Nhằm tích cực chuẩn bị cho việc thực hiện CT, SGK mới (dự kiến từ năm học 2019 - 2020), Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành nhiều công văn và tổ chức nhiều hội thảo chỉ đạo các Sở Giáo dục & Đào tạo và các trường THPT thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS. Mục đích của ngành Giáo dục là muốn các nhà trường, các thầy, cô giáo, các nhà quản lý GD, HS, CMHS bước dần vào quỹ đạo đổi mới, đổi mới dần dần từng bước, tiếp cận với xu thế mới trong CT, SGK, PPDH, kiểm tra, đánh giá để khi thực hiện CT mới không bỡ ngỡ. Thực tế này đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác quản lý trong các nhà trường Tiểu học. Cần có những điều chỉnh, những thay đổi để PP quản lý thích ứng với PPDH mới.
Những năm qua, trường Tiều học Khương Đình đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức quản lý nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học và đặc biệt là quản lý đổi mới PPDH góp phần đưa công tác quản lý nhà trường từng bước đi vào ổn định, đáp ứng xu thế phát triển giáo dục chung của cả nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục, việc quản lý đổi mới PPDH ở trường Tiều học Khương Đình vẫn còn nhiều bất cập ngay.
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là một việc làm quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường Tiểu học Khương Đình.” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của mình.
m bảo tính sư phạm, thẩm mỹ và mang lại hiệu quả cao trong việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Hệ thống các phòng học phòng chức năng được trang bị đầy đủ. Cùng với đó là xây dựng môi trường nhóm lớp thân thiện, sáng tạo. Thanh Xuân là quận đi đầu trong công tác quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập đảm bảo nền nếp, hiệu quả, an toàn. Cấp Tiểu học triển khai tốt việc nhận xét, đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014. Tổ chức dạy học theo hướng hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; triển khai đại trà dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch. Thực hiện tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, chất lượng giáo dục nâng cao, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, hấp dẫn, tạo niềm tin lớn cho nhân dân trên địa bàn quận. 2.2. Thực trạng hoạt động dạy học và đổi mới PPDH tại trường Tiểu học Khương Đình 2.2.1. Số lượng, chất lượng GV Tổng số Số nữ Đảng viên Trình độ đào tạo GV dạy giỏi cấp Quận TC CĐ ĐH Thạc sĩ SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 50 47 23 2 4% 15 30% 32 64% 1 2% 15 30% Bảng 2.1. Số lượng, chất lượng GV 2.2.2. Độ tuổi CB, GV, NV Số lớp Tổng số Độ tuổi CB, GV, NV Dưới 30 Từ 30 đến 40 Từ 41 đến 50 Trên 50 SL TL SL TL SL TL SL TL 33 50 17 34% 16 32% 15 30% 2 4% Bảng 2.2. Độ tuổi CB, GV, NV 2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường Số lớp Số phòng học Số phòng chức năng Số máy tính, máy chiếu trang bị cho các phòng học Các phòng hành chính Diện tích trường 33 33 01 116 05 7200 m2 Bảng 2.3.Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường Số liệu trên cho thấy đội ngũ GV các trường đủ về số lượng, 100% xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp từ khá trở lên, năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt. 100% cán bộ quản lý nhà trường đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. Đội ngũ GV có tuổi đời trẻ, năng động nhiệt tình, mạnh dạn trong đổi mới PPDH;Vấn đề cần quan tâm chính là kinh nghiệm trong việc vận dụng các PPDH vào thực tiễn. Thực tế cho thấy trường đã được xây dựng khá hoàn thiện với quy mô cơ bản kiến trúc phù hợp với môi trường sư phạm. Các phòng học đều được xây dựng 3 tầng kiên cố, có đủ các phòng chức năng, phòng học bộ môn,... TBDH đủ số lượng tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT. 2.2.4. Kết quả đánh giá giáo dục HS từ năm học 2016 - 2017; 2017 – 2018 Năm học Số HS Môn học và hoạt động giáo dục T H C SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2016 - 2017 1670 519 31.1 1141 68.3 10 0.6 2017 - 2018 1799 705 39.2 1079 59.9 15 0.9 Bảng 2.4. Kết quả môn học và hoạt động giáo dục Năm học Số HS Năng lực Phẩm chất T Đ C T Đ C SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2016 - 2017 1670 1406 84.2 263 15.7 1 0.1 1406 84.2 263 15.7 1 0.1 2017 - 2018 1799 1537 85.4 262 14.6 0 0 1537 85.4 262 14.6 0 0 Bảng 2.5. kết quả năng lực, phẩm chất Qua thống kê kết quả đánh giá giáo