Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường thì phải tổ chức mọi hoạt động của tổ chuyên môn vì tổ chuyên môn là nơi thực hiện chuyên môn tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Vào đầu năm học chúng tôi tổ chức họp chuyên môn dự thảo kế hoạch hoạt động của chuyên môn một năm học. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tháng dựa trên kế hoạch nhà trường. chuyên môn có trách nhiệm xây dựng các tiết dạy mẫu và dạy mẫu cho giáo viên xem, bồi dưỡng dìu dắt những giáo viên còn hạn chế về chuyên môn. Làm đồ dùng đồ chơi cho và hướng dẫn cho giáo viên cùng làm đồ dùng, đồ chơi. Mỗi tháng tổ chuyên môn sinh hoạt một lần để rút kinh nghiệm trao đổi những vướng mắc của giáo viên để tìm ra những biện pháp.
Giao chỉ tiêu chất lượng cho từng lớp: Dựa vào chất lượng của từng địa điểm và chất lượng giáo dục của các lớp, giao chỉ tiêu chất lượng cho các khối cụ thể:
+ Khối lá: Trung bình trở lên: 98%. Trong đó Khá - Giỏi: 68%.
+ Khối chồi: Trung bình trở lên: 95%. Trong đó Khá - Giỏi: 62%.
+ Khối Mầm: Trung bình trở lên: 93%. Trong đó Khá - Giỏi: 60%.
+ Khối nhà trẻ: Trung bình trở lên: 80%. Trong đó Khá - Giỏi: 50%.
- Đối với trẻ 5 tuổi, giao chất lượng đạt trung bình 100% trở lên. Trong đó các môn phải đạt Khá - Giỏi theo quy định trên thì lớp đó mới được lớp tiên tiến. Chất lượng giao cho các lớp với chỉ tiêu thi đua của lớp, của cá nhân vào cuối năm. Với biện pháp này giáo viên tìm tòi nhiều biện pháp trong việc giáo dục trẻ, trong kế hoạch, phương pháp ôn luyện kiến thức cho trẻ thêm vào các thời điểm trong ngày. Từ khi trường chúng tôi có tổ chuyên môn thì chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường được nâng lên hẳn mỗi đồng chí đều tự nhận thấy mình có trách nhiệm hơn. Việc nắm bắt mọi hoạt động chuyên môn ở các lớp nhanh nhạy hơn. Và mỗi đồng chí giáo viên giỏi chúng tôi đều phân công trách nhiệm kèm một giáo viên chuyên môn còn yếu hay mới ra trường vì vậy năng lực chuyên môn chúng tôi rất đồng đều. Chất lượng thi giáo viên giỏi cấp trường đạt kết quả tương đối cao không có tiết dạy trung bình.
tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. Như Bác Hồ kính yêu đã nói:“Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, Bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích cho xã hội. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của Ngành học giao. Tuy vậy, việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường mầm non Hoa Hướng Dương cũng không mấy thuận lợi. Tổng số giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đạt trên chuẩn còn nhiều nên ảnh đến chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng đều. Nhiều giáo viên mới ra trường trình độ tay nghề còn non nên cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Với trách nhiệm lớn lao của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng Cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Hoa Hướng Dương” để làm bài sáng kiến kinh nghiệm. Từ đó bản thân tôi rút ra được những kinh nghiệm bổ ích. Hy vọng với phần nội dung và đánh giá tình hình các giải pháp của chủ đề mà tôi trình bày sau sẽ góp phần nâng cao sự nhận thức lý luận cũng như chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý giáo dục ở địa phương cho bản thân tôi đó chính là ý nghĩa của chủ đề mà tôi nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu: - Khảo sát việc giáo viên thực hiện các môn học ở trường mầm non Hoa Hướng Dương và hiện trạng đang còn tồn tại, từ đó tìm ra biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho các môn học, nhằm mục đích giúp giáo viên khơi gợi và bồi dưỡng ở trẻ một tâm hồn tươi sáng từ đó tạo sự tin tưởng, yên tâm của phụ huynh, của xã hội. * Nhiệm vụ của đề tài: - Tham khảo ý kiến của giáo viên và đồng nghiệp, nhà trường và phụ huynh để tìm ra biện pháp tối ưu nhất giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục. Để thực hiện tốt chương trình này đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non phải có khả năng nắm bắt kịp thời chương trình, để tổ chức thực hiện chương trình một cách có hiệu quả trong nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Hoa Hướng Dương. 4. Giới hạn của đề tài: - Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên mầm non. - Địa bàn nghiên cứu: Trường mầm non Hoa Hướng Dương 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận, thực hiện điều tra, khảo sát phân tích, tổng hợp, thống kê, biểu mẫu, so sánh khái quát, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp hỗ trợ, phương pháp nghiên cứu thực tiễn. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận: Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trong trường mầm non. Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Vì vậy cần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ toàn diện cho trẻ, với nhiệm vụ là cán bộ quản lý của nhà trường, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá sự phát triển về giáo dục của trẻ, phương pháp dạy của giáo viên, đánh giá, khảo sát chất lượng giáo dục, xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng; Nâng cao năng lực sư phạm, chỉ đạo thực hiện giáo dục một cách khoa học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Trường mầm non Hoa Hướng Dương được thành lập vào năm 2014 tính đến nay đã bước vào năm thứ sáu. Trên đây là bảng thống kê về CBGV, số lượng trẻ, chăm sóc, giáo dục trẻ. - Bảng 1: Thống kê về CBGV: CBGV-NV Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Ghi chú Tổng số CBGV-NV 12 17 + Ban giám hiệu 02 02 + Giáo viên 05 10 + Nhân viên 05 05 Bảng 2: Thống kê về số lượng trẻ Năm học T/S lớp T/S trẻ MG Tỷ lệ Tỷ lệ chuyên cần Năm 2018-2019 02 105 100% 97,5% Đầu năm 2019-2020 05 130 100% 97,7% Bảng 3: Chất lượng chăm sóc trẻ Năm học Tổng số trẻ Đánh giá Số trẻ Tỷ lệ % Năm học 2018-2019 105 PTBT cân nặng 102 97,14% PTBTchiều cao 100 95,24% SDDNC 3 2,85% SDDTC 5 4,76% Đầu năm học 2019-2020 130 PTBT cân nặng 120 92,3% PTBTchiều cao 119 91,53% SDDNC 10 7,7% SDDTC 11 8,47% Bảng 4: Chất lượng giáo dục trẻ Năm học Tổng số trẻ Xếp loại Số trẻ Tỷ lệ % Năm học 2018-2019 105 Giỏi 34 32,38% Khá 61 58,1% Đạt yêu cầu 10 9,52% Yếu 0 0 Đầu năm học 2019-2020 130 Giỏi 30 23,1% Khá 65 50% Đạt yêu cầu 35 26,9% Yếu 0 0 Năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020 nhà trường được đầu tư đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị hiện đại như: Máy tính, ti vi, đầu đĩa, đài, loa, đàn ọc, Với quyết tâm phấn đấu đạt trường chuẩn Quốc gia, ngoài việc mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ còn cần phải có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non Hoa Hướng Dương. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp - Từ đề tài nghiên cứu tôi đã cho giáo viên áp dụng thực tế dạy trẻ để thấy được những mặt làm được, những mặt phù hợp và chưa phù hợp để tìm biện pháp khác thay thế để giáo viên trong toàn trường nâng cao được chất lượng giảng dạy. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Đề tài nghiên cứu gồm có 5 giải pháp đó là: Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chuyên môn Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình Giải pháp 3: Chỉ đạo chuyên môn Giải pháp 4: Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên. Giải pháp 5: Phối hợp giữa nhà trường - Giáo viên - Phụ huynh. * Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chuyên môn Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường thì phải tổ chức mọi hoạt động của tổ chuyên môn vì tổ chuyên môn là nơi thực hiện chuyên môn tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Vào đầu năm học chúng tôi tổ chức họp chuyên môn dự thảo kế hoạch hoạt động của chuyên môn một năm học. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tháng dựa trên kế hoạch nhà trường. chuyên môn có trách nhiệm xây dựng các tiết dạy mẫu và dạy mẫu cho giáo viên xem, bồi dưỡng dìu dắt những giáo viên còn hạn chế về chuyên môn. Làm đồ dùng đồ chơi cho và hướng dẫn cho giáo viên cùng làm đồ dùng, đồ chơi. Mỗi tháng tổ chuyên môn sinh hoạt một lần để rút kinh nghiệm trao đổi những vướng mắc của giáo viên để tìm ra những biện pháp. Giao chỉ tiêu chất lượng cho từng lớp: Dựa vào chất lượng của từng địa điểm và chất lượng giáo dục của các lớp, giao chỉ tiêu chất lượng cho các khối cụ thể: + Khối lá: Trung bình trở lên: 98%. Trong đó Khá - Giỏi: 68%. + Khối chồi: Trung bình trở lên: 95%. Trong đó Khá - Giỏi: 62%. + Khối Mầm: Trung bình trở lên: 93%. Trong đó Khá - Giỏi: 60%. + Khối nhà trẻ: Trung bình trở lên: 80%. Trong đó Khá - Giỏi: 50%. - Đối với trẻ 5 tuổi, giao chất lượng đạt trung bình 100% trở lên. Trong đó các môn phải đạt Khá - Giỏi theo quy định trên thì lớp đó mới được lớp tiên tiến. Chất lượng giao cho các lớp với chỉ tiêu thi đua của lớp, của cá nhân vào cuối năm. Với biện pháp này giáo viên tìm tòi nhiều biện pháp trong việc giáo dục trẻ, trong kế hoạch, phương pháp ôn luyện kiến thức cho trẻ thêm vào các thời điểm trong ngày. Từ khi trường chúng tôi có tổ chuyên môn thì chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường được nâng lên hẳn mỗi đồng chí đều tự nhận thấy mình có trách nhiệm hơn. Việc nắm bắt mọi hoạt động chuyên môn ở các lớp nhanh nhạy hơn. Và mỗi đồng chí giáo viên giỏi chúng tôi đều phân công trách nhiệm kèm một giáo viên chuyên môn còn yếu hay mới ra trường vì vậy năng lực chuyên môn chúng tôi rất đồng đều. Chất lượng thi giáo viên giỏi cấp trường đạt kết quả tương đối cao không có tiết dạy trung bình. * Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình Muốn chỉ đạo tốt chương trình thì trước hết bản thân người quản lý phải nắm được nội dung chương trình giáo dục mầm non mới. Để việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới có hiệu quả. Trước khi bước vào năm học mới, tôi đã sắp xếp lớp học. Bố trí giáo viên phải có năng lực chuyên môn dạy lớp lá, sắp xếp phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và năng lực chuyên môn của từng giáo viên và thông qua kế hoạch cho toàn thể giáo viên nắm rõ và góp ý kiến xây dựng kế hoạch. Thống nhất cách xây dựng chương trình giảng dạy. Chỉ đạo 100% các lớp thực hiên chương trình giáo dục mầm non mới. Hướng dẫn cho giáo viên soạn bài phù hợp với kế hoạch đã lên. Đổi mới phương pháp là cách“Lấy trẻ làm trung tâm”dựa trên sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức cho phù hợp với trẻ. Hình thức tổ chức tiết học đa dạng, phong phú tùy vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên để tiết học trở nên nhẹ nhàng, không gò bó áp đặt trẻ theo đúng tính nhất định“Học mà chơi, chơi mà học”của trẻ mầm non. + Với trẻ: Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động củng cố, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ khi bước vào giờ hoạt động. Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất cả các trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi khám phá tri thức. * Giải pháp 3: Chỉ đạo chuyên môn - Chỉ đạo chuyên môn là đòn bẩy phong trào, là cơ sở để nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Để đảm bảo về chất lượng giáo dục trong toàn trường, năm học 2019 – 2020 nhà trường đã chỉ đạo được bốn lớp, điểm toàn diện về chất lượng giáo dục đó là lớp cô Ngà Lá 1, cô Lài lớp chồi 1, Cô Linh Chồi 2, Cô Huyền lớp mầm, với bốn lớp chỉ đạo điểm ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch chỉ đạo về công tác cơ sở vật chất đồ dùng trang thiết bị dạy học, đồ chơi. Công tác chỉ đạo trang trí lớp, tạo môi trường giáo dục. Chỉ đạo việc thực hiện tổ chức các hoạt động, xây dựng bộ hồ sơ, giáo án tốt, giáo viên đã học tập thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên. Đánh giá chất lượng giáo dục cuối độ tuổi. Đánh giá đúng, thực chất kết quả giáo dục của trẻ cụ thể. Qua đánh giá kết quả của giáo viên, tôi luôn kiểm tra đột suất, thực chất kết quả. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực, bổ sung những thiếu sót, kịp thời chấn chỉnh, bồi dưỡng cho giáo viên, năng lực đánh giá, phát hiện những cháu có kiến thức còn hạn chế để bồi dưỡng, ôn luyện thêm cho trẻ. + Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi: Đối với trẻ, đồ chơi là công cụ quan trọng không thể thiếu được. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ đối với việc học mà chơi, chơi mà học giúp cho trẻ nắm được những kiến thức cơ bản, ôn luyện củng cố kiến thúc cho trẻ qua hoạt động vui chơi. Vì vậy, phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. + Tổ chức hội thi: Hàng năm nhà trường tổ chức các hội thi: Thi trang trí lớp, thi giáo án đẹp, thi giáo viên giỏi cấp trường, thi cô và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, thi viết sáng kiến kinh nghiệm, thi xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Qua hội thi giáo viên rút ra được nhiều kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục và là dịp để giáo viên, các cháu thể hiện những tài năng và sở trường của mình. * Giải pháp 4: Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên. Công tác kiểm tra đánh giá kịp thời là chức năng quan trọng của người quản lý, qua kiểm tra người quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tinh thần thực hiện chuyên môn, để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực chuyện môn của giáo viên, phát hiện kịp thời những lệch lạc, thiếu sót để bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn. Trong công tác quản lý nếu thiếu phần kiểm tra hoặc kiểm tra mang tính hình thức thì việc chỉ đạo chuyên môn của nhà trường mất đi một nội dung quan trọng nhất. Mặt khác qua kiểm tra cán bộ quản lý sẽ hỗ trợ tác động tốt đến năng lực của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu tốt của mỗi giáo viên. - Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa vào nhiệm vụ năm học – yêu cầu cần đạt của giáo viên. - Phải có chương trình kế hoạch kiểm tra cho cả năm, tháng, kỳ, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra như thế nào có hiệu quả. - Làm tốt công tác tuyên truyền cho giáo viên thông suốt việc kiểm tra là công việc thường kỳ. Khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên để giáo viên chuẩn bị mọi phương tiện, và điều kiện tích cực góp phần vào đợt kiểm tra có hiệu quả. + Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách theo quy định, phương pháp giảng dạy bộ môn, trang trí nhóm lớp, đánh giá việc triển khai chuyên môn có đúng kế hoạch chỉ đạo của nhà trường hay không. + Về phương pháp kiểm tra: Kiểm tra có báo cáo trước hoặc đột xuất mọi lúc, mọi nơi + Nguyên tắc kiểm tra: Phải đảm bảo tính khách quan, công khai, công bằng và dân chủ. - Sau kiểm tra phải có đánh giá, nhận xét chính xác, phân tích ưu điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế. - Thời gian kiểm tra: 1 tháng 1 giáo viên dự 1 tiết và kiểm tra toàn diện 1 lần và 1 lớp 1 lần. Trong mỗi học kỳ giáo viên phải được kiểm tra 3 - 4 lần. Ngoài ra tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn. Qua kiểm tra, đã uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong công tác giáo dục. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng giáo dục tốt hơn. * Giải pháp 5: Phối hợp giữa nhà trường - giáo viên - phụ huynh. Việc nhà trường phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Để làm tốt được công tác này tôi luôn nhắc nhở giáo viên phải tâm niệm một điều rằng “Làm sao cho mỗi phụ huynh có tinh thần hợp tác giáo dục trẻ hơn là chỉ trích, phản bác chúng ta”. Ngay từ đầu năm học tôi chỉ đạo nội dung phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong các công tác chăm sóc giáo dục trẻ như sau: + Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ. - Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của lớp. - Phối kết hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của trường, của lớp. - Theo dõi và phát hiện những tiến bộ, thay đổi những biểu hiện của trẻ diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời với giáo viên điều chỉnh nội dung và phương pháp chăm sóc trẻ. - Tham gia đống góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ. Đề xuất với nhà trường, với cô giáo hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn. - Đóng góp ý kiến về các mặt như: Môi trường học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của lớp, thái độ, tác phong, hành vi ứng xử của giáo viên của trẻ và phụ huynh. + Hình thức phối hợp: - Qua bảng thông báo hoặc qua góc Tuyên truyền: Thông tin tuyên truyền với phụ huynh các kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ hoặc thông báo nội dung mà gia đình phối hợp với cô giáo. - Tổ chức họp phụ huynh định kỳ. - Trao đổi với giáo viên trong giờ đón trẻ. - Thông qua các hội thi, ngày hội, ngày lễ, hoạt động văn hóa văn nghệ. - Phụ huynh tham quan dự giờ hoạt động của lớp. - Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhờ sự phối hợp mà giúp cho phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục, rèn luyện cho trẻ có thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp, biết yêu thương quý trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn. Có thói quen nề nếp trong học tập, trong các hoạt động, từ đó chất lượng giáo dục được tăng lên, trẻ nắm vững các kiến thức, kỹ năng, trả lời nhanh, mạnh dạn, tự tin. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Các mối quan hệ giữa giải pháp và biện pháp phải luôn gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời hay thiếu sót giải pháp, biện pháp cụ thể như: Xây dựng kế hoạch chuyên môn; chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình; Chỉ đạo chuyên môn; Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên; Phối hợp giữa nhà trường - giáo viên - phụ huynh. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. Với những biện pháp trên, bản thân tôi đã chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục, vận dụng sáng tạo phương pháp giảng dạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Hoa Hướng Dương ngày càng vươn lên rõ rệt, cụ thể như sau: Bảng 1: Thống kê về số lượng trẻ Năm học T/S lớp T/S trẻ MG Tỷ lệ Tỷ lệ chuyên cần Gữa năm học 2019-2020 05 130 100% 98,2 Bảng 2: Chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ. Năm học Tổng số trẻ Đánh giá Số trẻ Tỷ lệ % Gữa năm học 2019-2020 130 PTBT cân nặng 125 96,15% PTBTchiều cao 124 95,38% SDDNC 5 3,85% SDDTC 6 4,62% Bảng 3: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Năm học Tổng số trẻ Xếp loại Số trẻ Tỷ lệ % Gữa năm học 2019-2020 130 Giỏi 38 29,24% Khá 80 61,53% Đạt yêu cầu 12 9,23% Yếu 0 0 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua thời gian tiến hành và áp dụng những biện pháp trên tại đơn vị, với những kết quả đạt được, tôi nhận thấy giáo viên hứng thú và tích cực tham gia vào các phong trào chuyên môn của nhà trường, tổ chức các giờ hoạt động đa dạng mang tính tích hợp cao và phát huy vai trò trung tâm của trẻ. Muốn đạt được điều đó, người cán bộ quản lý phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, học tập, nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong việc đánh giá chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường. phải luôn quan tâm việc đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ bằng cách nào, như thế nào để đạt hiệu quả cao. Muốn vậy người cán bộ quản lý phải nắm chắc chuyên môn, chủ động tích cực trong công tác xây dựng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Chủ động, khôn khéo trong công tác tham mưu với các cấp Uỷ đảng, các cấp chính quyền và ngành giáo dục để tranh thủ được ủng hộ cao nhất về tinh thần cũng như vật chất hay các chủ trương chính sách quan tâm tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Chủ động và thực sự có khả năng trong tổ chức mọi hoạt động và trong xây dựng sự đoàn kết thống nhất ở mỗi nhà trường, tạo mối thống nhất cao trong mỗi nhà trường. Thực sự gương mẫu, giàu lòng nhân ái yêu thương tôn trọng gần gũi đồng nghiệp, tận tuỵ, tránh nhiệm với công việc được giao. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non Hoa Hướng Dương hiện nay là rất cần thiết và không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và của mỗi nhà trường nói riêng. Bởi vì, kết quả chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ chính là thước đo đánh giá năng lực quản lý, chỉ đạo của người phó hiệu trưởng. Do vậy người quản lý phải có những kỹ năng quản lý và những phẩm chất, năng lực nhất định để quản lý và chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. 2. Kiến nghị: * Đối với ngành giáo dục : - Tổ chức một số chuyên đề trọng điểm về bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. - Tạo điều kiện cho cán bộ cốt cán các nhà trường đi tham quan học tập kinh nghiệm và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. - Đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho công tá
Tài liệu đính kèm: