Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1A2 Trường Tiểu học Hùng Sơn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1A2 Trường Tiểu học Hùng Sơn

Nhóm 1: Gồm các chữ: m, n, u, ư, i, t, v,r, p.

Các lỗi học sinh hay mắc: Viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường hay bị đổ nghiêng, nét hất lên thường bị choãi chân ra không đúng.

Cách khắc phục: Tôi cho học sinh luyện viết nét sổ có độ cao 2 ô li, sau đó mới viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu có độ cao 2 ô li thật đúng, thật thẳng. Khi học sinh viết thành thạo các nét đó, tôi mới cho học sinh ghép các nét thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.

 -Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k, y.

 Các lỗi học sinh hay mắc: Học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét, chữ viết còn cong vẹo.

 Cách khắc phục: Trước tiên tôi cho học sinh viết nét sổ có độ cao 5 ô li một cách ngay ngắn, thành thạo để rèn tư thế cầm bút chắc chắn cho học sinh, sau đó tôi dạy học sinh viết nét khuyết trên có độ cao 5 ô li, độ rộng trong lòng 1 ô li. Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết, tôi hướng dẫn học sinh đặt một dấu chấm nhỏ vào sát đường kẻ dọc, trên dòng kẻ ngang 2 của li thứ tư và rèn cho học sinh luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp viết nét khuyết trên có độ rộng bằng 1 li. Tương tự như vậy tôi dạy học sinh viết nét khuyết dưới có độ cao 5 ô li, độ rộng 1 ô li.

 - Khi dạy viết chữ h, tôi hướng dẫn Viết nét khuyết trên trước, từ điểm dừng bút của nét khuyết trên ở ĐK ngang 1 rê bút viết tiếp nét móc hai đầu có độ cao 2 li, độ rộng 1 li dừng bút ở ĐK ngang 2. Tương tự như vậy với các chữ còn lại.

 

doc 29 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 1161Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1A2 Trường Tiểu học Hùng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiển phấn đúng cách, giơ bảng và xoá bảng theo các lệnh của giáo viên:
 Lệnh 1: Giáo viên gõ một tiếng thước yêu cầu học sinh viết chữ ghi âm, vần hoặc chữ ghi tiếng, chữ ghi từ vào bảng con.
Lệnh 2: Giáo viên gõ tiếng thước thứ hai yêu cầu học sinh giơ bảng ngay ngắn.
Lệnh 3: Giáo viên gõ tiếng thước thứ ba học sinh bỏ bảng xuống.
Lệnh4: Giáo viên gõ tiếng thước thứ tư học sinh đọc và xoá bảng.
* Cách sử dụng đồ dùng dạy - học khi viết vở Tập viết hay Luyện viết:
- Vở Tập viết, Luyện viết lớp 1 cần bọc bìa, dán nhãn vở, giữ gìn sạch sẽ, không để quăn mép, hoặc giây bẩn. Khi viết chữ đứng học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng (tự chọn) cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15.
 - Bút chì dùng ở 8 tuần đầu lớp 1 cần được gót cho cẩn thận đầu chì không quá nhọn hay dày quá để dễ viết rõ nét chữ.
 - Bút mực cần sử dụng loại bút có quản, ngòi bút nét thanh, nét đậm ra đều mực. Để tránh bẩn tay tôi thường hướng dẫn học sinh tỉ mỉ cách lấy mực, đậy nắp và lau sạch mực ở phần ngoài của bút bằng giấy lau thấm. 
 Khi viết vở tôi hướng dẫn học sinh thưc hiện theo các lệnh sau:
 Lệnh 1: Giáo viên gõ tiếng thước thứ nhất và yêu cầu học sinh đặt bút vào điểm có dấu chấm trong vở viết một dòng chữ ghi âm hoặc chữ ghi tiếng.
 Lệnh 2: Giáo viên gõ tiếng thước thứ hai yêu cầu học sinh đặt bút vào điểm có dấu chấm viết một dòng chữ ghi tiếng hoặc từ.
 Lệnh 3, lệnh 4,.. tương tự như vậy cho đến hết bài.	
 	3. Xây dựng nề nếp học tập, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở và cách trình bày bài viết:  
 * Một số quy định về nề nếp học tập:
    Tôi hướng dẫn cho học sinh nắm được một số các kí hiệu mà tôi đã quy định và ghi kí hiệu này lên góc trái phía trên bảng để các em thực hiện trong các giờ học như sau:
 Kí hiệu ngồi đúng tư thế học tập và trật tự khi giáo viên chỉ vào trong hình:
 - Kí hiệu lấy bảng khi giáo viên chỉ vào trong hình, cất bảng khi giáo viên chỉ ra ngoài hình: 
 - Kí hiệu V: vở ( mở vở khi giáo viên chỉ vào kí hiệu ) 
 - Kí hiệu ngồi giãn khoảng cách khi giáo viên chỉ vào hình:
 - Kí hiệu ngồi thẳng lưng khi giáo viên chỉ vào hình: 
 Việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các kí hiệu trên nhằm mục đích đảm bảo tính kỉ luật, trật tự trong lớp học, giúp học sinh tập trung chú ý vào các hoạt động học tập tránh gây mất trật tự và lộn xộn trong giờ học nhất là khi thao tác sử dụng đồ dùng học tập. 
*Tư thế ngồi viết:
Để học sinh có thể tránh được một số bệnh học đường trong trường học như: bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị thì giáo viên phải luyện cho học sinh có được một tư thế ngồi viết thật đúng, thật thoải mái. Muốn vậy, người giáo viên phải có tư thế ngồi thật đúng để học sinh bắt trước. Ngay từ những tiết học đầu tiên tôi đã làm mẫu kết hợp giải thích, hướng dẫn rất tỉ mỉ về từng động tác tư thế ngồi học để các em hiểu và làm theo như sau:
 - Lưng thẳng; không tì ngực vào bàn.
 - Đầu hơi cúi, mắt cách vở 25-30cm.
 -Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ.
 - Hai vai ngang bằng.
 - Hai chân để song song vuông góc với mặt đất, thoải mái.
 Học sinh mới vào lớp 1 chưa có khái niệm về đơn vị đo độ dài nên chưa thể tự ước lượng được khoảng cách từ 25cm - 30cm nên tôi cho học sinh chống cùi chỏ tay trên mặt bàn, ngửa bàn tay ra, áp trán vào sát lòng bàn tay để ước lượng khoảng cách mặt với vở và luôn giữ ở vị trí cố định như vậy khi viết, em nào quên có thể tự ước lượng lại được. 
 * Cách cầm bút:
 - Cầm bút bằng ba đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa.
 - Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán 
bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷ tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái.
 - Không nên cầm bút tay trái.
 Tôi cũng làm mẫu và hướng dẫn tỉ mỉ cách cầm bút: Ngón cái và ngón trỏ đặt ở phía trên, ngón giữa ở phía dưới đỡ đầu bút cách đầu bút khoảng 1 đốt ngón tay. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi, bút đặt nghiêng so với giấy khoảng . Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng . Khi viết đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải nhẹ tay.
 * Cách để vở, xê dịch vở khi viết:
 Khi viết chữ đứng học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng (tự chọn) cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng . Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông như vậy dù viết theo kiểu chữ đứng hay chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt (chỉ khác nhau về cách để vở). Khi viết xuống những dòng dưới, các em tự đẩy vở lên trên để cánh tay luôn tì lên mặt bàn làm điểm tựa khi viết.
 - Trước lúc viết tôi thường cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi học, cách cầm bút để vở để học sinh thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình học sinh viết rất hay quên, thay đổi tư thế ngồi đúng, lúc đó tôi lại phải kiên nhẫn chỉnh sửa cho từng em. Lặp đi lặp lại nhiều lần, các em cũng dần dần ngồi đúng, cầm bút đúng.
 - Mặt khác tôi phô tô gửi mỗi phụ huynh một bản hướng dẫn về tư thế ngồi học, cách cầm bút, để vở. Khuyên phụ huynh mua bảng chữ mẫu viết thường của Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng dẫn học sinh luyện viết ở nhà. 
4. Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy định để dạy học sinh.
 Việc nắm chắc các mẫu chữ hiện hành theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và việc viết tốt mẫu chữ quy định là một yêu cầu cần thiết không thể thiếu được đối với người giáo viên Tiểu học. Đây chính là một tiêu chí mà mọi giáo viên phải đặt ra và thực hiện. Có nắm chắc các mẫu chữ thì giáo viên mới viết đúng và đẹp theo chuẩn được từ đó mới hướng được dẫn học sinh viết đúng và đẹp. Chữ mẫu của giáo viên được coi như “khuôn vàng, thước ngọc”, chuẩn mực để học sinh noi theo. Lứa tuổi của các em là lứa tuổi hay “bắt chước” và làm theo mẫu. Giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế. Đặc biệt là học sinh lớp 1. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình để học sinh học tập. Do vậy tôi thường xuyên phải tự luyện chữ sao cho đúng và đẹp. Mỗi năm học tôi đều có vở tập viết của mình viết sẵn, vừa để luyện chữ vừa thuận tiện cho việc hướng dẫn và làm mẫu cho học sinh tập viết. Tôi còn sưu tầm những bài viết, vở viết sạch đẹp của học sinh những năm học trước để giới thiệu cho học sinh học tập.
 Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình từng nét của chữ cái. Do vậy khi viết mẫu cho học sinh tôi viết chậm lại đủ để cho học sinh quan sát, vừa viết vừa kết hợp nhịp nhàng với giảng giải, phân tích: Đặt bút từ điểm nào, rê bút như thế nào, đưa bút vào vị trí nào, thứ tự các nét viết ra sao, dừng bút ở điểm nào? Tôi phân tích cả cách viết dấu phụ, dấu thanh để học sinh dễ dàng nhận biết được cách viết. Tôi hướng dẫn cả về khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng (bằng một con chữ o ) để học sinh không viết sát quá hoặc cách xa quá. Đồng thời tư thế đứng viết của giáo viên cũng phải hợp lý để học sinh quan sát được tay của cô khi viết và theo dõi được cả quy trình viết chữ. Khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp lời nói của giáo viên phải nhẹ nhàng, gần gũi, chuẩn mực và dễ hiểu, tránh dùng các khái niệm khó hiểu hoặc cách nói mơ hồ không rõ ràng, nên dùng đúng các thuật ngữ cách gọi khi dạy viết chữ Tiếng Việt như: chữ ghi âm, chữ ghi vần, chữ ghi tiếng, chữ ghi từ... Hướng dẫn tỉ mỉ cách viết từng con chữ, nét nối chính xác theo đúng quy định cho học sinh. Không nên nói nôm, nói ngọng, nói lộn xộn hoặc nói quá nhiều gây căng thẳng khó hiểu cho học sinh. Sau đây là mẫu chữ cái viết thường trong trường Tiểu học mà tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu:
 + Mẫu chữ cái viết thường cỡ vừa:
 -Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.
   - Các chữ cái được viết với độ cao 4 đơn vị: d, đ, q, p.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 3 đơn vị: t.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: r, s.
     - Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
+ Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỏ:
 - Các chữ cái được viết với độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê,n, m.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: d, đ, q, p.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 đơn vị: t.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
  - Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị.
 + Mẫu chữ cái viết hoa cỡ vừa: 
 - Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với độ cao 8 đơn vị là: Y, G.
 + Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỏ:
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với độ cao 4 đơn vị là: Y, G.
  + Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị.
 	5. Dạy cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, viết đẹp:
 * Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản:
 Trước tiên tôi hướng dẫn học sinh nắm được các thuật ngữ dòng kẻ:“Dòng kẻ ngang 1, ngang 2, ngang 3; ngang 4, ngang 5. Ô li 1, ô li 2ô li 5. Đường kẻ ngang trên, ngang dưới của một ô li. Dòng kẻ dọc 1, dòng kẻ dọc 2,  dòng kẻ dọc 5”trong vở ô li, Vở Tập viết, trên bảng con, bảng lớp. Tiếp theo tôi hướng dẫn cho học sinh nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ. Nắm được tên gọi và cấu tạo của từng nét cơ bản bao gồm: Nét ngang, nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu (là kết hợp của nét móc xuôi và nét móc ngược), nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong khép kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt . Việc nắm chắc cách viết, viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái giúp cho việc nối các nét thành chữ cái sẽ dễ dàng hơn. Sau đó tôi dạy học sinh cách xác định toạ độ của điểm đặt bút và điểm dừng bút phải dựa trên khung chữ làm chuẩn. Hướng dẫn học sinh hiểu điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái hay một chữ. Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của nét chữ đa số điểm kết thúc ở 1/3 đơn vị chiều cao của thân chữ. Riêng đối với con chữ o vì là nét cong tròn khép kín nên điểm đặt bút trùng với điểm dừng bút. 
 Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét tôi nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nhắc các em viết đều nét, liền mạch đúng kĩ thuật.
 * Dạy cách rê bút: Là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước hoặc tạo ra việt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên. ( Từ rê được hiểu theo nghĩa di chuyển chậm đều đều, liên tục trên bề mặt của giấy, do vậy giữa đầu bút và mặt giấy không có khoảng cách)
Dạy cách lia bút: Là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy. 
 Trong quá trình hướng dẫn học sinh về quy trình viết một chữ cái, rèn kĩ thuật nối chữ, viết liền mạch người giáo viên cần lưu ý sử dụng các thuật ngữ trên cho chính xác.
 + Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ m tôi hướng dẫn như sau:
 - Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 2 ( ĐK 2) và đường kẻ 3 ( ĐK 3), viết nét móc xuôi trái chạm ĐK3, dừng bút ở ĐK 1.
 - Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc xuôi thứ hai có độ rộng bằng một ô li rưỡi; dừng bút ở ĐK 1.
 - Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét
 móc hai đầu ( độ rộng bằng nét 2); dừng bút ở ĐK2. 
 * Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ:
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái, để học sinh viết đúng kĩ thuật, viết đẹp, nắm chắc mẫu chữ. Tôi chia chữ viết thành các nhóm và xác định trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ gồm những nét nào, những nét chữ nào học sinh hay viết sai, học sinh gặp khó khăn gì khi viết các nhóm chữ đó để khắc phục nhược điểm giúp học sinh viết đúng và đẹp mẫu chữ trong trường Tiểu học cỡ vừa như sau: 
 -Nhóm 1: Gồm các chữ: m, n, u, ư, i, t, v,r, p.
Các lỗi học sinh hay mắc: Viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường hay bị đổ nghiêng, nét hất lên thường bị choãi chân ra không đúng. 
Cách khắc phục: Tôi cho học sinh luyện viết nét sổ có độ cao 2 ô li, sau đó mới viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu có độ cao 2 ô li thật đúng, thật thẳng. Khi học sinh viết thành thạo các nét đó, tôi mới cho học sinh ghép các nét thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
  -Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k, y.
 Các lỗi học sinh hay mắc: Học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét, chữ viết còn cong vẹo.
 Cách khắc phục: Trước tiên tôi cho học sinh viết nét sổ có độ cao 5 ô li một cách ngay ngắn, thành thạo để rèn tư thế cầm bút chắc chắn cho học sinh, sau đó tôi dạy học sinh viết nét khuyết trên có độ cao 5 ô li, độ rộng trong lòng 1 ô li. Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết, tôi hướng dẫn học sinh đặt một dấu chấm nhỏ vào sát đường kẻ dọc, trên dòng kẻ ngang 2 của li thứ tư và rèn cho học sinh luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp viết nét khuyết trên có độ rộng bằng 1 li. Tương tự như vậy tôi dạy học sinh viết nét khuyết dưới có độ cao 5 ô li, độ rộng 1 ô li.
 - Khi dạy viết chữ h, tôi hướng dẫn Viết nét khuyết trên trước, từ điểm dừng bút của nét khuyết trên ở ĐK ngang 1 rê bút viết tiếp nét móc hai đầu có độ cao 2 li, độ rộng 1 li dừng bút ở ĐK ngang 2. Tương tự như vậy với các chữ còn lại. 
  - Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ,a, ă, â, c, x, d, đ, q, g, e, ê, s.
Các lỗi học sinh hay mắc: viết chữ o chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không tròn đều đầu to, đầu bé, chữ o méo. Hầu hết các em viết chữ o xấu.
Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này thì cần phải viết chữ o đúng và đẹp tròn theo quy định. Tôi cho học sinh chấm 4 điểm vuông góc đều nhau như điểm giữa 4 cạnh của hình chữ nhật và từ điểm đặt bút của con chữ o viết một nét cong tròn đều đi qua 4 chấm thì sẽ được chữ o tròn đều và đẹp. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh ghép với các nét cơ bản khác để tạo thành chữ.
 Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét phải nhấn mạnh hơn chỗ nét nối, nhất là chỗ rê bút, từ điểm dừng bút của con chữ vừa viết, rê bút lên viết liền mạch đến đâu mới được nhấc bút. Ở phần đầu học chữ ghi âm, học sinh đã được hướng dẫn rất kĩ về độ cao, độ rộng của từng nét chữ, con chữ. Khi dạy sang phần vần tuy không cần hướng dẫn quy trình viết từng chữ song tôi vẫn thường xuyên cho học sinh nhắc lại độ cao các chữ cái, những chữ cái nào có độ cao bằng nhau, nét nối giữa các chữ cái trong một chữ ghi tiếng, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng ( bằng một con chữ o). 
 Khi hướng dẫn học sinh viết chữ nét thanh, nét đậm, tôi vừa viết mẫu vừa nói rõ quy trình viết (viết như quy trình), chỉ khác bằng một mẹo nhỏ để học sinh dễ làm theo: Chú ý viết các nét rê lên đưa nhẹ tay hơn một chút tạo nét thanh bé, nét kéo xuống theo chiều đầu ngòi bút tạo nét đậm hơn nét thanh một chút. Đối với bút mực học sinh cần viết úp ngòi xuống, cổ tay, cánh tay để vuông góc. Với học sinh trung bình, yếu tôi chỉ yêu cầu các em viết đúng cỡ chữ, thẳng hàng, ngay ngắn, đều nét, liền mạch. Đối với học sinh khá giỏi, tôi yêu cầu ở mức độ cao hơn các em viết được chữ nét thanh, nét đậm. Nét chữ có độ mịn, mượt, không sần sùi. Chữ viết thẳng đứng, các nét chữ song song với nhau, đều nét, liền mạch, ngay ngắn và sạch đẹp.
Khi dạy học sinh cỡ chữ nhỏ tôi cũng thường xuyên luyện theo cách đó giúp các em nhớ lâu và viết đều nét, liền mạch, đúng độ cao, độ rộng các chữ cái.
6. Khắc sâu những lỗi học sinh thường gặp khó khăn.
 - Giáo viên cần nhấn mạnh chỗ ghi dấu thanh với vần, từng loại vần. Cái khó với học sinh là không biết ghi dấu thanh ở vị trí nào nhất là những chữ có từ 2 đến 3 chữ cái trở lên. Khi dạy mỗi vần mới, cuối cùng tôi đều cho học sinh nhận xét chốt lại những chữ ghi vần đó thì viết dấu thanh ở chữ cái ghi âm gì. Đặc biệt ở bài ôn tập mỗi loại vần tôi đều khắc sâu vị trí ghi dấu thanh. Với chữ có dấu phụ là dấu mũ như ô, ơ, ê, thì thanh sắc, huyền, hỏi phải ghi ở bên phải dấu mũ còn thanh ngã thì ghi ở giữa, phía trên của dấu mũ, các dấu thanh phải ngay ngắn, cân đối nằm đúng dòng li quy định và không được chạm vào chữ cái hay dấu phụ.
-Trong quá trình chấm chữa bài tôi chữa những lỗi học sinh sai phổ biến nhất, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa. Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ.
 - Khi chấm bài tôi không chỉ chú ý đến việc chữa lỗi cho học sinh mà còn kết hợp nhận xét, chỉ bảo, khích lệ, động viên để học sinh tự tin vào bản thân khi viết bài và nhận ra những lỗi sai cần khắc phục.
 - Những nét chữ sai tôi nhận xét thật rõ và sau đó tôi viêt mẫu cho các em sửa lại những chữ các em đã viết sai để về nhà các em tập viết theo mẫu đó cho đúng và đẹp.
7. Dạy phân môn Tập viết phải được kết hợp song song và đồng bộ với các môn học khác.
 Để học sinh viết đúng và đẹp thì phải tiến hành song song và đồng bộ việc dạy - học phân môn Tập viết với các môn học khác. Học sinh không chỉ viết đúng và đẹp ở vở Tập viết mà cần phải viết đẹp ở tất cả các loại vở. Muốn viết đẹp và thành thạo thì cần phải nắm được kĩ thuật viết. Muốn viết đúng, không sai, không mắc lỗi thì cần phải đọc đúng, đọc hiểu. Vì vậy trong quá trình dạy học cần phải rèn cho học sinh không những viết thạo mà còn phải đọc thông. Để làm được điều này khi dạy các giờ Tập viết, Học vần, Tập đọc, Chính tả tôi luôn chú ý hướng dẫn học sinh phát âm đúng, phân biệt và sửa ngọng cho những học sinh đọc còn ngọng. Giúp các em đọc đúng, hiểu đúng những từ ngữ địa phương hoặc những tiếng, những từ ngữ khó có âm đầu hay nhầm lẫn như : l/n, x/s, tr/ch, r/d...
 Tôi chú trọng hướng dẫn cách phát âm l/n như sau:
 - Cánh phát âm n: Thẳng lưỡi, đầu lưỡi chạm lợi dưới, hơi thoát ra ngoài qua cả mũi và miệng.
- Cánh phát âm l: Đầu lưỡi cong lên, chạm lợi trên hơi thoát ra ngoài qua 2 bên rìa, xát nhẹ. 
 Mặt khác tôi chú ý dạy học sinh nắm chắc cách kết hợp giữa âm và vần như:
 + Chữ ghi âm k thường kết hợp được với các chữ ghi âm: e, ê, i, (đứng sau).
 Ví dụ: ki, ke, kê,
+ Chữ ghi âm k thường kết hợp được với các vần có âm: e, i, ê đứng trước như: kiến, kền, kèn,
+ Chữ ghi âm gh chỉ kết hợp được với các chữ ghi âm: e, ê, i, (đứng sau)
 Ví dụ: ghi, ghê, ghe
+ Chữ ghi âm gh chỉ kết hợp được với các vần có âm: e, i, ê đứng trước.
 Ví dụ: ghềnh,
 +Chữ ghi âm ngh chỉ kết hợp được với các chữ ghi âm: e, ê, i, (đứng sau) 
 Ví dụ: nghi, nghề, nghe,
 	+ Chữ ghi âm ngh chỉ kết hợp được với các vần có âm: e, i, ê đứng trước.
 Ví dụ: nghiền, nghênh,
+ Chữ ghi âm g hoặc ng chỉ kết hợp được với các âm hoặc vần có âm: o, ô, ơ, u, ư, a, ă, â đứng trước.
 Ví dụ: ga, gô, go,.. nga, ngo, ngô,
 + Chữ ghi âm c không kết hợp được với âm e, i, ê mà chỉ kết hợp được với các âm hoặc vần có âm: o, a, ô, ơ, u, ư, â, ă đứng trước.
 - Ngoài ra tôi còn giải nghĩa từ, giúp học sinh đọc đúng, hiểu đúng.
 - Khi học sinh viết bài tôi chú ý quan sát và sửa lỗi cho các em, chỉ ra các lỗi sai mà học sinh hay mắc giúp các em tự sửa lỗi.
8. Lập kế hoạch bài học và phương pháp dạy học cụ thể cho mỗi tiết học Tập viết và mỗi phần luyện tập. 
 Lập kế hoạch bài học là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Việc lập kế hoạch bài học giúp người giáo viên có kiến thức rõ ràng về việc dạy cái gì và dạy vào lúc nào, dạy như thế nào và học sinh cần học ra sao. Làm cho người giáo viên tự tin hơn và thấy mình đã chuẩn bị đúng hướng. Lập kế hoạch bài học cho phép người giáo viên tập trung suy nghĩ về những vấn đề chủ yếu trước khi lên lớp, ứng phó kịp thời và đúng đắn trước những tình huống có thể xảy ra. Đòi hỏi người giáo viên suy nghĩ về đăc trưng môn học, về mục tiêu bài học, về đặc điểm học sinh, về phương pháp dạy học và đánh giá. 
 Để lập tốt kế hoạch bài học trong phân môn Tập viết người giáo viên cần nắm chắc nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và quy trình dạy học. Thấy được điểm khác nhau giữa cách dạy học sinh tập viết trong trong tiết học vần và trong giờ T

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.doc