dục cho thấy tỷ lệ HS đạt mức Tốt tăng dần trong cả 2 năm học liên tiếp, tỷ lệ HS đạt mức hoàn thành và chưa hoàn thành giảm dần. Điều này chứng tỏ nhà trường đã có những biện pháp giáo dục tích cực nên phần lớn HS có ý thức tích cực, tự giác học tập, rèn luyện tu dưỡng, chấp hành tốt kỷ cương, nề nếp của trường, tham gia tích cực các phòng trào hoạt động. Nhìn chung, chất lượng các mặt giáo dục của trường khảo sát không ngừng được nâng cao trong 2 năm học liên tiếp; Nhận thức của cán bộ quản lý và GV về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ngày càng tốt hơn; ý thức học tập của đa số HS ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên lối học thụ động, chưa sẵn sàng tham gia một cách tích cực, chủ động vào các nội dung học tập vẫn còn khá phổ biến. Ở trường Tiểu học Khương Đình, vấn đề đổi mới PPDH đã được tiến hành nhiều năm và mang lại những hiệu quả ban đầu góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực vẫn còn mang tính hình thức, đa số GV hiểu vấn đề đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ở hình thức bên ngoài (ví như đổi mới chỉ là sử dụng máy chiếu, giáo án điện tử, tăng cường thảo luận nhóm, tích cực vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tậpviệc vận dụng kỹ năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế) chưa chú ý được đến bình diện bên trong của PPDH theo tiếp cận năng lực (hiệu quả và sự phù hợp của các phương pháp đối với nội dung và đặc thù môn học). Phương tiện, TBDH hiện đại nhưng chưa đủ đáp ứng ở mức độ dạy đại trà. 2.3. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực của GV tại trường Tiểu học Khương Đình Để đánh giá thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ở trường TH Khương Đình, tôi đã tiến hành khảo sát 03 CBQL và 50 GV của trường. Kết quả thu được như sau: 2.3.1. Đánh giá về mức độ thực hiện nội dung quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực TT Các nội dung Quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực Đánh giá của CBQL Đánh giá của GV Thường xuyên Không Th.xuyên Không thực hiện Thường xuyên Không Th.xuyên Không Th.hiện 1 Quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới PPDH theo tiếpcận năng lực x x 2 Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp x x 3 Quản lý giờ lên lớp của GV x x 4 Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo phát triển năng lực x x 5 Quản lý bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực x x 6 Quản lý CSVC và TBDH x x 7 Quản lý hoạt động học tập của HS x x Qua kết cho thấy: Việc quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy học bám sát các yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực của HS được thực hiện thường xuyên, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp, quản lý giờ lên lớp của GV, quản lý việc GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lực, quản lý CSVC và TBDH là tương đối thường xuyên, Quản lý công tác bồi dưỡng GV theo PPDH tiếp cận năng lực, quản lý hoạt động học tập của HS không được thường xuyên. 2.3.2. Đánh giá về mức độ thực hiện bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. STT Nội dung quản lý bồi dưỡng GV đáp ứng đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực Mức độ thực hiện Thường Xuyên Không thường xuyên Không thực hiện 1 Tập huấn nâng cao năng lực cho GV về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực x 2 Tổ chức hội giảng x 3 Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực x 4 Tổ chức thăm lớp, dự giờ của GV x 5 Đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn hàng tuần, tháng có nội dung về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực x 6 Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm giáo dục theo hướng đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực tại các trường tiên tiến điển hình. x 7 Tổ chức báo cáo sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực cho GV x 8 Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực HS x Từ kết quả điều tra chúng ta thấy: Đánh giá của GV về mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng chưa đồng đều. Cụ thể nội dung bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực cho GV về đổi mới PPDH, tổ chức hội giảng, tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, tổ chức dự giờ thăm lớp của GV là thường xuyên. Nội dung đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn được thực hiện hàng tuần, hàng tháng có nội dung về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực có thực hiện nhưng chưa thường xuyên. Tuy nhiên, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm giảng dạy theo hướng đổi mới PPDH tiếp cận năng lực tại các trường tiên tiến điển hình là không thực hiện. Trên thực tế điều tra khảo sát về mặt chuyên môn vẫn còn nhiều mặt chưa đồng bộ, nhất là khâu bồi dưỡng cho GV. Thời gian tiếp xúc với tài liệu, với nội dung bồi dưỡng là quá ngắn chủ yếu mang tính lý thuyết kiến thức thực tiễn chưa nhiều, số giáo viên làm giảng viên tập huấn chủ yếu là giáo viên cốt cán do đó đã ảnh hưởng chất lượng đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực trong GV. Trong kế hoạch nhà trường cũng đặt ra các vấn đề cần thiết để phục vụ cho chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực như: đầu tư cho CSVC, TBDH, xác định nhu cầu đào tạo GV và bồi dưỡng đội ngũ (theo kế hoạch đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn) nhưng thực tế hầu hết nhà trường gặp khó khăn khi triển khai đổi mới PPDH như: Ngân sách cho hoạt động giáo dục trong nhà trường rất khiêm tốn, kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thực hiện đổi mới PPDH gặp khó khăn, đội ngũ GV trên tổng thể thì đủ nhưng thực tế chưa phù hợp với từng môn (môn thừa, môn thiếu), CSVC, TBDH chỉ đủ để đáp ứng tối thiểu yêu cầu thực hiện để đổi mới PPDH Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch nói chung, quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ở trường tiều học Khương Đình nói riêng. 3. Các biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực tại trường Tiểu học Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 3.1.Nhận diện chính xác các nội dung của đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, phát hiện các rào cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH. 3.1.1. Mục tiêu của biện pháp Để chuẩn bị tâm thế cho bản thân Hiệu trưởng và cả những người tham gia thực hiện cần thống nhất nhận thức và xây dựng cam kết cho việc thực hiện. 3.1.2. Nội dung và cách thực hiện - Để thay đổi Hiệu trưởng cần tìm câu trả lời cho các câu hỏi: để đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực có những yếu tố nào liên quan và khi triển khai có thể gặp những cản trở nào? Lí luận dạy học đã chỉ rõ, PPDH là một yếu tố của quá trình dạy học gồm: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH, GV và HS, kiểm tra đánh giá kết quả...; Như vậy khi đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực phải đổi mới đồng bộ các yếu tố của quá trình dạy học; đặc biệt phải đổi mới mục tiêu dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá; nếu không thì không thể đổi mới PPDH. Khi đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực nói riêng, đổi mới toàn bộ các yếu tố của quá trình dạy học nói chung có thể gặp những cản trở sau: + Cản trở đến từ phía GV: Ngại thay đổi, không nhiệt tình hưởng ứng, một số GV có biểu hiện không hợp tác thực hiện đổi mới PPDH... + Cản trở đến từ phía bản thân nhà quản lý: Hiệu trưởng thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong việc quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. + CSVC, TBDH không đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH. Cách vượt qua các rào cản đó: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc GV không nhiệt tình tham gia: Do GV ngại thay đổi, hài lòng với hiện tại, hay sợ thất bại... Phân công tổ trưởng thường xuyên trao đổi để thay đổi nhận thức của những GV này. Cho họ thấy lợi ích của đổi mới PPDH đem lại cho chính bản thân GV, chứng minh bằng những thành công qua các giờ dạy mẫu... Phân công tổ trưởng hoặc GV có kinh nghiệm về đổi mới phương pháp kèm cặp những GV này để họ kịp thời thích nghi với sự thay đổi. Hiệu trưởng thường xuyên động viên, khuyến khích GV để họ có động lực thực hiện tốt đổi mới PPDH. Bản thân Hiệu trưởng cần trau dồi kiến thức về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. Học tập kinh nghiệm về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực từ các trường bạn và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của trường mình. Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho GV thực hiện tốt đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. Thực hiện tuyên truyền giáo dục, triển khai kịp thời các chủ trương chính sách, phương hướng nhiệm vụ của ngành đến mọi GV. Ngay từ đầu năm học và thông qua các buổi họp Hội đồng giáo dục, giải thích rõ các yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục, đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Nhấn mạnh việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thực hiện đúng chương trình và chú trọng dạy cho HS phương pháp học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình chiếm lĩnh tri thức; Thực hiện dạy học phân hóa, chú ý đến mọi đối tượng HS. Phổ biến những giá trị cơ bản của nhà trường: Đoàn kết - Tự trọng - Thân thiện - Trách nhiệm - Hợp tác - Sáng tạo để GV, HS cùng thực hiện. Nêu gương những nhà giáo tiêu biểu thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, dạy học tích cực, đào tạo ra các HS ưu tú để khêu gợi lòng tự hào về truyền thống nhà trường trong mỗi GV, HS cũng như giúp mỗi GV nhận thấy trách nhiệm của họ trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy. Tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH theo bộ môn hay toàn trường để tạo môi trường cho GV trao đổi và kịp thời tiếp nhận, giải đáp những đề xuất, băn khoăn của GV về triển khai đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc tuyên truyền, Giáo dục nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho GV trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Hiệu trưởng thường xuyên giao tiếp, nhắc nhở GV về việc thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. Tạo điều kiện làm việc thoải mái cho GV, hỗ trợ họ về vật chất và thời gian để họ yên tâm thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. 3.1.3. Điều kiện thực hiện - Xác định đúng đối tượng cần tác động. - Nâng cao trình độ, năng lực của Hiệu trưởng. Dựa vào các văn bản pháp qui của ngành và các qui định nội bộ của trường đã xây dựng. Hiệu trưởng thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo dạy học của ngành (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT). Hiểu và giải thích được các văn bản đó trong quá trình hướng dẫn GV thực hiện. Tạo điều kiện hỗ trợ về CSVC và tinh thần cho GV trong hoạt động thực hiện đổi mới PPDH. 3.2. Chú trọng bồi dưỡng GV về chuyên môn về kỹ năng đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực 3.2.1. Mục tiêu của biện pháp Biện pháp này nhằm giúp GV nâng cao trình độ, rút ra được những bài học kinh nghiệm về việc vận dụng có hiệu quả các PPDH tích cực. Đồng thời đẩy mạnh tinh thần bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong mỗi GV. Đây là các công việc cần làm để phát triển các hoạt động hỗ trợ cho giai đoạn “thực hiện thay đổi” trong tiến trình thay đổi. 3.2.2. Nội dung và cách thực hiện Định kỳ tổ chức hội thi, hội giảng cấp nhà trường để GV có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và thực hành nhiều hơn. Mời những GV dạy giỏi cấp tỉnh, của trường bạn về trao đổi kinh nghiệm dạy học và đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. Cử các GV đi học các lớp bồi dưỡng về đổi mới PPDH theo phát triển năng lực do Sở GD&ĐT tổ chức. Tạo điều kiện cho GV có thành tích tốt hay tâm huyết với việc tìm hiểu việc đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực đi tham quan học tập tại một số trường bạn. Mở các lớp bồi dưỡng về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực cho GV ngay tại trường, phân công GV đã thực hiện tốt đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực hỗ trợ GV chưa thực hiện tốt. Hợp tác với các trường khác để tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy. Trong nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, cần có nội dung sinh hoạt sâu về vấn đề đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, qua đó trao đổi, thảo luận, về cách thức thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực cho từng môn học. Bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng tin học, ngoại ngữ cho GV. Tạo điều kiện về thời gian, trang bị phương tiện, tài liệu về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, để GV nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng. 3.2.3. Điều kiện thực hiện - Nhà trường có kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động. Dựa vào điều kiện thực tế về trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ GV trong trường. Động viên, khích lệ GV tham gia học tập, bồi dưỡng kiến thức về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. Tạo các điều kiện thuận lợi cho GV trong quá trình GV tham gia học tập, bồi dưỡng để tiếp tục thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực theo chiều sâu. Có sự chuẩn bị đầy đủ về CSVC và trang TBDH đáp ứng được yêu cầu về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. 