Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Tuổi mầm non hoạt động tạo hình chưa thể là một hoạt động sáng tạo nghệ

thuật thực thụ. Quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể

hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành. Hoạt động tạo hình

của trẻ không nhằm mục đích tạo lên những sản phẩm phục vụ xã hội, cải tạo

thế giới xung quanh mà kết quả to lớn nhất của quá trình hoạt động chính là sự

biến đổi, phát triển của chính bản thân trẻ. Trong hoạt động tạo hình của trẻ có

tính không chủ định là một đặc điểm tâm lí rất đặc trưng tạo cho sản phẩm tạo

hình của trẻ một vẻ hấp dẫn riêng. Do tính không chủ định mà trong quá trình

tạo hình, trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc lập suy tính công việc sắp tới một

cách chi tiết, các ý định miêu tả thường nảy sinh một cách tình cờ. Khi thực hiện

trẻ khó phân biệt được sự vật, nhân vật chính, chưa biết cách làm cho chúng nổi

bật những gì trẻ muốn thể hiện thường được liệt kê theo luồng suy nghĩ còn

chưa mạch lạc của mình. Sản phẩm tạo hình của trẻ phần nhiều là những gì nó

nhìn thấy, nó biết, nó nghĩ, theo cách cảm nhận của trẻ thơ chứ chưa hẳn là

những gì giống như cái mà chúng ta nhìn thấy. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí

của trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, vận động tinh của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng

cầm bút, thao tác cắt, xé dán còn vụng). Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến

lớp với cô với bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự

vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ

thể. Mặt khác vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện

vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một

thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người

xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có

tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó

được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.

pdf 19 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 2578Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chung của nhà giáo dục và được hình thành và phát triển ở người 
được giáo dục những quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực bằng cách thông 
qua các phương tiện thẩm mỹ, đặc biệt là phương tiện nghệ thuật nhằm góp 
phần phát triển nhân cách toàn diện hài hòa cho người được giáo dục. Nói cách 
khác, giáo dục thẩm mỹ thực chất là quá trình nhà giáo dục giúp đứa trẻ biến đổi 
mình trở thành một chủ thể thẩm mỹ đích thực với quan hệ thẩm mỹ đúng đắn, 
được biểu hiện ở các dấu hiệu cơ bản sau: 
- Hình thành và phát triển được những tình cảm thẩm mỹ trong quá trình cảm 
thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, trong các mối quan hệ 
Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 
 4/17
xã hội; tạo được hứng thú đối với các khía cạnh thẩm mỹ của hiện thực; cảm 
nhận và hiểu biết được cái đẹp trong những biểu hiện đa dạng của nó. 
- Hình thành những quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mỹ; phát triển năng 
lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn. 
- Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khả năng đem cái 
đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử. 
- Có thái độ không khoan nhượng đối với những cái xấu xa, phản thẩm mỹ 
trong tâm hồn, trong hành vi ứng xử, trong hình dáng, trang phục cũng như đối 
với những cái phi thẩm mỹ trong các tác phẩm nghệ thuật. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 
1. Về phía giáo viên: Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô 
chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ. Khi triển khai thực hiện chuyên đề theo 
lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, giáo viên còn nặng nhiều về vấn đề xây dựng kế 
hoạch và thường thiên về cảm thụ nghệ thuật âm nhạc, chưa chú ý phát triển 
nghệ thuật tạo hình ở trẻ. Chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo 
hình. Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho 
trẻ. 
2. Về phía trẻ: Một số trẻ trong lớp chưa qua nhà trẻ, mẫu giáo bé nên kỹ 
năng cầm bút, tô vẽ chưa có. Trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động. Ngôn 
ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý hiểu của mình 
đối với người khác. 
 3. Về điều kiện môi trường: Môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong 
phú chưa tân dụng được hết cơ hội cho trẻ hoạt động. 
 Đứng trước những thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ, học hỏi tìm tòi và đã 
đúc rút được một số kinh nghiệm để giúp trẻ tham gia tích cực vào hoạt tạo hình. 
III. CÁC BIỆN PHÁP 
1.Biện pháp1: Tạo môi trường học tập tạo hình để trẻ phát huy tính tích 
cực khả năng tạo hình của trẻ. 
 Môi trường hoạt động là vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Nó kích 
thích, tạo điều kiện trẻ được tìm tòi khám phá và phát hiện ra những điều mới lạ 
hấp dẫn từ đó mang lại cho trẻ cảm giác thích thú, đam mê với hoạt động tạo 
hình. Qua đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng, những kiến thức cơ bản nhất 
định trong môn tạo hình. Vì vậy tôi luôn luôn chú ý tạo môi trường tạo hình cho 
trẻ cả trong và ngoài lớp học. 
 Khi tạo môi trường tạo hình cần đảm bảo về mặt thẩm mỹ: đẹp, màu sắc 
sặc sỡ, các hình ảnh ngộ nghĩnh, đa dạng về chủng loại, tạo ra một “ Môi trường 
mở” nó tạo nên các tác động tích cực tới trẻ, nhờ sự phong phú , sinh động mang 
Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 
 5/17
tính vật thể, tính trực quan thị giác. Môi trường này tạo điều kiện thuận lợi cho 
khả năng phát triển khả năng hoạt động thực tiễn, sáng tạo. 
 Ví dụ: Trong chủ điểm Thực vật tôi làm một số loại hoa, quả từ các 
nguyên vật liệu như giấy màu mếch, giấy vụn, ống hút, giấy kẹo thật đẹp, màu 
sắc sặc sỡ hoặc tôi xé dán, vẽ một số bức tranh về cây cối, hoa quả tôi bày ở 
giá trưng bày sản phẩm nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ trong các hoạt động 
tôi thu hút, gợi ý trẻ quan sát và đặt câu hỏi : Đây là Quả gì? Vì sao? Cô làm 
bằng nguyên vật liệu gì? Cô làm như thế nào? và tôi cho trẻ sử dụng luôn các 
nguyên vật liệu ở đó và tạo ra sản phẩm theo cảm nhận của trẻ từ đó kích thích 
lòng ham muốn, say mê học tạo hình của trẻ. 
 Môi trường hoạt động tạo hình phải luôn gắn bó, phải hòa nhập với môi 
trường bên ngoài lớp học và trường mầm non. Các sắc màu và sự sắp xếp trong 
môi trường hoạt động phải thật gần gũi với vẻ đẹp phong phú của thế giới xung 
quanh, dễ dàng gợi lên các kinh nghiệm và xúc cảm thẩm mĩ của trẻ. 
 Môi trường trong lớp học: Tôi bầy đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật 
liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt. Nguyên vật liệu phải phong phú đa dạng 
, dễ sử dụng và an toàn với trẻ. Tôi luôn luôn tận dụng những sản phẩm trẻ tạo 
ra để trưng bầy trang trí Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn 
được tái tạo. 
Tôi thường xuyên gợi mở trò chuyện với trẻ về những hình ảnh, sản phẩm 
tạo hình đẹp để trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp, ý nghĩa của hoạt động tạo 
hình để từ đó trẻ có hứng thú và mong muốn được tạo ra sản phẩm mình. 
Bản thân tôi luôn muốn tìm và cho trẻ tiếp cận với những nguyên vật liệu 
một cách sáng tạo, lên thường xuyên sưu tầm các đồ dùng, sản phẩm tạo hình lạ, 
đẹp mắt để khu trưng bày như các sản phẩm được tạo từ các chai lọ thủy tinh để 
tạo ra lọ hoa 
 Tôi thường xuyên thay đổi môi trường trang trí theo từng chủ đề, sự kiện 
để trẻ hứng thú hoạt động mà không bị nhàm chán. Tôi luôn luôn tạo điều kiện 
cho trẻ được tham gia trang trí cùng cô. Khi trang trí cùng cô trẻ được đưa ra ý 
tường của mình cô không gò ép theo ý tưởng của cô. 
 Môi trường ngoài lớp học: Tôi trang trí các hình ảnh sinh động, màu sắc 
sặc sỡ và tạo cho trẻ sự hứng thú và có thể cho trẻ hoạt động được 
 Ví dụ: Ngoài lớp học tôi dành một mảng tường để treo những bức tranh vẽ, 
tranh xé dán, những sản phẩm được làm từ những nguyên vật liệu có sẵn trong 
thiên nhiên như lá cây để trẻ có thể quan sát, nhận xét về các sản phẩm đó và 
trong các giờ hoạt động ngoài trời tôi có thể cho trẻ tạo ra sản phẩm và lại tiếp 
tục trưng bầy vào đó. 
Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 
 6/17
 Có thể nói môi trường hoạt động tạo hình chính là kết quả hoạt động sáng 
tạo của người giáo viên và của chính trẻ. 
2.Biện pháp 2: Sưu tầm nguyên vật liệu. 
 Sưu tầm vật liệu có sẵn ở địa phương, ở thiên nhiên: Tôi tìm hiểu viết 
thông báo trên bảng thông báo của lớp tới phụ huynh học sinh mang các nguyên 
vật liệu có sẵn, dễ tìm, phế liệu bỏ của gia đình như: giấy vụn, vải vụn, vỏ hộp, 
chai, lọĐiều này góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: nhận thức, 
thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ. Sự đa dạng của các nguyên 
vật liệu để khích thích khả năng sáng tạo của trẻ. 
 Để dảm bảo khi sử dụng nguyên liệu tạo hình tôi luôn chú ý những điểm sau: 
 + Bảo đảm tính giáo dục, tính thẩm mỹ. 
 + Bảo đảm an toàn, vệ sinh. 
 + Dễ làm, phù hợp khả năng của trẻ. 
 + Nguyên liệu dễ kiếm. 
 Khi đã có nguyên vật liệu tôi luôn nghiên cứu xem sẽ tạo ra sản phẩm gì 
từ nguyên vật liệu đó và sẽ thực hiện như thế nào để từ đó tôi hướng dẫn trẻ tạo 
ra sản phẩm tạo hình phù hợp với chủ đề. Tôi luôn tôn trọng ý tưởng và sản 
phẩm trẻ tạo ra tuyệt đối không chê sản phẩm của trẻ. Những chai lọ nhựa, thủy 
tinh trẻ mang tới giáo viên đều hướng dẫn trẻ cách tận dụng để làm các sản 
phẩm cho phù hợp và có thể dùng được làm đồ trang trí. 
 Tổ chức cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu đã sưu tầm được tạo ra các sản 
phẩm theo ý thích của mình: Từ các các nguyên vật liệu sưu tầm được từ phụ 
huynh học sinh. Tôi phân loại các nguyên vật liệu theo từng dạng để dễ lấy sau 
đó cô phân tích, gợi mở, định hướng cho trẻ có thể tìm ra ý tưởng của mình. Từ 
đó trẻ hứng thú tạo ra sản phẩm đẹp do chính mình làm ra để trưng bầy và phục 
vụ cho các hoạt động 
3. Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và làm giàu biểu tượng 
tạo hình cho trẻ. 
 Để có được kỹ năng, kỹ xảo, có sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động 
tạo hình và thể hiện sáng tạo trong khi tạo ra các sản phẩm thì điều trước tiên 
cần phải giúp trẻ có được các biểu tượng, có được những xúc cảm về đối tượng 
mà trẻ cần phải tái tạo.Tôi thường xuyên tận dụng mọi cơ hội cho trẻ tiếp xúc, 
tìm tòi, khám phá để cung cấp biểu tượng về các sự vật xung quanh trẻ. 
 Ví dụ: Trong khi dạo chơi tôi thường trò chuyện với trẻ về những sự vật 
hiện tượng bắt gặp trên đường đi như chiếc máy bay, ô tô, ao cá, con chim ,con 
bướmtôi đặt những câu hỏi nhằm giúp trẻ nhận ra được đặc điểm về màu sắc, 
hình dạng , các bộ phận của những đồ vật đó. 
Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 
 7/17
 Ngoài ra tôi cho trẻ quan sát và tiếp xúc với đối tượng trên thực tế, trên 
máy tính, quan sát vẻ đẹp đa dạng của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên 
trong cuộc sống hàng ngày, quan sát và nhận xét những tranh vẽ đẹp của anh chị 
lớp trước từ đó biểu tượng đó luôn có sẵn ở trẻ và khi tham gia họat động tạo 
hình trẻ không thấy bỡ ngỡ không phải bắt chước và sản phẩm tạo hình của trẻ 
sẽ phong phú hơn, sáng tạo hơn. 
4.Biện pháp 4: Phát triển khả năng tạo hình cho trẻ thông qua các hoạt 
động trong trường mầm non 
4.1 Thông qua giờ học tạo hình 
 Trong các giờ học tạo hình tôi thường xuyên đổi mới các hình thức sao 
các cho hình thức phải luôn thoải mái, nhẹ nhàng và phải thật hấp dẫn lôi cuốn 
trẻ. Để làm được điều này ở mỗi đề tài tôi nghên cứu để tìm ra hình thức tổ chức 
phải phù hợp với từng tiết dạy. Yêu cầu kiến thức trẻ phải phù hợp với khả năng 
của trẻ trong lớp để đảm bảo làm sao trẻ nào cũng tạo ra được sản phẩm. 
 Tôi hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ một cách ngắn gọn, dễ hiểu: tùy 
vào từng loại tiết. Tôi hướng dẫn trẻ làm từ dễ dần dần hướng dẫn trẻ theo từng 
khả năng của trẻ để trẻ có thể làm được mà không nhàm chán và không sợ khi 
tham gia hoạt động tạo hình. Nếu trẻ có kỹ năng tôi gởi mở để trẻ có thể tự đưa 
ra ý tưởng của mình. Trong giờ tạo hình tôi chú ý, quan tâm nhiều đến những trẻ 
nhút nhát, trẻ kỹ năng tạo hình còn yếu tôi hướng dẫn trẻ kỹ hơn và động viên 
trẻ tự tay tạo ra sản phẩm. Tôi luôn chú ý động viên khuyến khích trẻ tự do tạo 
ra sản phẩm theo ý tưởng của mình một cách sáng tạo: 
 Ví dụ: Trong giờ hoạt động tạo hình xé dán vườn cây ăn quả tôi không áp 
đạt và gò bó trẻ vào khuôn mẫu của cô mà tôi cho trẻ quan sát các vườn vây 
khác nhau sau đó hướng dẫn và gởi mở hỏi ý tưởng để trẻ có thể nhớ lại hoặc 
tưởng tượng ra một vườn cây ăn quả theo đúng ý của trẻ. Tôi luôn luôn động 
viên khuyến khích trẻ để trẻ hướng thú để trẻ không cảm thấy nhàm chán khi 
tham gia hoạt động tạo hình. 
 Đặc biệt trong giờ hoạt động tạo hình tôi cũng luôn luôn khuyến khích trẻ 
phối hợp với nhau để tạo ra sản phẩm theo nhóm từ đó tôi giáo dục trẻ biết lắng 
nghe và tôn trọng ý kiến của người khác và tôn trọng sản phẩm của người khác 
tạo ra. Tôi luôn sưu tầm thay đổi nguyện vật liệu cho từng tiết để trẻ rất hứng 
thú tạo ra sản phẩm cùng bạn. 
 Ví dụ: Trong giờ hoạt động vẽ tôi sẽ luôn là người động viên, khuyến 
khích trẻ sáng tạo, thể hiện ý muốn của mình, tình cảm, cảm xúc và những hiểu 
biết của trẻ đối với sự vật. Tôi sẽ lựa chọn và tăng cường các câu hỏi gợi ý, giúp 
trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác 
Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 
 8/17
nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò ý tưởng của trẻ. Trong giờ tạo hình tôi 
luôn chuẩn bị các loại màu khác nhau như(màu nước, màu dạ, màu sáp, nhũ.) 
để trẻ lựa chọn tạo ra những sản phẩm đẹp với nhiều màu sắc. 
 Bên cạnh những định hướng, những phương pháp giúp trẻ học tốt môn tạo 
hình, thì có một điiều không thể thiếu được đó chính là sự khích lệ động viện kịp thời 
của cô giáo đối với những sản phẩm mà trẻ làm ra, hay đối với những trẻ chưa làm tốt 
hay chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố 
gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau. Việc nhận xét sản phẩm của giáo viên đối 
với sản phẩm của trẻ cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm 
để làm tốt hơn vào lần sau, cũng như bước đầu hình thành khả năng nhận xét đánh giá 
tác phẩm nghệ thuật trên bản thân trẻ. Biết rõ điều đó trong các giờ hoạt động tạo hình 
tôi luôn biết cách động viên khích lệ trẻ đúng lúc và cũng khéo léo nêu ra những hạn 
chế còn trên trẻ để không làm trẻ tự thỏa mãn ở khả năng bản thân của mình để tiếp 
tục cố gắng hơn nữa. Trong các giờ hoạt động tạo hình tôi luôn đặt ra những câu hỏi: 
Con vừa được làm gì? Con thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con lại thích sản phẩm đó 
nhất? Để làm được sản phẩm này con phải làm như thế nào? .. Để hình thành ở trẻ tiền 
đề đánh giá, nhận xét sản phẩm. Tuy nhiên việc đánh giá sản phẩm của trẻ cũng cần 
chính xác, phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách cảm nhận của trẻ đối với 
tác phẩm nghệ thuật của mình. Kỹ năng tạo hình ở trẻ được thuần thục thì mỗi 
giáo viên cần phải thường xuyên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng. Tóm lại từ các 
việc làm tỉ mỉ thường xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi tăng 
lên rõ rệt. 
4.2 Thông qua các giờ học khác 
 Thông qua các môn học khác tôi cũng lồng ghép nhẹ nhàng nhằm cung 
cấp cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng. 
 Ví dụ: Trong tiết văn học đề tài: Thơ “Họ nhà cam quýt” tôi cung cấp cho 
trẻ hình ảnh, biểu tượng về cây cam, cây quýt qua việc cho trẻ quan sát tranh 
minh họa, qua một vài câu hỏi đàm thoại về màu sắc lồng ghép khi giúp trẻ hiểu 
nội dung bài thơ từ đó biểu tượng cây cam, cây quýt đã hiện lên trong suy nghĩ 
của trẻ. 
 Cho trẻ được quan sát, tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thông qua các 
giờ học khác như giờ khám phá khoa học. Có thể cho khám phá về con rô bốt, 
cô cho xem các hình ảnh về rô bốt hoạt động, sau đó xem những chi tiết tạo 
thành rô bốt. Từ đó cho trẻ tập làm những con rô bốt như đã được khám phá. 
 Như trong một buổi dạo chơi quanh sân trường cô và trẻ ngắm vườn hoa 
và cô hỏi trẻ “Con thấy những bông hoa này như thế nào? Đây là hoa gì? Con 
nhìn xem bông hoa này có màu gì? Trông những cánh hoa ra sao? Khi có gió thì 
Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 
 9/17
những bông hoa này như thế nào?....” để chuẩn bị cho tiết “Vẽ vườn hoa” thì 
chính việc làm này sẽ giúp trẻ thể hiện lại được những nét độc đáo riêng của 
mình thông qua việc quan sát tận mắt mà không tạo ra sản phẩm một cách máy 
móc và dựa trên ý tưởng sẵn có của người khác. Ngoài việc giúp trẻ lĩnh hội 
những kiến thức thực tế để làm giàu vốn kinh nghiệm cho bản thân, thì bên cạnh 
đó tôi cũng luôn chú trọng nhiệm vụ, nội dung và phương pháp hướng dẫn trẻ 
thực hiện các thao tác tạo hình một cách tốt nhất với từng thể loại và từng nội 
dung hoạt động phù hợp với khả năng trên từng trẻ. 
Hoạt động góc: Hoạt động góc tôi cũng tạo nhiều cơ hội để trẻ được tham gia 
vào hoạt động tạo hình. Tôi chuẩn bị các loại nguyên vật liệu có sẵn mà cô và trẻ sưu 
tầm và các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: Vải vụn, giấy bọc hoa, lá cây, vỏ hộp 
sữa, hộp sữa chua, vỏ thạch,... tôi tổ chức cho trẻ làm theo nhóm, theo góc chơi 
 Tùy vào từng góc chơi mà tôi hướng trẻ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau 
như ở góc học tập tô cho trẻ vẽ, cắt dán các đồ dùng có liên quan đến chủ điểm theo số 
lượng cho trước, hoặc làm sách có liên quan đến chủ điểm, trong hoạt động này trẻ sẽ 
được cắt dán, vẽ, tô màu một số hình ảnh có liên quan đến chủ điểm. Ở góc tạo hình 
tôi cho trẻ vẽ, nặn xé dán, làm một số đồ dùng từ các nguyên vật liệu đã sưu tầm để 
tạo ra các sản phẩm liên quan đến chủ điểm. 
 Làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ góc khác từ những nguyên vật liệu 
sưu tầm được. 
 Ví dụ: Ở góc âm nhạc tôi cùng trẻ trang trí các dụng cụ âm nhạc từ các nguyên 
vật liệu sưu tầm được như: vỏ trai nhựa, vỏ sữa pepsi, vỏ váng sữa, cắt đàn bắng 
miếng nhựa, miếng mếch .tạo ra sản phẩm cho trẻ đồ dùng đồ chơi cho góc âm 
nhạc thêm sinh động và phong phú hơn để trẻ hoạt động. Từ việc được cô hướng dẫn 
và tự mình trang trí các góc sẽ tạo hứng thú cho việc thể hiện những bài tạo hình khác 
cho trẻ. 
 Ví dụ : Ở góc bán hàng tôi cho trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu có sẵn và từ đó 
cô và trẻ cùng tạo ra những sản phẩm phục cho hoạt động góc như từ những miếng 
mếch, giấy bọc hoa cô và trẻ có thể làm ra những chiếc túi, cặp, ba nô, túi sách để 
mang ra bán hoặc từ những quả bóng bị vỡ tôi tận dụng và cho trẻ trang trí tạo ra 
những chiếc mũ xinh xắn, hoặc từ những hộp bánh cốm mà trẻ mang tới tôi cho trẻ tập 
gói những chiếc bánh trưng trong dịp tết nguyên đán để từ đó trẻ biết và giữ gìn bản 
sắc, biết dân dộc Việt Nam và đồng thời cũng nâng cao kỹ năng tạo hình và sự khéo 
léo của trẻ. Và từ những vỏ trai nhựa tôi cho cùng trẻ tạo dáng và trang trí thành những 
đồ dùng thường ngày trẻ tiếp xúc từ đó trẻ có kinh nghiệm và hào hứng khi tham gia 
hoạt động tạo hình. 
Hoạt động ngoài trời: 
Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 
 10/17
 + Thông qua hoạt động có chủ đích cô cung cấp cho trẻ một số kiến thức về sự 
vật hiện tượng. 
 Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát bầu trời tôi cho trẻ nhìn ngắm bầu trời, giới thiệu 
cho trẻ biết trên bầu trời khi nắng có ông mặt trời hình tròn tỏa những tia nắng, có rất 
nhiếu đám mây với hình dạng khác nhau và xen kẽ nhau bằng các đường lượn 
cong. 
 Trẻ đã được ngắm bầu trời thực tế và kết hợp bằng lời giảng giải của cô, trẻ sẽ 
biết sử dụng phối hợp với các kỹ năng xé lượn cong tròn khép kín, các nét cong liên 
tiếp tạo đám mây, nét thẳng, nét xiên,...để tạo ra bầu trời với nhiều đám mây hình 
dạng, màu sắc khác sinh động và đẹp hơn. 
 Cho trẻ quan sát sự vật, hiện tượng từ đó trẻ được tiếp súc với sự vật để tích lũy 
kiến thức về các sự vật hiện xung quanh trẻ. 
 + Cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu ngoài thiên nhiên như lá cây, dây, sỏi dể 
tạo ra sản phẩm tạo hình theo ý thích. 
 Ví dụ: Tôi chuẩn bị cho trẻ các nguyên vật liệu sẵn có như: Các loại lá cây, giấy 
hoa, dâytôi hướng dẫn và gợi mở cho trẻ đưa ra ý tưởng của mình để trẻ tạo ra sản 
phẩm sinh động từ các nguyên vật liệu sẵn có đó. 
Hoạt động chiều: Trong những buổi sinh hoạt chiều tôi cho các cháu cùng quan 
sát và nhận xét các bức tranh, sản phẩm đẹp của các bạn trong lớp hoặc của các anh 
chị khóa trước qua đó tôi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ và giúp trẻ 
có hứng thú với hoạt động tạo hình, trẻ sẽ hưởng ứng ngay mỗi khi cô tổ chức các 
hoạt động tạo hình cho trẻ. 
5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh. 
 Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và để có sự giáo dục đồng bộ giữa 
gia đình và nhà trường là 1 việc làm hết sức cần thiết bởi tôi nhận thấy rằng tất 
cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn 
của phụ huynh. Tôi luôn lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng 
mối quan hệ tốt với phụ huynh. Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức về 
chăm sóc giáo dục trẻ bằng những hình thức khác nhau như: trao đổi trực tiếp 
với phụ huynh, Tạo sự tin tưởng đối với phụ huynh, thông qua góc tuyên truyền, 
họp phụ huynhTôi thường thực hiện công tác tuyên truyền với phụ huynh để 
phụ huynh nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tạo 
hình đối với sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ. 
 Tôi còn trao đổi với phụ huynh để phụ huynh về nhà tạo mọi điều kiện 
như cung cấp nguyên vật liệu, hướng dẫn và khuyến khích khi trẻ có hứng thú 
trong hoạt động tạo hình.Tôi còn vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu 
để trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình. 
Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 
 11/17
 Tạo góc trưng bày sản phẩm của trẻ ở ngoài lớp học để phụ huynh nắm 
được tình hình của con em mình để từ đó có những biện pháp phối kết hợp với 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_my_th.pdf