Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:
- Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình được mệnh danh là chiếc nôi đào tạo nên những cán bộ chủ chốt từ cấp xã đến cấp tỉnh. Do vậy trường rất được sự quan tâm của các cấp, ban ngành của tỉnh, được ưu tiên đầu tiên trong sự nghiệp phát triển giáo dục khối trung học phổ thông.
- Nhà trường thực hiện trả lương qua tài khoản từ tháng 1/2013.
- Các tổ, phòng, ban trong nhà trường được cấp phòng làm việc riêng, có trang bị máy tính để làm việc.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên tương đối đồng đều.
- Các em học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, thân thiện.
- Những năm qua, trường được UBND tỉnh, các cơ quan, và đặc biệt là Sở giỏo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường ngày một phát triển.
- Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn năm 2010.
- Hàng năm, nhà trường có tổ chức cho CB-GV-CNV đặc biệt là đội ngũ cán bộ cốt cán đi tham quan học tập ở những đơn vị bạn để học hỏi thêm kinh nghiệm.
* Khó khăn:
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, giá xăng dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính, tình hình lạm phát diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nguồn kinh phí duy trì hoạt động của nhà trường là từ nguồn thu ngân sách nhà nước cấp 100%. Do vậy nó ảnh hưởng không nhỏ tới việc chi ngân sách sao cho có hiệu quả.
- Nhà trường không có khoản thu nào khác ngoài ngân sách nhà nước cấp nên việc mua sắm, trang bị cho các hoạt động khác còn hạn chế. Đời sống của khối nhân viên còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về đời sống vật chất, tinh thần do mức lương quá thấp, nhà trường không có khoản hỗ trợ nào khác ngoài lương.
- Hiện nay nhà trường chi trả lương, phụ cấp lương và các khoản chi thường xuyên khác cho CB-GV-CNV và học sinh bằng tiền mặt nên trong ngày chi tiền đó phải báo cho tất cả mọi người đến lĩnh tiền.
- Các em phụ trách đời sống của các lớp chưa thực sự hiểu rõ về công việc của mình phải làm nên đôi khi còn nhiều bỡ ngỡ.
- Các em học sinh ở số lớp phổ thông ở vùng cao, vùng sâu, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, khi về trường nội trú trọ học chưa quen với môi trường mới. Một số học sinh dân tộc thiểu số như dân tộc H’Mông nói chưa thành thạo tiếng phổ thông và một số khó khăn thường gặp khác.
n tại phòng Tài chính Kế toán, với chức danh -Nhân viên Thủ quỹ. Thủ quỹ có chức trách là cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời Thu - chi - Tồn quỹ tiền mặt vào Sổ quỹ; báo cáo khi cần cho lãnh đạo đơn vị, Kế toán trưởng khi cần thiết. - Vai trò của Thủ quỹ. Thủ quỹ có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý quỹ của cơ quan tổ chức, do đó công tác thủ quỹ không nên xem nhẹ, ngược lại cần được các cơ quan, tổ chức, nhất là người đứng đầu cơ quan tổ chức hết sức quan tâm. 2- Kỹ năng, biện pháp nghiệp vụ của một Thủ quỹ. 2.1- Kiểm tra hồ sơ kế toán liên quan đến các khoản thu - chi tiền mặt. Mọi khoản Thu - chi phát sinh phải được thực hiện trong quy định đơn vị và có chứng từ. Khi nhận được phiếu Thu - chi (do kế toán lập) kèm theo chứng từ gốc. Thủ quỹ cần phải: - Kiểm tra số tiền trên Phiếu Thu- Chi với chứng từ gốc. - Kiểm tra nội dung ghi trên phiếu Thu - Chi có khớp với chứng từ gốc - Kiểm tra ngày, tháng lập phiếu Thu - Chi và chữ ký của người có thẩm quyền. - Kiểm tra số tiền Thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt. - Kiểm tra chữ ký của người nộp tiền hoặc người nhận tiền; yêu cầu ghi rõ số tiền bằng chữ đã nộp hoặc đã nhận. 2.2- Quản lý quỹ tiền mặt. Tiền mặt tồn quỹ phải được lưu giữ tại két, không được để ở nhiều nơi hoặc mang ra khỏi cơ quan. Không được để tiền cá nhân vào trong két. - Tiền mặt tồn quỹ phải được sắp xếp theo loại giấy bạc và được kiểm lại vào cuối ngày. -Quỹ tiền mặt do Thủ quỹ quản lý, phải cập nhật và tính số tiền tồn quỹ hàng ngày. Mọi khoản Thu - Chi đều được ghi chép trong sổ quỹ tiền mặt. - Các khoản Thu - Chi tiền mặt phải được sự phê duyệt của kế toán trưởng, chủ tài khoản và phải gồm các chứng từ: giấy đề nghị thanh toán, phiếu thu, phiếu chi , các hóa đơn chứng từ biên lai kèm theo. - các giấy đề nghị thanh toán, tạm ứng phải có xác nhận của phụ trách bộ phận. Thời hạn thanh toán được ghi trong giấy đề nghị tạm ứng và người tạm ứng phải có trách nhiệm hoàn ứng trước thời hạn. - Đối với phiếu chi tiền khi ký nhận tiền phải ký và ghi rõ họ tên, yêu cầu người nhận ghi số tiền bằng chữ. - Trong một số trường hợp chi tiền cho cá nhân, tổ chức không phải là người của đơn vị cần có chứng minh thư và giấy giới thiệu kèm theo. - Thủ quỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc quản lý tiền mặt và các giấy tờ có giá trị khác. -Thủ quỹ không được chi tiền, chuyển giao giấy tờ có giá trị cho bất kỳ ai, trong bất kỳ trường hợp nào nếu không có văn bản của thủ trưởng đơn vị. - Trường hợp thủ quỹ đi vắng, nghỉ phép, nghỉ việc riêng phải bố trí thủ trưởng đơn vị để bố trí người được thay thế. - Khóa sổ quỹ, niêm phong két trước khi ra về. - Cuối mỗi tháng thủ quỹ phải lập biên bản kiểm kê số tiền tồn quỹ có xác nhận của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. 2.3- Mở sổ, ghi sổ và bảo quản Sổ quỹ tiền mặt. Sổ quỹ phải được ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ, ngày, tháng, năm khóa sổ; có chữ ký của người lập sổ, kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị, số trang, đóng dấu giáp lai sổ. Sổ quỹ phải có các nội dung chủ yếu sau: ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ. Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ phát sinh, số tiền phát sinh, số dư đầu kỳ,số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. 2.3.1- Mở sổ. Sổ quỹ của Thủ quỹ phải được mở từ đầu năm, ghi đầy đủ nội dung ở trang đầu, đánh số trang, Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý và sử dụng sổ. Khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác thì phải bàn giao Sổ quỹ cho người kế nhiệm. 2.3.2- Cách thức ghi chép. Căn cứ vào phiếu Thu -chi, phiếu tạm ứng để ghi vào cột tương ứng trong Sổ Quỹ. Phiếu Thu - chi, tạm ứng phải theeo đúng thứ tự phát sinh và theo trình tự thời gian. Không được sử dụng bút mực đỏ để ghi trong Sổ Quỹ. Thông tin số liệu trên Sổ Quỹ phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trên và phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi; khi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp. Nếu đã ghi sai, dùng thước kẻ gạch bỏ phần sai và ghi lại vào dòng kế tiếp; không ghi chồng lên gạch bỏ. Cuối trang cộng trang ở cột thu và chi nơi dòng quy định. Cuối ngày, khóa sổ và cộng ngày ở cột Thu- Chi - Tồn quỹ; Ghi số tiền bằng chữ, kế toán, thủ quỹ cùng ký xác nhận số dư. Sổ quỹ phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ quỹ phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán. Việc ghi sổ quỹ phải theo trình tự thời gian phá sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin số liệu ghi trên sổ quỹ của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ quỹ của năm trước liền kề. Sổ quỹ phải được ghi liên tục từ khi mở sổ cho đến khi khóa sổ. 2.3.3- Lưu giữ và bảo quản sổ quỹ. Thủ quỹ thực hiện và lưu giữ để quản lý tiền mặt thực tế phát sinh tăng giảm và thực tồn. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc các lần kiểm kê quỹ đột xuất phải có biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt có chữ ký của kế toán, thủ quỹ và Thủ trưởng đơn vị. 2.3.4 - Giao dịch với Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng. Đơn vị mở tài khoản KBNN hoặc Ngân hàng để gửi tiền. Vì thế công việc gửi tiền, rút tiền tại KBNN hặc tại Ngân hàng là một nội dung công việc của Thủ quỹ đơn vị. Để đảm bảo tiền mặt của đơn vị, Thủ quỹ phải có biện pháp bảo vệ chu đáo. Khi giao dịch phải có giấy giới thiệu của đơn vị, các giấy tờ đến nộp hay rút tiền phải được thủ trưởng đơn vị và kế toán ký theo quy định. 3- Quyền hạn Thủ quỹ có quyền yêu cầu kế toán đối chiếu số liệu kịp thời số liệu trên Sổ quỹ tiền mặt và sổ sách kế toán, cũng như kiêm kê đột xuất khi cần thiết. Khi phát hiện vụ việc có thể ảnh hưởng thiệt hại đến tiền mặt của đơn vị Thủ quỹ phải báo cáo ngay với kế toán và thủ trưởng đơn vị.. 4- Báo cáo và ủy quyền Báo cáo mọi tình hình công việc được giao cho kế toán, các vấn đề liên quan khác chỉ báo cáo với ban lãnh đạo đơn vị hoặc các bộ phận khác khi có lệnh của thủ trưởng đơn vị.(nhưng phải thông qua trước với kế toán trưởng về nội dung) Trừ khi có yêu cầu của thủ trưởng đơn vị, thủ quỹ không được ủy quyền cho người nào khác thực hiện công việc của mình. 5- Mối liên hệ công tác. - Nhận sự chỉ đạo, phân công trực tiếp điều hành của thủ trưởng đơn vị về tổ chức. - Nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ kế toán về chuyên môn nghiệp vụ. - Quan hệ với các bộ phận liên quan tại đơn vị trên cơ sở nghiệp vụ có liên quan. 6- Trách nhiệm của Chủ tài khoản đối với công tác thủ quỹ. Lựa chọn, bổ nhiệm người làm công tác Thủ quỹ có đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, phẩm chất đạo đức, trung thực, có ý thức bảo vệ tiền quỹ của đơn vị. - Ban hành quy chế quản lý quỹ. - Kiểm tra việc thực hiện chức trách được giao của thủ quỹ. - Tổ chức bồi dưỡng kiến thức mọi mặt cho thủ quỹ. - Đãi ngộ thỏa đáng và có hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với thủ quỹ khi có thành tích hoặc sai phạm. II- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU - CHI QUỸ TIỀN MẶT TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH HÒA BÌNH. 1- Mở sổ, ghi sổ và bảo quản sổ quỹ tiền mặt. 1.1- Mở sổ - Sổ quỹ mở từ đầu năm, ghi đầy đủ nội dung ở trang đầu, đánh số trang từ trang 1 cho đến hết sổ quỹ và có đóng dấu giáp lai giữa các trang. 1.2 Ghi sổ - Căn cứ vào chứng từ kế toán lập (phiếu Thu, Chi, Tạm ứng) Thủ quỹ ghi vào vào sổ quỹ theo các cột tương ứng, theo đúng số thứ tự phát sinh và theo trình tự thời gian. - Không dùng bút mực đỏ ghi sổ quỹ, các thông tin trên sổ quỹ được dùng bút mực màu đen hoặc xanh để ghi. Trường hợp không ghi hết trang sổ, gạch chộo phần khụng ghi. Khi ghi hết trang cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển sang trang tiếp theo. - Nếu chót ghi sai, gạch bỏ dòng chi sai và ghi lại dòng tiếp theo. - Cuối trang cộng trang ở cột thu và chi nơi dòng quy định. - Cuối ngày cộng sổ quỹ, đối chiếu cùng kế toán số dư tồn quỹ và ký xác nhận số dư tồn quỹ đến cuối ngày. - Sổ quỹ được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, chính xác các thông tin có liên quan, đúng với chứng từ kế toán. - Sổ quỹ được ghi theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế. Sổ quỹ được ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ. 1.3- Bảo quản sổ quỹ tiền mặt tại trường Phổ thông DTNT tỉnh Hòa Bình. - Sổ quỹ được thủ quỹ bảo quản, lưu giữ để quản lý tiền mặt thực tế phát sinh tăng, giảm và thực tồn. Sau khi có nghiệp vụ phát sinh, cuối ngày thủ quỹ lập biên bản kiểm quỹ tiền mặt có đầy đủ chữ ký của kế toán, thủ trưởng đơn vị và chuyển cho kế toán lưu giữ làm căn cứ kèm theo sổ quỹ. 2- Giao dịch với KBNN- hoặc Ngân hàng. Căn cứ vào chứng từ giao dịch với KBNN hoặc Ngân hàng, các chứng từ liên quan đến nộp, rút tiền tại KBNN hoặc Ngân hàng được thủ trưởng đơn vị và kế toán ký theo quy định. Thủ quỹ đến KBNN hoặc Ngân hàng để nộp, rút tiền theo chứng từ đã được lập. 3- Bảo quản và quản lý quỹ tiền mặt tại trường Phổ thông DTNT tỉnh Hòa Bình. Để bảo đảm an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị tôi đã đề xuất những biện pháp bảo vệ chu đáo cụ thể như: - Khi đi nộp, rút tiền tại KBNN hoặc Ngân hàng với số lượng lớn cần có người áp tải và phương tiện bảo vệ để tránh rủi ro. - Tiền mặt tồn quỹ được lưu giữ tại két của nhà trường. - Tiền mặt tồn quỹ được sắp xếp theo trình tự loại giấy bạc, theo mệnh giá, và được kiểm kê vào cuối ngày. - Kiểm tra số tiền tồn quỹ thực tế và đối chiếu với số tiền tồn trên sổ quỹ tiền mặt. Nếu thấy có sai sót, chênh lệch cần phải đối chiếu ngay với sổ kế toán. - Tiền mặt rút về chi ngay trong ngày không để số lượng tiền lớn tồn quỹ qua đêm. - Nếu số tiền rút về chi không hết trong ngày, báo cáo ngay với Hiệu trưởng và đề xuất phương án bảo vệ. - Tăng cường công tác bảo vệ cả ban ngày lẫn ban đêm khi trong két có tiền. III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU CHI QUỸ TIỀN MẶT TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH HÒA BÌNH. Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình luôn từng bước phát triển. Năm học 2012-2013 có: - 19 lớp trong đó: 10 lớp chất lượng cao và 9 lớp công lập. - Tổng số học sinh toàn trường có mặt đến nay: 583 em. - Tổng số CB-GV-CNV: 99 người. Trong đó + Quản lý: 03 người + Giáo viên: 51 người. (cả HĐ) + Nhân viên: 48 người. (cả HĐ) - Có 03 tổ chuyên môn: +Tổ Toán- Lý - Hóa . + Tổ Sinh - Ngữ - Thể dục. +Tổ Văn - Sử - Địa. - Có 03 tổ chức năng: + Tổ Văn phòng - Giáo vụ +Tổ Quản lý nội trú. + Tổ Quản trị đời sống. 1- Những giải pháp áp dụng có hiệu quả trong việc quản lý Thu - chi quỹ tiền mặt tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình. Với sự nỗ lực và cố gắng của Ban Giám hiệu cùng toàn thể Cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Năm học 2012-2013 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình đã gặt hái được một số kết quả nhất định trong sự phát triển giáo dục của tỉnh nhà. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán tài vụ nhà trường. Để bảo đảm an toàn quỹ tiền mặt tại đơn vị Thủ quỹ nhà trường đã tham mưu cho lãnh đạo có những biện pháp hạn chế rủi ro thấp nhất. Cụ thể như sau: - Mở sổ quỹ tiền mặt theo mẫu - Khi Thủ quỹ đi nộp hoặc rút tiền mặt với số lượng lớn tại KBNN hoặc Ngân hàng cần có người áp tải và phương tiện bảo vệ để tránh rủi ro. - Nhập quỹ số tiền mặt được rút về từ KBNN hoặc Ngân hàng. - Tiền mặt rút về chi ngay trong ngày, không để quỹ tồn qua đêm với số lượng lớn. - Tiền mặt tồn quỹ được lưu giữ tại két của nhà trường. - Tiền mặt tồn quỹ được sắp xếp theo trình tự loại giấy bạc, theo mệnh giá, và được kiểm tra vào cuối ngày. - Kiểm tra số tiền tồn quỹ thực tế và đối chiếu với số tiền tồn trên sổ quỹ tiền mặt. Nếu thấy có sai sót, chênh lệch cần phải đối chiếu ngay với sổ kế toán. - Khi có nghiệp vụ phát sinh cuối ngày lập biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt chuyển cho kế toán làm chứng từ lưu. - Lập biên bản kiểm kê số tiền tồn quỹ có xác nhận của kế toán và Hiệu trưởng. 2- Kết quả đạt được trong năm học 2012-2013 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình có 583 học sinh các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo học và ở nội trú, trên 90 cán bộ, giáo viên, công nhân viên làm việc tại trường. Để động viên khích lệ các em học tập, các đồng chí CB-GV-CNV yên tâm công tác. Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Chi trả chế độ cho CB-GV-CNV và học sinh nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Không có trường hợp rủi ro đáng tiếc nào xảy ra. Năm học 2012-2013 trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, nhà trường trường có số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh cao và 01 học sinh đạt học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý. Chưa bằng lòng với kết quả đã đạt được, thời gian tới, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình tiếp tục triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDDT, nhất là công tác dạy và học trong trường phổ thông DTNT . Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số; giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc sống hòa nhập với tập thể trong nhà trường và cộng đồng nơi cư trú của học sinh. 3- Thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi: - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình được mệnh danh là chiếc nôi đào tạo nên những cán bộ chủ chốt từ cấp xã đến cấp tỉnh. Do vậy trường rất được sự quan tâm của các cấp, ban ngành của tỉnh, được ưu tiên đầu tiên trong sự nghiệp phát triển giáo dục khối trung học phổ thông. - Nhà trường thực hiện trả lương qua tài khoản từ tháng 1/2013. - Các tổ, phòng, ban trong nhà trường được cấp phòng làm việc riêng, có trang bị máy tính để làm việc. - Trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên tương đối đồng đều. - Các em học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, thân thiện. - Những năm qua, trường được UBND tỉnh, các cơ quan, và đặc biệt là Sở giỏo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường ngày một phát triển. - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn năm 2010. - Hàng năm, nhà trường có tổ chức cho CB-GV-CNV đặc biệt là đội ngũ cán bộ cốt cán đi tham quan học tập ở những đơn vị bạn để học hỏi thêm kinh nghiệm. * Khó khăn: Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, giá xăng dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính, tình hình lạm phát diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nguồn kinh phí duy trì hoạt động của nhà trường là từ nguồn thu ngân sách nhà nước cấp 100%. Do vậy nó ảnh hưởng không nhỏ tới việc chi ngân sách sao cho có hiệu quả. - Nhà trường không có khoản thu nào khác ngoài ngân sách nhà nước cấp nên việc mua sắm, trang bị cho các hoạt động khác còn hạn chế. Đời sống của khối nhân viên còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về đời sống vật chất, tinh thần do mức lương quá thấp, nhà trường không có khoản hỗ trợ nào khác ngoài lương. - Hiện nay nhà trường chi trả lương, phụ cấp lương và các khoản chi thường xuyên khác cho CB-GV-CNV và học sinh bằng tiền mặt nên trong ngày chi tiền đó phải báo cho tất cả mọi người đến lĩnh tiền. - Các em phụ trách đời sống của các lớp chưa thực sự hiểu rõ về công việc của mình phải làm nên đôi khi còn nhiều bỡ ngỡ. - Các em học sinh ở số lớp phổ thông ở vùng cao, vùng sâu, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, khi về trường nội trú trọ học chưa quen với môi trường mới. Một số học sinh dân tộc thiểu số như dân tộc H’Mông nói chưa thành thạo tiếng phổ thông và một số khó khăn thường gặp khác. Phần thứ ba KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 1- Kết luận chung Năm học 2012-2013, sau 16 năm làm thủ quỹ cơ quan, tôi được tiếp tục đảm nhiệm nhiệm vụ làm Thủ quỹ cơ quan. Bản thân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp: Trung cấp kế toán - Chuyên ngành Ngân sách; Cử nhân kế toán chuyên ngành Kế toán tài chính. Bản thân tôi luôn cố gắng tự học hỏi ở đồng nghiệp và bạn bè để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Mục đích nhằm hoàn thiện bản thân và hoàn thành nhiệm vụ ngày một tốt hơn. Trong năm học 2012-2013 tôi đã đạt được một số kết quả nhất định. Có được những thành tích này là nhờ có sự quan tâm của lãnh đạo Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường và trực tiếp là tổ Văn phòng - Giáo vụ. Để phát huy những mặt mạnh đã nêu tôi xin đề xuất một số ý kiến sau. 2- Kiến nghị. Cho đến nay