Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình đã mang lại hiệu quả tới
việc phát triển cho trẻ. Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và đem lại kết
quả mà tôi mong đợi. Các phương pháp hoạt động tạo hình đang được sử dụng còn
mang tính áp đặt và theo khuôn mẫu cứng nhắc. Giáo viên thường chú ý đến sản
phẩm trẻ làm ra, ít chú ý đến kỹ năng tạo hình, quá trình làm ra sản phẩm; giáo viên
thiếu sự linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình. Do đó chưa phát huy
được hết khả năng sáng tạo của trẻ, của giáo viên.
Mặt khác sự hứng thú, kĩ năng tạo ra sản phẩm tạo hình của trẻ chưa cao,
nhiều trẻ chưa biết giữ gìn và nhận xét sản phẩm mình làm ra.
Bản thân tôi là một người giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi. Tôi
nhận thấy phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình là rất
quan trọng. Đó là nền tảng để phát triển cho trẻ khả năng cảm nhận và thể hiện cảm
xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và trong
các tác phẩm nghệ thuật tạo hình.
1Trong các lứa tuổi của trẻ mẫu giáo, lứa tuổi mẫu giáo bé được coi là quan
trọng nhất, lứa tuổi thuận lợi nhất để tạo tiền đề và phát triển khả năng thẩm mỹ
đầu tiên của trẻ đặc biệt là thông qua hoạt động tạo hình. Tôi đã nghiên cứu và đưa
vào vận dụng “ Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua
hoạt động tạo hình ở trường mầm non”.
đạt cho trẻ nhiều kiến thức mới. Giáo viên dạy lớp 3-4 tuổi có trình độ chuyên môn vững, yêu nghề mến trẻ, chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực học hỏi và trao đổi cùng đồng nghiệp về chuyên môn, nghiên cứu, sưu tầm các loại sách báo nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm hay về chăm sóc giáo dục trẻ. Lớp học sạch đẹp, có môi trường an toàn để chăm sóc giáo dục trẻ, có một số đồ dùng cần thiết cho dạy và học. Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao các nội dung giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động tạo hình. Đầu tư vật chất, tài liệu về hoạt động tạo hình cho giáo viên. Tổ chức một số hoạt động tập thể cho trẻ tham gia để phát huy tính chủ động tự tin và sáng tạo của trẻ. Phụ huynh sẵn sàng tham gia phối hợp với nhà trường và giáo viên để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 2.2. Khó khăn: Trẻ 3-4 là giai đoạn đầu của trẻ mẫu giáo nên ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác. Trẻ còn nhút nhát chưa tích cực hoạt động. Đặc biệt là 3/4 số trẻ trong lớp chưa qua nhà trẻ 5 nên kỹ năng cầm bút, tô vẽ, nặn, xé dán chưa có, nhận thức của trẻ không đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức của giáo viên đến trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù trường đầu tư về cơ sở vật chất để phục vụ dạy và học. Tuy nhiên đồ dùng phục vụ cho mon học tạo hình vẫn chưa đáp ứng đủ. Riêng đối với môn học tạo hình, đòi hỏi giáo viên phải có năng khiếu trong vẽ, nặn, xé dán, nhưng không phải giáo viên nào cũng có năng khiếu đó. Cho nên sản phẩm làm mẫu của giáo viên cho trẻ quan sát đôi khi chưa đảm bảo tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó phụ huynh ở trường tôi nghề nghiệp chính chủ yếu là làm nông nghiệp nên không ít phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của môn học tạo hình của trẻ 3-4 tuổi. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ học còn tuỳ tiện, đi muộn về sớm. Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, nhiều khi cô chưa thực sự chú ý rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ hay khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình, chưa chú ý tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ. Việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ từ trước tới nay vẫn theo khuôn mẫu cứng nhắc. 2.3. Kết quả khảo sát ban đầu: Qua khảo sát trẻ lần 1 vào đầu năm học 2017-2018 về các nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 thông qua hoạt động tạo hình của học sinh lớp tôi. Trẻ có kết quả như sau: STT Nội dung Số trẻ đạt Tỉ lệ đạt 1 Trẻ biết vẽ các nét cơ bản để tạo thành bức tranh đơn giản 8/25 32% 2 Trẻ biết một số kỹ năng nặn cơ bản để tạo thành các sản phẩm đơn giản. 5/25 20% 3 Trẻ biết kỹ năng xé thành dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản. 3/25 12% 4 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và biết giữ gìn sản phẩm tạo hình của mình 4/25 16% 5 Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình của mình 3/25 12% Với bảng khảo sát trên ta thấy, kết quả khảo sát trẻ ở các nội dung nhìn chung còn thấp ( đều dưới 32%). Tỉ lệ trẻ đạt ở các nội dung như biết biết kỹ năng xé thành dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản, biết nhận xét các sản phẩm tạo hình của mình còn thấp (chỉ đạt 12%). Nhiều trẻ chưa biết một số kỹ năng nặn 6 cơ bản và chưa tạo thành bức tranh đơn giản qua các nét vẽ cơ bản, trẻ còn rụt rè chưa tự tin khi thực hiện . Từ thực trạng trên, để phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại lớp mình phụ trách tôi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 3. Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non Đại tự - Yên Lạc: Để đạt được hiệu quả cao trong việc chăm sóc giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động tạo hình, thì trước hết người giáo viên phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho năm học, cho từng tháng, từng tuần. Phải nắm vững chuyên môn, không ngừng học hỏi, tìm tòi để trao đổi kiến thức, năng động sáng tạo, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn gần gũi yêu thương và tôn trọng trẻ, tạo niềm tin đối với trẻ. Trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi luôn đóng vai trò chủ đạo, trẻ được “Học mà chơi chơi mà học”. Để việc giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động tạo hình có chất lượng thì cần phải thực hiện các giải pháp sau: - Xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học. - Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp. - Dạy một số kỹ năng tạo hình đầu tiên cho trẻ . - Tích lũy vốn kinh nghiệm tạo hình cho trẻ. - Sử dụng các nguyên vật liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi . - Hướng dẫn trẻ học tạo hình mọi lúc, mọi nơi. - Phối kết hợp với phụ huynh. Những biện pháp này có liên quan mật thiết với nhau, xuyên suốt trong quá trình thực hiện giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình. Trong năm học 2017-2018, cùng với việc giáo dục để trang bị cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về các môn học, tôi còn quyết tâm thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình để góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển thẩm mỹ cho trẻ một cách toàn diện. Giải pháp 1: Xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học. Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình. Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không?... Với từng yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ. Lớp đẹp, bố cục hợp lý, màu sắc bắt mắt sẽ kích thích giác quan của trẻ 7 tạo hứng thú cho trẻ vào lớp, khiến tinh thần của trẻ phấn chấn, trẻ thích hoạt động và có ham muốn tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp giống của cô. Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường vẽ, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ. Các góc hoạt động như góc gia đình: Khi nói về gia đình thì góc trang trí bằng màu hồng, trong đó có hình ảnh Mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến, tên góc thật gần gũi như Tổ ấm gia đình, gia đình bé yêu... Hay góc xây dựng tôi lấy tên: Kiến trúc sư tí hon, công trình xây dựng của bé có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng. Còn phía mảng tường tôi thường làm bằng nhựa trong để trẻ có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó. Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ đề ta cần thay đổi nội dung chủ đề mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ đề mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình. VD: Ở mảng hoạt động tạo hình : Tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của chúng mình. Chúng mình hãy cùng chọn một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé. Nào ai có ý kiến cô gợi ý các tên như sau: Hoạ sĩ nhí, bé khéo tay, bé làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí honCho trẻ thảo luận và lựa chọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góc hoạt động. Bây giờ ngôi nhà này đã có tên rồi: cô giới thiệu với chúng mình đây là hình ảnh hai bạn gấu đang tập vẽ tranh, bạn thỏ đang nặntranh này do cô tự làm lấy chúng mình thấy có đẹp không? còn đây là tranh dán hình ngôi nhà của bạn Gia Long, còn đây là con Gà, con Vịt, quả CamBây giờ cô muốn mỗi bạn hãy làm thật nhiều những sản phẩm để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình đẹp hơn nhé. Cô muốn trong lớp mình ai cũng có sản phẩm được trang trí lên từng ngôi nhà nhỏ của chúng mình để cô thay các tranh vẽ của các bạn cũ, chúng mình có đồng ý không? Từ lời gợi mở như vậy đã kích thích trẻ tạo ra sản phẩm mới. Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ đề mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù hợp và phong phú về chủng loại. VD: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí, sáp màu, màu nước, đất nặn, lá cây, cỏ, hạt đỗ, Nguyên vật liệu thì tôi luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sử 8 dụng khi vào hoạt động. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị một bức tranh hay 1 sản phẩm tạo hình mà tôi đã cung cấp hoặc sắp cung cấp trên hoạt động chung để làm mảng cung cấp kiến thức cho trẻ thu hút sự chú ý của trẻ trong các giờ đón và trả trẻ, giờ hoạt động góc, kết hợp với lời gợi ý trẻ vào góc chơi. Từ đó giúp trẻ được củng cố và làm quen kiến thức đó giúp trẻ tăng thêm vốn kiến thức, kỹ năng hơn trong giờ hoạt động chung. Với chủ đề: “ Thế giới động vật” ở góc tạo hình tôi nặn một số con vật (Chó, gà, lợn, mèo, thỏ, ) bày ở giá hoặc tranh một số con vật bằng các thể loại như vẽ, xé dán, tô màuđể cung cấp kiến thức cho trẻ. Khi trẻ vào góc chơi hoặc giờ đón trả trẻ tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó. V/D : + Đây là con gì? Cô nặn như thế nào? + Đây là bức tranh gì? Tranh làm bằng gì? Khi thực hiện các đề tài “ Nặn con vật, vẽ con gà” trẻ đã có vốn kiến thức hiểu biết qua các sản phẩm thì trẻ sẽ tự tin hơn và thực hiện tốt hơn. + Góc tạo hình: Khi làm những bức tranh, loại hoa, dán trang phục cho bạn... kết hợp vừa làm vừa giới thiệu. Sau đó cô yêu cầu trẻ kể lại những đặc điểm chung của nó, nguyên liệu sử dụng để làm. Những trẻ chậm hay chưa làm được, cô hướng dẫn tỉ mỉ về cách làm (xé, vẽ, chấm, tô màu..) kết hợp với động viên khuyến khích trẻ. Như vậy khi giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoả mái, không gò bó, chán nản giúp trẻ sẽ tích cực hoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối tượng cô định cung cấp hoặc củng cố cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí của trẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ phát triển khả năng, kỹ năng về tạo hình. Không những chỉ có góc tạo hình mới phát huy khả năng tạo hình của trẻ mà ở các góc chơi khác giáo viên cũng có thể rèn luyện kỹ năng về tạo hình cho trẻ. Cụ thể: + Góc học tập: Góc học tập là góc hoạt động mà qua đó trẻ có thể củng cố lại kiến thức mà trẻ đã lĩnh hội qua các giờ hoạt động chung, Mặt khác, ở góc chơi này trẻ có thể chơi các trò chơi nhằm phát triển trí tuệ. Bởi vậy góc học tập chỉ thực sự có hiệu quả khi có đồ dùng, đồ chơi. Trong góc học tập luôn có nội dung cung cấp cho trẻ cung cấp về toán và môi trường xung quanh thông qua các môn học đó giáo viên thiết kế lựa chọn các trò chơi, nội dung để củng cố cung cấp cho trẻ. Từ đó có thể lồng ghép rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ. VD: Với nội dung toán: “ Tô màu theo yêu cầu của cô” thì giáo viên kết hợp rèn luyện cho trẻ kỹ năng cầm bút và kỹ năng tô màu VD: Với nội dung môi trường xung quanh: Cô cho trẻ được cắt dán tranh ảnh, đồ dùng, con vật theo chủ đề tiến hành, cô kết hợp rèn luyện kỹ năng cầm kéo, cắt và phết hồ cho trẻ. 9 + Góc thư viện và sách: Là một góc yên tĩnh nhất, khi vào góc sách trẻ được xem các loại sách, tô vẽ, làm tranh chuyện, kể chuyện sáng tạo cùng cô kể về các đồ dùng có liên quan tới chủ đề đang thực hiện thì giáo viên cũng có thể nhẹ nhàng đưa kiến thức, kỹ năng hoạt động tạo hình rèn thêm cho trẻ. VD: Cô hướng dẫn trẻ tô tranh truyện, hướng dẫn cách tô màu cho bức tranh thêm đẹp. Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ có một nhóm trẻ hoặc một cá nhân tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt, trẻ yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tạo hình. Ngoài ra, tôi còn tận dụng không gian bên ngoài như hiên của phòng học làm nơi trưng bày sản phẩm của trẻ. Tôi bố trí mỗi trẻ có một ô để gài sản phẩm được nhận xét đánh giá của trẻ được trẻ tự tay cầm ra ô của mình cài vào. ở đây trẻ được quan sát toàn bộ sản phẩm của mình và của bạn. Trẻ có thể tự so sánh bài của ai đẹp hơn, ai xấu hơn, nếu bài của bé xấu thì bé phải cố lên lần sau phải làm cho đẹp hơn để bằng bạn hoặc làm đẹp hơn để có bài trang trí trong các góc. Từ kết quả đó sẽ kích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình của trẻ. Để tạo môi trường tốt vào tạo hứng thú cho trẻ, Cô có thể trang trí xen kẽ trồng cây xanh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho hợp lí để tạo môi trường thực sự phù hợp với tâm lý của trẻ để trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình. Như vậy, tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ. Giúp trẻ luôn có hứng thú, say mê tham ra vào các hoạt động. Thông qua đó không chỉ nâng cao chất lượng tiết học qua các chủ đề mà còn nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em. Giải pháp 2: Sắp xếp vị trí ngồi học phù hợp cho trẻ trong giờ học tạo hình. Vị trí ngồi học của trẻ chiếm một vị trí rất quan trọng, nếu sắp xếp vị trí ngồi học của trẻ không hợp lý thì trẻ sẽ không nhìn thấy được sản phẩm mẫu của cô và bài của các bạn dẫn đến giờ học không đạt kết quả cao. Nếu sắp xếp hợp lý thì sẽ tạo nhiều điều kiện cho trẻ hứng thú với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động tạo hình. Do đó, tôi đã sắp xếp vị trí ngồi học cho trẻ bằng cách: Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu nam xen cháu nữ để trẻ mạnh dạn tham gia vào hoạt động tạo hình. Chia tổ, đặt tên cho tổ “tổ chim xanh, tổ bướm trắng, tổ ong vàng” và bầu ra tổ trưởng để tổ trưởng giúp cô quán xuyến, nhắc nhở thành viên của mình. Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu,Với những biện pháp trên trẻ đã mạnh dạn và tích cực tham tham gia vào hoạt động tạo hình hơn. 10 Giải pháp 3: Dạy các kỹ năng tạo hình đầu tiên cho trẻ theo nội dung của chương trình giáo dục. Theo tâm lý học lứa tuổi và thực tiễn, trẻ mẫu giáo bé tri giác sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hành động nên rất cần sự hỗ trợ của cô nên dẫn tới kỹ năng tạo hình của trẻ còn yếu như: Kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ, nét tô và cách sử dụng đường nét còn vụng về. Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉ mới sử dụng nét thẳng, nét xiên để vẽ và tô màu. Chính vì vậy mà cô phải đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ. Đồng thời, sử dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ được hoạt động tích cực. Từ đó, sản phẩm của trẻ sẽ đa dạng, phong phú, sáng tạo hơn. Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản sau: + Kỹ năng cầm bút: Đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ 3 tuổi vì vậy khi dạy trẻ tôi tiến hành dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được liên tục thực hiện tạo thành kỹ năng . VD: Đầu tiên, tôi hướng dẫn trẻ cách cầm bút, cầm bút bằng ba đầu ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa,....Sau đó, cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ, di màu các hình ảnh to rõ nét, ít chi tiết. Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ nét cơ bản như: vẽ nét xoay tròn để tạo thành cuộn len, vẽ nét xiên để tạo thành mưa rơi (nét xiên, vẽ nét thẳng, vẽ nét ngang). Đồng thời tôi hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh sáng tạo theo ý thích của trẻ, ở giai đoạn này chưa đòi hỏi trẻ phải tạo được bức tranh hoàn chỉnh mà chỉ yêu cầu trẻ tưởng tượng và đặt tên cho bức tranh của mình là được. + Cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước: Sau khi trẻ cầm bút chì vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn là cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước. ở trẻ 3 tuổi việc sử dụng màu nước là rất khó. Thực tế tôi thấy việc cho trẻ sử dụng màu nước giúp trẻ rất hứng thú. Khi cho trẻ làm quen màu nước tôi tổ chức cụ thể như sau: Bước 1: Chọn và sử dụng màu sắc của màu nước đẹp nổi bật. Để gây hứng thú cho trẻ hoạt động tôi cho trẻ hoạt động ngoài trời không gian thoáng đãng mát mẻ, bước đầu cho trẻ chơi với màu, in bàn tay bàn chân, in đồ chơi, vẽ những hình thù đơn giản như ông mặt trời, bóng bay, Bước 2: Tôi cho trẻ dùng bút lông vẩy màu hoặc phết màu, yêu cầu kỹ năng trẻ làm: cầm bút chấm vào màu, gạt nhẹ vào mép hộp để màu không vung vãi lung tung. Sau đó để cách mặt tờ giấy đến bút 1 khoảng cách từ 25 - 30 cm vẩy nhẹ theo ý của trẻ, có thể đan xen các màu bằng các bút khác nhau. ở kỹ năng này cô dạy trẻ có thói quen dùng bút nào màu ấy để tạo bức tranh có màu sắc đẹp. Dùng các nguyên vật liệu chấm màu tạo ra sản phẩm: Dùng bánh mỳ để vẽ tán lá cây, dùng 11 bông tăm để chấm hoa nhí, dùng chổi quét sơn cỡ nhỏ để phẩy cỏ cây, dùng bông để vẽ mây + Dạy trẻ kỹ năng nặn, xé, dán: Đối với trẻ 3 tuổi vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Vì vậy cần rèn luyện cho trẻ các kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm (VD: Dạy trẻ làm các động tác xoay tròn, ấn bẹt, lăn dọc). Đối với kỹ năng xé dán, tôi dạy trẻ tập xé dán từ đơn giản đến phức tạp, tập các thao tác xé dán khác nhau (xé thẳng, xé vụn, .... ). Sau đó, dạy trẻ kỹ năng phết hồ, đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3 tuổi. Vì vậy, khi trẻ dán cô dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bố cục trước sau đó lật lên phết hồ ở phía sau của giấy. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của mình định làm ra nó. Để dạy kỹ năng tạo hình, cần phải kiên nhẫn, tỉ mỉ dạy trẻ từng thao tác một. Đây là những kỹ năng khó đặc biệt trong lứa tuổi mẫu giáo bé. Khi mọi thao tác với trẻ đều mới. Trong quá trình hướng dẫn cho trẻ cô phải nắm vững nguyên tắc hình thành kỹ năng, kỹ xảo: Đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và kết hợp với động viên khuyến khích cho trẻ. Cần phải cho trẻ làm nhiều lần cho thuần thục. Giải pháp 4: Tích lũy vốn kinh nghiệm về tạo hình cho trẻ: Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh để từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật. Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát, nghe, hỏi, tiếp xúc và miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng. Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày cho trẻ tiếp xúc như được ngắm nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi (thỏ, mèo, gà con) chơi với các đồ vật, tri giác tranh ảnh nghệ thuật. Đồng thời tổ chức các hoạt động chơi ngoài trời để trẻ được chơi với lá cây, tiếp xúc với các nguyên vật liệu thiện nhiên như: nhặt lá cây để xếp thành hình người, hình bông hoa, xếp sỏi thành các con vật, Qua đó, giúp trẻ sáng tạo thể hiện các sản phẩm tạo hình để làm giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kỹ năng về tạo hình cho trẻ. Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình tôi chỉ cho trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật , những cái đẹp lý thú gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng, chung của những đồ vật cùng nhóm, cùng loại. Từ đó giúp trẻ tìm ra phương thức thể hiện trong những tình huống khác nhau. Ví dụ : vẽ “Chùm bóng bay” có quả bóng bay to, quả bóng bay nhỏ, quả tròn, quả dài, quả màu xanh, quả màu đỏ, quả màu vàng,. Nếu trẻ đã được ngắm chùm bóng bay trong thực tế thì khi tạo hình trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỹ năng vẽ nét cong, nét cong tròn khép kín, nét 12 xiên, nét thẳng và tô màu để vẽ chùm bóng bay sinh động và đẹp hơn. Giải pháp 5: Sử dụng các nguyên vật liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi. Mỗi hoạt động tạo hình tạo ra một sản phẩm đặc biệt. Trong sản phẩm nó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra nó, nó còn là ngôn ngữ riêng để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn như: thùng cát tông, xốp, giấy báo, chai nhựa, hộp sữa chua, v
Tài liệu đính kèm: