Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các yếu tố hình học ở Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các yếu tố hình học ở Lớp 3

Nội dung chương trình sách giáo khoa Toán ở Tiểu học bao gồm các

tuyến kiến thức như: Số học, Đại lượng và đo đại lượng, giải toán Trong đó,

các yếu tố hình học tuy chưa phải là cốt lõi song nó là một bộ phận không thể

thiếu trong nội dung chương trình.

Dạy học các yếu tố hình học giúp học sinh có những biểu tượng chính xác

về một số hình hình học đơn giản và một số đại lượng hình học thông dụng.

Việc giúp học sinh hình thành những biểu tượng hình học và đại lượng hình học

rất quan trọng. Nó giúp cho học sinh có được định hướng trong không gian, gắn

liền việc học tập với cuộc sống xung quanh. Dạy học các yếu tố hình học còn

giúp cho học sinh rèn luyện một số kĩ năng thực hành, phát triển một số năng

lực trí tuệ.

Ngoài ra dạy học các yếu tố hình học giúp cho học sinh tích lũy những

hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt và học tập của mình.

Nội dung chương trình sách giáo khoa có sự thay đổi nên nội dung của

yếu tố hình học cũng có sự thay đổi. Nội dung chương trình mới nói chung; các

yếu tố hình học nói riêng đã tăng tính chủ động phát huy tính tích cực học tập

của học sinh. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, một phần là do đặc điểm tâm lí

cũng như nhận thức của học sinh còn hạn chế. Mặt khác do tính trừu tượng của

các yếu tố hình học Vì thế trong quá trình học tập các em đã gặp một số khó2

khăn nhất định nên kết quả học tập chưa cao Vì vậy việc cung cấp cho giáo

viên các biện pháp dạy học là điều rất cần thiết.

Là giáo viên ngành Sư phạm Giáo dục Tiểu học, bản thân tôi mong muốn

tìm hiểu sâu hơn về nội dung hình học ở tiểu học lớp 3. Mặt khác tôi muốn

nghiên cứu đề tài này để tìm hiểu một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực

học tập của học sinh.

Với những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm

phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các yếu tố hình học ở lớp 3.”

pdf 37 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 2208Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các yếu tố hình học ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng thược thẳng xác định trung điểm của một đoạn thẳng, vẽ trang trí hình 
tròn) 
 + Kĩ năng gấp, ghép, xếp hình (gấp hình để tạo ra góc vuông, xác định 
trung điểm của các cạnh hình vuông). 
 + Kĩ năng tính chu vi và diện tích của các hình: hình chữ nhật, hình 
vuông. 
11 
 - Cấu trúc, sự sắp xếp nội dung bài học các yếu tố hình học ở Toán 3 
 có tính đan xen với các mạch kiến thức khác nhằm làm nổi bật hạt nhân là các 
kiến thức: Số học, đại lượng và đo đại lượng 
1.4. THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TRONG MÔN 
TOÁN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 
 Để nắm được thực trạng dạy học các yếu tố hình học trên địa bàn trong 
giai đoạn này, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với giáo viên đang giảng dạy khối 
lớp 3 ở các trường lân cận và đã tiến hành kiểm tra đột xuất học sinh khối 3 của 
2 lớp 3A, 3B của trường chúng tôi với 45 học sinh với nội dung kiểm tra về: 
nhận dạng hình, nhận dạng góc, quy tắc tính diện tích các hình đã học. Kết quả 
thu được như sau: 
LỚP 3A 
( Số lượng học sinh: 20) 
 Kết 
quả 
Bài 
Đạt Chưa đạt 
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 
Bài 1 18 90 2 10 
Bài 2 17 85 3 15 
Bài 3 14 70 6 30 
Bài 4 13 65 7 35 
LỚP 3B 
( Số lượng học sinh: 25) 
 Kết 
quả 
Bài 
Đạt Chưa đạt 
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 
Bài 1 20 74 5 26 
Bài 2 19 63,8 6 31,2 
Bài 3 18 63,6 7 36,4 
Bài 4 17 58,4 8 41,6 
Qua bảng kết quả chung của lớp, chúng ta thấy rằng: Đa số học sinh hoàn 
thành tốt yêu cầu dạng bài tập 1 và bài tập 2. Đối với dạng bài tập 3, bài tập 4 tỉ 
lệ chưa đạt của 2 lớp là tương đương nhau. Kết quả cụ thể như sau: 
Bài Số lỗi sai 
Tỉ lệ 
Nguyên 
nhân 
3A 3B 
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 
1 3 4 20 4 20 
Chưa tập 
trung 
2 4 2 10 3 15 
Chưa đọc 
kĩ đề 
12 
3 3 2 10 4 20 
Chưa tính 
cẩn thận 
4 2 5 25 6 30 
Chưa nhớ 
quy tắc 
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng: Mặc dù học sinh lớp 3 đã có sự phát 
triển hơn các lớp 1, 2 nhưng ở các em tư duy vẫn còn mang tính trực quan, cụ 
thể, khả năng khái quát chưa cao Mặt khác khả năng tập trung của học sinh 
còn thấp, tính sáng tạo chưa có. Nên các em thường làm sai các bài cần có sự tư 
duy, cần tìm tòi cách giải. 
Bên cạnh đó, học sinh giữa các lớp có sự chênh lệch về kết quả kiểm tra. 
Kết quả cụ thể như sau: 
Đạt Chưa đạt 
3A 15 5 
3B 18 7 
 Như vậy, qua việc điều tra về nội dung các yếu tố hình học ở hai lớp, tôi 
xin đưa ra một số đặc điểm sau: 
a. Những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải trong quá trình dạy học 
các yếu tố hình học: 
 * Về phía giáo viên 
 - Nội dung chương trình: Thời lượng dạy học các yếu tố hình học ở lớp 3 
ít nên thời gian để học sinh luyện tập, thực hành rất hạn chế. Ví dụ như: Khi 
dạy cho học sinh kiến thức về chu vi, đây là một kiến thức khó nhưng trong 
chương trình chỉ phân phối cho phần này là 3 tiết (Chu vi hình chữ nhật, chu vi 
hình vuông và luyện tập). Đây là một khó khăn rất lớn mà giáo viên tiểu học 
gặp phải, họ không có thời gian để giúp học sinh hiểu sâu kiến thức do bị hạn 
chế về thời gian. 
 - Việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học cho giáo viên và cho học 
sinh. Bởi vì đồ dùng dạy học để giáo viên dán lên bảng luôn có số có kích thước 
lớn hơn nhiều so với kích thước thật. Nếu không cẩn thận thì học sinh sẽ hiểu 
sai kích thước thật của vật. Ví dụ như trong bài: “Hình chữ nhật”, giáo viên 
phải chuẩn bị mô hình hình chữ nhật có kích thước được phóng đại lên, và cần 
chuẩn bị cho học sinh mô hình chữ nhật có kích thước thật để học sinh thực 
hành đo độ dài của cạnh ngắn và cạnh dài của hình chữ nhật. 
 - Lựa chọn cách tổ chức dạy học, phương pháp dạy học để thu hút học 
sinh tham gia một cách tích cực vào hoạt động học tập. 
 * Về phía học sinh: 
 Trong nội dung chương trình Toán ở tiểu học, các yếu tố hình học là nội 
dung đã gây rất nhiều khó khăn cho học sinh. 
 - Diễn đạt ngôn ngữ hình học. 
 - Khó phân biệt giữa chu vi và diện tích của một hình. 
13 
 - Gọi tên một cách chính xác các kí hiệu toán học. 
b. Nguyên nhân 
 - Do đặc điểm tâm sinh lí, tư duy của học sinh lớp 3 phát triển chưa hoàn 
thiện nên việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Nhất là các kiến thức về hình học, 
các kiến thức đó rất trừu tượng đối với các em. 
 - Khả năng tập trung chú ý của học sinh trong các giờ học trên lớp chưa 
cao. 
 - Thời lượng của nội dung dạy học các yếu tố hình học quá ít nên giáo 
viên không thể có đủ thời gian để giúp học sinh tìm hiểu kĩ các vấn đề của bài 
học. Vì vậy mà học sinh rất khó để nắm chắc được các kiến thức mà giáo viên 
truyền đạt. 
 - Việc thực hành, luyện tập trong các tiết dạy về hình học còn quá ít nên 
học sinh không có thời gian để khắc sâu các kiến thức đã học. 
 - Trong các tiết dạy về các yếu tố hình học, việc sử dụng đồ dùng dạy 
học, phương tiện trực quan còn hạn chế. 
14 
CHƯƠNG 2 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY 
TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC 
CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở LỚP 3 
2.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY 
TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
 Trong quá trình dạy học môn Toán ở lớp 3 nói chung, cũng như trong 
dạy học chủ đề yếu tố hình học nói riêng, chúng ta có thể sử dụng rất nhiều 
phương pháp dạy học khác nhau. Muốn cho học sinh học tốt chủ đề các yếu tố 
hình học thì trong mỗi tiết dạy, bài học giáo viên cần đưa ra những biện pháp 
phù hợp. Để các biện pháp đó mang lại hiệu quả, phát huy được tính tích cực 
học tập của mỗi họa sinh thì các biện pháp phải được đưa ra dựa trên những tiêu 
chí sau đây: 
 - Mục tiêu dạy học các yếu tố hình học ở lớp 3. 
 - Nguyên tắc dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học. 
 - Nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 3. 
 - Đặc điểm tư duy của học sinh lớp 3. 
 - Những sai lầm mà học sinh thường gặp trong quá trình học các yếu tố 
hình học. 
 Để khắc phục những khó khăn trong dạy học, đồng thời hướng dạy học 
theo quan điểm : “Lấy học sinh làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực học 
tập của học sinh cũng như nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học, tôi 
xin đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau: 
2.2. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ 
2.2.1. Sử dụng hợp lí các yếu tố trực quan nhằm giúp cho học sinh có biểu 
tượng chính xác về các yếu tố hình học 
2.2.1.1. Ý nghĩa của việc sử dụng hợp lí các yếu tố trực quan 
 Yếu tố trực quan giúp cho học sinh có biểu tượng chính xác về các yêu tố 
hình học mà học sinh cần học. 
 Học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng đang ở trong giai 
đoạn phát triển hoàn thiện về thể chất, trí tuệVì vậy ở các em có những đặc 
điểm tâm sinh lí riêng đòi hỏi tư duy trực quan nên yếu tố trực quan rất cần thiết 
và quan trọng đối với học sinh. 
 Các yếu tố hình học mang bản chất trìu tượng, làm cho việc tiếp nhận của 
học sinh gặp khó khăn. Yếu tố trực quan là phương tiện giúp các em tiếp thu 
kiến thức một cách nhanh nhất, tốt nhất. 
2.2.1.2. Quy trình sử dụng các yếu tố trực quan 
 - Giới thiệu yếu tố trực quan và hướng dẫn học sinh (bằng hệ thống câu 
hỏi, gợi ý) giúp học sinh đưa ra những nhận xét để chỉ ra dấu hiệu bản chất 
trong các yếu tố hình học đó. 
15 
 - Khi học sinh đã nắm được dấu hiệu bản chất, giáo viên hướng dẫn cho 
các em khái quát hóa hay trìu tượng hóa đẻ có khái niệm hay quy tắc cần phải 
học. 
 - Giáo viên kiểm tra học sinh bằng cách đưa ra những yêu cầu: chỉ ra các 
thể hiện của khái niệm hay các quy tắc vừa được học trong thực tế. 
2.2.1.3. Ví dụ minh họa 
a. Ví dụ 1: Dạy học bài “Chu vi hình vuông” 
- Giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan để giúp cho học sinh có 
biểu tượng chính xác về chu vi của hình vuông. (Đồ dùng trực quan: có thể là 
vật thật sợi dây thép được uốn thành hình vuông) 
 - Giới thiệu biểu tượng về chu vi hình vuông. Giáo viên hướng dẫn: Chu 
vi hình vuông bằng tổng độ dài của 4 cạnh (Giáo viên kết hợp vừa giới thiệu 
vừa chỉ trên mô hình trực quan) 
 - Nếu mỗi cạnh hình vuông có độ dài 3cm, lúc này chu vi hình vuông 
được tính như thế nào? (học sinh đưa ra: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)) 
 - Chúng ta có thể viết lại theo một cách khác. Yêu cầu học sinh đưa ra 
cách viết: 3 x 4 = 12 (cm). 
 - Giáo viên gợi ý cho học sinh đưa ra quy tắc tính chu vi hình vuông. 
Giáo viên dán quy tắc lên bảng. 
 - Hướng dẫn học sinh thực hành làm các bài tập cụ thể sử dụng quy tắc 
tính chu vi vừa học. 
VD: Các bài tập trong SGK Toán 3 – Trang 88 
b. Ví dụ 2: Dạy bài: “Diện tích hình chữ nhật” 
 A 4cm B 
 D C 
 - Giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan để hình thành quy tắc tính diện 
tích hình chữ nhật (đồ dùng trực quan có thể là mô hình hay bìa cứng) 
 + Mô hình của giáo viên: Hình chữ nhật có kích thước được phóng đại 
lên để dán bảng. Mô hình của học sinh: mỗi học sinh có 1 mô hình chữ nhật 
đúng theo kích thước thật. 
 - Gv yêu cầu học sinh dùng thước có cm để đo kích thước thật của chiều 
dài và chiều rộng của hình chữ nhật. GV ghi bảng kích thước của chiều dài và 
chiều rộng. 
16 
 - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm cách tính diện tích của hình chữ nhật mà 
cô giáo đã phát cho mỗi học sinh. 
 - Từ việc học sinh đã nắm được quy tắc tính diện tích của một hình để 
hướng học sinh hình thành quy tắc tính diện tích hình chữ nhật theo các bước 
sau: 
 Bước 1: Giới thiệu yếu tố trực quan là mô hình hình hình chữ nhật 
ABCD (như hình vẽ) 
 Bước 2: Từ dấu hiệu bản chất đó, giáo viên hướng dẫn học sinh đặc biệt 
hóa để có quy tắc mới. 
 - Diện tích của một hình bằng diện tích của các ô vuông như nhau cộng 
lại. Hình chữ nhật ABCD được chia làm 12 ô vuông. Vì thế mà diện tích hình 
chữ nhật ABCD là 12 ô vuông. 
 - Mà mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2 thì diện tích hình chữ nhật ABCD 
là 12cm2. 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ ra: Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 
4 x 3 = 12 (cm2) 
+ 4: Độ dài của chiều dài hình chữ nhật. 
+ 3: Độ dài của chiều rộng hình chữ nhật. 
- Gọi học sinh nói lên quy tắc tính diện tích hình chữ nhật: “Diện tích hình chữ 
nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng cùng” 
 Từ đó giáo viên đưa ra quy tắc tính diện tích hình chữ nhật: “Muốn tính 
diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo) 
 Bước 3: Chỉ ra sự thể hiện của quy tắc đó bằng cách đưa ra các ví dụ cụ 
thể, các bài toán thực tế để hướng dẫn học sinh thực hiện quy tắc đó. 
VD: Tính diện tích hình chữ nhật biết: 
a. Chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm. 
b. Chiều dài 2dm, chiều rộng 9cm. 
* Nhận xét: 
 Trong dạy học môn Toán nói chung, dạy học các yếu tố hình học nói 
riêng thì phương pháp trực quan đóng vai trò quan trọng. Nó mang lại hiệu quả 
dạy học cao, học sinh nắm được các kiến thức cần học. Tuy nhiên để đạt được 
kết quả đó, phát huy được hiệu quả của các yếu tố trực quan trong dạy học đòi 
hỏi giáo viên cần chú ý đến một số lưu ý sau: 
 - Trực quan không phải là mục đích mà là phương pháp, phương tiện 
giúp đạt được mục đích cuố cùng là giúp học sinh nắm được các kiến thức toán 
học trìu tượng, phát triển năng lực tư duy. Nếu bỏ qua khâu “trực quan sinh 
động” hay tiến hành một cách đại khái sẽ không giúp cho học sinh nhận thức 
được đố tượng. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá trực quan thì không những tốn thời 
gian mà còn kìm hãm khả năng hình thành các biểu tượngkhông gian, hạn chế 
năng lực khái quát hóa, kìm hãm sự phát triển tư duy trìu tượng của học sinh. 
 - Khi sử dụng các phương tiện trực quan thì cần kết hợp chặt chẽ nó với 
các phương pháp dạy học khác như: phương pháp hỏi – đáp, phương pháp 
17 
giảng giải, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp thuyết trình, giảng 
giải 
2.2.2. Tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành, luyện tập trong các tiết 
dạy về các yếu tố hình học 
2.2.2.1. Ý nghĩa của việc thực hành, luyện tập 
 Với học sinh tiểu học, thực hành luyện tập là hoạt động thường xuyên, 
xuyên suốt của quá trình dạy học. Thực hành luyện tập giúp cho học sinh củng 
cố, khắc sâu kiến thức, hình thành và rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành 
tính toán, trình bày hiểu biết của mình, bồi dưỡng ở học sinh các thao tác tư 
duy: phân tích, tổng hợp, so sánh và một số phẩm chất trí tuệ khác. 
 Nhờ thực hành luyện tập, học sinh có thể chủ động tiếp thu, lĩnh hội tri 
thức thông qua việc giải các bài tập, thực hiện các yêu cầu, nhiêm vụ của giáo 
viên đưa ra. Từ đây sẽ rèn luyện cho học sinh phát huy tốt nhất tính độc lập của 
mình. 
 Nếu giáo viên biết cách tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập phong 
phú, đa dạng và phù hợp với nội dung bài học, tư duy của học sinhthì học 
sinh sẽ nắm vững các kiến thức, thành thạo các thao tác. Khi đó hiệu quả của 
bài học luôn được đảm bảo. 
 Tóm lại, việc tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập là rất quan trọng 
và cần được các giáo viên quan tâm đúng mức. 
2.2.2.2. Quy trình tổ chức thực hành luyện tập 
 Bước 1: Giới thiệu, tìm hiểu yêu cầu, nội dung của bài tập. 
 Bước 2: Giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm ra cách giải dựa vào 
những gợi ý của bài tập. 
 Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm bài tập. 
 Bước 4: Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả bài làm của mình. 
 Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của học sinh. 
2.2.2.3. Ví dụ minh họa 
a. Ví dụ 1: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng 20m. 
Tính chu vi mảnh đất đó. 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán: 
+ Bài toán cho biết gì? (Mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài: 35m, chiều 
rộng: 20m) 
 + Bài toán yêu cầu gì? (Tính chu vi mảnh đất đó?) 
 - Giáo viên yêu cầu một học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ 
nhật. 
 - Để tính chu vi mảnh đất đó ta làm như thế nào? (lấy chiều dài của mảnh 
đất cộng với chiều rộng mảnh đất rồi nhân với 2) 
 - Cho học sinh thực hành làm bài vào vở bài tập. 
 - Mời một học sinh lên bảng làm bài. 
 Bài giải 
 Chu vi của mảnh đất là: 
18 
 (35 + 20)x 2 = 150 (m) 
 Đáp số: 150m 
 - Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm của bạn. 
- Giáo viên nhận xét và đánh giá. 
* Ví dụ 2: Thực hành: Gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD, rồi đánh dấu trung 
điểm I của đoạn thẳng AB, trung điểm K của đoạn thẳng AD. 
 Sau khi giới thiệu cho học sinh các dấu hiệu bản chất của “Điểm ở giữa. 
Trung điểm của một đoạn thẳng”, giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh 
thực hành gấp, cắt 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước sau: 
+ Bước 1: Khai triển hình chữ nhật lên giấy trắng hoặc tấm bìa. 
 A B 
 D C 
 + Bước 2: Gấp đôi hình chữ nhật lại, sao cho đoạn thẳng AD trùng với 
đoạn thẳng BC. 
 I B 
 A 
 K C 
 D 
+ Bước 3: Mở hình chữ nhật ra, lúc này Hình chữ nhật ban đầu có một 
đường gấp ở giữa và tạo nên 2 điểm là: Điểm I và điểm K. 
 A I B 
 D K C 
 Sau khi học sinh tạo được hình theo đúng yêu cầu của bài tập thì giáo 
viên có thể đưa ra một số câu hỏi để củng cố lại kiến thức đã học cho các em ( 
Điểm I là điểm giữa của đoạn thẳng nào? Điểm nào nằm giữa đoạn thẳng CD? 
Trung điểm của đoạn thẳng AB? Trung điểm của đoạn thẳng CD?) 
* Ví dụ 3: Cho 8 hình tam giác, Hãy xếp thành hình dưới đây: 
 mỗi hình như hình sau: 
19 
 Để giúp học sinh giải quyết được bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn 
cho học sinh quan sát, thực hành xếp thử để tìm cách xếp đúng. 
 - Hướng dẫn học sinh xếp hoặc vẽ thử hình lên giấy. 
 - Học sinh phải chú ý đến yêu cầu của bài toán khi xếp hình (vẽ hình) 
 - Sau mỗi lần thử, học sinh sẽ tìm ra cách xắp xếp mới chính xác như sau: 
 Cách 1: 
Giáo viên có thể hướng dẫn cho một số em chưa làm được bài. 
+ Dùng thước có vạch cm để xác định điểm M, N, P, Q. 
Các điểm này lần lượt là trung điểm của A M B 
các cạnh hình vuông: AB, BC, CD, DA. 
+ Nối MP và NQ 
 Q N 
+ Nối hai đường chéo của hình vuông là 
 AC và BD. 
 D P C 
 Cách 2: 
 Giáo viên hướng dẫn: 
+ Dùng thước có vạch cm để xác định điểm M, N, P, Q. Các điểm này lần lượt 
là trung điểm của các cạnh hình vuông là: AB, BC, CD, DA. 
 A M B 
 + Nối MP và NQ 
 Q N 
 + Nối các trung điểm của các cạnh lại: 
MN, NP, PQ, QM 
 D P C 
* Nhận xét: 
 Đây là một biện pháp rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, tư duy của 
học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng. Để phát huy được những 
20 
ưu điểm, hạn chế những nhược điểm của nó thì người giáo viên phải lưu ý một 
số điểm sau: 
 - Trước khi tiến hành dạy tiết thực hành, luyện tập cần phải có sự chuẩn 
bị kĩ càng, chu đáo về mọi mặt: nội dung, hình thức tổ chức, phương tiện, đồ 
dùng dạy học, phương pháp dạy học 
 - Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên cần theo dõi, giám sát, 
động viên học sinh làm việc độc lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra cách thực hiện yêu 
cầu. Khi cả lớp đang thực hiện, giáo viên cần quan sát để kịp thời giúp đỡ các 
em gặp khó khăn trong khi làm bài. 
 - Sau khi học sinh thực hiện xong, giáo viên tổ chức cho học sinh nhận 
xét, điều chỉnh nếu sai và có sự bổ sung kiến thức cần thiết. 
 - Khi tiến hành luyện tập, thực hành giáo viên cần để ý nội dung bài tâp 
trước khi giao cho học sinh làm bài. Nội dung bài tập phải đi từ đơn giản đến 
phức tạp và đảm bảo tính vừa sức cho học sinh. 
 - Một trong những hạn chế của biện pháp này mà chúng ta có thể thấy rõ 
là dễ gây nhàm chán cho học sinh. Vì thế mà vai trò của hình thức tổ chức một 
tiết dạy thực hành, luyện tập là rất quan trọng. Giáo viên cần đưa ra các hình 
thức luyện tập đa dạng, phong phú để tạo cho học sinh hứng thú trong học 
tâp. 
2.2.3. Tích cực vận dụng trò chơi dạy học Toán trong dạy học các yếu tố 
hình học ở lớp 3 
2.2.3.1. Ý nghĩa, tác dụng của trò chơi dạy học. 
 - Trò chơi dạy học giúp cho học sinh có những tiết học thật thoải mái, 
chống mệt mỏi, thay đổi động hình, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng 
các kiến thức đã học, phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, khả năng suy 
luận Việc vận dụng các trò chơi vào việc dạy học làm cho giờ học toán bớt 
căng thẳng, quá trình tiếp thu tri thức của học sinh tự nhiên, không bị gò bó. 
 - Trong quá trình dạy học, việc sử dụng trò chơi học tập trong các tiết dạy 
là điều cần thiết, không thể thiếu. Trò chơi học tập không những giúp học sinh 
tiếp thu và vận dụng thành thạo các kiến thức đã học mà nó còn rất phù hợp với 
đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học. 
 - Trong thực tiễn ở các trường Tiểu học, trò chơi học tập được xem như 
một biện pháp rất hiệu quả giúp học sinh củng cố lại những kiến thức mà học 
sinh đã được học trước đó. 
 - Giáo viên có thể căn cứ vào nội dung kiến thức bài học, trình độ của 
học sinh và điều kiện hiện có để lựa chọn trò chơi phù hợp để đưa vào dạy học 
như một hoạt đọng dạy học toán. 
 - Trò chơi học tập là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực 
hiện đổi mới phương phápdạy học Toán ở Tiểu học nhằm phát huy tính tích 
cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. 
2.2.3.2. Quy trình tiến hành một trò chơi toán học 
21 
 Trong dạy học các yếu tố hình học ở lớp 3 nói riêng cũng như trong dạy 
học toán ở tiểu học nói chung, một tò chơi dạy học thường được tiến hành theo 
4 bước: 
 + Bước 1: Giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi và các vật dụng phục vụ 
cho trò chơi (giáo viên có thể chuẩn bị các dụng cụ cần thiết hoặc có thể cho 
học sinh tự chuẩn bị) 
 + Bước 2: Công bố luật chơi và cách chơi 
Giáo viên giải thích cách chơi, trong đó nêu rõ những ai trực tiếp chơi trò 
chơi, ai cổ động, đánh giá. Trò chơi được chơi như thế nào, thời gian chơi bao 
lâu, phần thưởng cho đội thắng cuộc. 
 + Bước 3: Tiến hành chơi. 
Dù trực tiếp hay gián tiếp tất cả học sinh trong lớp phải được tham gia trò 
chơi, giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh tháo gỡ những vướng mắc khi cần 
thiết. 
+ Bước 4: Nhận xét, đánh giá 
Giáo viên cùng với học sinh kiểm tra kết quả của trò chơi. Đội nào có 
nhiều đáp án đúng, nhanh thì sẽ thắng cuộc. Giáo viên nhận xét và tuyên dương 
đội thắng cuộc. 
2.2.3.3. Ví dụ minh họa 
* Ví dụ 1: Sau khi học xong bài “Diện tích của một hình”, Giáo viên có thể tổ 
chức trò chơi sau để giúp học sinh củng cố lại kiến thức vừa học. 
Những hình nào sau đây có diện tích bằng nhau: 
 Có thể tiến hành trò chơi như sau: 
 + Bước 1: Nêu tên trò chơi: “Nhanh tay lẹ mắt” 
 Giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_ti.pdf