Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp

Để bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý giáo dục trong trường người hiệu trưởng cần tổ chức cho các giáo viên:

- Không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, chính phủ, đặc biệt là các chủ trương, chính sách trong thời kỳ đổi mới, chú trọng chủ trương đổi mới công tác quản lý giáo dục

- Nắm vững hệ thống các mục tiêu quản lý của trường tiểu học, trong đó có mục tiêu quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong giai đoạn mới.

- Người giáo viên phải thấy được vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với việc thực nhiệm vụ chính trị của bậc học, với việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, phải nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với học sinh.

 

doc 17 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 928Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý luận 
	Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh.
2. Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học
Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
Quản lý các hoạt động của chủ nhiệm lớp
Đối với việc quản lý con người, người Hiệu trưởng phải căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, môi trường thực tế, căn cứ vào đội ngũ để lựa chọn đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiện của trường sao cho có hiệu quả nhất. Việc lựa chọn giáo viên làm chủ nhiệm lớp thường thông qua phỏng vấn, trao đổi để hiểu thêm về đội ngũ và dựa vào các tiêu chí sau:
Đối với quản lý công tác chủ nhiệm lớp, người Hiệu trưởng cần:
- Xây dựng kế hoạch tháng, học kỳ, năm chỉ ra công việc cần làm của giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, điều tra về lý lịch, hoàn cảnh gia đình học sinh, xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu.
 - Triển khai cho giáo viên chủ nhiệm học tập về quyền, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.
	- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm triển khai cho học sinh học tập nội quy nhà trường, viết lý lịch học sinh vào sổ điểm, ghi kiểm diện, quản lý lịch báo giảng; giải quyết các công việc bất thường xảy ra tại lớp.
- Chỉ đạo họp phụ huynh học sinh.
Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch.
Hiệu trưởng kiểm tra việc thu thập thông tin thông qua kiểm tra các hoạt động của chủ nhiệm lớp như: kiểm tra việc ghi sổ điểm, sổ chủ nhiệm, ghi kiểm diện, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch: như tổ chức họp phụ huynh, ghi sổ liên lạc, giáo dục học sinh cá biệt; thu thập thông tin phản hồi từ đó điều chỉnh và chỉ đạo cho phù hợp với tình hình của nhà trường.
- Triển khai việc thu tiền đóng góp xây dựng trường, lớp, diện học sinh được miễn giảm, việc thực hiện chế độ, chính sách với học sinh diện ưu tiên.
- Phối hợp giữa cha mẹ học sinh, phối hợp đoàn trường và các lực lượng giáo dục để tham gia giáo dục học sinh.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giới thiệu về truyền thống nhà trường, giới thiệu những quy định bắt buộc với học sinh.
Chỉ đạo hiệu phó, tổ chuyên môn tổ chức kiểm tra, đánh giá thi đua từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, xếp thứ việc thực hiện nền nếp của các lớp, hồ sơ sổ sách của giáo viên ...
Hiệu trưởng thu thập thông tin phản hồi, điều chỉnh các chỉ đạo cho phù hợp với tình hình nhà trường.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN SƠN
1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Lí do
GVCN lớp cần thiết vì
Các mức độ
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
SL
%
SL
%
SL
%
1
Đội ngũ GVCN lớp có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bậc tiểu học, nhiệm vụ năm học.
12
92,3
1
7,7
0
0
2
Hiện nay đội ngũ GV trong các trường đáp ứng được yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp. Nhưng đứng trước yêu cầu mới đang bộc lộ sự hẫng hụt về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giỏi, có nhiều kinh nghiệm, có năng lực.
11
84,6
2
15,4
0
0
3
Do yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao.
13
100
0
0
0
0
Cả ba lí do được hỏi về sự cần thiết của giáo viên chủ nhiệm lớp, đều được đa số ý kiến đã khảo sát tán thành sự cần thiết của chúng. Trong đó lí do thứ ba có tới 100% ý kiến được hỏi đồng ý, chứng tỏ rằng chúng ta phải tăng cường việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. 
2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về nội dung công việc chủ nhiệm lớp
TT
Nội dung, công việc
Các mức độ
Đồng ý
Đồng ý 
một phần
Không đồng ý
SL
%
SL
%
SL
%
1
Tìm hiểu đánh giá tình hình lớp, tìm hiều lý lịch hoàn cảnh từng HS
13
100
0
0
0
0
2
Xây dựng kế hoạch HĐ của lớp
11
84,6
1
7,7
1
7,7
3
Làm công tác tổ chức lớp
12
1
0
0
4
Làm công tác tư tưởng, chính trị, động viên học sinh
11
84,6
1
7,7
1
7,7
5
Chỉ đạo các hoạt động tháng, tuần, năm
12
92,3
1
7,7
0
0
6
Chỉ đạo các hoạt động của lớp trong từng thời kỳ
11
84,6
1
7,7
1
7,7
7
Phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường để làm tốt công tác GD
12
92,3
1
7,7
0
0
8
Tìm hiểu tâm lý, tâm tư nguyện vọng của học sinh
12
92,3
1
7,7
0
0
9
Tổ chức giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống nhà trường cho học sinh
11
84,6
1
7,7
1
7,7
10
Tổ chức kiểm tra
11
84,6
1
7,7
1
7,7
11
Điều chỉnh các HĐ sau kiểm tra
11
84,6
1
7,7
1
7,7
11 nội dung công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp đều được đại đa số giáo viên cho rằng đó là những việc cần thiết.
3. Thực trạng phẩm chất, năng lực người giáo viên chủ nhiệm lớp
TT
Nội dung đánh giá về 
phẩm chất
Mức độ đạt
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, chấp hành đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, tuân thủ pháp luật
8
61,5
5
38,5
0
0
0
0
2
Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác
8
61,5
5
38,5
0
0
0
0
3
Luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích, đời sống vật chất tinh thần của mọi thành viên trong tập thể lớp, tôn trọng HS, đồng nghiệp
7
53,9
5
38,4
1
7,7
0
0
4
Thẳng thắn, luôn yêu thương hết lòng vì học sinh
6
46,2
6
46,1
1
7,7
0
0
5
Có ý chí nghị lực vượt khó, bình tĩnh, thận trọng trong công việc
6
46,2
6
46,1
1
7,7
0
0
6
Có lối sống trung thực, gương mẫu, tác phong mô phạm, có uy tín với mọi người
7
53,9
5
38,4
1
7,7
0
0
7
Nhạy bén, linh hoạt, năng động, sáng tạo, hiểu tâm lý học sinh
6
46,2
6
46,1
1
7,7
0
0
8
Quan hệ tốt với cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội
6
46,2
5
38,4
2
15,4
0
0
9
Làm việc với phong cách lãnh đạo, dân chủ
6
46,2
5
38,4
2
15,4
0
0
10
Có sức khoẻ, lạc quan, yêu đời
6
46,2
5
38,4
2
15,4
0
0
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, muốn làm tốt công việc là chủ nhiệm lớp thì người giáo viên phải có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, tuân thủ pháp luật thì mới giáo dục được học sinh, mới thực hiện được mục tiêu của nhà trường, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần thiết thực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
III. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN SƠN
1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm 
1.1. Mục đích
Đổi mới quản lý giáo dục trong đó có đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tích cực và toàn diện trong nhà trường là nhân tố tác động đến việc thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, các mục tiêu quản lý khác của nhà trường. Đổi mới quản lý giáo dục là việc phải làm của tất cả những người làm công tác quản lý giáo dục, nó góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu của giáo dục đề ra.
Đây là biện pháp không chỉ nhằm giúp hiệu trưởng thực hiện công tác quản lý hiệu quả, mà còn giúp nâng cao nhận thức cho bản thân các giáo viên chủ nhiệm. Từ đó có thái độ và hành vi phù hợp, hỗ trợ hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình. 