chưa có một văn bản nào quy định về Thủ quỹ, yêu cầu, chức trách của Thủ quỹ một cách có hệ thống, mà Thủ quỹ của đơn vị là người được tuyển dụng, bổ nhiệm khi có đầy đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn phù hợp. Chính vì vậy mà đội ngũ Thủ quỹ trong các cơ quan không đồng đều. Người có trình độ chuyên môn đào tạo từ Trung cấp kế toán hoặc Đại học Kế toán khi được bổ nhiệm làm Thủ quỹ thì mọi chế độ khác cũng như một nhân viên thừa hành nhiệm vụ chưa qua đào tạo, từ bậc lương đến các chế độ khác hay hình thức khen thưởng , kỷ luật. Thiết nghĩ nhà nước ta nên có chế độ ưu đãi cho những người được bổ nhiệm làm Thủ quỹ đã qua đào tạo tùy theo cấp học, ngành học. Có như vậy thì người làm công tác Thủ quỹ mới toàn tâm, toàn ý cho công việc. Ở nước ta đã có những trường hợp Thủ quỹ làm thất thoát tiền của của nhà nước hàng trăm, hàng triệu, hàng tỷ đồng. Nguyên nhân; theo cá nhân tôi một phần cơ bản là do chế độ đãi ngộ và chính sách chưa thỏa đáng, chưa phù hợp với công sức mà họ bỏ ra. Trong khi đó họ là người nắm giữ phần lớn tiền mặt của cơ quan, đơn vị. Nói như vậy không có nghĩa là tất cả những người làm công tác thủ quỹ đều không đáng tin cậy, đó chỉ là một phần nhỏ trong đa số các đồng chí làm Thủ quỹ tại các đơn vị. Hiện nay trên địa bàn cả nước, tình trạng kẻ gian đột nhập, phát két sắt lấy đi một số lượng tiền không nhỏ, gây hoang mang cho các cơ quan. Để hạn chế những rủi ro nêu trên các đơn vị có thể thực hiện trả lương qua tài khoản, chuyển khoản những khoản tiền lớn, hạn chế rút tiền mặt. Tuyển chọn, bổ nhiệm được những Thủ quỹ có trình độ chuyên môn phù hợp và nâng cao hiệu quả công việc. Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Thủ quỹ. Cơ quan, đơn vị sử dụng Thủ quỹ có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thủ quỹ. Riêng đối với tôi được vinh dự làm việc trong ngành giáo dục, được góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp trồng người của tỉnh nhà. Bản thân tôi luôn không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao ngày một tốt hơn. Tiếp tục cải tiến công tác, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, xây dựng tập thể đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, phát huy các mặt tốt đã đạt được để xây dựng nhà trường ngày một phát triển. Tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất này. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp để tôi hoàn thiện công tác ngày một tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hoà Bình, ngày 10 tháng 5 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Thuý Môc lôc PhÇn thø nhÊt: §Æt vÊn ®Ò Trang 1 PhÇn thø 2: Néi dung Trang 3 I- C¬ së khoa häc , lý luËn Trang 3 1- Kh¸i niÖm Thñ Quü Trang 3 2- Kü n¨ng, biÖn ph¸p nghiÖp vô cña mét Thñ Quü Trang 3 2.1- KiÓm tra hå s¬ kÕ to¸n liªn quan ®Õn c¸c kho¶n Thu - chi tiÒn mÆt Trang 3 2.2- Qu¶n lý quü tiÒn mÆt Trang 4 2.3- Më sæ, ghi sè vµ b¶o qu¶n sè quü tiÒn mÆt Trang 5 2.3.1- Më sæ Trang 5 2.3.2- C¸ch thøc ghi chÐp Trang 5 2.3.3 – Lu gi÷ vµ b¶o qu¶n sæ quü Trang 6 2.3.4- Giao dich víi KBNN hoÆc Ng©n hµng Trang 6 3- QuyÒn h¹n Trang 6 4- B¸o c¸o vµ ñy quyÒn Trang 6 5- Mèi liªn hÖ c«ng t¸c Trang 7 6- Tr¸ch nhiÖm cña Chñ tµi kho¶n ®èi víi c«ng t¸c Thñ quü Trang 7 II- Thùc tr¹ng qu¶n lý Thu - chi quü tiÒn mÆt t¹i trêng Phæ th«ng d©n téc néi tró tØnh Hßa B×nh Trang 7 Më sæ, ghi sæ vµ b¶o qu¶n sæ quü tiÒn mÆt. Trang 7 1.1- Më sæ Trang 7 1.2- Ghi sæ Trang 7 1.3- B¶o qu¶n sæ quü tiÒn mÆt t¹i trêng Phæ th«ng D©n téc néi tró tØnh Hßa B×nh Trang 8 2- Giao dÞch víi kho b¹c hoÆc ng©n hµng Trang 8 3- B¶o qu¶n vµ qu¶n lý tiÒn mÆt t¹i trêng Phæ th«ng D©n téc néi tró tØnh Hßa B×nh Trang 8 III- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m hoµn thiÖn qu¶n lý Trang 9 T
Tài liệu đính kèm: