Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác đội trong trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác đội trong trường THCS

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong nhà trường phổ thông, Đội TNTP Hồ Chí Minh có vai trò hết sức

quan trọng, có tác dụng giáo dục đạo đức, nếp sống, tư cách cho các em, và

cung cấp cho các em những kiến thức lý thú, bổ ích, nâng cao chất lượng học

tập thông qua các hoạt động tập thể, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các

em học sinh với nhau, giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện. Với các đợt thi đua dành nhiều “Hoa điểm tốt - ngày học tốt”, thông qua

các phong trào “Đôi bạn cùng tiến - Nhóm bạn học tốt”giúp đỡ nhau cùng

tiến bộ, thông qua các hoạt động giáo dục truyền thống “Tiếp bước cha anh”,

thông qua các phong trào văn nghệ thể thao “Đoàn kết, vui khỏe”, giáo dục kỹ

năng sống .công tác Đội đã trực tiếp góp phần giúp các em rèn luyện cả về

học văn hoá và đạo đức. Có như vậy tổ chức Đội mới ngày càng vững mạnh

và giữ một vị trí xứng đáng trong nhà trường. Chính vì vậy, Đội càng ngày

càng phải có được những hoạt động sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng của

công tác Đội, tạo ra một không khí vui tươi, thi đua sôi nổi trong học tập,

nâng cao ý thức học tập, tu dưỡng và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy của

người đội viên.

Năm học 2016 -2017 là năm học thiếu nhi Thủ đô nói chung, thiếu nhi

Thanh Xuân nói riêng và đặc biệt là thiếu nhi trường THCS Phan Đình Giót

thi đua học tập và rèn luyện lập thành tích chào mừng Đại hội Đoàn các cấp,

chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quận Thanh Xuân, thực hiện tốt

chủ đề năm học:

Vâng lời Bác dạy

Tiếp bước cha anh

Làm ngàn việc tốt

Mừng Đại hội Đoàn

Thực hiện sự chỉ đạo của Hội đồng Đội quận Thanh Xuân, của Phòng

giáo dục đào tạo Quận, Đội TNTP của nhà trường đã tổ chức triển khai thực

hiện chương trình công tác Đội năm học và thu được nhiều kết quả tốt đẹp,

khởi sắc hơn các năm học trước. Có được những kết quả đó, không thể không

kể đến vai trò của người Tổng phụ trách với sự nỗ lực cố gắng trong công

việc, sự quan tâm sát sao của Hội đồng Đội Quận, sự lãnh đạo của Chi bộ nhà

trường, và bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng: đó là công tác quản lý chỉ- 4 -

đạo của Ban Giám hiệu nhà trường đối với công tác Đội.

Là giám hiệu phụ trách hoạt động 3-4 của nhà trường, trực tiếp chỉ đạo

công tác Đội, trong năm học qua, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm

trong công tác quản lý chỉ đạo công tác Đội TNTP, cùng BGH và Ban phụ

trách thiếu nhi nhà trường đưa công tác Đội của nhà trường đạt nhiều kết quả

đáng ghi nhận. Với lý do như vậy, xin được mạnh dạn viết đề tài sáng kiến

kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng

công tác Đội TNTP tại trường THCS .”, để chia sẻ với các bạn đồng

nghiệp

pdf 45 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 888Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác đội trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác Đội bản thân nó sẽ không có được một vị trí, vai trò xứng 
đáng trong nhà trường nếu chưa biết tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy học 
tập,thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho học sinh, tạo nên một không khí sôi 
nổi, hào hứng trong học tập, chưa tạo được sự ủng hộ từ phía ban phụ huynh, 
nhà trường và các thầy cô giáo chủ nhiệm. Đồng thời công tác Đội cũng rất 
cần được BGH nhìn nhận đánh giá đúng vai trò chức năng của Đội trong nhà 
trường, để có các biện pháp chỉ đạo cụ thể sát sao, phù hợp, có tính động viên 
và dần nâng cao chất lượng. 
 Những nguyên nhân trên đây đã làm cho tổ chức Đội chưa thật sự là 
trung tâm thu hút, hấp dẫn đông đảo các em tham gia hoạt động Đội. Đó là 
một trăn trở của những người trực tiếp làm công tác thiếu nhi cũng như những 
người làm công tác quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà 
trường. 
 Phải làm thế nào để thay đổi thực trạng đó? 
Qua một năm áp dụng “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng 
cao chất lượng công tác Đội trong trường THCS ”tôi thấy cũng đã góp 
phần làm thay đổi thực trạng này. Điều đó được thể hiện trên kết quả thực tế 
của Liên đội THCS trong năm học 2016-2017. 
- 11 - 
B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ 
I. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
Xác định rõ thực trạng chất lượng công tác Đội của nhà trường trong 
những năm học qua vẫn còn một số hạn chế nhất định: chưa phong phú về 
hình thức, chưa chú trọng đến quy mô và chất lượng của hoạt động, chưa phát 
huy vai trò tự quản của Đội viên. đồng thời nhận thức được ý nghĩa và tầm 
quan trọng của phong trào công tác Đội trong nhà trường, qua một năm triển 
khai, bằng những kinh nghiệm, vốn hiểu biết, kỹ năng được trang bị, với mong 
muốn nâng cao chất lượng của công tác Đội trong nhà trường, tôi đã áp dụng 
một số biện pháp quản lý chỉ đạo cụ thể, thực chất và đi vào chiều sâu. Cụ thể: 
1. Lập kế hoạch chỉ đạo và triển khai công tác Đội 
 Xác định đây là khâu quan trọng trong công tác quản lý, là định hướng cho 
công tác Đội của cả năm học, ngay từ đầu năm học, sau khi nhận được sự chỉ đạo 
của Hội đồng Đội Quận, tôi xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác Đội bám sát kế 
hoạch năm học của nhà trường, bám sát chương trình công tác Đội năm học, trên 
cơ sở những điều kiện thực tế của nhà trường. Đồng thời tôi cũng hướng dẫn 
đồng chí giáo viên Tổng Phụ trách xây dựng kế hoạch chi tiết cho công tác Đội 
của cả năm học và từng tháng. Kế hoạch phải thể hiện đầy đủ nội dung công việc, 
biện pháp, phân công nhiệm vụ một cách cụ thể, chi tiết, có tiến độ thời gian và 
hình thức hoạt động; kế hoạch phải có tính định tính và định lượng, phải thể hiện 
đặc trưng của hoạt động Đội. Đặc biệt là phải xác định mục tiêu đạt được và 
trọng tâm công tác. Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch thì triển khai đến đội ngũ chi đội 
trưởng và phụ trách chi. 
 Nội dung kế hoạch bao gồm: 
- Thời gian thực hiện 
- Nội dung công việc 
- Thành phần tham gia 
- Phạm vi thực hiện 
- Cách thức và biện pháp triển khai 
Kế hoạch công tác là kim chỉ nam cho quá trình tổ chức hoạt động. Lập 
được kế hoạch đúng, đủ sẽ giúp cho khâu tổ chức hoạt động đi đúng hướng, phù 
hợp với tình hình thực tế của nhà trường, dễ đạt được mục tiêu. 
2. Bồi dƣỡng và kiện toàn đội ngũ Ban phụ trách TN 
Đội ngũ những người trực tiếp tổ chức triển khai các hoạt động công tác 
Đội là nhân tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động. Đội ngũ có mạnh thì 
- 12 - 
chất lượng công tác mới tốt. Chính vì vậy, việc quan tâm bồi dưỡng kỹ năng, 
nghiệp vụ cho Tổng phụ trách, đội ngũ phụ trách chi và cán bộ Đội là công việc 
hết sức quan trọng. Trong quá trình chỉ đạo, tôi đã: 
* Bồi dưỡng đội ngũ làm công tác Đội: 
+ Trực tiếp bồi dưỡng cho đồng chí TPT các kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản 
của công tác Đội bằng những kiến thức và kinh nghiệm của mình đã tích lũy được 
trong thời gian làm công tác TPT. Chỉ bảo, hướng dẫn TPT những khâu, những 
việc cần làm trong quá trình tổ chức hoạt động và triển khai kế hoạch. 
+ Giúp đồng chí TPT nhận thức được tầm quan trọng của công tác Đội và 
vai trò nhiệm vụ của người TPT trong nhà trường cũng như những yêu cầu đặt ra 
đối với người TPT. 
+ Cùng đồng chí Hiệu trưởng nhà trường quan tâm đến quyền lợi học tập 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đồng chí TPT, tạo điều kiện cho 
TPT được tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn do Quận Đoàn và Trường Đội Lê 
Duẩn tổ chức. 
+ Chỉ đạo TPT tăng cường công tác bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ cán 
bộ Đội: từ Ban chỉ huy Liên Đội cho đến các Ban chỉ huy các chi đội, đảm bảo 
các em được trang bị những kiến thức và kỹ năng tối thiểu để tổ chức hoạt động 
Đội bằng cách hướng dẫn cụ thể từng hoạt động, nhất là các hoạt động trọng tâm 
như: Đại hội Đội, Đại hội CNBH, Hội thảo, Sinh hoạt dưới cờ 
Ví dụ: Giao ban từ 1 lần/1 đợt tăng lên thành 1 lần/1 tháng. Tập huấn từ 1 
lần/1 kỳ thành 3 lần/1 kỳ. Yêu cầu TPT xây dựng nội dung tập huấn hàng tháng 
và BGH duyệt nội dung. Trực tiếp dự một số buổi giao ban tập huấn Đội để thẩm 
định chất lượng và điều chỉnh kịp thời 
+ Động viên và tạo điều kiện để các em cán bộ Đội tham gia các lớp tập 
huấn do Quận tổ chức để có điều kiện giao lưu học hỏi các kiến thức và các mô 
hình hoạt động của các Liên đội bạn. 
+ Triển khai công tác Đội tới từng Giáo viên chủ nhiệm - Phụ trách chi 
thông qua cuộc họp GVCN hàng tháng, coi mỗi Phụ trách chi là một TPT của mỗi 
lớp. Qua triển khai công tác, kết hợp hướng dẫn GVCN cách thức quản lý, tổ 
chức phong trào công tác Đội của lớp sao cho phù hợp và bắt nhịp với các phong 
trào thi đua của toàn Liên Đội. 
* Kiện toàn đội ngũ: 
Với một trường hạng 1 có 33 chi đội và gần 1500 đội viên, học 2 ca sáng, 
chiều, nhà trường cần có một đội ngũ làm công tác Đội chứ không thể chỉ để một 
mình đồng chí TPT. Chính vì vậy, Ban giám hiệu đã phân công nhiệm vụ cho các 
- 13 - 
thành viên trong Ban phụ trách một cách rõ ràng, rành mạch để các thành viên hỗ 
trợ nhau trong quá trình làm việc, thúc đẩy tinh thần làm việc hợp tác nhằm nâng 
hiệu quả và giảm áp lực công việc vốn được cho là rất bận rộn và vất vả của 
người TPT Đội. Cụ thể: 
+ Số lượng thành viên Ban phụ trách TN: 05 thầy cô giáo 
+ Nhiệm vụ: Căn cứ trên năng lực, kinh nghiệm cá nhân của từng thành 
viên và thời khóa biểu của từng người 
+ Phân công: 
 - TPT: Phụ trách chung, phụ trách công tác hồ sơ sổ sách Đội, tập huấn, 
giao ban cán bộ Đội, tổng hợp xếp loại thi đua, phụ trách đội nghi lễ, xây dựng kế 
hoạch, triển khai các nhiệm vụ và sự chỉ đạo từ BGH và Hội đồng Đội cấp trên; 
trực 2 ngày trong tuần 
- Thành viên thứ hai: Phụ trách thi đua nề nếp đội viên, phụ trách đội sao 
đỏ và xung kích, công tác giáo dục đạo đức và ý thức đội viên, trực 1 ngày trong 
tuần. 
- Thành viên thứ ba: Phụ trách công tác tuyên truyền giáo dục về tư tưởng, 
truyền thống, lý tưởng, nhận thức cho đội viên, phụ trách đội tuyên truyền măng 
non của Liên đội, trực 1 ngày trong tuần 
- Thành viên thứ tư: Phụ trách đội nghi lễ, hỗ trợ TPT trong việc triển khai 
hoạt động, cập nhật thông tin, quản lý học sinh trong các hoạt động, quản lý cơ sở 
vật chất của Đội, trực một ngày trong tuần 
- Thành viên thứ năm: Phụ trách các hoạt động văn nghệ, TDTT, nhân đạo 
từ thiện, giao lưu kết nghĩa.. Trực 1 ngày trong tuần. 
Các thành viên trong Ban phụ trách có trách nhiệm phối kết hợp để triển 
khai các hoạt động trong tuần, tháng, đợt theo kế hoach. Hàng tháng có giao ban 
với BGH để khắc phục tồn tại và triển khai kế hoạch tiếp theo. 
Trong nhà trường phổ thông, vai trò của người TPT là vô cùng quan trọng. 
Đó chính là người thiết kế, tổ chức điều hành các hoạt động Đội. Bên cạnh đó, 
đội ngũ GVCN và cán bộ Đội là những người trực tiếp triển khai, đưa công tác 
Đội đến với từng Đội viên nên việc trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng 
công tác Đội là điều hết sức đáng quan tâm của BGH. 
3. Phát huy vai trò tự quản của Đội 
Đội Thiếu niên hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện tự quản và thông qua 
các hoạt động tự quản để rèn nếp sống, rèn ý thức Đội viên. Chính vì vậy, tôi đề 
cao việc phát huy vai trò tự quản của các em trong Ban chỉ huy liên đội và Ban 
- 14 - 
chỉ huy chi đội. Để thực hiện biện pháp này, tôi đã chỉ đạo TPT giao nhiệm vụ 
cho các em, hướng dẫn các em tự theo dõi đánh giá qua trình thực hiện các yêu 
cầu đối với Đội viên và điều lệ Đội cũng như trong quá trình tham gia hoạt động. 
Đồng thời yêu cầu các em cán bộ Đội rèn kỹ năng điều hành hoạt động tập thể và 
hoạt động Đội. 
Cụ thể: Đối với đội Sao đỏ: hướng dẫn TPT ngoài phân công nhiệm vụ đối 
với từng em còn bầu ra khối trưởng Sao đỏ của từng khối, và Đội trưởng Sao đỏ 
của toàn trường. Các em này có trách nhiệm tổ chức và điều hành họp giao ban 
sao đỏ hàng tháng để rút kinh nghiệm trong công tác chấm thi đua, đồng thời theo 
dõi ý thức thái độ làm việc của từng sao đỏ thành viên, đôn đốc nhắc nhở các bạn 
trong quá trình làm nhiệm vụ. 
 Đối với BCH Liên Đội: chỉ đạo TPT phân công lịch trực điều khiển nếp 
xếp hàng hàng ngày cho các em trong BCHLĐ, nhắc nhở chung ý thức thực hiện 
nội quy của học sinh toàn trường, tự quản trong công tác kiểm tra đánh giá các 
hoạt động giao ban tháng, công trình măng non, sổ sách Chi đội, tuyên truyền 
măng non và hoạt động tập thể khác như trò chơi dân gian, văn nghệ. 
Tuy nhiên vẫn yêu cầu TPT không được giao khoán toàn bộ công việc cho 
các em, buông lỏng công tác kiểm tra giám sát. 
Khi được tự quản hoạt động, các em sẽ thấy vai trò của mình được đề cao, 
và khi được giám sát, động viên, các em sẽ thấy được sự quan tâm của Ban phụ 
trách thiếu niên, BGH nhà trường, từ đó phấn khởi thực hiện nhiệm vụ được giao. 
4. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục 
Một trong những nhiệm vụ của Đội là giáo dục truyền thống cho thiếu nhi. 
Đối với công tác giáo dục truyền thống nói chung và công tác giáo dục đạo đức 
nói riêng thì công tác tuyên truyền là không thể thiếu, hơn nữa lại đóng vai trò hết 
sức quan trọng. Muốn các em hiểu và tự hào về truyền thống tốt đẹp của nhà 
trường, của địa phương, của dân tộc, của Đảng, Đoàn và Đội, thì phải quan tâm 
đến các hình thức và nội dung của công tác tuyên truyền. BGH cần chỉ đạo TPT 
xây dựng màng lưới thông tin, tổ chức các hình thức tuyên truyền sao cho mới lạ, 
thu hút sự chú ý của các em. Trong qua trình quản lý, tôi nhận thấy các hình thức 
tuyên truyền của Liên đội chưa phong phú, nên tôi đã cùng đồng chí TPT tiến 
hành một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác tuyên truyền, giáo 
dục đối với các em.Cụ thể: 
+ Kiện toàn đội tuyên truyền măng non (từ tổ chức đến hoạt động), để các 
em phát thanh tuyên truyền đều đặn trên hệ thống loa của trường những chuyên 
đề, chuyên mục, chủ điểm ở nhiều mảng, nhiều nội dung và lĩnh vực. 
+ Chỉ đạo và phối kết hợp cùng TPT tổ chức các hoạt động giao lưu, sưu 
- 15 - 
tầm, thi tìm hiểu, hội thảo, thi văn nghệ.để các em học sinh hiểu biết thêm về 
các lĩnh vực cần quan tâm. Đối với một phong trào hoạt động cụ thể, TPT phải 
phân tích và tuyên truyền cho các em biết ý nghĩa và nội dung của phong trào đó. 
Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên liên tục ngay từ đầu 
năm học và hàng ngày, hàng tuần, trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, giờ sinh hoạt 
Đội tại chi đội, trên hệ thống phát thanh măng non của Liên đội 
+ Ngoài kênh thông tin thông thường qua chương trình phát thanh măng 
non, việc khuyến khích các em cập nhật thông tin qua nhiều đường khác nhau như 
qua mạng Internet, báo Thiếu niên, sổ thông báo, đọc sách trong thư viện.cũng 
cần được quan tâm. 
+ Công tác tuyên truyền giáo dục hiệu quả nhất, thiết thực nhất chính là 
biện pháp nêu gương, nhân rộng điển hình. TPT và GVCN cần quan tâm theo dõi 
và phát hiện những gương sáng đội viên để tuyên dương trước toàn Liên đội và tổ 
chức phát động thi đua trong lớp, trong trường phong trào học tập làm theo gương 
bạn. 
5. Chỉ đạo lồng ghép Công tác Đội với Hoạt động Ngoài giờ lên lớp 
Về cơ bản, mục tiêu và hình thức hoạt động của Hoạt động Ngoài giờ lên 
lớp và Công tác Đội là tương đối giống nhau. Chính vì vậy, việc lồng ghép, tích 
hợp hai mảng công tác này là hoàn toàn thuận lợi và hợp lý. Đẩy mạnh HĐ 
NGLL chính là đẩy mạnh công tác Đội và ngược lại. Trong nhà trường, Ban 
Giám hiệu và Tổng phụ trách Đội cùng phối hợp với nhau để cùng thống nhất kế 
hoạch hoạt động và quản lý việc thực hiện kế hoạch đó. Hội đồng giáo dục có 
trách nhiệm giúp đỡ hỗ trợ thực hiện chương trình Hoạt động NGLL cũng như 
Công tác Đội. Cụ thể: 
+ Giờ sinh hoạt dưới cờ: các chi đội chủ động phụ trách trực chương trình 
theo chủ đề được phân công sẵn, bám sát chủ điểm HĐ NGLL hàng tháng và chủ 
điểm các đợt thi đua của Đội 
+ Sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội: đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt lớp 
và sinh hoạt Đội sao cho phong phú, mới lạ, thu hút học sinh 
+ Hoạt động văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao: Chỉ đạo TPT là người 
phụ trách chính, màng lưới chuyên môn là các giáo viên bộ môn Âm nhạc, Mỹ 
thuật và Thể dục. Lực lượng phối hợp là Giáo viên chủ nhiệm. 
6. Đầu tƣ cho công tác Đội 
Trong nhà trường, Đội là tổ chức của chính các em học sinh. Được tham 
gia các phong trào Đội, các em sẽ được rèn luyện về đạo đức, ý thức và khả 
năng. Hay nói cách khác, Đội là lực lượng giáo dục góp phần quan trọng trong 
- 16 - 
công tác giáo dục toàn diện học sinh. Chính vì vậy đầu tư tạo điều kiện cho công 
tác Đội chính là đầu tư cho sự phát triển toàn diện của các em. Đầu tư gồm các 
mặt: nhân lực, kinh phí, CSVC và thời gian. Trong quá trình quản lý chỉ đạo, với 
vai trò là Phó hiệu trưởng phụ trách mảng, tôi đã tham mưu với Chi bộ, với Hiệu 
trưởng quan tâm đầu tư cho công tác Đội ở các lĩnh vực nêu trên. Cụ thể: 
- Về Nhân lực: Phân công thêm 4 giáo viên làm nhiệm vụ hỗ trợ đồng chí 
TPT 
- Về Kinh phí: Tạo điều kiện hết sức về kinh phí cho Đội hoạt động, đặc 
biệt đầu tư cho các hoạt động lớn, trọng tâm: Hội thi Nghi thức Đội, Thi Chủ 
nhân tương lai cấp Thành phố, Hội thi Liên hoan giai điệu tuổi hồng.. 
- Về Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện hoạt động: Mua sắm 
kèn trompet, trang phục đội nghi lễ, băng đĩa hình, nhạc, sách báo, tài liệu.cho 
Đội hoạt động., tổ chức thuê tập huấn đội nghi lễ trống kèn 
- Về Thời gian: Bố trí sắp xếp thời gian hợp lý để tổ chức các hoạt động 
Đội quy mô cấp trường, cấp chi đội. Trao đổi với GVCN và ban đại diện CMHS 
để tạo điều kiện cho học sinh có thời gian tham gia các hoạt động 
7. Thành lập các tổ công tác: 
Sức mạnh của đoàn kết là không thể phủ định. Nếu mọi việc trong công tác 
Đội chỉ một mình TPT tổ chức thực hiện thôi thì TPT rất vất vả và nhiều khi 
không có hiệu quả, thậm chí không thể thực hiện được. Chính vì vậy, tôi đã thành 
lập tổ công tác để xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện cùng với TPT. 
Thành phần gồm: Khối trưởng chủ nhiệm, các giáo viên trong Chi đoàn, mỗi 
người một chuyên môn để có thể hỗ trợ TPT nhiều mảng. Có khi, thành viên tổ 
công tác còn là các em trong Ban Chỉ huy Liên Đội hoặc Đội TTMNTổ công 
tác có lịch hoạt động cụ thể, có phân công nhiệm vụ rõ ràng và có kiểm tra đánh 
giá của BGH về hiệu quả làm việc của tổ công tác. Trong tổ công tác, đề cao tính 
hợp tác của từng thành viên. 
8. Phối hợp với Đoàn thanh niên - Hội Liên hiệp Phụ nữ phƣờng 
Xác định được phạm vi hoạt động của Đội là không chỉ ở trong nhà trường 
mà còn cả ở ngoài xã hội, đặc biệt là ở địa phương, tôi đề cao sự phối hợp của 
Ban phụ trách nhà trường với Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ phương, vì hai đoàn 
thể này trực tiếp phụ trách công tác thiếu niên nhi đồng theo sự phân công của 
Đảng ủy. Chính vì vậy, tôi yêu cầu TPT cần liên hệ chặt chẽ với Đoàn thanh niên 
và Hội Phụ nữ phường Thượng Đình, vì khi triển khai các phong trào hoạt động, 
nhất là hoạt động hè , chắc chắn các chi đội và đội viên sẽ tập trung hoạt động ở 
địa phương. Như vậy cần có sự hỗ trợ của hai đoàn thể quan trọng của phường 
trong việc tư vấn hỗ trợ các em trong quá trình hoạt động. 
- 17 - 
Năm học qua, nhờ có sự phối hợp của Đoàn TN phường, Liên đội đã triển 
khai chăm sóc tốt một gia đình chính sách trên địa bàn phường, và tham gia hiệu 
quả các hoạt động chính trị do Đoàn TN tổ chức như: Kỷ niệm 70 năm ngày Toàn 
quốc kháng chiến: thăm và tặng quà cho gia đình lão thành cách mạng, các hoạt 
động chào mừng Đại hội Đoàn phường, các hoạt động làm sạch đường phố, nơi 
công cộng 
Cũng nhờ sự phối hợp của Hội Phụ nữ Phường, Liên đội đã thành lập và đi 
vào hoạt động một cách hiệu quả Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên, duy 
trì tốt Chương trình Giáo dục sức khỏe sinh sản và giới tính do Trung ương Đoàn 
chỉ đạo 
9. Xã hội hóa Công tác Đội 
GVCN và Ban đại diện Cha mẹ học sinh chính là một “hậu phương vững 
chắc”cho các phong trào hoạt động Đội nói riêng và các hoạt động của nhà 
trường nói chung. Kết quả hoạt động của một chi đội cần đến nhiều yếu tố: sự 
năng động, nhiệt tình và sáng tạo của cán bộ Đội, sự hưởng ứng tích cực của Đội 
viên..và tất nhiên không thể thiếu sự quan tâm, ủng hộ của giáo viên chủ nhiệm - 
phụ trách chi và cha mẹ học sinh - những người quyết định có cho con tham gia 
các phong trào hoạt động Đội một cách tự nguyện hay không. Vì thế, BGH cần 
chỉ đạo quán triệt trách nhiệm của Phụ trách chi và CMHS trong việc tạo điều 
kiện cho con em, học sinh mình tham gia các hoạt động Đội, xã hội hóa công tác 
Đội tới từng phụ huynh 
BGH chỉ đạo TPT cần lồng ghép khéo léo nội dung và ý nghĩa của các 
phong trào hoạt động tới các cuộc họp thường vụ Ban đại diện cha mẹ học sinh, 
tranh thủ sự ủng hộ của Ban đại diện nhà trường, tác động đến Ban đại diện 
CMHS các chi đội, yêu cầu họ sẽ ủng hộ và hỗ trợ con em mình tham gia. Nên 
đưa thêm một tiêu chí đánh giá để khích lệ: Chi đội nào có phụ huynh tham gia sẽ 
được cộng điểm. 
10. Công tác động viên khen thƣởng: 
Động viên khen thưởng là công tác không thể thiếu trong công tác thi đua. 
Và đặc thù của hoạt động Đội chính là tổ chức các phong trào thi đua nên việc 
động viên khen thưởng là hết sức quan trọng. Xác định được điều này, BGH rất 
quan tâm đến công tác sơ kết đánh giá thi đua và động viên khen thưởng kịp thời. 
Thể hiện ở việc: 
- Chỉ đạo đánh giá thi đua theo tiêu chí rõ ràng, kịp thời. (giờ chào cờ có 
tuyên dương khen thưởng các tập thể và cá nhân có tiến bộ, cố gắng. Tổ chức sơ 
kết tháng, sơ kêt đợt đầy đủ..) 
- Công khai kết quả thi đua hàng tháng để động viên khích lệ các tập thể 
- 18 - 
Đội có tiến bộ và nhắc nhở tập thể Đội chưa cố gắng. 
- Khen thưởng những Giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến công tác Đội, đạt 
danh hiệu Phụ trách chi giỏi cấp Quận 
- Khen thưởng các em cán bộ Đội giỏi, Tổng phụ trách giỏi, các nhân Đội 
viên tiêu biểu 
Công tác động viên khen thưởng đúng lúc, đúng chỗ, đúng người đúng việc 
đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của Đội. Từ đó góp phần nâng cao chất 
lượng hoạt động Đội trong nhà trường. 
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 
 Qua gần một năm triển khai áp dụng các biện pháp quản lý chỉ đạo trên, được sự 
quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD và ĐT, của Hội đồng Đội quận Thanh 
Xuân, cùng với sự nỗ lực cố gắng của Ban phụ trách TN nhà trường, sự hưởng 
ứng ủng hộ của BGH, đội ngũ GVCN - Phụ trách chi và toàn thể các em đội viên, 
phong trào công tác Đội của trường THCS có những bước tiến rõ rệt về chất 
lượng. Từ một Liên đội liên tục là Liên đội mạnh cấp Quận, năm học 2016-2017, 
Liên đội đã mạnh dạn phấn đấu danh hiệu Liên đội mạnh cấpThành phố. Kết quả 
công tác Đội có nhiều khởi sắc, cụ thể như sau: 
Chƣơng trình 
hoạt động Đội 
Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 
CT1:Tiếp bƣớc 
cha anh 
a. Giáo dục 
truyền thống 
b. Giáo dục đạo 
đức nếp sống 
Chưa chăm sóc gia đình chính 
sách 
Giáo dục được 50% học sinh 
chưa ngoan tiến bộ 
Đã chăm sóc 1 gia đình 
chính sách của phường 
Giáo dục được 75 % học 
sinh chưa ngoan tiến bộ 
CT2: Chăm 
ngoan - học giỏi 
* Chất lượng mũi nhọn: 
Có 37 giải HSG cấp Quận 
Có 6 giải HSG thành phố 
Có 1 họ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nham.pdf