Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên tại Trường Mầm non Hoa Lan

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên tại Trường Mầm non Hoa Lan

I. Phần mở đầu.

1. Lý do chọn đề tài.

Bác Hồ kính yêu đã nói”Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”, trong xu

thế đổi mới toàn diện và căn bản của toàn ngành giáo dục, công tác bồi dưỡng

và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là vô cùng quan

trọng. Để có nền giáo dục tốt, điều đầu tiên cần đó là, nâng cao chất lượng

chuyên môn của nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên có vai trò chủ thể tác

động đến chất lượng chuyên môn. Giáo viên là chủ thể trực tiếp của quá trình

nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của

ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng

đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực công tác.

Trên thực tế hiện nay, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa tương xứng với

bằng cấp; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo

dục. Kỹ năng sư phạm của một số nhà giáo còn yếu, phương pháp, hình thức tổ

chức giảng dạy chậm đổi mới, chưa thực sự thay đổi cách dạy theo hướng tích

cực lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên chủ yếu được đào tạo vừa học, vừa làm, tại

chức, từ xa một số giáo viên mới ra trường thì đào tạo từ văn bằng 2 hoặc

được đào tạo từ những trường trung cấp tổng hợp, hệ liên kết nên không được

đào tạo bài bản, chuyên sâu, ít được kiến tập, thực tập nên còn thiếu kinh

nghiệm trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, chưa nắm vững cách xây

dựng kế hoạch hoạt động. Đối với giáo viên lớn tuổi, khả năng ứng dụng công

nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, ngại đổi mới, . dẫn đến chất lượng giáo dục

chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay.

pdf 30 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 3552Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên tại Trường Mầm non Hoa Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động ngoại khóa vui tươi, lành 
mạnh, những buổi tham quan học tập, khuyến khích giáo viên chia sẻ những 
kinh nghiệm từ những buổi sinh hoạt tập thể, đặc biệt chú ý đến tâm sinh lý, 
hoàn cảnh gia đình của giáo viên để có những hỗ trợ kịp thời, hạn chế tối đa sự 
cáu giận đối với giáo viên, trong các buổi sinh hoạt thường mang tính chất chia 
sẻ, trao đổi, luôn cởi mở với không khí vui tươi, không áp đặt, khó chụi. Thỉnh 
thoảng có những bữa ăn tập trung, tuy đơn giản, đạm bạc nhưng vô cùng ấm 
cúng. 
 9
Hình 01: Buổi sinh hoạt cuối năm của trường 
* Biện pháp 2. Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch, kỹ 
năng làm việc nhóm. 
Qua khảo sát thực tế cho thấy, giáo viên khi lên kế hoạch giáo dục trẻ vẫn 
còn lúng túng khi xây dựng và thực hiện chương trình, việc xác định nội dung 
và mục tiêu còn nhầm lẫn, kế hoạch từ các khối lớp thiếu tính đồng nhất, chưa 
có sự liên kết để phát triển chương trình theo độ tuổi, các cá nhân hầu như độc 
lập trong việc xây dựng kế hoạch, việc đánh giá trẻ còn hình thức 
Để giúp giáo viên khắc phục những hạn chế, xây dựng và thực hiện các kế 
hoạch hoạt động, có được các kỹ năng làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ 
mang lại kết quả cao, tôi đã thực hiện: 
Thường xuyên kiểm tra hồ sơ giáo viên, những ưu điểm, hạn chế tôi phải 
ghi cụ thể sau đó gặp trực tiếp giáo viên để góp ý, chỉnh sửa, hướng dẫn cho 
giáo viên lựa chon đề tài, xác định mục tiêu, xác định nội dung, chuẩn bị môi 
trường và tổ chức hoạt động. Sau khi đã chỉnh sửa cho tất cả giáo viên một lần, 
tiếp theo giáo viên sẽ được thực hành trình bày kế hoạch của mình về một đề tài 
cho sẵn trước buổi sinh hoạt cuyên đề hoặc chuyên môn và được mọi người góp 
ý, đi đến thống nhất. Qua hình thức này vừa rèn cho giáo viên kỹ năng trình bày 
trước đám đông mà lại được nhiều người góp ý sẽ mang lại kết quả cao hơn, kế 
hoạch được hoàn chỉnh hơn. 
 10
Hình 02: Buổi thực hành xây dựng kế hoạch của giáo viên 
Về kỹ năng làm việc nhóm, đối với giáo viên hiện nay đứng trước yêu cầu 
đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục 
trẻ, khi giáo dục mầm non ngày càng đổi mới và phát triển với một cá nhân 
không thể kịp thời nắm bắt hoặc giỏi được nhiều lĩnh vực, chính vì vậy cần phải 
kết hợp nhiều thành viên để có sự trao đổi, hợp tác và học hỏi lẫn nhau, đó là 
làm việc nhóm. Làm việc nhóm sẽ ít áp lực, đúc kết được kinh nghiệm, năng 
suất công việc sẽ hiệu quả hơn, giải quyết công việc ngoài khả năng cá nhân, có 
nhiều sáng kiến mới, sáng tạo, cải thiện môi trường làm việc. 
Để làm việc nhóm có hiệu quả công việc thì cũng cần phải có một thủ lĩnh 
biết tập hợp, biết chia sẻ, biết phân công công việc hay bao quát, tổng hợp, 
người có năng lực chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, do đó, ngoài phân 
công các tổ khối trưởng, chúng tôi cũng luôn là người định hướng tìm các thành 
viên có năng lực phù hợp với từng nhóm làm việc để lựa chọn, phân công thủ 
lĩnh cho các nhóm nhằm đạt được hiệu quả. Phải có các kỹ năng như: kỹ năng 
xây dựng nhóm; kỹ năng phân công công việc; kỹ năng lắng nghe và phản hồi; 
kỹ năng giải quyết xung đột; kỹ năng trợ giúp; kỹ năng chia sẻ, phối hợp; kỹ 
năng tổ chức cuộc họp 
Để tổ chức cuộc họp được thành công cần tạo bầu không khí hợp tác, thoải 
mái việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm giúp cho công việc 
được hiệu quả hơn, chính vì vậy, cán bộ quản lý cũng cần định hướng trước cho 
 11
thủ lĩnh của nhóm các vấn đề về nội dung, hình thức tổ chức tổ chức, triển khai 
các buổi sinh hoạt nhóm, bên cạnh đó, chúng tôi thường xuyên bồi dưỡng cung 
cấp kiến thức, phương pháp, kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên; xây dựng cơ 
chế để giáo viên thường xuyên làm việc cùng nhau; xây dựng văn hóa hợp tác, 
tổ chức, phân công công việc theo nhóm. Chẳng hạn: xây dựng môi trường 
ngoài lớp học chúng tôi phân theo khối, phân theo từng nhóm theo năng khiếu, 
sở trường của những người cùng năng lựcxây dựng các nhóm có sự tương trợ, 
chia sẻ lẫn nhau, và đặc biệt sử dụng phương pháp nêu gương, khen thưởng kịp 
thời khi nhóm làm việc đạt hiệu quả cao. 
Ngoài ra bản thân tôi cũng thường xuyên cung cấp cho giáo viên những kiến 
thức về nhóm, cách thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo, các tri thức, hành động để 
tiến hành làm việc hiệu quả cho cá nhân và cho cả nhóm. 
* Biện pháp 3. Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn 
Sinh hoạt chuyên môn là nhiệm vụ cơ bản, cốt lõi để nâng cao chất lượng 
của nhà trường, đây là hoạt động tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực 
chuyên môn cho giao viên, chất sinh hoạt chuyên môn sẽ mang đến những thay 
đổi về năng lực của giáo viên, đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục 
trẻ. Trước giờ sinh hoạt chuyên môn chỉ là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên 
môn hay tổ trưởng, đánh giá thực hiện, đưa ra kế hoạch tháng tới, cứ như vậy 
lặp đi lặp lại, giáo viên ngồi ghi chép, rất ít ý kiến trao đổi, thảo luận nên không 
đạt được hiệu quả. Để đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn, trước tiên đó là 
phải xác định được vai trò của người chủ trì, người chủ trì làm cho không khí 
buổi sinh hoạt thoải mái, cởi mở, tạo cho mọi người tích cực tham gia thảo luận, 
đúc rút được kinh nghiệm sau mỗi buổi sinh hoạt. 
Áp dụng hình thức mới trong sinh hoạt chuyên môn đó là sinh hoạt chuyên 
môn theo nghiên cứu bài học, thực hiện theo chu trình 4 bước, chuyên đề này đã 
được tập huấn năm học 2019-2020, xác định tầm nhìn sinh hoạt chuyên môn, 
đảm bảo cơ hội học tập và phát triển cho tất cả các trẻ, đảm bảo cơ hội phát triển 
chuyên môn cho tất cả giáo viên, xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập. 
 12
Tổ chức dạy và dự giờ, hoạt động này thực tế nhất để giáo viên có thể lĩnh 
hội được kiến thức cụ thể, thiết thực, qua dự giờ, thảo luận sẽ đưa ra được những 
vấn đề về lựa chọn đề tài, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các tình 
huống sư phạm từ đó giáo viên có thể áp dụng thiết kế lại hoạt động trên lớp của 
mình dựa trên những ưu điểm của đồng nghiệp, qua ý kiến góp ý của mọi người. 
Sinh hoạt chuyên môn luôn được sự quan tâm, hỗ trợ của ban lãnh đạo nhà 
trường, cả của cụm chuyên môn thực hiện thường xuyên. Giáo viên ngoài sinh 
hoạt chuyên môn của trường còn được tham gia sinh hoạt chuyên môn ở cụm 
của phòng giáo dục. Tất cả những ý tưởng, sáng tạo được nhân rộng. 
Điều kiện để sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả là: phải xây dựng kế hoạch, 
chia sẻ tầm nhìn với giáo viên, duy trì sinh hoạt thường xuyên, tạo tâm thế thoải 
mái cho giáo viên, thay đổi thói quen thảo luận, góp ý, tránh ý kiến tiêu cực, chủ 
động nghiên cứu phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, vận dụng tốt kết 
quả sinh hoạt vào hoạt động hàng ngày. 
Hình 03: Sinh hoạt chuyên môn theo hình thức thiết kế bài học. 
* Biện pháp 4. Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường giáo dục theo 
quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. 
Đối với môi trường trong lớp, hướng dẫn giáo viên bố trí các góc hoạt động 
gọn gàng, khoa học, phù hợp với chủ đề, xắp xếp vừa tầm với trẻ, thường xuyên 
có sự thay đổi để kích thích sự sáng tạo, hứng thú khám phá ở trẻ. Hàng năm 
đều tổ chức thi xây dựng môi trường trong lớp để mỗi giáo viên có cơ hội thể 
hiện sự sáng tạo của mình cũng là để giáo viên học hỏi lẫn nhau. 
 13
Hình 04: Ảnh góc chủ đề 
Với môi trường ngoài lớp học, để có môi trường ngoài lớp học khang trang, 
đầy đủ cho các hoạt động của trẻ cần có sự chung tay của nhiều thành phần như 
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, sự chung tay của cộng 
đồng. Tuy nhiên, giáo viên vẫn là những người chủ đạo trong việc xây dựng, 
phối hợp với phụ huynh và cộng đồng. Ban lãnh đạo nhà trường sẽ xây dựng kế 
hoạch nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể, định hướng cho giáo viên tuyên 
truyền, vận động cha mẹ cùng tham gia, trong những năm qua nhà trường đã 
nhận được nhiều sự hỗ trợ, như Tổ chức từ thiện hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi, sửa 
chữa phòng học tại các điểm trường; cha mẹ học sinh tham gia xây dựng môi 
trường, đoàn thanh niên của xã hỗ trợ ngày công làm sân bóng cho trẻ.từ đó 
môi trường cho trẻ hoạt động phong phú, đa dạng hơn, giáo viên có nhiều sáng 
tạo trong việc tổ chức các hoạt động. 
*Biện pháp 5. Hướng dẫn giáo viên nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe 
cho trẻ 
Song song với việc giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, 
giúp cho trẻ phát triển bình thường, cơ thể khỏe mạnh thì học tập mới tốt. Việc 
nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cần theo khoa học. 
Về tổ chức ăn uống, trước khi ăn phải nhắc nhở trẻ vệ sinh, trong khi ăn 
theo nhu cầu năng lượng ở trường của trẻ, giáo viên phải động viên, khuyến 
khích trẻ ăn hết khẩu phần, tuyệt đối không la mắng trẻ, dạy trẻ thói quen ăn 
uống văn minh, quan tâm đến trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, sau khi ăn vệ sinh 
sạch sẽ, uống nước..nhắc nhở trẻ uống nước thường xuyên. 
 14
Chăm sóc giấc ngủ, trước khi ngủ cần chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ phù hợp, khi 
trẻ ngủ giáo viên quan sát, theo dõi, xử lý những tình huống xảy ra trong khi trẻ 
ngủ, bật quạt, đắp chăn theo thời tiết, khi thức trẻ dậy không nên thức đồng loạt 
mà trẻ nào dậy trước thì cho dậy trước và đánh thức từ từ, hướng dẫn trẻ vệ 
sinh 
Theo dõi sức khỏe và phòng bệnh, theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng 
trẻ, hướng dẫn giáo viên theo dõi chỉ số thể lực về chiều cao, cân nặng, cách 
đánh giá kết quả thể lực và dinh dưỡng. Đối với phòng bệnh, nhà trường đã mời 
cán bộ trạm Y tế xã về để tuyên truyền, hướng dẫn cho giáo viên về phòng 
chống dịch bệnh và xử lý một số tình huống xảy ra trong trường cũng như xử lý 
một số bệnh thông thường. 
Hình 05: Cán bộ y tế về tuyên truyền phòng chống dịch bệnh 
*Biện pháp 6. Bồi dưỡng phương pháp, hình thức phối hợp với cha mẹ 
học sinh và cộng đồng trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 
Sự phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ trẻ để chăm sóc, nuôi dưỡng và 
giáo dục trẻ đó là thường xuyên trao đổi thông tin, kết quả tuyên truyền về kiến 
thức nuôi dạy trẻ theo khoa học, xử lý đến các vấn đề liên quan đến chăm sóc, 
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo 
dục trẻ ở trường thì cha mẹ trẻ cũng phải tham gia nhiều hoạt động của trường, 
của lớp như: phối hợp thực hiện chăm sóc sức khỏe, thực hiện chương trình giáo 
dục, phối hợp tham gia đánh giá trẻ, phối hợp xây dựng cơ sở vật chất 
 15
Ngoài cha mẹ trẻ còn có Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Y tế các tổ chức 
đoàn thể trong và ngoài địa phương cũng có vai trò trong việc chăm sóc, nuôi 
dưỡng và giáo dục trẻ. Hội phụ nữ tổ chức vận động hội viên có con trong độ 
tuổi đến trường, phối hợp hướng dẫn phương pháp nuôi dạy con theo khoa học. 
Đoàn thanh niên hỗ trợ tổ chức ngày hội, ngày lễ, tăng cường cơ sở vật chất, xây 
dựng môi trường học tập cho trẻ 
Nhằm thực hiện tốt nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, 
với nhiệm vụ này giáo viên là người chủ đạo để liên kết giữa nhà trường với gia 
đình, là những tuyên truyền viên đến cộng đồng, do đó, phải có nội dung phù 
hợp, phải bồi dưỡng cho giáo viên những phương pháp, hình thức, kinh nghiệm 
phối hợp cho phù hợp, đem lại hiệu quả. Cụ thể cần bồi dưỡng cho giáo viên: 
Hỗ trợ giáo viên xác định nội dung phối hợp, một số nội dung như, phối hợp 
thực hiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ, giáo viên và cha mẹ chia sẻ, trao đổi kiến 
thức phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì, tham gia khám sức khỏe định kì, 
theo dõi sức khỏe của trẻhay phối hợp thực hiện chương trình giáo dục, cùng 
với giáo viên tham gia xây dựng kế hoạch, tham gia một số hoạt động phù hợp, 
tham gia ngày hội, ngày lễ, các hội thi của trẻ. Gia đình trao đổi với giáo viên về 
đặc điểm của con em mình, như năng khiếu, cá tính, thói quen ăn uống, sức 
khỏe để giáo viên có biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ cho phù hợp. Hay phối 
hợp trong kiểm tra đánh giá trẻ, cha mẹ trẻ cùng thoe dõi sự tiến bộ, thay đổi, 
phát triển của trẻ để giáo viên đánh giá sát thực hơn. 
Lựa chọn hình thức: Về hình thức, trao đổi trực tiếp, tìm hiểu nhu cầu của 
cha mẹ, giáo viên sẽ trao đổi trực tiếp những thông tin cần thiết như sức khỏe, 
thói quen ăn uống, thói quen vệ sinh của trẻ ở trường; thông qua hội thi, các hoạt 
động ở trường; xây dựng góc tuyên truyền, đến thăm gia đình đối với những 
trường hợp đặc biệt vì đến thăm gia đình giáo viên có thể tìm hiểu, nắm bắt 
được những khó khăn, nhu cầu của gia đình và trẻ để có những hỗ trợ đúng đắn, 
kịp thời. Hình thức trao đổi qua điện thoại, zalo hay giới thiệu trang wed của 
trường; trao đổi qua họp phụ huynh; mời Y tế xã về tập huấn phòng chống dịch 
bệnh, chăm sóc sức khỏe. 
 16
Huống dẫn giáo viên thực hiện, qua các buổi họp hội đồng nhà trường để 
hướng dẫn giáo viên thực hiện các nội dung phối hợp, như, chuẩn bị họp phụ 
huynh, tôi đã chuẩn bị sẵn những nội dung cơ bản, mời những giáo viên chủ trì 
cuộc họp đến để trao đổi về nội dung và cách thức trình bày sao cho đạt hiệu quả 
tốt nhất theo mong muốn. Đối với giáo viên mới, chưa có kinh nghiệm, tôi 
thường xuyên quan tâm, tạo nhiều cơ hội để giáo viên được học hỏi, luôn phân 
công giáo viên mới với giáo viên có kinh nghiệm để cùng hỗ trợ lẫn nhau. 
Hình 06: Đoàn thanh niên của xã hỗ trợ làm sân bóng đá 
* Biện pháp 7. Hướng dẫn giáo viên chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng 
vào học lớp 1. 
Như chúng ta đã biết, trẻ 5 tuổi vào lớp 1, là một bước ngoặt lớn trong cuộc 
sống, trẻ chuyển qua một giai đoạn mới với môi trường, vị trí mới, vì vậy trẻ cần 
có những tiền đề cần thiết để sẵn sàng thích ứng với môi trường học tập ở 
trường phổ thông. Nếu trường mầm non chuẩn bị tốt cho trẻ những tiền đề cần 
thiết, sự sẵn sàng vào lớp 1 về tất cả các mặt như thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, 
tình cảm, kỹ năng xã hội khi đến trường phổ thông trẻ sẽ dễ dàng thích ứng. Để 
chuẩn bị tốt cho trẻ những yếu tố này, đòi hỏi giáo viên mầm non phải chuẩn bị 
những gì cho trẻ, một số giáo viên vẫn chưa thực hiện tốt. Giáo viên còn dạy 
trước chương trình lớp 1 như dạy trẻ biết đọc, biết viết và làm toán lớp 1, điều 
này dẫn đến khi lên lớp 1, trẻ dễ bị mất đi hứng thú học tập. Chính vì vậy, qua 
các chuyên đề đã được tập huấn hàng năm, trường chúng tôi luôn hướng dẫn 
giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, tuyệt đối không dạy 
trước chương trình lớp 1, chuẩn bị toàn diện cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1, thực 
hiện luôn lấy trẻ làm trung tâm và đặc biệt là phải phối hợp, thống nhất giữa nhà 
 17
trường với gia đình trong việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1, giáo 
viên thực hiện tốt chủ để trường tiểu học, xây dựng được kế hoạch cho trẻ tham 
quan trường tiểu học đạt được hiệu quả, gây được hứng thú, ấn tượng tích cực 
cho trẻ trước khi bước sang trường tiểu học. 
Hình 07: Cho trẻ tham quan trường tiểu học 
* Biện pháp 8. Bồi dưỡng qua hội thi 
Qua hội thi cũng là biện pháp để giáo viên học hỏi, nâng cao kỹ năng tổ 
chức, kỹ năng thực hiện, ví dụ, hội thi trang trí lớp theo chủ đề, giáo viên nắm 
được nội dung của chủ đề, cách xắp xếp, bố trí không gian, kỹ năng trang trí; hội 
thi làm đồ dùng dạy học hay hội thi giáo viên dạy giỏi; hội thi dinh dưỡng cho 
trẻ tất cả các hội thi đều nâng cao năng lực, kỹ năng toàn diện cho giáo viên. 
Hàng năm, nhà trường tổ chức nhiều hội thi như vậy để bồi dưỡng giáo viên, có 
hội thi để phụ huynh cùng tham gia với cô và trẻ, từ đó sự kết hợp chặt chẽ hơn 
trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Như hội thi trang trí mâm cỗ đẹp 
cho tết trung thu, thi gói bánh trưng cho trẻ em nghèo ngày tết, cha mẹ cùng với 
giáo viên nhiệt tình tham gia, học sinh có những ấn tượng đẹp về ngày tết trung 
thu, tết cổ truyền và cũng để giáo viên và cha mẹ học sinh gắn kết hơn. 
 18
Hình 08: Cha mẹ học sinh tham gia một số hoạt động của trường. 
Với hội thi giáo viên dạy giỏi, đây là hội thi mang lại kết quả học tập cho 
giáo viên cao, những hoạt động sáng tạo, đổi mới được nhân rộng đến tất cả giáo 
viên, giáo viên có sự phấn đấu để đạt kết quả cao tại hội thi nên đầu tư nhiều 
hơn. 
* Biện pháp 9. Tạo động lực cho giáo viên tham gia học nâng cao trình 
độ chuyên môn, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT. 
Hàng năm xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện và động viên giáo viên tham 
gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, qua việc nâng cao trình độ 
chuyên môn, giáo viên được tiếp cận với những phương pháp, hình thức mới. 
Với việc nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, để tất cả giáo 
viên đều có thể ứng dụng CNTT vào soạn giảng đạt hiệu quả, chúng tôi đã thành 
lập tổ hỗ trợ, tổ này có nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ cho những giáo viên yếu, 
chưa biết sử dụng, ngoài ra còn tổ chức hội thi cho giáo viên thi soạn bài trực 
tiếp tại trường, được mọi người chứng kiến, qua thời gian từ năm học 2018-2019 
đến nay, tất cả giáo viên đã ứng dụng tốt vào công việc hàng ngày. 
c. Mối quan hệ giải pháp các giải pháp, biện pháp (nếu có) 
Để thực hiện đề tài, đạt được hiệu quả cao, các biện pháp đã thực hiện được 
liên kết nhằm hỗ trợ cho nhau. 
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm 
vi và hiệu quả ứng dụng 
 19
* Kết quả khảo nghiệm. Qua 3 năm nghiên cứu, thực hiện các biện pháp 
nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên tại trường mầm non Hoa 
Lan, kết quả đạt được như sau. 
Về nhận thức, tư tưởng, phẩm chất đạo đức của giáo viên được nâng lên, 
giáo viên đã nắm vững về những quan điểm giáo dục đổi mới, chấp hành tốt chủ 
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, có tinh thần 
trách nhiệm cao hơn, không còn tình trạng ỉ lại, đi muộn, về sớm, quan tâm, 
chăm sóc trẻ chu đáo, nhiệt tình hơn. 
Về chuyên môn, công tác soạn, giảng đạt kết quả cao, việc thiết kế hoạt 
động cho trẻ có nhiều đổi mới, sáng tạo, số lượng giáo viên đạt giáo viên dạy 
giỏi các cấp có sự vượt trội, số giáo viên đánh giá chuẩn nghề nghiệp, xếp loại 
cuối năm, công tác khen thưởng nâng lên tầm cao mới, những buổi sinh hoạt 
chuyên môn không còn rập khuôn, áp lực, giáo viên tự tin trình bày trước đám 
đông, hồ sơ sổ sách đảm bảo, khoa học, cụ thể. 
Bảng 03: Kết quả so với khảo sát trước khi thực hiện biện pháp. 
Nội dung Kết quả khảo sát Kết quả sau khi thực hiện 
biện pháp 
Giáo viên dạy giỏi 
cấp trường 
10 giáo viên 16 giáo viên 
Giáo viên dạy giỏi 
cấp huyện 
08 giáo viên 12 giáo viên 
Giáo viên dạy giỏi 
cấp tỉnh 
01 giáo viên Chưa thay đổi do chưa có 
đợt thi 
Chiến sĩ thi đua cấp 
cơ sở 
03 người 05 người 
Khen thưởng: Cấp 
tỉnh 
Chưa có 
Cấp huyện khen 11/31 người 13 người (tăng 2) 
Xếp loại chuẩn nghề 
nghiệp GVMN 
Tốt 02/22 GV; khá 
18/22; trung bình 2/22. 
Tốt 06/22 GV; khá 16/22; 
trung bình 0. 
Đăng ký sáng kiến 
kinh nghiệm 
01 giáo viên (cả 2 năm 
học). 
Có 3 sáng kiến 
Số giáo viên ứng 
dụng CNTT 
Tốt 8/22 giáo viên, biết 
cơ bản 12/22 giáo viên, 
có 02 giáo viên chưa sử 
dụng được máy tính. 
22/22 giáo viên biết ứng 
dụng công nghệ thông tin 
vào soạn giảng 
 20
Về chất lượng học sinh, số lượng trẻ ra lớp tăng nhiều, cha mẹ học sinh luôn 
tin tưởng, yên tâm gửi con ở trường, trẻ luôn chủ động, tích cực tham gia vào 
các hoạt động, chất lượng các mặt được năng cao, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng 
thấp còi, nhẹ cân, hạn chế trẻ béo phì, thừa cân. 
Bảng 04: Kết quả so với khảo sát trước khi thực hiện biện pháp. 
Nội dung Kết quả khảo sát Kết quả sau thực hiện 
biện pháp 
Tổng Số học sinh 
năm học 2018-2019 
240 học sinh. Năm học 2020-2021: 394 
học sinh 
Duy trì sĩ số học sinh dưới 90 % Trên 90% 
Trẻ phát triển bình 
thường 
Trên 80% 95 % 
Số trẻ suy dinh dưỡng 
nhẹ cân 
Dưới 10% Dưới 5 % 
Trẻ suy dinh dưỡng 
thấp còi 
Dưới 10% Dưới 5 % 
Trẻ được theo dõi 
biểu đồ tăng trưởng 
70% 100% 
Đánh giá sự phát triển 
của trẻ 3 tuổi 
Thể chất: đạt 80%, 
chưa đạt 20 % 
Nhận thức: đạt70%, 
chưa đạt 30% 
Ngôn ngữ: đạt 65% 
Tình cảm kỹ năng xã 
hội: đạt 55% 
Phát triển thẩm mỹ: 
đạt 56% 
Thể chất: đạt 90%, chưa đạt 
10 % 
Nhận thức: đạt 85%, chưa 
đạt 15% 
Ngôn ngữ: đạt 80% 
Tình cảm k

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_nang_lu.pdf