3.3. Xây dựng các qui định, hướng dẫn và hỗ trợ quá trình đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực 3.3.1. Mục tiêu biện pháp Biện pháp này giúp hạn chế những sai lệch trong quá trình đổi mới PPDH, đồng thời giúp GV thực hiện đổi mới theo đúng hướng. 3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện Dựa vào lí luận quản lí thay đổi trình bày ở chương 1 để xác lập lộ trình hợp lí (phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường) Văn bản hóa các qui định hướng dẫn hỗ trợ quá trình đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. Hiệu trưởng chỉ đạo GV đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung chương trình, nhóm đối tượng HS, tránh lối dạy rập khuôn, áp đặt. Hiệu trưởng xây dựng những qui định cụ thể trong việc đổi mới PPDH giảng dạy, chẳng hạn: Quy định về hồ sơ lên lớp của GV, quy định về cách thức tổ chức hoạt động giảng dạy trên lớp (ngoài việc tuân thủ những quy định chung của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, thì còn có những quy định riêng của nhà trường). + Trước khi giảng dạy môn học, GV phải giới thiệu HS biết khái quát nội dung chương trình, cách tổ chức kiểm tra đánh giá, phương pháp học trên lớp, phương pháp tự học, tài liệu học tập. + Phối hợp với GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên tổ chức hội thảo về phương pháp học và tự học trong toàn trường. + Quán triệt đến HS các yêu cầu trong học tập như: - Trước khi học bài mới ở trường, HS tự đọc SGK và gạch chân những ý quan trọng hoặc tóm tắt ý chính mỗi phần trong SGK. - Trong giờ học, tập trung nghe giảng, chú ý ghi chép theo hướng dẫn của GV hoặc theo ý hiểu của mình; chủ động tham gia xây dựng bài. Tạo thói quen chủ động ôn lại bài mới ngay trong ngày, học bài và làm bài tập của ngàv học tiếp theo. Tìm tòi thêm kiến thức ở các tài liệu ngoài SGK hoặc trên mạng internet làm phong phú thêm kiến thức. HS phải xây dựng kế hoạch tự học, phân phối thời gian học các môn học hợp lý... và thực hiện kế hoạch thật nghiêm túc. Xây dựng các qui định chỉ đạo việc tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả TBDH như: + Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ phòng thiết bị, phòng bộ môn, dụng cụ thực hành, lập hồ sơ theo dõi việc sử dụng TBDH của GV và báo cáo BGH hàng tháng. - Tăng cường trách nhiệm của cán bộ phòng thiết bị, phòng bộ môn. + Tổ chức bảo quản các phương tiện dạy học (cất giữ, lau chùi, sửa chữa nhỏ, cho mượn, thu hồi). + Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ thuật sử dụng các phương tiện dạy học cho GV qua nhiều hình thức, cử GV đi tập huấn các lớp do Sở GD&ĐT tổ chức, tổ chức tập huấn qua tổ chuyên môn. 3.3.3. Điều kiện thực hiện Hiệu trưởng hiểu biết về quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực và văn bản pháp qui phải được cập nhật thường xuyên theo yêu cầu đổi mới hiện nay - GV có ý thức và có tinh thần trách nhiệm. 3.4. Huy động hiệu quả các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường tham gia và đảm bảo các hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực 3.4.1. Mục tiêu biện pháp Nhân lực, vật lực và tài lực là các nguồn lực quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực nói riêng. Vì vậy huy động được mọi nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường vào hoạt động đổi mới PPDH sẽ giúp quá trình đổi mới diễn ra thuận lợi. 3.4.2. Nội dung và cách thực hiện - Tạo mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho hoạt động đổi mới PPDH. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách Nhà nước vào các hoạt động cải tạo CSVC, mua sắm trang TBDH tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. Tăng cường huy động các nguồn ngân sách từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp hảo tâm (Hội khuyến học, Hội cha mẹ HS...). Đẩy mạnh hoạt động tự tạo thiết bị, đồ dùng dạv học nhằm làm phong phú thêm về chủng loại và số lượng thiết bị đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. 3.4.3.Điều kiện thực hiện Hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể trong việc đầu tư cơ sơ vật chất cho nhà trường. Các CBQL phải nắm vững các quy định của pháp luật trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính.
Tài liệu đính kèm: