trường Tiểu học Trưng Vương thị xã Buôn Hồ năm 2020-2021.
5. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp khảo sát thực tế;
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê số liệu.
II. PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
- Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam.
Bởi vậy, nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm là hết sức cần thiết đối với giáo viên ở bậc Tiểu học.
- Dạy tốt phân môn Tập đọc còn tạo cho học sinh một nền tảng vững chắc để học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các phân môn khác. Có đọc đúng, đọc trôi chảy mới cảm thụ được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu tất cả các văn bản khác.Nhưng năng lực này không phải tự nhiên mà có.Năng lực này phải từng bướchình thành và trường Tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên.
- Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành những năng lực đọc cho học sinh từ 4 yêu cầu về chất lượng “đọc”: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm. Cụ thể:
- Đọc đúng, đọc nhanh là đọc lưu loát, trôi chảy.
- Đọc có ý thức là đọc thông, hiểu được nội dung.
- Đọc diễn cảm là ngắt, nghỉ hợp lí, giọng đọc phù hợp với từng nội dung, câu đọc, bài đọc, thể hiện nội tâm trong từng lời nói nhân vật hay nội tâm toàn bộ bài đọc. Các kĩ năng đọc tác động tích cực qua lại lẫn nhau vì vậy trong dạy học không thể xem nhẹ yếu tố nào.
- Phân môn tập đọc còn hình thành ở các em phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, giúp các em thấy được lợi ích của việc đọc trong học tập và cuộc sống.
- Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.
- Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh
2.Thực trạng: 
a.Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi :
Đầu năm học 2020 – 2021 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3ª2 trường Tiểu học Trưng Vương lớp tôi có 30 học sinh, trong đó 15 nữ 15 nam.
Được sự quan tâm, hợp tác của chính quyền địa phương, của các cấp, các ngành. Đặc biệt là sự quan tâm của Ban giám hiệu đã tạo mọi điều kiện để tôi được vững tâm trong công tác và giúp đỡ tôi hoàn thành mọi nhiệm vụ trong công tác giảng dạy nói riêng cũng như giáo dục nói chung.
Khó khăn : 
Do cách phát âm ngôn ngữ con em nhân dân khắp mọi vùng miền; cách phát âm theo phương ngữ là vấn đề không thể tránh khỏi; bên cạnh đó chính giáo viên cũng phát âm theo phương ngữ nên việc hướng dẫn các em phát âm chính xác theo ngôn ngữ phổ thông là rất khó khăn.
Do một bộ phận phụ huynh học sinh còn mang nặng tư tưởng phó mặc con em mình cho giáo viên. Do đó họ ít quan tâm và thậm chí không quan tâm đến việc học tập của con em mình chính vì vậy dẫn đến nhiều em học kém đặc biệt với phân môn tập đọc các em thường đọc chậm, đọc sai các phụ âm đầu và phụ âm cuối: r-g; n-ng; t-c; các âm chính, nguyên âm: ê-iê; ơ-ô; các tiếng có chứa thanh hỏi (?) thanh ngã(~) phát âm sai tiếng có âm đệm, ngắt nghỉ không đúng và chưa biết đọc diễn cảm được, chưa thể hiện giọng đọc của nhân vật trong bài .	
Trong những năm qua việc dạy tập đọc nói chung và đọc diễn cảm nói riêng cho học sinh trường tôi đã thể hiện những nội dung sau: nhiều học sinh không hứng thú với việc học văn vì với các em văn vừa khô khan vừa khó; thế mạnh của các em là toán.
Nhiều em còn đọc sai lỗi âm vần dấu thanh, đọc chưa rành mạch, chưa trôi chảy; đọc ê a ngắc ngứ.
Các em đọc và ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, không biểu thị được sắc thái biểu cảm, ngữ điệu đọc cũng chưa phù hợp. Tốc độ đọc của các em còn chậm.
Đầu năm tôi tiến hành khảo sát kết quả như sau:
TSHS
Đọc lưu loát rõ ràng diễn cảm
Đọc trôi chảy nhưng chưa diễn cảm
Đọc chậm chưa trôi chảy
Đọc còn sai lỗi chính tả
35
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
8
4
10
Nội dung và hỉnh thức của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Làm thế nào để giúp học sinh đọc tốt; hạn chế việc đọc sai lỗi ê a ngắc ngứ; đọc chậm; tăng số lượng học sinh đọc trôi chảy lưu loát diễn cảm.
Sau khi đã xác định được những khó khăn mà học sinh đọc yếu tôi đã tiến hành một số biện pháp sau nhằm rèn kĩ năng đọc cho học sinh: 
Giáo viên phải là người có kiến thức sâu về nội dung chương trình giáo dục tiểu học, người tâm huyết với nghề, phải gương mẫu, chuẩn mực ham học hỏi để học sinh noi theo. Vì giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của cả một thế hệ. Để thành công trong công tác giảng dạy, đặc biệt là phân môn tập đọc giáo viên cần phải có kiến thức về tâm lý học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi.
Giáo viên phải tìm hiểu và nhận biết về khả năng học tập của từng học sinh lớp mình phụ trách, nắm rõ từng khả năng và từng nhu cầu của từng em.
Giáo viên phải soạn bài đảm bảo đúng yêu cầu đặc trưng của bộ môn, đúng phân phối chương trình. Bài soạn phải xác định rõ mục tiêu, nội dung cần đạt phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động của thầy và trò phải nhịp nhàng, sôi nổi, phát huy trí tuệ và tính sáng tạo, niềm đam mê và niềm tin học tập ở mỗi học sinh.
Giáo viên phải thường xuyên kết hợp với phụ huynh để nhắc nhở việc học của các em ở nhà và việc chuẩn bị bài tập đọc trước khi đi học .
Dạy bài tập đọc cần hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa hoạt động chính của tiết học là “luyện đọc”; “tìm hiểu bài ” và “đọc diễn cảm ” trong đó việc luyện đọc được coi là trọng tâm. Luyện đọc giáo viên cần lưu ý đọc thành tiếng, đọc đúng, rõ ràng, mạch lạc và đọc thầm, đọc lướt nhằm kiểm tra bài đọc của bạn hoặc nắm được nội dung của văn bản để giải quyết vấn đề.
	Tạo hứng thú học tập cho học sinh 	
Có nhiều hình thức để giúp học sinh say mê hứng thú trong học tập. Vì vậy tôi luôn tìm tòi các hình thức để thay đổi trong mỗi giờ tập đọc, tạo cho học sinh những cảm hứng bất ngờ từ đó học sinh hứng thú hơn với bài đọc. Những hình thức tạo hứng thú học tập cho học sinh thường được tôi áp dụng là:
Giới thiệu bài hấp dẫn: Giới thiệu bài hấp dẫn sẽ giúp học sinh có nhiều hứng thú hơn trong giờ tập đọc vì các em rất tò mò, ham tìm hiểu. Để tránh sự đơn điệu trong giới thiệu bài, mỗi bài tôi lại có cách giới thiệu khác nhau:
Giới thiệu bài bằng lời nói kết hợp sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan như tranh ảnh, bài hát .
Một số học sinh chưa ngắt hơi sau những tiếng có dấu phây (,) hay chưa biết cách ngắt hơi khi đọc những câu văn dài.
Ví dụ: Trong bài “Cửa Tùng” - SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 109 học sinh đọc câu ngắt, nghỉ hơi sai như sau: “Thuyền chúng tôi/ đang xuôi dòng Bến Hải/ con sông in đậm dấu ấn/ lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước.// Đôi bờ thôn xóm/ mướt màu xanh/ lũy tre làng và những rặng phi lao/ rì rào gió thổi.//”
Mặc dù đã lên tới lớp 3 nhưng vẫn không tránh khỏi có những em đọc ấp úng, đọc chưa rành mạch, tốc độ đọc chậm đặc biệt là do ảnh hưởng của phương ngữ nên các em còn phát âm sai, nhất là hay lẫn giữa phụ âm đầu và phụ âm cuối: r-g; n-nh; t-c; i-y;các âm chính, nguyên âm: ê-iê; ơ-ô; các tiếng có chứa thanh hỏi, thanh ngã. Một số em đọc ê a, có những em lại rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin nên dẫn đến đọc quá nhỏ và không trôi chảy. Đối với những đối tượng trên tôi luôn kiên trì, không nôn nóng trong việc rèn cho các em đọc. Với từng đối tượng cụ thể tôi đề ra những biện pháp phù hợp để giúp các em đọc đúng. 
Chẳng hạn:
*Với những em đọc ấp úng, ê a đọc chưa rành mạch, tôi tăng cường cho các em được đọc nhiều, nhắc các em tự luyện đọc nhiều lần ở nhà; Trên lớp thường xuyên gọi các em đọc trong các môn học, tôi còn xếp các em ngồi vào nhóm những em đọc tốt để học tập cách đọc của bạn.
Ví dụ: Gọi các em đọc đề một bài toán, đọc đề tập làm văn...như thế sẽ giúp các em bồi dưỡng dần về năng lực đọc.
*Đối với những em có tốc độ đọc chậm tôi thường tổ chức cho các em thi đọc theo một thời gian nhất định để tăng dần tốc độ đọc cho các em.
*Đối với những em đọc sai phụ âm và dấu thanh tôi sẽ đọc mẫu hoặc gọi học sinh đọc tốt đọc mẫu sau đó yêu cầu em đó đọc lại cho chính xác .
Lồng ghép việc luyện đọc diễn cảm vào tất cả các bước trong giờ tập đọc.
Để luyện cho học sinh đọc tốt cần lồng ghép khéo léo việc luyện đọc vào từng bước lên lớp trong giờ tập đọc. Tôi đã chú ý lồng ghép khâu luyện đọc vào các phần khác mà không làm gián đoạn các bước lên lớp (Chỉ lồng ghép đọc khi có điều kiện thuận lợi và đảm bảo phù hợp với trình độ năng lực của học sinh trong lớp) Tôi đã áp dụng như sau:
Trong bước kiểm tra bài cũ:
Tôi quan tâm đặc biệt đến việc đọc bài văn, bài thơ khi lên trả bài đối với những học sinh đạt được yêu cầu của việc đọc và những học sinh có cố gắng hơn trong việc đọc tôi cho điểm và khen ngợi kịp thời. Đối với những học sinh chưa đạt yêu cầu và chưa có cố gắng trong việc đọc thì tôi giúp đỡ, động viên rồi sửa cách đọc cho học sinh đó bằng cách: Tôi có thể gọi một học sinh đọc tốt đọc cho bạn nghe hoặc chính bản thân tôi đọc mẫu lại cho học sinh nghe rồi cho em đó đọc luyện lại, đồng thời động viên em cố gắng hơn và sẽ cho nhận xét tuyên dương nếu em có sự cố gắng .
Trong bước luyện đọc đúng:
Đây là một khâu quan trọng trong các bước lên lớp của giờ tập đọc và đây chính là cơ sở để đọc tốt. Trong quá trình luyện đọc đúng tôi đặc biệt chú ý hơn tới những đối tượng học sinh còn mắc lỗi về ngữ âm, về dấu thanh ,cho các em đọc bài theo cách đọc nối tiếp, đọc cá nhân có thể cho học sinh phát hiện tiếng khó đọc hoặc gọi học sinh phát hiện bạn đã đọc sai tiếng nào thì giáo viên tập cho học sinh đọc đúng từ, câu có tiếng đó. Với yêu cầu nội dung và phương pháp phù hợp cụ thể cho từng đối tượng thì mọi học sinh đều có thể đọc được. Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo cặp, theo nhóm để học sinh có sự phát hiện và sửa cách đọc cho nhau.
Trong bước tìm hiểu bài:
Đọc và cảm thụ là hai hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì vậy để học sinh có thể đọc tốt được trước hết học sinh phải cảm thụ được văn bản.Muốn học sinh cảm thụ được văn bản thì học sinh phải được bồi dưỡng vững chắc về kiến thức văn học. Chính vì vậy ngay trong khi dạy các phân môn tập làm văn, luyện từ và câu giáo viên cần cung cấp cho học sinh kiến thức Tiếng Việt để từ đó học sinh có cơ sở cảm thụ được văn bản. Khi dạy các bài tập đọc có nội dung miêu tả hoặc theo kết cấu truyện kể tôi thường cho học sinh dựa vào kiến thức đã học trong môn luyện từ và câu, tập làm văn để soi vào bài đọc phân tích, phát hiện các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả cũng như xây dựng tính cách nhân vật từ đó đề ra cách đọc sáng tạo phù hợp.
Từ việc hiểu nội dung nghệ thuật của học sinh có thể đọc tốt hơn. Để tạo cơ sở cho việc đọc tốt tôi đã khéo léo lồng ghép việc rèn đọc trong bước tìm hiểu bài khi có điều kiện.
Trong bước tìm hiểu bài tôi tập trung chú ý nhiều hơn tới các đối tượng có năng lực cảm thụ văn học hạn chế xếp những em này vào cùng nhóm với những em có cảm thụ văn học tốt để các em cùng nhau tham gia trao đổi thảo luận với nhau về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó học sinh có thể rút ra được ý đoạn, ý bài và dẫn đến việc học sinh phát hiện được cách đọc phù hợp với đoạn với bài.
Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
Tôi luôn tâm niệm là tất cả học sinh trong lớp đều có thể đọc diễn cảm nếu giáo viên biết dựa vào năng lực của từng em để tạo cơ hội tốt cho các em thể hiện được giọng đọc diễn cảm .
Với những em có năng lực đọc diễn cảm chưa tốt tôi luôn tạo điều kiện để các em có thể đọc diễn cảm bằng cách tôi chọn những câu, những đoạn phù hợp với khả năng của các em để rèn các em đọc.
Khả năng, mức độ cảm thụ của từng người là khác nhau nên dẫn đến việc mỗi người có thể thể hiện cách đọc sáng tạo.Với những em có năng lực đọc diễn cảm tốt, tôi khuyến khích để các em có thể tự chọn đoạn mình thích để thể hiện cách đọc sáng tạo(nhắc các em đọc sao cho phù hợp với nội dung và nghệ thuật của bài).
b) Biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm.
Dựa vào mục tiêu của từng bài cụ thể, dựa vào khả năng của từng đối tượng trong lớp tôi hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm theo một số tiêu chí sau:
Ngắt giọng:
Hướng dẫn học sinh biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cách đọc diễn cảm. Tôi hướng dẫn cho học sinh biết cách ngắt giọng theo một số quy tác sau:
-Ngắt giọng theo ngữ pháp:
Trong mỗi bài tập đọc cụ thể tôi chú ý cho học sinh tập phát hiện đến chỗ cần ngắt, nghỉ hơi cho phù hợp với quy tắc ngữ pháp bằng cách dùng bút chì gạch một gạch(/) đối với chỗ cần ngắt hơi, gạch hai gạch (//) đối với chỗ nghỉ hơi dựa trên những vốn kiến thức đã có từ việc học phân môn luyện từ và câu về cách ngắt, nghỉ giọng khi gặp dấu phẩy chấm, dấu chấm cảm , ngắt hơi giữa trạng ngữ và thành phần chính, giữa chủ nghữ và vị ngữ...
Bài “Cậu bé thông minh”- SKG Tiếng Việt 3 Tập 1 Trang 4. Sau đây là cách đọc một số câu:
Ngày xưa,/ có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng,/ nếu không có thì cả làng phải chịu tội.// ( giọng đọc chậm rãi).
Cậu bé kia,/ sao dám đến đây làm ầm ĩ ? // (đọc với giọng oai nghiêm). Thằng bé này láo, / dám đùa với trẫm! / Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được?// (giọng bực tức, lên giọng ở cuối câu).
Muôn tâu, / vậy sao Đức vua lại hạ lệnh cho làng con/ phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ? // (Đọc với giọng thể hiện sự lễ phép, bình tĩnh, tự tin).
Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp đoạn, yêu cầu cả lớp lắng nghe và tìm câu dài, khó đọc.
Sau khi học sinh phát hiện được câu dài, khó đọc giáo viên ghi vào bảng phụ rồi gọi 1, 2 học sinh đọc.
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý: Em nào có ý kiến khác? Bạn đọc như thế nào? ... Mời một vài em đọc lại.
Học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ hơi để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống nhất cách đọc.
Nhằm luyện kĩ năng đọc thầm và tập trung theo dõi người khác đọc để phối hợp nhịp nhàng khi đọc lời nhân vật tôi cho học sinh thi đọc phân vai. Với bài tập đọc có lời nhân vật tôi thường dành 2 – 3 phút cho các em thi đọc.
*Ngữ điệu đọc: Để học sinh thể hiện được đúng ngữ điệu đọc, tôi luôn chú ý bồi dưỡng học sinh cách thể hiện các loại câu ngay từ khi học phân môn Luyện từ và câu.
 Khi đọc câu hỏi thì nhấn giọng và hơi cao giọng ở từ dùng để hỏi (Ví dụ: Trăng ơi... từ đâu đến?). 
Qua đó học sinh có thể tự phát hiện các loại câu có trong các bài tập đọc và nêu cách đọc câu đó mà không cần giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ là đọc như thế nào.
* Sắc thái giọng đọc.
Tuỳ thuộc vào nội dung và nghệ thuật của từng bài tập đọc mà tôi hướng dẫn học sinh có cách thể hiện giọng đọc sao cho phù hợp. Có bài đọc với giọng vui tươi trong sáng ,có bài đọc với giọng âu yếm dịu dàng đầy tình thương ,có bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư, có bài đọc với giọng hóm hỉnh, có bài đọc với giọng châm biếm, có bài đọc với giọng thiết tha tự hào.
Hướng dẫn học sinh chuyển sắc thái giọng đọc qua các bài tập đọc là thể loại truyện : học sinh cần biết phân biệt lời của người dẫn truyện với lời nhân vật.
* Cách đọc nhấn giọng: Tôi có thể cho học sinh tìm từ gợi tả, gợi cảm, từ trung tâm để làm bật lên ý chính của đoạn văn, đoạn thơ để từ đó học sinh biết nhấn giọng các từ, cụm từ đó khi đọc bài.
* Tốc độ đọc: Thể hiện giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa phải. Tốc độ đọc do nội dung bài văn quyết định. Có đoạn đọc với giọng chậm rãi, có đoạn đọc với giọng gấp gáp, hối hả.
* Cách thể hiện điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt: Tư thế, nét mặt, cử chỉ,ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu đọc . Nét mặt phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung của tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui nét mặt phải tươi sáng. Đọc một câu chuyện buồn nét mặt cũng biểu lộ sự đồng cảm. Ngoài ra việc thể hiện ánh mắt điệu bộ cử chỉ.
Giáo viên phải có sự nhiệt tình; có tâm với nghề, tích cực đổi mới các hình thức tổ chức dạy học; quan tâm đến các đối tượng học sinh; động viên khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ tạo cho các em hứng thú học tập; giuso trẻ thấy được cái hay của Tiếng Việt; thấy sự cần thiết phải đọc diễn cảm. 
Khi giảng dạy môn tập đọc, để học sinh dễ hiểu, nắm bắt kiến thức dễ dàng đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ trước khi lên lớp, phải xác định được mục tiêu của từng hoạt động trong giờ họcLời truyền đạt của giáo viên phải rành mạch, trong sáng, rõ ràng và có sức thuyết phục, thu hút được các em ham mê hứng thú học tập.
Thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh ,quan tâm nhắc nhở việc chuẩn bị bài trước ở nhà .
Mối quan hệ các giải pháp, biện pháp:
Các biện pháp, giải pháp nêu trên luôn được đặt trong một thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng và tương tác lẫn nhau. Biện pháp này sẽ là tiền đề cho biện pháp khác và ngược lại. Khi triển khai, chúng ta cần phải quan tâm đến tất cả các nhóm biện pháp và thực hiện đồng bộ thì kết quản mới đạt được như mong muốn.
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học
Bằng những kinh nghiệm mà tôi áp dụng , đa số học sinh lớp tôi đã đọc đúng, đọc rõ ràng, rành mạch, đọc diễn cảm nội dung những bài văn, bài thơ.
 	Kết quả đọc của học sinh ky 1 năm học 2020 - 2021 :
TSHS
Đọc lưu loát rõ ràng diễn cảm
Đọc trôi chảy nhưng chưa diễn cảm
Đọc chậm chưa trôi chảy
Đọc còn sai lỗi chính tả
35
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12
10
4
4
 KẾT LUẬN	
Kết luận:
Muốn rèn luyện cho học si

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.doc