Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1. Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết: Ngành học mầm non là ngành học nằm trong hệ

thống giáo dục quốc dân, “Ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm

sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng ,

giáo dục tốt, thì sẽ hình thành nhân cách tốt. Nó là giai đoạn cực kỳ quan trọng

trong sự hình thành và nhân cách của trẻ , đây là giai đoạn tiền đề để hình thành

nhân cách cho trẻ sau này, đó là những cơ sở ban đầu của nhân cách con người

mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vì vậy, bên cạnh việc trang bị kiến thức thì vai trò của giáo dục trong

việc hình thành nhân cách, tác phong con người của trẻ ở đội tuổi mầm non ở

trong nhà trường là hết sức quan trọng. Nó là nền tảng sau này để hình thành và

phát triển nhân cách .Do vậy trẻ cần đựợc học cách quan tâm đến mọi người một

cách thường xuyên chứ không chỉ thấy ai gặp khó khăn mới giúp đỡ, cần dạy trẻ

biết quan tâm, chú ý đến người khác, luôn vui vẻ,cảm thông, ân cần, thân thiện,

xử sự có trách nhiệm với người thân trong gia đình và bạn bè. Cho nên chúng ta

cần giáo dục tình cảm- quan hệ xã hội cho trẻ từ rất sớm và nó đựợc duy trì

thường xuyên trong gia đình và nhà trường.

Do vậy, việc phát triển tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi là

điều kiện vô cùng quan trọng để hình thành nhân cách con người sau này. Qua

quá trình giảng dạy thực tế, tôi thấy việc lựa chọn và áp dụng các chỉ số vào

các hoạt động nhằm phát triển tình cảm và quan hệ xã hội là rất cần thiết cho sự

hình thành nhân cách sau này của trẻ . Bởi vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài

“Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho

trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

pdf 9 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1893Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à
phát triển nhân cách .Do vậy trẻ cần đựợc học cách quan tâm đến mọi người một
cách thường xuyên chứ không chỉ thấy ai gặp khó khăn mới giúp đỡ, cần dạy trẻ
biết quan tâm, chú ý đến người khác, luôn vui vẻ,cảm thông, ân cần, thân thiện,
xử sự có trách nhiệm với người thân trong gia đình và bạn bè. Cho nên chúng ta
cần giáo dục tình cảm- quan hệ xã hội cho trẻ từ rất sớm và nó đựợc duy trì
thường xuyên trong gia đình và nhà trường.
 Do vậy, việc phát triển tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi là
điều kiện vô cùng quan trọng để hình thành nhân cách con người sau này. Qua
quá trình giảng dạy thực tế, tôi thấy việc lựa chọn và áp dụng các chỉ số vào
các hoạt động nhằm phát triển tình cảm và quan hệ xã hội là rất cần thiết cho sự
hình thành nhân cách sau này của trẻ . Bởi vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”
2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực
tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” nhằm gíúp trẻ biết thể
hiện ý thức của bản thân. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt
động. Hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ biết quan tâm đến môi
trường, có thái độ và thể hiện những việc làm đúng đắn với môi trường. Biết
quan tâm tới mọi người, thể hiện cảm xúc của mình với bạn bè, cô giáo và
những người thân, biết đau với nỗi đau của người khác.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Biện pháp dạy biết tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ 5-6 tuổi.
- 35 trẻ lớp mẫu giáo lớn A1 trong trường mầm non tôi đang công tác.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lý luận: Nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế.
- Phương pháp trải nghiệm: Trẻ được thực tế thực hiện các kỹ năng.
5. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu:
-Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo lớn A1, trường mầm non tôi
đang công tác.
- Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu trong vòng 7 tháng, bắt đầu từ
tháng 9/2020 đến hết tháng 3/2021. 
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/8
1. Cơ sở lý luận:
 Ở giai đoạn này khả năng kiềm chế của trẻ tốt hơn. Do vậy, trẻ có thể phục
tùng các mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu của người lớn, song các nhiệm vụ đề ra
phải rõ ràng và dễ hiểu, các yêu cầu phải phù hợp với độ tuổi. Trong khi hành
động, trẻ không bị phụ thuộc vào các tình huống trực tiếp trong trò chơi và các
hoạt động khác, trẻ hành động phù hợp với mục đích xa hơn và tự kiềm chế
mình trong thời gian lâu hơn. Tuy khả năng kiềm chế tốt hơn ở độ tuổi trước
nhưng trẻ chưa kìm chế đựợc một cách đầy đủ các rung động của mình và các
xúc cảm trực tiếp.Trẻ mẫu giáo lớn thể hiện tính kiên trì thường xuyên và có ý
thức hơn, trẻ đã có thể đánh giá các trở ngại một cách đúng hơn và biết lượng
sức mình để khắc phục trở ngại đó. Sự động viên khuyến khích của người lớn có
ảnh hưởng tích cực và làm cho trẻ tự tin vào sức lực và khả năng của mình.
Ngược lại, sự đánh giá một cách gay gắt và tiêu cực sẽ làm cho trẻ nản trí. Trẻ
bắt đầu có sự quan tâm đến các hoạt động trong nhóm bạn, tình cảm ổn định bắt
đầu nảy sinh, chúng sẵn sàng chia sẻ với các bạn và việc có bạn bắt đầu trở nên
quan trọng đối với trẻ. Hầu hết trẻ mẫu giáo lớn đều cảm thấy tự tin và thể hiện
bản thân mình thông qua những thành tích của bản thân chúng. Trẻ muốn được
khẳng định, muốn đựợc sống và làm việc như người lớn, muốn nhận thứuc sự
vật và hiện tượng xung quanh. Đặc biệt những động cơ đạo đức, thể hiện thái độ
của trẻ với người khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các
động cơ hành vi của trẻ.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thuận lợi.
Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo quận Long Biên,cùng với
sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm bồi
dưỡng và nâng cao, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, tăng cường cho đi
kiến tập những tiết học hay tại các trường bạn 
Bản thân là một giáo viên mầm non, tôi nắm vững chuyên môn, luôn nhiệt
tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ. Giáo viên ở lớp phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp dạy
trẻ.Nhiều giáo viên nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ
hàng ngày. Trẻ ham học hỏi và rất thông minh.
2.2. Khó khăn
 Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến con, biết cách hướng dẫn,
động viên con để con hoàn thành nhiệm vụ, luôn yêu thương, chăm sóc trẻ chu
đáo và thường xuyên gần gũi con, hỏi han, chia sẻ cùng con những lúc con vui,
buồn.
 Đa số phụ huynh có kiến thức về chăm sóc giáo dục tình cảm cho trẻ mầm
non, thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm của
trẻ mầm non đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Trẻ
được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính
tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh.
3. Những biện pháp thực hiện vấn đề nghiên cứu.
2/8
3.1. Lựa chọn các chỉ số phù hợp theo từng chủ điểm nhằm đạt kết
quả cao trong việc phát triển tình cảm- quan hệ xã hội cho trẻ
Ở lĩnh vực tình cảm- QHXH trong 110 mục tiêu của bộ chuẩn phát triển
của trẻ em 5 tuổi . Tôi đã đọc kỹ tên các chỉ số và lựa chọn để áp dụng vào các
tháng như sau:
STT CHỦ ĐỀ MỤC TIÊU
1 Tháng 9 14,15,16,31,48,50,58,59,66,85,86,87,92,97
2 Tháng 10 10,12,13,17,45,43,47,54,61,64,69,72,73,74,75,77,96
3 Tháng 11 1,3,6,19,25,28,46,49,51,57,65,76,79,80,81,88,98,106
4 Tháng 12 5,18,20,26,29,42,68,78,89,90,99,100
5 Tháng 01 7,21,23,30,38,56,91,102,104,108
6 Tháng 02 11,24,39,44,52,53,60,62,67,84,93,101,107
7 Tháng 03 2,4,32,33,34,35,36,37,55,71,94,103,105,109
8 Tháng 04 8,9,18,22,27,40,41,63,70,82,83,95,110
9 Tháng 05 Ôn các chỉ số khó
3.2.Dùng tình cảm để giáo dục, uốn nắn hành vi cho trẻ.
 Phương pháp dùng tỉnh cảm trong giáo dục tình cảm cho trẻ cần được hiểu
theo hai chiều: Chiều thứ nhất là bằng tình yêu thương gắn bó của mình, người
lớn hết lòng chăm sóc dạy dỗ, bảo ban trẻ em, chiều ngược lại là tạo ra những
tình huống để trẻ có cơ hội đáp lại tình cảm của người lớn bằng những hành vi,
cử chỉ, thái độ tốt đẹp của chúng. Như vậy trẻ vừa được yêu thương vừa biết yêu
thương người khác.
 Trẻ hầu hết rất thích cô khen ngợi, nghe những lời nói nhẹ nhàng. Bởi vậy,
trong khi dạy trẻ 5- 6 tuổi, tôi thường nói năng nhẹ nhàng, tình cảm với trẻ,
không quát mắng trẻ khi trẻ làm sai và chú ý lắng nghe ý kiến của trẻ để uốn nắn
nhứng lời nói, hành động, việc làm của trẻ, dạy trẻ nói những lời cảm ơn, xin lỗi
trong những hoàn cảnh cụ thể như : Khi cô chải tóc xong cho trẻ tôi dạy trẻ nói
“Con cảm ơn cô ạ”, hoặc khi trẻ làm sai điều gì đó với cô giáo , bạn bè, hay
những người xung quanh, tôi thường nhắc nhở trẻ nói “Con xin lỗi cô ạ, tôi xin
lỗi bạn....”. Cứ như vậy những hành động, cử chỉ lịch sự, lời nói cảm ơn, xin lỗi
như vậy dần dần trở thành thói quen tốt cho trẻ, tự bản thân trẻ biết nói lời cảm
ơn, xin lỗi mà không có sự nhắc nhở của cô giáo, hay người thân.
3.3.Làm gương cho trẻ noi theo.
 Phương pháp nêu gương là phương pháp tuyên dương, nêu gương những
hành động, việc làm tốt, đúng đắn trước tập thể để động viên khích lệ và biểu
dương những thành tích mà cá nhân hoặc tập thể đạt được.
 Trẻ nhỏ học các kỹ năng tình cảm, xã hội chủ yếu thông qua việc bắt chước
những người lớn xung quanh. Đặc biệt trẻ thường bắt chước những người lớn
gần gũi trẻ và những người mà trẻ yêu mến. Do đó, cô giáo – những người chăm
sóc trẻ cần là những tấm gương tốt để trẻ noi theo. Nếu người lớn thể hiện mẫu
hành vi ứng xử tốt, lời nói hay, thì đó là tấm gương cho trẻ học tập, trái lại
những mẫu hành vi không đúng cũng đựợc trẻ bắt chước một cách nhanh chóng.
Vì vậy cô giáo nên thường xuyên nói “Làm ơn”, “Cảm ơn”,hoặc nói những từ
ngữ hay, nhẹ nhàng, lịch sự để làm gương cho trẻ và xắp xếp lớp gọn gàng,
“sạch sẽ” để cho trẻ học làm theo. 
3/8
 Khi tôi chẳng may làm gì đó sai, hoặc thất hứa với trẻ, bản thân tôi cũng
chủ động nói lời xin lỗi với trẻ. Hoặc khi tôi nhờ trẻ lấy giúp cái gì đó, tôi
thường chú ý nói đủ câu, đủ ý để tránh trẻ học cách nói trống không với người
lớn .
VD: Khi tôi nhờ trẻ lấy kéo giúp tôi, tôi nói “Bạn Ngọc lấy giúp cô cái
kéo hoặc bạn Chi lau bàn giúp cô nhé”.. . Khi trẻ làm xong rồi tôi nói “Cô cảm
ơn con”, “Con giỏi quá”....Trong rất nhiều tình huống cụ thể hàng ngày khác
mà tôi thường nói để uốn nắn hành vi lễ giáo thông qua những lời nói, việc làm
cụ thể của bản thân. Chính vì vậy mà hầu hết trẻ lớp tôi thường có thói quen nói
đủ câu, đủ ý và biết nói lời “Cảm ơn, xin lỗi” rất tốt.
3.4. Dùng trò chơi:
 Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi hoặc sử dụng các yếu tố
chơi, những hành động chơi đa dạng, hấp dẫn để kích thích trẻ tự nguyện, hứng
thú hoạt động, tích cực giải quyết các nhiệm vụ đã đặt ra.
 Chơi đối với trẻ thường gợi ra nhiều hứng thú và say mê, vì trò chơi tác động
mạnh vào đời sống tình cảm của trẻ. Trẻ học cách giao tiếp với người khác qua
hoạt động vui chơi. Đặc biệt qua các tình huống chơi của trò chơi giả bộ hay
như bắt chước như là : Cho búp bê ăn, ru bé ngủ, gọi điện thoại...sẽ giúp trẻ
phát triển các kỹ năng xã hội, các hành vi văn hóa đơn giản.
 Trẻ em có thể tham gia vào nhiều các loại trò chơi khác nhau và phần lớn
các trò chơi đều có tác động đến trẻ về nhiều mặt, nhưng trong việc giáo dục
tình cảm- quan hệ xã hội cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi có vai trò
rấtquan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này.
 Trẻ em có thể tham gia vào nhiều trò chơi và phần lớn các trò chơi dều có
tác động đến trẻ về nhiều mặt, nhưng trong việc giáo dục tình cảm- quan hệ xã
hội cho trẻ thì loại trò chơi đóng vai theo chủ đề là có hiệu quả nhất. Đây là loại
trò chơi mô phỏng lại cuộc sống của người lớn, nổi bật là những mối quan hệ xã
hội biểu hiện các chuẩn mực đạo đức giữa con người với con người. Khi tham
gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ trải nghiệm những thái độ đạo đức, tập
luyện được những hành vi ứng xử đối với những người xung quanh và qua đó
