A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cách đây 16 năm khi tôi còn là sinh viên năm cuối của Khoa sư phạm –
Đại học QGHN tiền thân của trường Đại học giáo dục – Đại học QGHN. Trong
một đợt thực tập tại trường THPT Yên hòa – Cầu Giấy – Hà nội cô giáo hướng
dẫn chúng tôi tại trường có nói rằng: “ nếu không làm công tác chủ nhiệm thì
mới là một nửa giáo viên”. Ở thời điểm đó chúng tôi cảm thấy công tác chủ
nhiệm thực sự là vô cùng khó khăn khi phải rèn luyện đạo đức, nề nếp học tập
của một tập thể lớp với rất nhiều học sinh với những cá tính khác nhau với
những hoàn cảnh kinh tế cũng rất khác nhau và ước gì sau này ra trường xin
được việc đi làm chỉ mong không phải chủ nhiệm. Và tất nhiên ở thời điểm đó
tôi cũng không hiểu được câu nói của cô giáo hướng dẫn mình, trong lòng vẫn
hoài nghi rõ ràng khi ra trường đi làm thì mình là một giáo viên mà.
Thời gian trôi qua sau khi tốt nghiệp tôi cũng thi và trúng tuyển trong kì
thi tuyển viên chức, được phân công về dạy dưới mái trường THPT Lưu hoàng -
Ứng hòa – Hà nội. Do trường thiếu nhiều giáo viên nên tôi chưa được phân công
làm công tác chủ nhiệm và thầm cảm thấy may mắn, không chỉ tôi mà một số
thầy cô trẻ khác cũng có cùng suy nghĩ như vậy. Nhưng rồi cái gì đến cũng đến
sau vài ba năm chỉ làm công tác dảng dạy tôi được ban giám hiệu tin tưởng giao
cho chủ nhiệm lớp 10A8. Lớp 10A8 khóa sinh năm 1995 với khoảng 40 học
sinh cùng những cá tính khác nhau có những hoàn cảnh khác nhau và thầy chủ
nhiệm thấp bé với đầy hoài bão ước mơ những cũng vô cùng nguyên tắc. Tôi đã
vận dụng những kiến thức học được ở trường sư phạm áp dúng vào việc chủ
nhiệm lớp sát sao chăm lo cho đứa con tinh thần của mình. Song với tính cách
thẳng thắn và làm việc nguyên tắc rõ ràng một là một hai là hai của tôi. Tập thể
lớp tôi có kết quả hai mặt chưa được tốt. Khi kết thúc năm học do bộ môn còn
thiếu giáo viên nên tôi không được phân công chủ nhiệm nữa, thời điểm đó tôi
khá buồn vì mình còn có kế hoạch cho các con lớp 11 và 12 chưa thực hiện
được.
Trong năm học 2020 – 2021 tôi được ban giám hiệu giao nhiệm vụ chủ
nhiệm lớp 10A8 các con sinh năm 2005 với sự trùng hợp bất ngờ vẫn 10A8
cùng năm sinh cách nhau 10 năm và với ấp ủ còn chưa thực hiện của năm đó tôi
sẽ thực hiện ở lớp tôi chủ nhiệm hiện tại của mình vì vậy tôi tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10
m có 4 năm học đã quen thuộc với trường với lớp với thầy cô giáo. Nên việc tạo cho các em có cái nhìn thân thiện được yêu thương khi lần đầu tiên bước vào 5 môi trường mới là điều vô cùng quan trọng từ đó giáo viên chủ nhiệm sẽ có định hướng để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm hợp lý. Để tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi với các em học sinh tôi thiết nghĩ người giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng hình tượng không chỉ là một người thầy cho các em kiến thức về văn hóa mà còn phải là một “người bạn đáng tin cậy” để các em giãi bày tâm sự những điều khó chia sẻ. Chính vì vậy, bản thân tôi trong những giờ giải lao giữa giờ, nhiều khi tôi cũng ghé lớp trao đổi công việc hay trò chuyện với các em, cũng có khi tôi dành chút ít thời gian đó để làm sáng tỏ thêm những điều mà các em còn băn khoăn. Đối với những hoạt động phong trào của lớp như văn nghệ, báo tường, tôi cũng thường xuyên đến động viên, đôn đốc các em hoặc tham gia cùng các em. Khi có những sự việc xảy ra liên quan đến một số học sinh cá biệt của mình tôi ngay tức khắc tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết, luôn tạo được tâm thế mình nhưng một người cha của học sinh sẽ bảo vệ che chở các em ấy khi các em ấy gặp khó khắn. Từ đó các em cũng có cái nhìn thân thiện yêu quý giáo viên chủ nhiệm hơn. Bên cạnh đó phụ huynh học sinh thông qua con em mình cũng cảm nhận được cái tâm của người thầy tạo hiệu ứng tốt đẹp để quả trình chủ nhiệm trong năm học đạt được kết quả cao hơn về nhiều mặt. Đối với những học sinh ý thức học tập và rèn luyện chưa tốt, những em vi phạm nội quy của lớp, của trường hay những em ham chơi, vướng vào các tệ nạn xã hội tôi phải tìm hiểu nguyên nhân nắm bắt rõ tình hình và gặp gỡ trao đổi riêng với các em để tránh ảnh hưởng đến tâm lí sợ bị nhiều người biết bởi đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi phức tạp trong suy nghĩ cũng như hành động. Thông qua việc tiếp xúc, quan tâm học sinh, tôi có điều kiện hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng, những hành vi vi phạm của các em. Từ đó có biện pháp giáo dục hợp lí và hiệu quả. Việc quan tâm của giáo viên chủ nhiệm cũng có tác động ngược lại từ phía học sinh. Đó là tạo niềm tin, sự thương yêu của các em đối với mình. Các em coi giáo viên chủ nhiệm lớp như “người cha thứ hai”, là chỗ dựa tinh thần để các em phấn đấu. Từ tình thương yêu, các em trở nên biết nghe lời, tôn trọng giáo viên chủ nhiệm và phấn đấu học tập, rèn luyện để không phụ lòng thầy cô. 1.2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là vô cùng quan trọng nó đóng vai trò như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tập thể lớp, để mọi hoạt động được xuyên suốt và nhất quan không gián đoạn trong một năm học. Vì vậy, Để đạt kết quả cao trong công tác chủ nhiệm, một trong những điều kiện hết sức quan trọng là giáo viên chủ nhiệm phải làm việc theo kế hoạch có tính khoa học. Kế hoạch 6 phải được xây dựng bám sát với kế hoạch của nhà trường và nó phải được xây dựng một cách chi tiết theo từng đợt thi đua từng tháng, từng tuần. Dưới đây là ví dụ về kế hoạch trong tháng 2 – 2021 của tôi. Ví dụ trong tháng 2 - năm học 2020– 2021: Tuần Nội dung Biện pháp Kết quả 1 Từ 1/2 đến 6/2 - Tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19. - Đôn việc thực hiện an toàn khi tham gia giao thông. - Theo dõi sát sao từng học sinh. - Lập nhóm zalo gồm phụ huynh, ban giám hiệu, các thầy cô bộ môn để chuẩn bị dạy zoom. - Phổ biến nội quy học zoom đến học sinh và phụ huynh. - Kết hợp với phụ huynh đôn đốc nhắc nhở học sinh tham gia đầy đủ nghiêm túc việc học online để học zoom được hiệu quả. - Đánh giá, xếp loại về học tập và hạnh kiểm của các em trong tuần. - Liên lạc với gia đình học sinh thông báo kết quả 2 mặt: học tập và rèn luyện của từng học sinh - Thực hiện hướng dẫn của bộ y tế: thực hiện 5k - Thường xuyên theo dõi và nhắc nhở việc thực hiện an toàn giao thông như cam kết đã kí ở đầu năm. - GVCN cùng ban cán sự lớp thường xuyên theo dõi nhắc nhở các tổ viên thông qua nhóm zalo của ban cán sự, của lớp và phụ huynh. - Thông qua nhóm zalo phổ biến nội quy học zoom. Lập kế hoạch học zoom cụ thể của từng buổi học và thông báo trên zalo lớp. - Thông báo thời khóa biểu ngày từ hôm trước. Nhắc lại lịch học cụ thể các môn 30 phút trước giờ học, nhắc nhở giáo viên dạy. - Có những hình thức động viên khen thưởng với những học sinh có ý thức tốt nghiêm túc học và nhắc nhở kịp thời đối với học sinh vi phạm nội quy. - Nắm bắt rõ tình hình của từng học sinh để có thông tin chính xác nhất tới từng phụ huynh học sinh. - Không có học sinh và phụ huynh đi về từ vùng dịch. - Nhìn chung các em đều có ý thức thực hiện tốt. - Phụ huynh nhìn chung ủng hộ, hợp tác tốt và chuẩn bị tinh thần học zoom - Các em tham gia gần như đầy đủ các buổi học zoom vẫn còn một số bạn vào muộn một số tiết. - Phụ huynh nắm bắt được tình hình của con em mình để cùng kết hợp với giáo viên chủ nhiệm trong 7 thông qua nhóm zalo. việc giáo dục các em. 2 Từ 8/2 đến 13/2 - Tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19. - Tiếp tục duy việc thực hiện an toàn giao thông khi tham gia giao thông. - Nghiêm cấm việc sử dụng chất cháy nổ như pháp. - Nhắc nhở các em vui chơi an toàn trong dịp nghỉ tết nguyên đán. - Nghỉ tết nhưng không quên ôn tập kiến thức. - Giúp đỡ bố mẹ trong những ngày nghỉ tết. - Thực hiện 5K theo hướng dẫn bộ y tế. - Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở tuyên truyền việc thực hiện an toàn giao thông với học sinh. - Nghiêm cấm lưu hành, sản xuất và sử dụng chất gây nổ. - Nhắc nhở việc uống rượu, bia, chất có cồn trong dịp nghỉ tết. - Đôn đốc việc học tập, nhờ các thầy cô bộ môn giao bài tập để các em ôn tập trong thời gian nghỉ. - Mỗi bạn kể một việc mà mình thường làm hày ngày để giúp đỡ bố mẹ - Thực hiện tốt 5K của bộ y tế. - Các em đều có ý thức thực hiện tốt. - Phụ huynh rất đồng tình và cùng nhắc nhở con em mình. - Đa số các em làm bài tập mà các thầy cô giao cho. - Một số em giúp đỡ bố mẹ bán hàng. 3 Từ 15/2 đến 20/2 - Tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19. - Tiếp tục học zoom tuần 2 theo thời kháo biểu nhà trường Phát huy hơn nữa ý thức kỷ luật và ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện của các em. - Bình xét thi đua hạnh kiểm của học sinh trong tuần. - Thông báo, nhận - Thực hiện 5K của bộ y tế trong phòng chống dịch. - Đôn đốc các em thực hiện nghiêm túc việc học zoom. - Giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự sát sao từng biết học và báo cáo lại với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp nhắc nhở kịp thời. - Tuyên dương, động viên những học sinh có thành tích và nhắc nhở động viên đối với những học sinh vi phạm nội quy. - Giáo viên chủ nhiệm - Phụ huynh và học sinh thực hiện tốt. - Đa số học sinh học tập tốt, sôi nổi phát biểu. Nhiều học sinh bỏ tiết như Mạnh, Trần Hưng, Minh . - Từ kết quả học tập một số em học 8 xét cụ thể với phụ huynh học sinh về kết quả học tập và rèn luyện của từng em thông qua sổ liên lạc điện tử. thống kê lại tình hình học tập trong ngày trong tuần thông báo với phụ huynh và các em học sinh. Nhận xét, đánh giá ý thức học tập và rèn luyện của các em với gia đình học sinh để có hướng giải quyết phù hợp. sinh cũng đã thể hiện sự cố gắng của mình. 4 Từ 22/2 đến 27/2 - Tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19. - Yêu cầu các em tiếp tục thực hiện tốt nội quy mà lớp và nhà trường đã đề ra. - Tổng kết kết quả của phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. - Thông báo kết quả học tập, rèn luyện của các em trong tháng qua sổ liên lạc điện tử - Thực hiện 5K của bộ y tế. - Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp theo dõi sát sao, kịp thời nhắc nhở học sinh thực hiện tốt mọi nề nếp. - Khen thưởng những học sinh ngoan, có thành tích và kỉ luật những học sinh vi phạm nội quy của lớp, trường. - Thực hiện tốt 5K. - Lớp có 91% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, 3% là hạnh kiểm khá, 6% trung bình. - Là một tập thể lớp đoàn kết luôn yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. 1.3. Xây dựng nề nếp học sinh: Để tập thể lớp hoạt động một cách khoa học, kỷ luật, công bằng, đoàn kết luôn giúp đỡ nhau trong học tập cùng tiến bộ thì lớp phải có nội quy khoa học, phù hợp với tình hình của lớp học. Để xây dựng một nội quy phù hợp, hiệu quả đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu tình hình thực tế, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi học sinh dựa trên mục tiêu phấn đấu mà kế hoạch đã đề ra, dựa trên tình hình thực tế về năng lực, phẩm chất của học sinh trong lớp. Nề nếp chính là nền tảng và những thói quen của mỗi học sinh khi đến trường. Để có một bản nội quy phù hợp, hiệu quả, bản thân tôi đã thực hiện một số việc như sau: - Tìm hiểu nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh. Để quản lý, giáo dục tốt các em học sinh của lớp chủ nhiệm, việc đầu tiên tôi làm là tìm hiểu, nắm bắt rõ về hoàn cảnh gia đình thông qua học bạ và phiếu 9 điều tra thông tin học sinh. Một điều quan trọng là lấy số điện thoại của phụ huynh học sinh để tiện liên hệ trao đổi thông tin kịp thời. - Tìm hiểu nắm bắt học lực và hạnh kiểm từng học sinh. Để tìm hiểu nắm bắt được học lực và hạnh kiểm từng học sinh, tôi thu thập thông tin thông qua học bạ, thông qua điểm đầu vào lớp 10 của học sinh. Thu thập số điện thoại của học sinh dùng điện thoại di động. - Thành lập ban cán sự lớp. Với một giáo viên ở xa trường như tôi thì ban cán sự là vô cùng quan trọng các em đó là cánh tay nối dài giúp tôi trong việc thực hiện nề nếp của lớp học để duy trì kỉ luật, trật tự lớp cũng như thúc đẩy phong trào thi đua của lớp, nâng cao chất lượng học tập của từng học sinh. Việc xây dựng một đội ngũ ban cán sự lớp có năng lực sẽ giúp lớp được đi vào nền nếp sớm ổn định từ đầu năm. Tôi cũng chấp nhận một đến hai tháng đầu lớp sẽ có sáo trộn về ban cán sự, trong quá trình tiếp xúc học sinh tôi động viên một em học sinh ít hợp tác nhất làm lớp trưởng với mục đích để em có trách nhiệm với bản thân và với lớp hơn cũng đồng thời em luôn được giáo viên bộ môn gọi báo cáo sỹ số khi đó em nghỉ là các giáo viên sẽ phản ánh lại từ đó thúc đấy ý thức tránh nhiệm của bạn đó. Sau một thời gian quan sát ban cán sự lâm thời và tập thể lớp tôi đã có cái nhìn đầy đủ hơn và thành lập được một ban cán sự mới hoạt động tốt hơn. Sau đó tôi phân công cụ thể với trách nhiệm rõ ràng, người nào việc đó và tôi luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em khi có sự việc. - Xây dựng nội quy, quy định của lớp. Để việc thực hiện nội quy nhà trường được tốt cần xây dựng nội quy lớp phù hợp với những quy định của trường đồng thời cũng cần phù hợp với tình hình thực tế của lớp học. Và tôi luôn tôn trọng quyền lựa chọn, sự quyết định của học sinh trong phạm vi cho phép, cùng các em xây dựng nội quy của lớp như một bản “khế ước xã hội”. Đồng thời cũng tham khảo quy định của các lớp khác để học tập những điểm hay, điểm mới mà phù hợp với tập thể lớp mình. Sau khi cùng các em xây dựng xong nội quy của lớp, tôi đã phổ biến trước lớp cho tất cả học sinh đều biết và thống nhất thực hiện. Như vậy các em sẽ tự giác thực hiện vì nội quy đó do chính các em đưa ra. - Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm hàng tuần. Việc đánh giá thi đua và xếp hạnh kiểm học sinh không phải dễ dàng. Không thể dựa vào cảm tính hoặc tình cảm cá nhân để áp đặt. Điều đó sẽ gây tâm lí bất mãn cho học sinh vì thầy cô đối xử và hành động thiên vị, không công bằng. Đánh giá học sinh cả về thi đua lẫn đạo đức cũng là một quá trình đòi hỏi 10 giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm, theo dõi học sinh thông qua nhiều “kênh” khác nhau. Từ đó mới có những quyết định xác đáng, khiến học sinh nể phục. Hàng tuần nếu học sinh hực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường chấp hành tốt các quy định của pháp luật, gương mẫu không vi phạm các quy định của lớp của trường được hành kiểm tốt. Tùy vào mức độ thực hiện nội quy và ý thức kỷ luật được xếp loại hạnh kiểm tương ứng: khá, trung bình, yếu. Ứng dụng công nghệ thông tin để việc quản lý nề nếp học sinh được chính xác, khoa học, kịp thời và công bằng nhất đối với học sinh cũng như thông báo kịp thời đến với phụ huynh học sinh nhằm thúc đẩy các con hoàn thiện hơn. Hình ảnh 2: Bảng theo dõi nền nếp học sinh bằng Excel - Cần có những biện pháp giáo dục kịp thời, khen thưởng, xử phạt hợp lí. Để có những hình thức giáo dục kịp thời cần phải xử lý vi phạm ngay tức thời, khen thưởng đúng lúc để tạo thói quen, động lực cho học sinh. Đây là một việc làm rất hữu ích, có hiệu quả cao. Nếu giáo viên không xử lý ngay vi phạm mà để đến tiết sinh hoạt lớp khi đó, có rất nhiều học sinh, nhiều vi phạm sẽ phải giải quyết. Cho nên, việc xử lí sẽ bị xem nhẹ theo thời gian, nhiều khi không cặn kẽ, hợp tình, thiếu tính thuyết phục. Bởi vậy, khi nắm bắt được vi phạm của học sinh thông qua cán sự lớp, thầy cô bộ môn, đoàn thanh niên và bản thân tôi theo dõi. Tôi bố trí thời gian làm việc trực tiếp với học sinh để tìm hiểu nguyên nhân vi phạm, cách thức xử lí đối với từng trường hợp. Do chỉ có một hoặc vài học sinh cần được xử lí nên tôi có thời gian để lắng nghe giải trình của các em, hiểu được tâm lí của các em và cũng có thời gian động viên, thuyết phục hoặc nghĩ ra những biện pháp xử lí hợp tình nhất. Đồng thời cha mẹ học sinh thấy được cách làm việc dứt khoát của giáo viên họ cũng có trách nhiệm hơn và phải sắp xếp được công việc cùng giải quyết vấn đề liên quan đến con em mình. Chính nhờ việc giải quyết kịp thời như vậy đã có tác dụng rất lớn trong việc đưa ra những cách giải quyết hợp tình, có tác dụng thuyết phục học sinh. Từ đó các em nghe 11 theo và sửa chữa. Đặc biệt, việc vi phạm tới đâu, giải quyết tới đó còn có tác dụng răn đe đối với những học sinh khác, ngăn chặn được những hành vi vi phạm theo kiểu theo hùa. Trong công tác chủ nhiệm, để duy trì một tập thể lớp vững mạnh, cần phải có những biện pháp khen thưởng, kỉ luật hợp lí và với mỗi đối tượng học sinh vi phạm tôi lại có cách sử lí khác nhau. - Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp(tiết 2 ngày thứ 2 hàng tuần). Giờ sinh hoạt lớp rất quan trọng. Thông qua buổi sinh hoạt lớp giúp các em nhận ra ưu khuyết điểm của mình để phát huy và khắc phục. Đây là một hoạt động tập thể, giúp các em có thể trao đổi tâm tư tình cảm, nói lên quan điểm ý kiến của mình. Đây là dịp để học sinh làm quen với nhiều hoạt động khác khau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Bên cạnh đó tạo cho các em sự gần gũi, gắn bó, đoàn kết hơn. 1.4. Phối kết hợp với các tổ chức và lực lượng giáo dục khác. - Phối hợp với các giáo viên bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm chỉ lên lớp ở tiết dạy của mình và một số tiết sinh hoạt lớp. Thế nên sẽ không thể nào nắm bắt cụ thể về tình hình học tập cũng như thái độ, hành động của học sinh lớp mình trong các tiết học khác (thông thường học sinh sợ giáo viên chủ nhiệm nên trong tiết của họ, các em thường tỏ ra ngoan ngoãn, biết nghe lời). Bởi vậy, ngoài việc lắng nghe phản hồi từ cán sự lớp, tôi rất quan tâm tới ý kiến và đóng góp của giáo viên bộ môn. Việc phối hợp với các giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng nhằm nắm được những thông tin cần thiết về lớp, đặc biệt là những vi phạm, những em học yếu. Mặt khác có những em học sinh thích học môn này, lại không thích môn kia vì những lý do khác nhau. Chính vì thế, tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ các giáo viên bộ môn để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có thể có kết quả học tập, rèn luyện thái độ, tác phong tốt hơn. Từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn, có những điều chỉnh theo chiều hướng tiến bộ về hành vi, đạo đức của mình. Hơn nữa thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ môn trong trường để phát hiện về năng khiếu, sở thích cũng như những hạn chế của từng học sinh để từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn. - Phối hợp với đoàn trường. Vai trò của đoàn trường ở cấp trung học phổ thông cũng không kém phần quan trọng, ảnh hưởng tới việc rèn luyện đạo đức, tác phong của học sinh. Đoàn trường chính là bộ phận hỗ trợ cho Nhà trường cũng như giáo viên chủ nhiệm quản lí toàn diện về tư cách, ứng xử, hành động của học sinh. Từ những thông tin đoàn trường cung cấp giáo viên có biện pháp kịp thời để nhắc nhở, đôn đốc, 12 uốn nắm học sinh của mình thực hiện tốt nề nếp của lớp của trường đã đề ra. Hàng tuần vào tiết một của thứ 2 ban giám hiệu cùng đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm đều họp trao đổi về tình hình của tuần đã qua từ đó tôi năm thêm đươc thông tin liên quan đến học sinh lớp mình cũng như những kế hoạch của tuần tiếp theo mà ban giáo hiệu thông báo. Từ đó sẽ chủ động được công việc hơn và bổ xung thêm vào kế hoạch chủ nhiệm để thêm đầy đủ. - Phối hợp với cha mẹ học sinh. Phần lớn thời gian học sinh ở gia đình cho nên vai trò của cha mẹ cũng không kém phần quan trọng. Có nhiều phụ huynh chưa hiểu thấu vấn đề, đổ lỗi cho sự quản lí của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm là yếu kém. Song thực chất, nếu họ không quan tâm đến con em, mải mê làm ăn thì sẽ dẫn tới sự sa sút cả về học tập lẫn đạo đức của học sinh. Khi đặt mình vào vị trí của phụ huynh bản thân tôi luôn trăn trở và nghĩ họ mong muốn gì ở giáo viên chủ nhiệm, ở nhà trường? Chính vì thế Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để có biện pháp giúp các em tránh được những ảnh hưởng xấu từ xã hội khiến việc học tập và rèn luyện của các em đi xuống. Liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh của lớp sẽ giúp cho chủ nhiệm nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu của các học sinh cũng như các thói quen, sở thích và tính cách của từng học sinh. Một khi hiểu rõ học sinh của mình hơn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp học sinh của mình chuyên cần hơn trong việc học tập cũng như duy trì tính chuyên cần của các em. Đồng thời giáo viên cũng trao đổi thêm tình hình của con em mình ở trường cho phụ huynh để phụ huynh có hành động nhắc nhở hoặc khen ngợi kịp thời con em mình. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra mục tiêu trong năm của lớp hướng đến điều căn bản nhất các con đi học và được học. Bản thân tôi luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, những góp ý chân thành của họ và những tâm sự của họ về con em của mình. Từ đó có thể có những biện pháp tốt hơn để quản lí, giáo dục các em. Hàng tuần, tôi đều nhận xét đánh giá kết quả học tập cũng như rèn luyện của các em qua kênh liên lạc là zalo của lớp. Và tất nhiên điều không thể thiếu trong cuộc họp phụ huynh đầu tiên của lớp là xin số điện thoại của các phụ huynh để lập một kênh liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. - Phối hợp với ban giám hiệu. Ban giám hiệu nhà trường là bộ não, trung tâm điều kiển mọi hoạt động của nhà trường; nơi quy tụ những người có năng lực, kinh nghiệm thao lược định hướng cho các hoạt động của nhà trường trở nên vững mạnh hơn. Vì vậy 13 giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên trao đổi với ban giám hiệu về những biến động của lớp hàng tuần hàng tháng để có được những tư vấn, chỉ đạo kịp thời từ đội ngũ lãnh đạo; từ đó giúp việc quản lý nền nếp lớp học được đúng xu thế, khoa học hơn, tránh tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược. 1.5. Lồng ghép các hoạt động trải nghiệm để xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh. - Các hoạt động trải nghiệm luôn tạo hứng thú cho học sinh giúp học sinh giải tỏa căng thẳng cũng như giúp các em gần gũi nhau và đoàn kết hơn. - Bên cạnh
Tài liệu đính kèm: