Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN :

Hiện nay, công tác giáo dục học sinh khuyết tật rất được các ban ngành địa

phương quan tâm, giúp đỡ như: nhanh chóng làm các thủ tục, hồ sơ cho học sinh

khuyết tật, hỗ trợ tiền hàng tháng hay tổ chức các buổi khám chữa bệnh miễn phí. Về

phía trường Tiểu học, ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao đến công tác

chuyên môn hỗ trợ giáo viên trong việc giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập.

Một số giáo viên chủ nhiệm ngày càng thể hiện vai trò trách nhiệm cao hơn, tận tụy,

yêu thương học sinh khuyết tật, tâm huyết với công tác giáo dục hòa nhập cho học

sinh khuyết tật; thường xuyên tự học, tự rèn luyện và sáng tạo góp phần nâng cao

chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật của nhà trường hàng năm. Bên cạnh

đó một số phụ huynh thể hiện sự quan tâm con em khuyết tật học hòa nhập, luôn ủng

hộ giáo viên trong các hoạt động giáo dục.Thuận lợi là vậy nhưng giáo dục học sinh khuyết tật là một việc làm vô vàn khó

khăn đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có tấm lòng yêu thương học sinh, kiên trì,

nhẫn lại mới có thể làm được. Bởi hầu hết học sinh khuyết tật khá tự do trong sinh

hoạt hàng ngày, một số học sinh bướng bỉnh, lì lợm, thậm chí tỏ thái độ bất hợp tác.

Do tình trạng khuyết tật của bản thân mà các em được người thân chiều chuộng với

tâm lí muốn bù đắp những thiệt thòi cho các em hoặc một số cha mẹ tỏ ra chán nản

với con, mặc kệ không muốn giáo dục các hành vi hàng ngày của con. Người giáo

viên không chỉ dạy cho các học sinh khuyết tật về kiến thức, kĩ năng sống mà còn

phải cải thiện tình trạng khuyết tật của các em giúp các em hòa nhập với cuộc sống

xung quanh.

pdf 34 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 3574Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết tật. 
 Ngay từ đầu năm, tôi tìm hiểu, xác định đối tượng khuyết tật học hòa nhập 
trong lớp mình phụ trách. Đó là khuyết tật gì? Mức độ khuyết tật ra sao? Những 
mặt nào còn hạn chế và những mặt nào cần giúp đỡ để phát triển hơn và một số 
thông tin về gia đình. Sau khi tìm hiểu và nắm được học sinh khuyết tật trong lớp 
tôi yêu cầu phụ huynh học sinh điền các thông tin cần thiết vào phiếu sau: 
A. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC SINH 
Họ và tên: ....................................................................................... Nam/Nữ: ..................... 
Sinh ngày...tháng...năm .. – Nơi sinh: ............................................. 
Địa chỉ cư trú của học sinh: ....................................................................................... 
Số điện thoại: - Số ĐT nhà.....................................Di động (cha/mẹ) ......................... 
Là con thứ :../trong số.. anh chị em ruột trong gia đình. 
Dạng khuyết tật : ................................................................................................................... 
Nguyên nhân:................................................................................................................ 
Mức độ khuyết tật: Nặng  Nhẹ  
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
9 
Học sinh đã được khám chuyên khoa chưa? Chưa  Có - Khi nào? .................. 
Học sinh đã được tham gia chương trình Can thiệp sớm: Không  Có  
Lúc...tuổi 
Trẻ Học sinh thích chơi với bạn nào trong lớp nhất? ..................................................... 
Học sinh thích làm gì nhất? ................................................................................................ 
B. GIA ĐÌNH 
Họ và tên cha: ........................................................... Nghề nghiệp: ................................... 
Họ và tên mẹ : .......................................................... Nghề nghiệp: ................................... 
Họ tên đơn vị hay người nuôi dưỡng (nếu có) ................................................................ 
Hoàn cảnh kinh tế: Khá  Trung bình  Nghèo  
Gia đình có ai bị khuyết tật không? Không  Có  Cụ thể .............................. 
 .................................................................................................................................................. 
Ai thường xuyên chăm sóc học sinh: 
Ông  Bà  Cha  Mẹ  Anh  Chị  Em  Khác........... 
Ai có thể tham gia giáo dục học sinh: 
Ông  Bà  Cha  Mẹ  Anh  Chị  Em  Khác........... 
 Sau khi có các thông tin cần thiết tôi tìm hiểu lại các thông tin trên từ đó tôi 
phân loại học sinh đó thuộc các dạng học sinh khuyết tật gì? Mức độ nào? 
Nguyên nhân khuyết tật? Để từ đó có các giải pháp thích hợp nhất với mỗi trường 
hợp. 
Các dạng khuyết tật: 
+ Khuyết tật vận động. 
+ Khuyết tật nghe, nói. 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
10 
+ Khuyết tật nhìn. 
+ Khuyết tật thần kinh, tâm thần. 
+ Khuyết tật trí tuệ. 
+ Khuyết tật khác. 
- Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây: 
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể 
tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; 
+ Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực 
hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. 
+ Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp trên. 
- Nguyên nhân: 
+ Các nguyên nhân trước sinh: 
• Do di truyền: Bệnh về gene, nhiễm sắc thể 
• Do mắc phải: Các bệnh nhiễm trùng bẩm sinh: Rubellva, 
• Do độc chất: Nghiện rượu, thuốc lá, thuốc phiện, thuốc điều trị bệnh 
• Mẹ bị suy dinh dưỡng, bệnh nặng ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bị trầm 
cảm hoặc tâm bệnh 
+ Các nguyên nhân sau sinh: Chấn thương sọ não, các chấn thương hoặc tai 
nạn khác, viêm não màng não 
Ví dụ: Ngay từ đầu năm học tôi đã điều tra tình trạng khuyết tật của các học 
sinh sau: 
+ Năm học 2016 – 2017: Em Trần Bá Thành Đạt. Khuyết tật nghe, nói bẩm 
sinh. Em không thể nói từ nhỏ do em bị khiếm thính. Năm em 4 tuổi gia 
đình cho em đi phẫu thuật cấy máy nghe ở đầu nên từ đó em bắt đầu học 
nói nhưng phát âm không chuẩn và em rất ngại giao tiếp bằng ngôn ngữ lời 
nói. 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
11 
+ Năm học 2018 – 2019: Em Trần Trung Hiếu. Khuyết tật trí tuệ sau sinh do 
di chứng bệnh viêm màng não mủ. 
Em Thành Đạt trong lớp học 
2.2. Giải pháp 2: Lập kế hoạch, biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng 
học sinh khuyết tật. 
 Sau khi đã tìm hiểu và phân loại đối thượng học sinh khuyết tật, tôi lập kế 
hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo 
dục cụ thể đảm bảo phù hợp, vừa sức đối với em. Đồng thời có nhật ký theo dõi 
hàng ngày với những tiến bộ, khó khăn mà học sinh đó gặp và cuối mỗi tháng tôi 
đánh giá kết quả rèn luyện của em đó ở quyển hồ sơ khuyết tật cá nhân để có 
những biện pháp giáo dục tốt hơn. Tôi đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá 
kết quả giáo dục mà mình đã và đang thực hiện, bằng cách hàng tháng tôi lập 
bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo với ban giám hiệu. Bảng 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
12 
theo dõi phải đánh giá chính xác quá trình phát triển của học sinh. Tôi thường 
xuyên quan sát theo dõi học sinh ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi 
quan sát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép đầy đủ 
từng nội dung, hiện tượng xảy ra trong hoạt động hàng ngày của học sinh để có 
biện pháp chăm sóc giáo dục em một cách tốt nhất. 
Ví dụ 1: Tôi lập bảng theo dõi hoạt động hàng ngày của em Thành Đạt tháng 9 
Ngày, tháng Nội dung hoạt động Biện pháp hỗ trợ Kết quả Biện pháp khắc 
phục 
5/9/2016 
6/9/2016 
15/9/2016 
17/9/2016 
23/9/2016 
-Tham gia lễ khai 
giảng. 
-Giới thiệu làm 
quen với các bạn 
trong lớp. 
- Học kĩ năng sắp 
xếp sách vở, đồ 
dùng học tập gọn 
gàng. 
- Luyện kĩ năng 
phát âm. 
- Tham gia các hoạt 
- Hướng dẫn 
học sinh. 
- Giáo viên và 
các bạn trong 
lớp làm mẫu. 
- Giáo viên 
hướng dẫn,cùng 
làm với học 
sinh. 
-Giáo viên 
hướng dẫn 
luyện phát âm 
đơn giản. 
- Giáo viên, ban 
- Học sinh tích 
cực tham gia. 
- Học sinh còn 
nhút nhát, chưa 
biết giới thiệu 
về bản thân. 
- Học sinh còn 
hay quên sắp 
xếp ngăn bàn 
gọn gàng và 
thao tác còn 
chậm. 
- Em đã nói 
được một số 
tiếng đơn giản. 
- Học sinh chưa 
-Giáo viên, các 
bạn trong lớp 
tạo sự thân 
thiện với học 
sinh. 
- Thường xuyên 
kiểm tra, nhắc 
nhở, hướng dẫn. 
-Duy trì luyện 
phát âm. 
-Tổ chức trò 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
13 
26/9/2016 
động trò chơi học 
tập. 
-Tham gia các hoạt 
động tập thể. 
cán sự lớp kèm 
cặp, giúp đỡ. 
-Khuyến khích, 
động viên, 
khích lệ . 
chịu hợp tác với 
bạn bè. 
- Học sinh chưa 
tích cực tham 
gia với bạn. 
chơi học tập 
tăng cường hợp 
tác nhóm. 
-Tổ chức các 
hoạt động ngoài 
giờ lên lớp để 
tạo sự đoàn kết. 
Ví dụ 2: Tôi thường xuyên cập nhập hồ sơ cá nhân của học sinh: 
Hồ sơ cá nhân của em Thành Đạt 
3.3. Giải pháp 3: Đơn giản hóa kiến thức, kĩ năng phù hợp đối với mỗi cá 
nhân học sinh khuyết tật. 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
14 
 Đa phần học sinh khuyết tật có nhận thức và kĩ năng thấp hơn so với học sinh 
trong lớp vì vậy mục tiêu, nội dung chương trình của học sinh khuyết tật phải đơn 
giản hơn các học sinh khác. Học sinh khuyết tật vẫn ngồi học bình thường trong 
lớp với các học sinh khác song mỗi học sinh khuyết tật có mục tiêu và một khối 
lượng công việc theo đúng khả năng của mình. Dù cho mỗi em hoàn thành công 
việc học tập của mình ở mức độ nào đi chăng nữa cũng ít hoặc không liên quan 
đến chương trình học tập của những bạn khác và không ảnh hưởng đến kết quả 
học tập chung của cả lớp. Ngoài việc giao cho học sinh khuyết tật làm những 
việc phù hợp với khả năng thì tôi chia những công việc đó làm nhiều bước nhỏ và 
hướng dẫn các em cụ thể trong các hoạt động, thao tác, tình huống và yêu cầu các 
em thực hành nhiều lần. 
 Ngay cả khi giao tiếp với học sinh khuyết tật tôi cũng sử dụng các biện pháp 
sau: 
- Sử dụng câu ngắn, rõ ràng, đơn giản. 
- Không đưa ra dồn dập nhiều quá thông tin trong cùng một thời điểm. 
- Sử dụng các phương thức giao tiếp thay thế và tăng cường. Ví dụ như sử 
dụng lời nói kết hợp với ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ hay ngôn ngữ kí hiệu. 
- Sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ giao tiếp như vật thật, mô hình, các 
loại tranh ảnh nhằm hình ảnh hoá thông tin. 
- Cung cấp vốn từ mới cho học sinh từ đơn giản đến trừu tượng. 
- Khuyến khích trẻ tự phát biểu bằng cách gợi mở, đặt ra những câu hỏi để 
trẻ trả lời, luôn động viên khen thưởng trẻ mỗi khi trẻ phát biểu ý kiến. 
Ví dụ: 
- Đối với môn Tiếng việt: Học viết âm mới 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
15 
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh cách phát âm âm mới. Tôi hướng dẫn kỹ 
cách mở khẩu hình miệng phát âm đúng. 
+ Bước 2: Tôi cho học sinh làm quen với chữ cái bằng nhựa để học sinh 
cầm, nắm nhận biết được cấu tạo chữ cái đó. 
+ Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết tỉ mỉ: Hướng dẫn cách đặt bút ở đâu, 
chữ cái đó có mấy nét, từng nét viết như thế nào sau đó cho học sinh tô 
nhiều lần chữ cái đó rồi mới tự viết. 
- Đối với môn Thủ công: 
 Học sinh chỉ cần bắt chước làm theo, việc đánh giá sản phẩm cũng dựa trên 
những gì em đã làm được đồng thời tăng cường khuyến khích, động viên các em. 
3.3 Giải pháp 4: Điều chỉnh trong dạy học sinh khuyết tật học hòa nhập 
 Điều chỉnh được hiểu là: Thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp, 
phương tiện, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả dạy học phù hợp với nhu cầu, 
khả năng và hứng thú nhằm phát triển đến mức tối đa tiềm năng và năng lực của 
học sinh. 
 Đối với học sinh khuyết tật học tập, sự điều chỉnh là rất cần thiết. Tùy theo khả 
năng nhận thức và mức độ khó khăn của học sinh mà giáo viên lựa chọn cách 
thức điều chỉnh. 
 Cơ sở để điều chỉnh dựa trên những tiêu chí sau: 
+ Khả năng và nhu cầu của học sinh. 
+ Mục tiêu nội dung dạy học được quy định trong chương trình. 
+ Điều kiện thực tế của nhà trường. 
 Các điều chỉnh phải đạt được yêu cầu sau: 
+ Các điều chỉnh đều được thực hiện trên bản kế hoạch giáo dục cá nhân của học 
sinh. 
+ Nội dung dạy học cần điều chỉnh không được xây dựng riêng rẽ mà dựa trên nội 
dung dạy học của môn học và chuẩn kiến thức kĩ năng môn học đó. 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
16 
+ Việc điều chỉnh phải thích ứng với trình độ nhận thức, khả năng học tập của 
học sinh. 
+ Điều chỉnh được tiến hành từ mục tiêu, kiến thức, kĩ năng và đánh giá kết quả 
học tập của các em, cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện về cơ sở vật chất, 
đồ dùng và phương tiện dạy học. 
 Các phương pháp điều chỉnh: 
+ Đồng loạt: Giáo viên thay đổi hình thức học tập của lớp, với sự hỗ trợ nhất định 
từ giáo viên và bạn bè, trẻ có nhu cầu đặc biệt có thể tham gia hoạt động như các 
bạn. 
+ Đa trình độ: Học sinh có nhu cầu đặc biệt sẽ tham gia cùng một hoạt động, với 
mục tiêu chung nhưng mức độ yêu cầu khác với những bạn khác. 
+ Trùng lặp giáo án: Học sinh có nhu cầu đặc biệt tham gia trong cùng hoạt động 
bài học nhưng theo đuổi mục tiêu học tập khác với mục tiêu chung cả lớp. 
+ Thay thế: Học sinh có nhu cầu đặc biệt thực hiện một hoạt động khác với các 
bạn trong lớp. 
 Các hình thức điều chỉnh: 
+ Điều chỉnh mục tiêu bài dạy 
+ Thay đổi nội dung và yêu cầu bài giảng 
+ Thay đổi hình thức hoạt động của học sinh 
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên 
+ Thay đổi cách giao nhiệm vụ và bài tập 
+ Cần thay đổi cách hướng dẫn, trợ giúp 
- Thay đổi phong cách giảng dạy của giáo viên 
- Thay đổi hình thức, phương tiện hỗ trợ giảng dạy 
- Thay đổi các yếu tố của môi trường lớp học 
- Thay đổi hình thức đánh giá 
 2.5. Giải pháp 5: Phát huy tối đa những ưu điểm của học sinh khuyết tật. 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
17 
 Mỗi học sinh khuyết tật có những đặc điểm riêng về năng lực và nhu cầu. 
Người giáo viên cần phải hiểu được những đặc điểm riêng đó. Trong quá trình 
dạy học sinh khuyết tật để có phương pháp dạy học tốt nhất thì phải nắm vững và 
hiểu biết sâu sắc những đặc điểm về trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm và hành 
vi của cá nhân học sinh, điểm mạnh và hạn chế, những kiến thức, kỹ năng, kinh 
nghiệm đã có của học sinh. Tôi tận dụng và phát triển các thế mạnh của học sinh. 
Đầu tư phát triển các điểm mạnh mang lại hiệu quả cao hơn là đầu tư khắc phục 
các điểm yếu hơn nữa sẽ giúp học sinh tự tin vào bản thân và mạnh dạn hơn trong 
các hoạt động giáo dục. 
 Trên cơ sở đó, tôi thiết kế hàng loạt các hoạt động và xác định những tác động 
cần thiết, phù hợp đối với các em nhằm đạt được mục tiêu của tiết học. 
Ví dụ: Em Trung Hiếu là học sinh khuyết tật về trí tuệ. Em thích tìm hiểu thế 
giới động vật nên tôi luôn tạo điều kiện cho em phát huy sở thích của mình bằng 
cách tìm cho em các quyển sách phù hợp với sở thích đồng thời giáo dục các kĩ 
năng thông qua các con vật mà em tìm hiểu hay tạo sự gần gũi, thân mật với em 
qua các cuộc nói chuyện về chủ đề em yêu thích. 
 Em Trung Hiếu xem sách về động vật 
 Em Trung Hiếu có khả năng làm hoa giấy đẹp. Nhân các ngày lễ như ngày 8/3 
hay Tết cổ truyền tôi khuyến khích em làm bưu thiếp tặng người thân vừa kích 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
18 
thích niềm đam mê của em giúp em tự tin vào bản thân vừa giáo dục được tình 
yêu thương, biết ơn của em. 
Sản phẩm của em Trung Hiếu ( Hỗ trợ: Giáo viên chủ nhiệm) 
2.6. Giải pháp 6: Tạo môi trường thân thiện. 
 Việc tạo môi trường giáo dục thân thiện có vai trò rất quan trong trong quá 
trình phát triển toàn diện cho học sinh, đặc biệt là đối với học sinh khuyết tật. Khi 
có môi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho các em đồng thời 
giúp các em phát triển các tố chất, các năng lực tinh thần và thể chất. Hơn nữa đối 
với học sinh khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài. Không những 
bệnh tật, thiếu dinh dưỡng có thể gây tác hại lâu dài mà ngay cả những thiếu sót 
trong cách thức giáo dục, trong quan hệ tình cảm cũng dễ làm nảy sinh những 
chấn thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các em. Cho nên tạo 
môi trường thân thiện có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục hòa nhập. Bởi 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
19 
học sinh sẽ cảm nhận được tình yêu thương con người, sự gắn kết giữa bạn bè. 
Giúp các em dễ dàng hòa nhập với môi trường giáo dục cũng như cuộc sống gia 
đình và xã hội. Giáo dục học sinh khuyết tật phải phải phù hợp với đặc điểm tâm 
sinh lý và sở thích của các em, kiên quyết tránh mọi hình thức gò bó, áp đặt, 
mệnh lệnh làm căng thẳng, ức chế tâm lý các em. Giáo viên phải thường xuyên 
trò chuyện, âu yếm vỗ về các em, tạo cho các em tâm thế vui vẻ, thoải mái và tạo 
môi trường đẹp, thân thiện để các em được hòa nhập cùng với bạn bè, xây dựng 
nhóm bạn cùng chơi với các em. Giúp các em mạnh dạn, tự tin thích đến trường. 
Học sinh cả lớp vui chơi cùng nhau 
2.7. Giải pháp 7: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật học hòa 
nhập 
 Cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh học hòa nhập để các em sớm thích 
nghi với gia đình, nhà trường và xã hội. 
A. Giáo dục kĩ năng sống trong gia đình. 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
20 
 Nếu không hình thành cho học sinh thói quen thực hiện các công việc trong 
gia đình và khả năng tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân một cá nhân thì các em sẽ 
mãi lệ thuộc vào người khác. Tôi hướng dẫn và hỗ trợ học sinh có kĩ năng làm 
các công việc như: Lau bàn ghế, quét lớp, vệ sinh cá nhân, thu dọn đồ dùng học 
tập. Tôi thực hiện trong buổi làm vệ sinh thứ sáu hoặc thông qua dạy học bộ môn 
trên lớp, hoặc qua các buổi sinh hoạt tập thể. 
*Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh cách thực hiện, làm mẫu cho học sinh bắt 
chước. 
* Biện pháp 2: Cho học sinh thực hiện thao tác, theo dõi và uốn nắn, động viên 
khích lệ kịp thời khi học sinh đạt được những kết quả nhất định, không nên chê 
trách hay tức giận khi học sinh chưa thực hiện được thao tác. 
 * Biện pháp 3: Yêu cầu học sinh thực hiện một công việc cụ thể có sự giám sát 
chặt chẽ của người khác 
* Biện pháp 4: Cho học sinh thực hiện thường xuyên để tạo thói quen làm các 
công việc gia đình 
Em Trung Hiếu chăm sóc cây 
B. Giáo dục kĩ năng xã hội trong trường học: 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
21 
 Giáo dục kĩ năng sống trong trường học thường là giáo dục hiệu quả nhất, học 
sinh học hòa nhập phải thực hiện các kĩ năng cùng các bạn trong lớp như: Xếp 
hàng ra vào lớp, hoạt động tập thể theo các nội quy của nhà trường, thảo luận 
nhóm. 
* Biện pháp 1: Cho học sinh tham gia các trò chơi mang tính hợp tác nhóm bạn 
như trò chơi tiếp sức và giáo viên theo dõi xem học sinh có biết hợp tác với các 
bạn không, nếu học sinh không biết, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh tham 
gia. 
*Biện pháp 2: Thường xuyên cho học sinh tham gia các hoạt động nhóm trong 
học tập, khuyến khích học sinh tham gia thảo luận. Nếu học sinh ngần ngại không 
muốn chơi, cần động viên tham gia. 
* Biện pháp 3: Trong thời gian ra chơi, nhóm bạn rủ nhau cùng chơi và chia sẻ 
với học sinh trong các trò chơi và hoạt động 
* Biện pháp 4: Tạo ra các hoạt động theo chủ đề để lôi cuốn học sinh khuyết tật 
tham. Nếu học sinh rụt rè, e ngại thì động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp 
thời. 
Học sinh xếp hàng vào lớp. 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
22 
Học sinh tập thể dục đầu giờ. 
B. Giáo dục kĩ năng sống trong cộng đồng và ngoài xã hội 
 Mục đích cuối cùng của công tác giáo dục học sinh khuyết tật là giúp cho các 
em học sinh sống hoà nhập được vào cuộc sống cộng đồng. Vì vậy, dạy cho học 
sinh những kĩ năng sống thích ứng với những điều kiện và hoàn cảnh của môi 
trường xã hội là hết sức cần thiết. Nếu không quan tâm đến việc dạy cho sinh các 
kĩ năng này thì học sinh khuyết tật trí tuệ thực sự gặp khó khăn trong cuộc sống 
tại cộng đồng. 
* Biện pháp 1: Giải thích cho học sinh một cách đơn giản, dễ hiểu về sự cần thiết 
phải giữ gìn trật tự nơi công cộng, không được gào thét, làm ồn, phá rối. Đặc biệt 
cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu được nói tục là điều xấu, gây rối đánh bạn là 
điều rất xấu. 
* Biện pháp 2: Cho học sinh tham gia các hoạt động nơi công cộng như các buổi 
họp, buổi mít tinh, biểu diễn văn nghệ. Theo dõi các hoạt động của học sinh để 
kịp thời uốn nắn và động viên học sinh. 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
23 
* Biện pháp 3: Kể về tấm gương tốt một bạn mà học sinh biết. Bạn đó đã biết giữ 
trật tự nơi công cộng, không gào thét, gây rối hoặc không nói tục và cố gắng để 
học sinh biểu lộ cảm nhận của học sinh về hành vi tốt của người bạn đó. 
D. Giáo dục kĩ năng giao tiếp 
 Ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con 
người. Do sự tổn thất thực tế của não bộ dẫn đến các chức năng ngôn ngữ. Vốn từ 
của học sinh khuyết tật rất nghèo nàn. Đa số các em học sinh chậm nói, chậm 
hiểu ngôn ngữ nói của người khác. Khi học sinh nói với người khác thường gặp 
khó khăn để hiểu được ý muốn diễn đạt của học sinh. Vì vậy, học sinh khuyết tật 
hạn chế trong giao tiếp ứng xử. 
 Để khắc phục tình trạng trên, giáo viên và cha mẹ học sinh có vai trò vô cùng 
quan trọng trong việc phát triển khả năng ngôn ngữ giao tiếp, giao tiếp ứng xử 
của học sinh. 
Ví dụ: Rèn kĩ năng nói năng lễ phép, lịch sự 
Biện pháp 1: Cần giảng cho học sinh một cách đơn giản về việc cần nói lời lễ 
phép ơn. Dùng phương pháp làm mẫu để học sinh bắt chước và tạo thói quen. 
 Biện pháp 2: Cho học sinh chơi đóng vai cùng các bạn trong lớp có khách đến 
nhà, xin phép người lớn khi muốn đi ra ngoài chơi hay chào hỏi khi đi học, về 
học.. 
Biện pháp 3: Dạy cho học sinh biết nói lời lễ phép tại nơi em sống. 
Biện pháp 4: Kể cho học sinh nghe những mẩu chuyện thật ngắn về học sinh biết 
nói lời cảm ơn và xin lỗi. 
Sáng kiến công tác chủ nhiệm 
24 
Động viên em Thành Đạt khi em nói được từ giao tiếp đơn giản 
D. Giáo dục kĩ năng tham gia các hoạt động giáo dục 
 Thông qua các hoạt động 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.pdf