1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý giáo dục trong trường người hiệu trưởng cần tổ chức cho các giáo viên:
- Không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, chính phủ, đặc biệt là các chủ trương, chính sách trong thời kỳ đổi mới, chú trọng chủ trương đổi mới công tác quản lý giáo dục 
- Nắm vững hệ thống các mục tiêu quản lý của trường tiểu học, trong đó có mục tiêu quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong giai đoạn mới.
- Người giáo viên phải thấy được vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với việc thực nhiệm vụ chính trị của bậc học, với việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, phải nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với học sinh. 
2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao năng lực làm giáo viên chủ nhiệm cho giáo viên trong trường 
2.1. Mục đích
Quản lý là một khoa học nhưng đồng thời cũng là một nghệ thuật, giáo viên chủ nhiệm lớp thay mặt hiệu trưởng, quản lý một lớp thực chất là giáo viên chủ nhiệm lớp làm công tác quản lý. Khoa học và nghệ thuật trong quản lý giáo dục của người viên chủ nhiệm lớp là có được những quyết định đúng đắn về chủ trương, đường lối trong công tác chủ nhiệm lớp, về việc sử dụng đội ngũ cán bộ lớp nhằm tổ chức tốt nhất các hoạt động của lớp, có những mối liên hệ chặt chẽ với các giáo viên trong trường, với phụ huynh học sinh, với các lực lượng giáo dục khác  để thực hiện giáo dục đạo đức học sinh, thực hiện nâng cao thành tích học tập của học sinh. Vì vậy, việc thực hiện không ngừng học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều vô cùng cần thiết. Đó chính là cách đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 
	2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
	- Người hiệu trưởng kết hợp với các bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch chiến lược về công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên chủ nhiệm; khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng.
	- Công khai kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở từng giai đoạn đến từng thành viên trong nhà trường để các bộ phận, các cá nhân chủ động sắp xếp công việc tham gia vào khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động, hiệu quả.
	- Tổ chức tọa đàm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của chính các giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi trong trường, qua đó tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để vận dụng xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường.
	- Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực làm chủ nhiệm lớp của các giáo viên chủ nhiệm là một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Để làm tròn được nhiệm vụ này, người giáo viên chủ nhiệm cần phải phát huy năng lực tự học, tự nâng cao trình độ. Người hiệu trưởng cần tạo điều kiện, xây dựng phong trào để các giáo viên chủ nhiệm tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác tự học, tự nghiên cứu, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Người giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng học tập, với tinh thần “Học, học nữa, học mãi” 
3. Biện pháp 3: Thực hiện quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp một cách khoa học 
3.1. Mục đích
 Để việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp mang lại hiệu quả cao, người hiệu trưởng phải biết cách quản lý một cách khoa học. Điều đó sẽ làm cho công tác chủ nhiệm lớp trong trường được tiến hành nhịp nhàng, có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
* Trước hết người Hiệu trưởng cần phải quản lý công tác chủ nhiệm lớp một cách có hệ thống, tạo nên một thể thống nhất, hoàn chỉnh và đảm bảo cho quá trình đó đạt được hiệu quả tối ưu. Hay nói cách khác là phải nhìn nhận quá trình đó ở trong trường dưới góc độ bao quát và toàn diện. Cụ thể là:
- Phải xác định được các thành tố trong quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Đó là các thành tố sau:
+ Quản lý những con người cụ thể là các thầy, cô giáo làm chủ nhiệm lớp.
+ Quản lý hoạt động của người giáo viên.
+ Quản lý những công việc cụ thể.
+ Quản lý các mối quan hệ: giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với học sinh, mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên khác, giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, với xã hội.
+ Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nền nếp của học sinh, đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh.
+ Quản lý hồ sơ của chủ nhiệm lớp.
+ Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Để quản lý tốt công tác chủ nhiệm lớp, đảm bảo hệ thống vận hành đúng yêu cầu người hiệu trưởng cần phải:
+ Hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho giáo viên làm chủ nhiệm lớp một cách rõ ràng.
+ Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
+ Có hệ thống công cụ để theo dõi, kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện và chất lượng các nhiệm vụ được giao.
+ Động viên, khuyến khích kịp thời những việc làm, rút kinh nghiệm, uốn nắn những sai lệch một cách nghiêm túc, thường xuyên.
+ Phát huy tính chủ động, sáng tạo cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp.
4. Biện pháp 4: Phối hợp các lực lượng cùng với giáo viên chủ nhiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
4.1. Mục đích
	Hoạt động chủ nhiệm lớp là một hoạt động phức tạp. Để có thể đạt được hiệu quả cao, một mình người giáo viên chủ nhiệm hay người hiệu trưởng không thể quản lý, tác động tới tập thể học sinh. Muốn xây dựng và phát triển nhân cách học sinh toàn diện cần có sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục như đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội cha mẹ học sinh, gia đình, các giáo viên bộ môn Có vậy chúng ta mới tạo được một môi trường đồng nhất trong giáo dục học sinh. Sự phối kết hợp này phải được xuất phát từ một mục tiêu chung tới tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá.
4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng cần có kế hoạch kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm để làm tốt công tác giáo dục. Kết hợp giữa công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm lớp để làm tốt công tác tổ chức thực hiện nền nếp, thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường.
Hiệu trưởng phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp với lực lượng ngoài nhà trường như việc tổ chức họp phụ huynh học sinh, tổ chức giáo dục truyền thống quê hương, giáo dục những nét văn hoá quê hương, làm tốt công tác an ninh, trật tự trong nhà trường, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông.
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giáo dục học sinh. Nhiệm vụ cơ bản của việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh là cùng nhau làm tốt công tác giáo dục toàn diện học sinh. Thường xuyên thông báo tình hình học tập và tu dưỡng của học sinh về gia đình, thống thất với gia đình các biện pháp quản lý giáo dục học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm phải báo cáo thường xuyên và định kỳ với Hiệu trưởng về tình hình mọi mặt của lớp. Khi có thay đổi giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc học sinh chuyển lên lớp trên thì giáo viên chủ nhiệm cũ phải bàn giao cụ thể tình hình mọi mặt của lớp cho giáo viên chủ nhiệm mới.
 - Lồng ghép nội dung này trong quy chế khen thưởng chung của nhà trường, tạo sự khuyến khích các lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp
 5. Biện pháp 5: Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp gắn với công tác thi đua
5.1. Mục đích
- Thiết lập được kỷ cương nền nếp trong nhà trường.
- Bảo đảm tính bền vững trong sự phát triển giáo dục trong nhà trường.
- Tạo sự tích cực, tự giác, dân chủ và hợp tác với nhau trong tập thể sư phạm.
- Tạo bầu không khí lành mạnh và sự thuận lợi khi kiểm tra đánh giá xếp loại thi đua.
- Làm cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm cho hoạt động trong nhà trường sôi động, nhịp nhàng đạt hiệu quả cao.
5.2. Nội dung và cách thức thực hiện:
- Hiệu trưởng tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ các văn bản, thông tư về quy chế quản lý giáo viên, quản lý học sinh và tổng hợp thành văn bản của đơn vị. Trong văn bản đó cần cụ thể hoá những chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên trong nhà trường, ghi rõ nội dung công việc, đề ra yêu cầu cụ thể.
- Tổ chức cho giáo viên thảo luận để đi đến thống nhất thành nghị quyết chung cho toàn bộ hội đồng sư phạm nhà trường.
- Tổ chức thực hiện theo quy trình quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, làm cơ sở rút kinh nghiệm qua các lần đánh giá.
 	Xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua: đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp. 
 Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi hằng năm. Xây dựng tiêu chí đánh giá giáo viên chủ nhiệm giỏi. Giáo viên chủ nhiệm giỏi là giáo viên được học sinh tin yêu, được phụ huynh học sinh tin tưởng khi gửi con em vào lớp. Lãnh đạo xây dựng lớp thành tập thể lớp tiên tiến, phát huy được truyền thống quê hương. Tuyên truyền cho học sinh noi theo những gương khổ luyện thành tài, lớp có nhiều học sinh tự rèn luyện vươn lên thành học sinh khá giỏi. Có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục học sinh cá biệt. Có đầy các tiêu chí về phẩm chất, năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp. 
6. Biện pháp 6: Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp 
6.1. Mục đích
Hoạt động chủ nhiệm lớp là một hoạt động có vai trò hết sức quan trong thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt học tốt, việc thực hiện các nền nếp trong nhà trường. Hoạt động này diễn ra trong một thời gian nhất định, với sự tham gia của nhiều đối tượng, nội dung khác nhau. Trong quá trình đó có người làm tốt, có người làm chưa tốt. Kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp nhằm giúp bản thân người hiệu trưởng và các giáo viên chủ nhiệm lớp điều chỉnh hoạt động của mình để đạt được mục tiêu xây dựng nhân cách học sinh phát triển toàn diện. 
6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
6.2.1. Kiểm tra việc thực hiện nền nếp của lớp hàng ngày: như nền nếp đi học đúng giờ, trực nhật, vệ sinh, tập thể dục giữa giờ, trang trí lớp, bảo vệ của công.
- Căn cứ vào những quy định cụ thể của trường để đánh giá cho điểm
- Công bố công khai trước toàn trường. Những quy định của trường về cách đánh giá cho điểm được bàn bạc công khai, dân chủ
6.2.2. Kiểm tra việc ghi lý lịch của học sinh vào sổ kiểm tra đánh giá học sinh
- Căn cứ vào kế hoạch được giao giáo viên chủ nhiệm phải ghi đầy đủ thông tin vào sổ .
- Nghe chủ nhiệm báo cáo về hoàn cảnh đặc biệt của học sinh, diện con thương binh liệt sĩ, thương bệnh binh, hộ đói nghèo, những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt, nghe giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giúp đỡ học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
6.2.3. Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại học sinh cuối học kỳ, cuối năm theo hướng dẫn của Bộ giáo dục - Đào tạo.
- Căn cứ vào yêu cầu nội dung các môn học, kiểm tra việc đánh giá của giáo viên chủ nhiệm có đúng không.
6.2.4. Kiểm tra đột xuất: dự các giờ sinh hoạt lớp để đánh giá việc tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh.
IV. HIỆU QUẢ
	Qua quá trình áp dụng các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Liên Sơn cho thấy; Năm học 2015- 2016 khi chưa áp dụng các biện pháp nêu trên thì công tác chủ nhiệm lớp còn nhiều hạn chế như nền nếp chưa tốt, việc ghi chép và theo dõi lý lịch học sinh và đưa ra các biện pháp đối với học sinh có hoàn cảnh đăc biệt chưa thật tốt, chưa biết phối hợp các lực lượng để giáo dục học sinh, chất lượng 2 mặt giáo dục chưa cao, thành tích giáo viên đi thi giáo viên giỏi các cấp còn thấp,... Năm học 2016- 2017 khi áp dụng các biện pháp nêu trên thì công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên đã có hiệu quả cao rõ rệt. Nền nếp hoạt động của học sinh ở các lớp rất tốt, học sinh chăm ngoan hơn, có kỹ năng sống tốt hơn, giáo viên đã tìm ra các biện pháp tối ưu để giáo dục những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, giáo viên biết phối hợp các lực lượng để giáo dục học sinh... và năm học này có 285/285 em hoàn thành chương trình lớp học và hoàn thành chương trình tiểu học; Chất lượng học sinh mũi nhọn cũng tăng cao như có 8/8 học sinh tham gia thi viết chữ đẹp cấp huyện đều đạt giải, đồng chí Trần Thị Linh đạt giải nhì Hội thi Viết chữ đẹp cấp huyện. Các em đội bóng nam của nhà trường đạt giải nhất cụm vùng Nam và giải khuyến khích vòng chung kết,... Thành tích của giáo viên khi tham gia thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp tăng như đồng chí Lê Thu Huế đạt giải ba Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện và đạt giải nhì Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh. 
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN 
 1. Kết luận
Công tác chủ nhiệm lớp góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục, người Hiệu trưởng phải đầu tư công sức, thời gian để quản lý tốt công tác c

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_cua_hieu_truo.doc