Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non

Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của

yếu tố ngoại cảnh. Nói một cách khác, một cái gì đó xảy ra trong môi trường của

bạn và bộ não của bạn diễn giải nó. Nếu nó được coi là một mối đe dọa, não sẽ

tiết ra các hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol. Những điều

này sẽ dẫn bạn đến cảm giác như sợ hãi, lo lắng và khó chịu hoặc tức giận. Nếu

não diễn giải tình huống là bổ ích, nó sẽ giải phóng các hormone khiến bạn cảm

thấy tốt như oxytocin, dopamine và serotonin. Bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc

như hạnh phúc, vui vẻ, hứng thú hoặc kích thích.

Ngay từ đầu năm học, đa số trẻ trong lớp tôi có tính tình ích kỉ, chưa biết

tôn trọng mọi người, không biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Ngay

trong lớp trẻ có thể đánh bạn vì bạn không nhường đồ chơi, hay không chơi với

bạn chỉ vì bất đồng ý kiến, không đồng ý một việc làm gì đó của bạn. Hay ở nhà

trẻ có thể nói trống không với người lớn chưa biết tôn trọng hay biết ơn những

người lớn trong gia đình của mình. Đó là điều rất dễ hiểu một phần nguyên nhân

đó là việc phụ huynh cưng chiều con cái của mình. Trẻ muốn gì là được ý, đáp

ứng đầy đủ mọi yêu cầu của trẻ một cách dễ dàng nên đã vô hình dung tạo cho

trẻ thói xấu. Phần khác cha mẹ trẻ bận rộn nên chưa chơi thân thiện, chưa biết

quan tâm đến việc giáo dục trẻ phải biết tôn trong người lớn, yêu thương,

nhường nhịn, phải biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Điều này ảnh

hưởng trực tiếp đến phát triển nhân cách ở trẻ, các mối quan hệ đều cô lập.

Vậy làm thế nào để có định hướng và giáo dục cho trẻ các cảm xúc tích

cực đó là điều mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở và lựa chọn đề tài "Một số biện

pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non" với

những mong muốn sẽ mang lại cho trẻ nhiều cảm xúc tích cực. Từ đề tài này, sẽ

chia sẻ cho các bạn đồng nghiệp trong cùng khối nói riêng và các cô giáo mầm

non nói chung chút ít kinh nghiệm trong việc áp dụng phát triển cảm xúc tích

cực cho trẻ, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 10879Lượt tải 9 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng nghiên cứu 1
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu 2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1. Cơ sở lý luận 3
2. Thực trạng của vấn đề 3
2.1. Thuận lợi 3
2.2. Khó khăn 4
3. Một số biện pháp thực hiện 4
3.1 Biện pháp 1: Dạy trẻ nhận biết những cảm xúc tích cực và
tiêu cực
5
3.2 Biện pháp 2: Xây dựng lớp học hạnh phúc 6
3.3 Biện pháp 3: Phối hợp với gia đình trẻ 7
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 9
2. Bài học kinh nghiệm 9
3. Những ý kiến đề xuất 10
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
0/10
Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của
yếu tố ngoại cảnh. Nói một cách khác, một cái gì đó xảy ra trong môi trường của
bạn và bộ não của bạn diễn giải nó. Nếu nó được coi là một mối đe dọa, não sẽ
tiết ra các hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol. Những điều
này sẽ dẫn bạn đến cảm giác như sợ hãi, lo lắng và khó chịu hoặc tức giận. Nếu
não diễn giải tình huống là bổ ích, nó sẽ giải phóng các hormone khiến bạn cảm
thấy tốt như oxytocin, dopamine và serotonin. Bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc
như hạnh phúc, vui vẻ, hứng thú hoặc kích thích.
Ngay từ đầu năm học, đa số trẻ trong lớp tôi có tính tình ích kỉ, chưa biết
tôn trọng mọi người, không biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Ngay
trong lớp trẻ có thể đánh bạn vì bạn không nhường đồ chơi, hay không chơi với
bạn chỉ vì bất đồng ý kiến, không đồng ý một việc làm gì đó của bạn. Hay ở nhà
trẻ có thể nói trống không với người lớn chưa biết tôn trọng hay biết ơn những
người lớn trong gia đình của mình. Đó là điều rất dễ hiểu một phần nguyên nhân
đó là việc phụ huynh cưng chiều con cái của mình. Trẻ muốn gì là được ý, đáp
ứng đầy đủ mọi yêu cầu của trẻ một cách dễ dàng nên đã vô hình dung tạo cho
trẻ thói xấu. Phần khác cha mẹ trẻ bận rộn nên chưa chơi thân thiện, chưa biết
quan tâm đến việc giáo dục trẻ phải biết tôn trong người lớn, yêu thương,
nhường nhịn, phải biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến phát triển nhân cách ở trẻ, các mối quan hệ đều cô lập. 
Vậy làm thế nào để có định hướng và giáo dục cho trẻ các cảm xúc tích
cực đó là điều mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở và lựa chọn đề tài "Một số biện
pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non" với
những mong muốn sẽ mang lại cho trẻ nhiều cảm xúc tích cực. Từ đề tài này, sẽ
chia sẻ cho các bạn đồng nghiệp trong cùng khối nói riêng và các cô giáo mầm
non nói chung chút ít kinh nghiệm trong việc áp dụng phát triển cảm xúc tích
cực cho trẻ, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.
2. Mục đích của đề tài này:
- Tìm ra các biện pháp để phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm
non.
- Giáo viên có nhiều biện pháp, nội dung giáo dục kiến thức, kỹ năng giúp trẻ
phát triển cảm xúc tích cực một cách hiệu quả nhất.
- Học sinh phát triển các cảm xúc tích cực mọi lúc mọi nơi.
1/10
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
- 32 trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B1 trong trường mầm non tôi đang công tác.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lý luận: Nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế.
- Phương pháp quan sát, trải nghiệm: Trẻ được thực tế quan sát, trải nghiệm
trong mọi hoạt động.
6. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại trường mầm non tôi đang công tác.
- Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu trong vòng 7 tháng, bắt đầu từ
tháng 8/2020 đến hết tháng 3/2021.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
2/10
Năm 1972, nhà tâm lý học Paul Eckman cho rằng có sáu cảm xúc cơ bản
phổ biến: sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, bất ngờ, hạnh phúc và buồn bã.
Năm 1999, ông đã mở rộng thêm danh sách này, bao gồm bối rối, phấn
khích, khinh miệt, xấu hổ, tự hào, hài lòng và vui chơi.
Những cảm xúc tích cực như niềm vui, tình yêu và kết quả bất ngờ từ
phản ứng của chúng ta đối với các sự kiện mong muốn. Tại nơi làm việc, những
cảm xúc này có được đạt được mục tiêu hoặc nhận được lời khen ngợi từ cấp
trên. Các cá nhân trải qua một cảm xúc tích cực có thể cảm thấy yên bình, hài
lòng và bình tĩnh. Kết quả là, nó có thể khiến bạn cảm thấy thỏa mãn và hài
lòng. Cảm xúc tích cực đã được chứng minh là loại bỏ một người lạc quan, và
trạng thái cảm xúc tích cực có thể làm cho những thách thức khó khăn cảm thấy
có thể đạt được hơn
Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và buồn bã có thể xuất phát
từ những sự kiện không mong muốn. Tại nơi làm việc, những sự kiện này có thể
bao gồm việc không nghe ý kiến của bạn, thiếu kiểm soát đối với môi trường
hàng ngày của bạn và tương tác khó chịu với đồng nghiệp, khách hàng và cấp
trên. Cảm xúc tiêu cực đóng một vai trò trong quá trình xung đột, với những
người có thể kiểm soát cảm xúc tiêu cực của họ thấy mình có ít xung đột hơn so
với những người không.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó
khăn như sau:
 2.1. Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất: Môi trường lớp khang trang, sạch đẹp, an toàn và thân thiện.
- Giáo viên: Bản thân đã tốt nghiệp ĐHSPHN chuyên ngành mầm non, được
tham gia học tập kiến thức cũng như kinh nghiệm dạy trẻ các kỹ năng, giá trị
sống trong đó có các chuyên đề liên quan đến quản trị cảm xúc cá nhân, chuyên
đề phát triển tình cảm, cảm xúc tích cực. Giáo viên trong cùng lớp luôn thống
nhất quan điểm dạy trẻ
- Học sinh: Trẻ mạnh dạn, tự tin và có nhận thức tốt.
- Phụ huynh: Đa số phụ huynh đều quan tâm chăm sóc giáo dục con nên rất
thuận lợi trong việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
3/10
2.2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất: Các đồ dùng cho trẻ hoạt động chưa nhiều, chưa phong phú.
- Giáo viên: Có rất ít sách, tài liệu hướng dẫn về giáo dục trẻ ở mặt MQHXH.
- Học sinh: Một số trẻ rất hiếu động, hay nghịch nên khả năng tập chung của trẻ
chưa tốt, khả năng tiếp thu của học sinh trong lớp không đồng đều.
+ Trẻ chưa biết điều chỉnh cảm xúc của mình, hay khóc, cáu giận hoặc có
hành vi hung hăng, dễ chán nản và từ bỏ.Trẻ hay thể hiện hành vi tiêu cực:
tranh giành đồ chơi với bạn, đánh bạn, không biết chia sẻ
 + Trẻ chưa mạnh dạn, chưa chủ động chia sẻ cảm xúc, mong muốn, nhu
cầu với cô, ngôn ngữ giao tiếp còn hạn chế.
- Phụ huynh: Một số phụ huynh còn chưa phối hợp với giáo viên trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ, chưa quan tâm đến trẻ nhiều.
+ Nhiều phụ huynh nhờ ông bà, người giúp việc đưa đón con nên việc trao đổi thống
nhất quan điểm giáo dục trẻ giữa cô và phụ huynh còn gặp khó khăn.
3. Một số biện pháp thực hiện:
 Phát triển ở trẻ những cảm xúc tích cực thông qua xây dựng môi trường giáo 
dục, các hoạt động học tập và các mối quan hệ của trẻ. 
 Khảo sát đầu năm, lớp tôi có 32/32 trẻ được khảo sát, kết quả cụ thể:
STT Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát tháng
8/2020 Ghi chú
Tổng số Tỷ lệ
1 Trẻ nhút nhát 20/32 63%
2 Trẻ hạn chế ngôn ngữ 15/32 47%
3
Trẻ chưa đoàn kết, hay 
đánh bạn
17/32 53%
4
Trẻ chưa biết thể hình 
tình cảm, cảm xúc
 12/32 38%
Từ bảng khảo sát trên, tôi cũng phần nào nắm được tình tình của trẻ tại
lớp rõ hơn.
4/10
Theo cuốn sách “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra
E. Hockenbury, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba thành
phần riêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi
hoặc biểu cảm. Mà, trẻ 4 - 5 tuổi là độ tuổi phát triển tư duy trực quan hành
động. Vì thế, muốn phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ, tôi đã dùng các biện
pháp tác động đến quá trình trải nghiệm chủ quan của trẻ, cụ thể như sau:
3.1. Biện pháp 1: Dạy trẻ nhận biết những cảm xúc tích cực và tiêu cực
- Thời gian thực hiện biện pháp: đầu năm học, ngay sau khi khảo sát trẻ
tại lớp. Thực hiện mọi lúc mọi nơi trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.
- Nội dung biện pháp:
+ Thiết kế các bài tập, trò chơi, các tình huống thật, các tình huống qua
bài dạy để giúp trẻ nhận biết. 
Chẳng hạn: Tôi thiết kế bảng cảm xúc chào hỏi ở ngay cửa lớp. Mỗi buổi
sáng đến lớp, các con lựa chọn trạng thái cảm xúc theo hình để thể hiện với cô
khi cô đón vào lớp
Hay như: Thiết kế các bài dạy trong tiết học về việc chào hỏi bác bảo vệ,
cô lao công, các bác cấp dưỡng trong trường hay là những người hàng xóm cạnh
nhà, mà trẻ gặp trên đường đi học, ở những nơi công cộng, hay các bạn nhỏ mồ
côi: Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi thường trò chuyện với trẻ công việc của
các bác bảo vệ, cô lao công. Dạy trẻ lễ phép chào hỏi các cô, các bác, nhặt rác,
bỏ rác đúng quy định. Hay trong giờ ăn trưa tôi trò chuyện với trẻ về công việc
của các bác cấp dưỡng. Trẻ đã đưa ra những ý kiến để thể hiện tình yêu thương
của mình đối với các bác cấp dưỡng như: “Biết ơn các bác”, “Con phải ăn hết
xuất”, “Con không bỏ cơm thừa”, “Cất đồ dùng đúng chỗ để giúp các bác rửa
dọn đồ dùng”. Từ đó, tôi quan sát thấy các bé lớp tôi trong giờ ăn ngoan hơn,
các con thi đua ăn hết xuất và đặc biệt khi các bác cấp dưỡng vào lớp các con
biết mời các bác ăn cơm và nói lời cám ơn đến các bác. 
+ Hằng ngày cô thể hiện các cảm xúc tích cực và quản trị cảm xúc bản
thân để làm mẫu cho trẻ làm theo.
Tôi dạy trẻ biết giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn,
những người kém may mắn hơn mình để trẻ có tấm lòng nhân ái, biết yêu
thương đến mọi người bằng cách kể cho trẻ nghe những câu chuyện về tấm lòng
nhân ái, về những hoàn cảnh khó khăn, trẻ cảm thông và giúp đỡ bằng chính sức
5/10
lực nhỏ bé trong giới hạn của mình. Đó là những suy nghĩ rất đơn giản của trẻ
nhưng nó đã thể hiện được tấm lòng nhân ái sự cảm thông và sẻ chia với những
hoàn cảnh khó khăn.
Trước những tình huống sư phạm xảy ra trong lớp, tôi luôn chủ động quản
trị cảm xúc của mình, thể hiện cảm xúc theo từng tình huống cụ thể để trẻ nhận
biết hành vi sai thì mang lại cảm xúc tiêu cực cho người khác như thế nào. Hành
vi đẹp thì mang lại cảm xúc tích cực như thế nào.
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng lớp học hạnh phúc
- Thời điểm thực hiện: Bắt đầu triển khai vào đầu năm học và duy trì
thường xuyên các tháng trong cả năm học. 
- Nội dung thực hiện: Trang trí lớp học và xây dựng môi trường giao tiếp
ứng xử thân thiện
 Mỗi trẻ có đặc điểm, tính cách khác nhau. Có trẻ rất hiếu động, tinh
nghịch nhưng có trẻ lại nhút nhát, ít nói ngại giao tiếp với bạn bè. Chính vì vậy,
cần giáo dục cho trẻ những kỹ năng thân thiện, yêu thương, tôn trọng các bạn:
trẻ biết kết bạn, chơi với bạn đoàn kết thân ái không tranh giành đồ chơi, biết
giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Đầu năm học, lớp tôi có một số trẻ có dấu
hiệu của trẻ tự kỉ như bạn Nhật Minh, một số trẻ hiếu động như Thuận Thiên,
Khang, một số trẻ mới chuyển lên nên các con nhút nhát không thích đi học
hoặc các con thường chơi một mình. Để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, thích đi
học đến lớp cùng các bạn, tôi đã lôi cuốn trẻ vào các hoạt động tập thể, khéo léo
gợi ý để những trẻ mạnh dạn như cháu Bảo An, Minh Anh, Đức Anh đến kết
bạn tạo cho trẻ nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện cảm xúc, được giao lưu, hợp tác với
nhau, cùng nhau vẽ tranh, nặn quả làm đồ chơi. Từ đó, các bạn đã tự tin mạnh
dạn hơn, chơi thân thiện với các bạn trong lớp, được cô và các bạn rất yêu mến
dần dần trẻ quen với bạn mới, với môi trường học mới và trẻ sẽ thích đi học hơn.
Hay trong các giờ hoạt động góc, trẻ chơi từng góc theo nhóm bạn. Có lúc trẻ
nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến những xung đột không đáng có ở trẻ, có khi trẻ
đánh nhau chỉ vì tranh dành đồ chơi hay bất đồng ý kiến. Chính vì vậy, trước khi
chơi tôi cho trẻ thảo luận để thống nhất nội dung chơi và phân chia công và giúp
đỡ nhau sớm hoàn thành tốt công việc.
Trong góc âm nhạc các bạn tạo ra ban nhạc “Tình bạn” cùng nhau lựa
chọn bài hát và rất say sưa biểu diễn. Hay trong các giờ: Hoạt động làm quen
với toán, hay hoạt động khám phá có một số bạn học yếu, khả năng tiếp thu
6/10
của trẻ chậm như bạn Quân, Thành, Chi, Phong, tôi sắp xếp cho trẻ ngồi cạnh
các bạn học khá hơn để các bạn giúp đỡ, hướng dẫn các bạn. Chính điều này đã
giúp trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn đồng thời củng cố
thêm tình bạn cho trẻ. Ngoài ra khi các con được tham gia các chủ đề sự kiện
của tháng, được cùng nhau chơi, làm đồ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ, trẻ
rất thích và biết đoàn kết khi chơi.
Bên cạnh sự thân thiện, yêu thương thì trẻ cần tôn trọng nhau: không cười
chê, hay có những hành vi cô lập bạn, phải biết chấp nhận và tuân thủ theo các
quy định của lớp đề ra. Sự tôn trọng còn được thể hiện trong việc chấp hành nội
quy, quy định trẻ phải tuân theo như đi học đúng giờ, không chửi bậy, không
đánh bạn, biết chờ đợi khi chưa đến lượt mình. Điều này được thể hiện rất rõ
trong giờ rửa tay trẻ phải xếp hàng, không chen lấn xô đấy nhau. Hay khi trẻ đi
lấy ghế trẻ phải biết đi theo hàng, theo lối và chờ đến lượt mình mới được lấy
ghế. Biết xếp hàng lần lượt khi đi xuống sân tham gia hoạt động ngoài trời và
biết đi sang bên phải, tất cả những kỹ năng này trẻ được thực hành hàng
ngày.“Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui của trẻ” Khi nhìn thấy những khuôn
mặt vui vẻ, chơi đùa với nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện, lòng tôi lại
cảm thấy hân hoan, vui vẻ yêu nghề hơn.
3.3. Biện pháp 3: Phối hợp với gia đình trẻ.
Gia đình chính là môi trường đầu tiên, quan trọng nhất đối với sự hình
thành và phát triển con người. Vì vậy, để phát triển cảm xúc tích cực trong gia
đình là giáo dục trẻ lòng biết ơn, yêu thương, tôn trọng, sự quan tâm, chia sẻ
niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ giữa các thành viên trong gia đình.
Trẻ nhỏ như tờ giấy trắng, chúng sẽ ghi lại các cảm xúc tốt và cả những
cảm xúc xấu và phương thức xử lý của người lớn, chính vì vậy mẹ là người có
vai trò quan trọng dẫn dắt, khơi nguồn những cảm xúc tích cực và hướng dẫn trẻ
xử lý những cảm xúc tốt để bản thân luôn cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với bản
thân, tự tin và xây dựng được những mối quan hệ chân thành xung quanh mình. 
Hiểu được điều này ngay từ đầu năm học bản thân tôi rất chú trọng đến
việc phối hợp với phụ huynh cách dạy trẻ để phát triển những cảm xúc tích cực
bằng cách: Trao đổi với phụ huynh thông qua việc: trao đổi trực tiếp trong giờ
đón trả trẻ, gửi tài liệu cho PH tham khảo qua các ứng dụng mạng xã hội: zalo
nhóm, email hoặc messenger về:
7/10
+ Các nội dung cần dạy trẻ hướng tới cảm xúc tích cực: Nhận biết bản
thân, giới tính, vị trí của bản thân trong gia đình (là con, cháu, anh/chị), nhận
biết các cảm xúc tích cực và tiêu cực, cái nào giúp mình hạnh phúc hơn? Vì sao
lại có những cảm xúc tiêu cực, tích cực? Tác dụng, tác hại của nó là gì?
+ Cách thức dạy trẻ: Người lớn làm gương cho trẻ noi theo, lấy gương của
người khác cho trẻ nhìn thấy và học tập. Thông qua những bài thơ, câu chuyện,
các nhân vật điển hình, gần gũi, tâm sự, phân tích cho trẻ hiểu những cảm xúc
tích cực và tiêu cực là như thế nào và có ích lợi, tác hại gì? 
+ Cần lưu ý sự hài hước, dí dỏm, nhẹ nhàng trong cách phân tích, góp ý
cho trẻ hiểu vấn đề và không quên động viên, khích lệ, bày tỏ cảm xúc tích cực
của bản thân đối với những cảm xúc tích cực của trẻ để làm động lực cho trẻ
+ Thời điểm dạy trẻ: Bất cứ khi nào có cơ hội gần trẻ
Sau khi áp dụng các biện pháp, cha mẹ trẻ hãy trao đổi lại kết quả với
giáo viên chủ nhiệm ở lớp để giáo viên phối hợp ngược lại với phụ huynh:
+ Tuyên dương, khen ngợi trẻ khi trẻ ở lớp. Để trẻ trở thành tấm gương
cho các bạn trong lớp cùng học tập. Giáo viên không quên thưởng cờ hoặc
những món quà nhỏ cho trẻ khi trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực của mình.
So với kết quả khảo sát ban đầu, thấy rõ sự khả quan trong việc sử dụng
biện pháp tôi đã dùng:
STT Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát tháng
8/2020
Kết quả khảo sát tháng
3/2021
Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ
1 Trẻ nhút nhát 20/32 63% 5/32 16%
2 Trẻ hạn chế ngôn ngữ 15/32 47% 4/32 13%
3
Trẻ chưa đoàn kết, 
hay đánh bạn
17/32 53% 8/32 25%
4
Trẻ chưa biết thể hiện
tình cảm, cảm xúc
 12/32 38% 4/32 13%
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
8/10
- Phát triển ở trẻ cảm xúc tích cực là một trong những hình thức tổ chức
quan trọng để thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục mầm non, là phương tiện
để giáo dục trẻ toàn diện. Góp phần hình thành nhân cách trẻ, là giải pháp cải
tiến, tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng
dạy thực tế của bản thân và tham khảo tài liệu.
Sau một thời gian  thực hiện các biện pháp trên, trẻ lớp tôi đã có nhiều
thay đổi và thu được kết quả như sau:
* Đối với trẻ:
- Trẻ có nhiều cảm xúc tích cực: vui vẻ, tự tin, thích thú khi tới lớp. Trẻ
biết đoàn kết, thân thiện khi chơi với bạn, biết giúp đỡ cô, giúp bạn. Trẻ biết yêu
thương những người thân, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ những bạn gặp khó
khăn, bất hạnh. Biết ơn các cô bác trong trường như bác bảo vệ, cô lao công, cô
giáo, bác cấp dưỡng VD: Trẻ biết ơn đến cô chú bộ đội ngày đêm giữ bình
yêu cho Tổ quốc, nhớ ơn tổ tiên qua các ngày lễ, ngày hội.
* Đối với phụ huynh: 
- Phụ huynh cảm thấy hài lòng khi thấy được sự thay đổi các cảm xúc tích
cực của con mình, mọi lời nói, hành động đều tích cực, phụ huynh an tâm, hài
lòng, thỏa mãn về sự thay đổi tích cực đó.
* Đối với giáo viên, nhà trường:
- Biết cảm thông, chia sẻ và yêu thương trẻ hơn, hiểu được trẻ và những
đặc điểm tâm lý của trẻ để vừa trở thành người bạn cùng chơi lại vừa là cô giáo
của trẻ. Luôn tôn trọng, cởi mở, thân thiện với đồng nghiệp và quan tâm, giúp
đỡ khi mọi người gặp khó khăn. 
- Nâng cao uy tín của nhà trường.
- Nâng cao uy tín, lòng tin của phụ huynh học sinh về chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Bản thân mỗi giáo viên phải là người tiên phong, gương mẫu trong vấn
đề quản trị cảm xúc của mình. Luôn cầu tiến, không ngừng học hỏi, nghiên cứu
kỹ và nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Thường xuyên tìm hiểu, cập nhật
tài liệu có liên quan đến phương pháp giáo dục trẻ phát triển toàn diện nói chung
và phát triển cảm xúc tích cực của trẻ nói riêng.
9/10
- Tìm hiểu để biết được hoàn cảnh, tính cách riêng của từng trẻ để có biện
pháp giáo dục phù hợp với cá nhân mỗi đứa trẻ; xây dựng tạo môi trường lớp
học thân thiện, theo tiêu chí “Lấy trẻ làm trung tâm” và “Trường, lớp mầm non
hạnh phúc” để trẻ được học hỏi, phát huy những cảm xúc tích cực của mình. 
- Phối hợp với đồng nghiệp và phụ huynh cùng giáo dục trẻ tạo nên sự
thống nhất, đồng bộ trong quan điểm và phương pháp giáo dục để có hiệu quả.
3. Những ý kiến đề xuất:
- Mỗi giáo viên mầm non phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ
năng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển cho trẻ về mọi mặt.
- Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường nhằm
tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Tham mưu, đề xuất nhà trường và phòng GD mở các lớp tập huấn kỹ 
năng phát triển tình cảm , kỹ năng xã hội cho trẻ, xây dựng các tiết chuyên đề 
trong Quận và học hỏi các Quận khác về lĩnh vực khác nhau trong việc chăm 
sóc, giáo dục trẻ.
Trên đây là một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ của bản
thân tôi trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng giáo dục trẻ, bước đầu đã thu
được thành công nhất định. Tuy nhiên, vì kinh nghiệm trong quá trình công tác
còn chưa nhiều. Do đó, trong quá trình thực hiện, triển khai thực hiện không
tránh khỏi có những hạn chế. Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ đóng góp ý
kiến của hội đồng khoa học, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm
của tôi đầy đủ hơn, đạt hiệu quả. Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ trong trường mầm non.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày   tháng   năm 2021
Người viết
Nguyễn Thị Thủy
10/10
11/10

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_cam_xuc_ti.pdf