trẻ học làm người.
 Bởi vậy, hàng ngày tôi thường xuyên tổ chức hoạt động “Chơi góc” cho trẻ
để trẻ hình thành các kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử với bạn bè, khả năng
phối hợp với các bạn trong nhóm, phát triển mối quan hệ đoàn kết với các bạn
trong nhóm chơi thông qua trò chơi 
3.5. Đàm thoại, trò chuyện với trẻ.
 Phương pháp đàm thoại, trò chuyện: Là phương pháp dùng lời nói để đàm
thoại, trò chuyện, giải thích với trẻ, giúp cho trẻ hiểu nội dung hoặc làm rõ một
vấn đề nào đó.
 Việc người lớn tương tác, trò chuyện thường xuyên sẽ giúp trẻ phát triển kỹ
năng tình cảm- xã hội tốt hơn. Bởi vậy, tôi thường tận dụng các thời điểm trong
ngày để trò chuyện với trẻ về các hành vi ứng xử đúng sai của trẻ với bạn,giữa
trẻ với môi trường xung quanh. Trò chuyện về các loại cảm xúc khác nhau
trong kinh nghiệm của trẻ. Tạo nhiều cơ hội để cho trẻ chia sẻ và nói về các cảm
xúc của mình với người lớn và bạn bè giúp trẻ hiểu và khám phá các cách biểu
hiện tình cảm trong cuộc sống hàng ngày qua lời nói, bằng nét mặt, cử chỉ, điệu
bộ. Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc của mình trong các hoạt động như trong
4/8
vui chơi, khám phá thế giới xung quanh, khi xem tranh, đọc sách, nghe kể
chuyện, khi hoàn thành một công việc thú vị nào đó, khi giao tiếp với mọi
người, khi muốn an ủi bạn.....
 VD: Trẻ vui vì được bố mẹ cho đi chơi, tặng quà, mua quần áo mới, được
cô khen. Buồn khi bị mắng, không được đáp ứng các yêu cầu, khi người thân
ốm, sợ hãi khi ở nhà một mình, sợ bóng tối, sợ người xấu..
 Khi dạy trẻ rất cần thiết giải thích để trẻ hiểu vì sao cần phải ứng xử như
vậy, vì sao lại không nên làm như thế. Có như vậy trẻ mới hiểu được các trạng
thái cảm xúc và thể hiện đúng lúc đúng chỗ, đúng hoàn cảnh. 
Mặt khác, tôi thường sưu tầm các bài thơ có tính chất giáo dục lễ giáo nhiều để dạy cho trẻ
như bài thơ “Chào hỏi nói năng mời”, “Lời chào đi trước” của nhà thơ Hoàng Nguyễn Sơn nhằm giúp
trẻ hình thành thói quen biết chào hỏi để chứng tỏ là đứa trẻ ngoan ngoãn.
Chào hỏi nói năng mời
Với mọi người, biết chào hỏi 
Mỗi khi nói, biết dạ thưa. 
Không nói bữa, không la hét 
Khi ăn uống, phải biết mời 
Lúc vui chơi, biết nhường nhịn. 
Muốn được mến, muốn được yêu, 
Nhớ những điều như thế nhé. 
Lời chào đi trước
Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước
Con đường bớt xa
Lời chào thành quà
Khi gặp cụ già
Lời chào thành hoa
Nở ra việc tốt
Lời chào của em
Cho dẫu đi đâu
Em cũng mang theo.
Hoàng Nguyễn Sơn
3.6. Dùng nghệ thuật:
Phương pháp dùng nghệ thuật là: Phương pháp sử dụng các thủ thuật khác
nhau nhằm làm tăng sức lôi cuốn của người giáo viên với tác phẩm nào đó mà
mình muốn truyền đạt đến cho trẻ.
Trong giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ, những lời dăn dạy dù
được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cũng khó gợi lên những xúc cảm tích cực ở trẻ,
giúp trẻ có những thái độ và hành vi ứng xử tốt đẹp đối với con người và cuộc
sống xung quanh, nhưng một tác phẩm nghệ thuật như: Bài thơ, câu truyện, bài
hát, bức tranh đẹp...lại có thể làm được một cách dễ dàng. Khi thực hiện phương
pháp nghệ thuật trong giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ chúng ta cần hết
sức lưu ý lựa chọn những tác phẩm có nội dung gần gũi, phù hợp với chủ đề, có
tính giáo dục cao để giáo dục trẻ.
 VD: Khi dạy trẻ kể truyện “Chú dê đen” ở chủ điểm “Động vật”. Sau khi trẻ
nghe nhiều lần, tôi thường áp dụng hình thức diễn rối, đóng kịch để trẻ khắc sâu
tính cách nhân vật, cách thể hiện tính cách của các nhân vật để thu hút trẻ bằng
hình thức diễn rối, đóng kịch. Từ đó giáo dục cho trẻ trí thông minh qua việc
“Dê đen” nghĩ ra cách để đánh lừa “Chó sói”,giáo dục lòng dũng cảm, gan dạ
đối mặt với những khó khăn thử thách trong cuộc sống thông qua việc học tập
tính cách của chú “Dê đen”. 
5/8
3.7.Luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt hàng
ngày.
 Phương pháp luyện tập là phương pháp cho trẻ tập đi tập lại nhiều lần nhằm
hình thành và củng cố mục tiêu nào đó đã đề ra.
 Trong sinh hoạt hàng ngày, gần như bất cứ lúc nào trẻ cũng phải thể hiện
thái độ của mình đối với xung quanh bằng những hành vi ứng xử. Trong thực tế
việc ứng dụng các hành vi ứng xử của trẻ có lúc đúng, có lúc sai, nên người lớn
cần kiên trì theo dõi bảo ban trẻ đúng lúc. Thường xuyên luyện tập hành vi ứng
xử mọi lúc mọi nơi sẽ giúp trẻ hình thành những kỹ năng bền vững hơn. Cô giáo
cần tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được trải nghiệm, thể hiện tình cảm và các kỹ năng
xã hội với con người và sự vật hiện tượng xung quanh.
 Bởi vậy, trong khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thường rất chú ý việc
cho trẻ tập luyện nhiều lần các hành vi ứng xử và cần kiên trì thì mới thực hiện
được những nội dung giáo dục trẻ.
3.8.Khuyến khích động viên trẻ.
 Trong việc giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội, người lớn cần biết khen ngợi,
động viên trẻ kịp thời. Khi trẻ làm được một việc tốt, cần khen ngay bằng những
lời biểu dương ngọt ngào, những phần thưởng mang ý nghĩa tinh thần hơn là vật
chất để khuyến khích , động viên trẻ. Khi trẻ làm một việc chưa tốt, người lớn
cần tỏ thái độ không đồng tình, làm cho trẻ biết được như vậy là chưa đúng để
trẻ không lặp lại những hành vi đó.
 Chúng ta cần động viên, khuyến khích và khen ngợi trẻ, tuy nhiên cô giáo
cần phải chú ý rằng không phải tất cả lời khen đều chỉ hướng vào thành tích của
trẻ mà chúng ta có thể khen trẻ khi trẻ thể hiện sự vui vẻ, thoải mái hoặc khi trẻ
biết cất đồ chơi, biết giúp đỡ cô giáo, bạn bè, quan tâm đến bạn, nhường nhịn
bạn....Bởi vì nếu chúng ta chỉ khen trẻ khi trẻ đạt được một thành tích nào đó thì
trẻ sẽ dần trở nên sợ sự thất bại. Tóm lại trẻ nhỏ rất thích đựợc khen và không
muốn bị chê, nên chúng ta cần biết khêu gợi lòng tự hào đúng lúc đúng chỗ để
hình thành những phẩm chất tốt đẹp, những hành vi đúng cho trẻ.
3.9. Tạo môi trường vui vẻ, thoải mái, đầy xúc cảm.
 Trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ, giàu tình yêu thương nếu được sống trong một môi
trường hòa thuận, thoải mái, vui vẻ, ngập tràn tình yêu thương của mọi người.
Trong môi trường đó trẻ cảm thấy được yêu thương, được chú ý, được âu yếm,
vỗ về và được tôn trọng, tin tưởng. Chúng ta cần thể hiện thái độ của mình để trẻ
cảm thấy rằng chúng có thể trải nghiệm, có thể thất bại và không bị phê bình.
Điều quan trọng là giáo viên cần chú ý đến cảm giác của trẻ, thể hiện để trẻ biết
rằng, mặc dầu đôi khi hành vi của trẻ là không phù hợp, trẻ vẫn có thể được mọi
người yêu mến.
 Hoặc có thể tạo cho trẻ không khí thoải mái cùng bạn bè làm việc gì đó, thay
đổi không khí học tập bằng những trải nghiệm thiết thực, cụ thể, giúp trẻ gần gũi
với thiên nhiên và trẻ sẽ cảm thấy yêu thiên nhiên hơn. Tăng cường cho trẻ chơi
tự do, tạo cảm giác thật thoải mái chơi đùa bên bạn bè để trẻ có thể giao lưu với
bạn bè theo cách của trẻ mà không có sự gò bó của cô.
 Trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, khả năng vẽ và thể hiện sản phẩm theo trí
tưởng tượng của mình rất phong phú, trẻ làm bài đẹp hơn các lứa tuổi trước rất
nhiều, bố cục tranh chặt chẽ hơn, đã biết phối màu để tạo ra những bức tranh có
nhiều sáng tạo, các hình vẽ đẹp và tạo ra các sản phẩm từ đôi bàn tay cũng khéo
6/8
léo và đẹp hơn. Bởi vậy, trong lớp học tôi thường khuyến khích trẻ tạo ra những
sản phẩm để trưng bày trong các góc chơi của lớp . 
3.10: Phối hợp chặt chẽ với gia đình.
 Trong giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ nhỏ, những tác động giáo
dục cần thống nhất, tránh mâu thuẫn với nhau. Việc thống nhất những tác giáo
dục không chỉ được thực hiện trong trường mầm non hay trong gia đình mà còn
phải thống nhất trong nhận thức và hành động giữa giáo dục giữa nhà trường với
gia đình, giữa cô giáo và phụ huynh học sinh. Điều đó rất cần cho sự hình thành
và phát triển thái độ và hành vi ứng xử tốt đẹp của mỗi đứa trẻ với con người và
cuộc sống xung quanh. 
 4. Hiệu quả đạt được.
- Đối với trẻ: Trẻ rất hứng thú tham gia giờ học , phát triển TC - QHXH đối với
trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn., kiến thức, kỹ năng trẻ được nâng cao rõ rệt. Kết. 
 - Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề phát triển tình cảm- QHXH một
cách sâu sắc hơn. Nhìn nhận việc PT tình cảm- QHXH là cần thiết cho sự phát
triển nhân cách sau này đối với trẻ.
 - Đối với giáo viên : 100% giáo viên đã nắm vững trình tự và phương pháp bộ
môn dạy thể dục . Biết lồng ghép có hiệu quả việc các chỉ số vào trong chủ
điểm nhằm PTTC- QHXH , đặc biệt là biết khéo léo trong việc chọn lựa các
hình thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ tham gia tích cực vào giờ học tạo cho bộ môn
thể dục không còn là một bộ môn cứng nhắc mà càng thích thú với môn học
này. 
 - Qua việc đánh giá học sinh cuối năm học, tôi thấy tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu về mặt
phát triển tình cảm- QHXH tăng cao so với đầu năm học. Cụ thể như sau:
Đầu năm Cuối năm
Trẻ đạt Tỷ lệ
%
CĐ Tỷ lệ
%
Trẻ đạt Tỷ lệ
%
CĐ Tỷ lệ %
26/35 74% 9/35 16% 33/35 94% 2/35 6%
7/8
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Ý nghiã sang kiến kinh nghiệm.
Tóm lại qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp
nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”
đã giúp tôi xác định được rõ mục tiêu và tầm quan trọng, giúp tôi có phương
pháp tốt hơn, sáng tạo hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn khi tham gia học tập, rèn
luyện. Cũng từ đó tư duy sáng tạo của các cháu được phát triển một cách toàn
diện hơn. 
2. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Cụ thể bằng những biện pháp sau:
 + Biện pháp 1: Lựa chọn các chỉ số phù hợp theo từng chủ điểm nhằm đạt kết
quả cao trong việc phát triển tình cảm- quan hệ xã hội cho trẻ 
 + Biện pháp 2: Dùng tình cảm để giáo dục, uốn nắn hành vi cho trẻ..
 + Biện pháp 3: Làm gương cho trẻ noi theo
 + Biện pháp 4: Dùng trò chơi 
 + Biện pháp 5: Đàm thoại, trò chuyện với trẻ. 
 + Biện pháp 6: Dùng nghệ thuật
 + Biện pháp 7: Luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt hàng
ngày
 + Biện pháp 8: Khuyến khích động viên trẻ.
 + Biện pháp 9: Tạo môi trường vui vẻ, thoải mái, đầ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_linh.pdf