Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong Trường Mầm non - Nguyễn Thị Hiển

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong Trường Mầm non - Nguyễn Thị Hiển

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài.

Trẻ em hôm nay

Thế giới ngày mai.

Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Mọi trẻ em sinh ra đều

có quyền được chăm sóc, sinh trưởng và phát triển.

Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức

khỏe cho trẻ ở trường mầm non đã nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình,

xã hội. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ trọng tâm và giữ vị trí vô cùng

quan trọng trong trường Mầm Non, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhằm bảo vệ,

tăng cường sức khỏe cho trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể chất, trẻ

khỏe mạnh, thông minh.

Nhiệm vụ của trường mầm non là: “Tiếp nhận, chăm sóc và giáo dục trẻ

từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. Các bé khi đến trường, mọi sinh hoạt ban đầu

hoàn toàn nhờ vào cô giáo. Nhiều phụ huynh khi đưa con đến trường còn vô

cùng lo lắng, không biết các cô giáo mầm non có chăm sóc con mình được chu

đáo được hay không. Đặc biệt là với các bé biếng ăn các bậc cha mẹ không tránh

khỏi những băn khoăn trăn trở, đang giờ làm việc cũng tranh thủ đến xem con

có khóc không, ăn có được nhiều không?. Để các bậc cha mẹ yên tâm, chúng

tôi đã thực sự vừa là cô giáo, vừa là người mẹ hiền, dạy trẻ nói điều hay lẽ phải,

dỗ dành trẻ ăn hết xuất, cho các bé ngủ ngon giấc. Chúng tôi, những cô giáo, cô

nuôi mầm non chỉ ước mong làm sao nuôi cho các bé khoẻ, dạy cho các bé

ngoan, mở ra trước mắt các bé một thế giới đầy kỳ thú để các bé thoải mái tìm

tòi và khám phá, tạo cho trẻ các sân chơi để các bé có dịp trải nghiệm những gì

bé được cô dạy ở trường và cả những gì bé tự khám phá được.

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 2160Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong Trường Mầm non - Nguyễn Thị Hiển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân tôi đã được đào tạo qua lớp Cao Đẳng kỹ thuật nấu ăn nên có 
một số kiến thức cơ bản về nấu ăn, dinh dưỡng 
 3. Khó khăn: 
- Tổ nuôi còn chưa được trang bị những thiết bị dụng cụ hiện đại như: dụng 
cụ khử chất độc và làm sạch rau củ quả 
 5 | 1 6 
- Phụ huynh phần lớn làm nghề nông, tự do nên nhận thức còn hạn chế, 
kiến thức chăm sóc trẻ theo khoa học hầu như không có, chưa hiểu hết được 
công việc của nhân viên, coi nhẹ việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 
- Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi đầu năm học 3% trẻ thấp còi 7% . 
- Trường có 02 điểm lẻ, không tổ chức ăn tập trung tại một điểm mà lại tổ chức 
làm 02 điểm ăn nên việc đưa cơm đến các khu gặp nhiều khó khăn. 
III. Các biện pháp thực hiện: 
 1. Tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” 
- Với câu nói trên cho ta thấy chúng ta phải đi học, học mãi đến một lúc 
nào đó chúng ta sẽ có một kết quả mà mình mong đợi. 
- Đối với mỗi con người chúng ta dù có làm việc gì đi chăng nữa, chúng 
ta cũng không chỉ làm việc mà phải luôn luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình 
độ chuyên môn của mình được tốt hơn, đặc biệt là các cô nuôi là người trực tiếp 
chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non thì vấn 
đề học càng quan trọng. Vì có nhiều kinh nghiệm thì các cô nuôi mới có thể làm 
tốt được công tác của mình. Bên cạnh đó các cô phải thường xuyên thay đổi 
thực đơn cho trẻ và chế biến như thế nào để giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất. Vì 
thế chúng ta phải luôn luôn có tâm niệm “Học, học nữa, học mãi”. 
- Tôi xác định việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn là vô cùng 
cần thiết, chuyên môn giúp tôi về mọi mặt, giúp tôi áp dụng và học tập được 
những kinh nghiệm tốt vào thực tế khi đứng trên bếp, đó là bài học quý báu. 
- Được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu tôi đã được đi dự 
tập huấn, kiến tập tại các trường bạn trong Huyện, cụm qua các lớp bồi dưỡng 
tập huấn do phòng tổ chức, qua đó tôi đã học tập được cách chế biến món ăn 
món ăn ngon nhất cho trẻ, cách thực hiện dây chuyền trên bếp, cách sắp xếp bố 
trí bếp ăn khoa học, hệ thống hồ sơ sổ sách. Ngoài ra, tôi còn học hỏi chuyên 
môn qua sách báo, trên các thông tin đại chúng. Từ đó tôi đã tích góp được 
nhiều kinh nghiệm cho bản thân, đó cũng chính là hành trang cho công việc của 
mình. 
- Hàng tháng, tổ nuôi sinh hoạt chuyên môn 2 đến 3 lần, qua các buổi sinh 
hoạt đã trao đổi, bàn bạc, thống nhất với các món ăn, các loại thực phẩm trẻ 
thích ăn và chưa thích, chúng tôi đã cùng nhau xây dựng và thảo luận ở tổ để khi 
đứng bếp chúng tôi chế biến một cách dễ dàng. Bản thântôi đã ghi chép đầy đủ, 
tự trau dồi học hỏi để nâng cao trình độ của bản thân: 
 6 | 1 6 
- Hàng năm tôi tham gia hội thi “ Quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ” 
- Tham gia hội giảng chào mừng ngày 20/11- Hội thi nhân viên nuôi 
dưỡng giỏi cấp trường, Hội giảng mùa xuân. 
 - Thi nấu ăn chào mừng ngày 20/10 
 Tất cả các món các đồng chí lựa chọn tham gia dự thi có kết quả cao, 
phù hợp với việc cân đối thực đơn, khẩu vị của nhiều trẻ đều được BGH đưa vào 
áp dụng cho thực đơn cho trẻ và cho cô. 
 - Qua các buổi học tập và sinh hoạt chuyên môn tổ nuôi chúng tôi đã 
nâng cao được dây chuyền trong khi phối hợp thực hiện. Nâng cao cách sơ chế, 
chế biến các món ăn cho trẻ. 
2. Lựa chọn thực phẩm sạch: 
- Hiện nay do sự phát triển kinh tế tăng cao nên những thực phẩm từ động 
vật cũng như thực vật đều chứa nhiều chất bảo quản và chất kích thích. 
- Thức ăn có ngon không, bữa ăn có đủ đảm bảo cung cấp đầy đủ chất 
dinh dưỡng hay không đều phụ thuộc rất lớn vào khâu lựa chọn thực phẩm. Khi 
lựa chọn thực phẩm tôi luôn chú ý những điều sau: 
- Với thịt lợn: Miếng thịt nhìn tươi, ngon, thịt lợn khỏe mạnh thường có 
màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, thịt săn chắc, khi chúng ta dùng ngón tay ấn mạnh 
vào miếng thịt thì miếng thịt đàn hồi trở lại, không rả dịch, chảy nhớt là miếng 
thịt đạt yêu cầu. Chúng ta cũng có thể khía tảng thịt đó ra từng miếng nhỏ để 
kiểm tra sẽ chắc chắn hơn tức là đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se 
lại; lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà, khi ngửi không có mùi gắt 
dầu. 
 - Với thịt bò: Chúng ta dùng cách kiểm tra như cách chọn thịt lợn. Ngoài 
ra cần chú ý mỡ bò phải có màu vàng tươi, gân màu trắng và cứng khi ấn vào. 
Nếu như ấn tay lên thấy mỡ mềm thì đó không phải thịt bò ngon và chúng ta có 
thể ngửi mùi thơm đặc trưng của thịt. 
 - Với thịt gà: chọn con to, béo, mình tròn, da vàng, chân nhỏ và xách lên 
chắc tay là gà ngon. 
 - Với cá: chọn con to, mình dày, đầu nhỏ và còn sống, chọn những con cá 
không chửa. Với trẻ mầm non, chúng tôi nấu cá trắm cho trẻ ăn là phổ biến: 
 - Với các loại rau, củ, quả: Chúng ta nhìn tươi ngon, xanh mượt, không 
bị dập nát. 
 7 | 1 6 
 - Dựa theo thực đơn hàng ngày, chúng tôi luôn chọn đúng thực phẩm và 
tiến hành cân các loại thực phẩm theo đúng số lượng thực phẩm đã báo. Thực 
hiện tốt công tác giao nhận thực phẩm, sự phân công của Ban giám hiệu cho tổ 
bếp. Người trực tiếp nấu ăn trong ngày hôm đó phải nhận thực phẩm và phải có 
đủ các thành viên là Ban giám hiệu, giáo viên, kế toán.Kiểm tra sát sao trong 
việc giao nhận thực phẩm, ghi chất lượng thực phẩm. 
3. Vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ dùng dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi 
trường: 
 Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn 
xã hội. Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non đóng vai 
trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại 
trường mầm non. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng 
đối với sức khỏe trẻ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã 
hội ngày càng phát triển hiện nay. 
 3.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm: 
- Để phát triển trí tuệ thì ăn uống phải đủ về số lượng và chất lượng nhưng 
phải ăn sạch, uống sạch, tránh mắc các bệnh hô hấp, các bệnh về đường ruột như 
các bệnh về tiêu hóa..., để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ, tôi luôn để ý 
đến việc lựa chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm, chế biến thực phẩm đến khâu 
sử dụng và bảo quản thực phẩm. Do vậy, 10 nguyên tắc vàng để chế biến thực 
phẩm an toàn của tổ chức y tế thế giới luôn là kim chỉ nan hướng dẫn tôi thực 
hiện đúng và làm theo. 
- Ngoài ra, phải có chỗ tập kết, sơ chế thực phẩm, khu chế biến thực 
phẩm, khu sơ chế thực phẩm chín, hoa quả và khu chia thức ăn. Các khu này cần 
đảm bảo đường đi của thực phẩm theo chiều từ khâu tiếp nhận thực phẩm sống 
đến khâu chia thức ăn chín. 
- Khi chế biến thực phẩm, tôi luôn chú ý 
 + Rửa sạch và vệ sinh tất cả các dụng cụ chế biến thực phẩm. 
 + Luôn luôn giữ sạch sẽ, khô ráo khu bếp 
 + Chú ý luôn rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh. 
 + Các dụng cụ dao thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín 
phải sử dụng riêng biệt. Cần được rửa sạch sau khi đã sử dụng. 
- Dù thực phẩm sống hay là thực phẩm chín cần được để trong các dụng 
cụ có nắp đậy để tránh những sinh vật như ruồi, muỗi, gián, côn trùng đậu vào 
mang mầm bệnh vào thức ăn của trẻ. 
 8 | 1 6 
 3.2. Cách đun nấu, sử dụng và lưu thực phẩm: 
- Tôi luôn chú ý đun nấu các loại thực phẩm trên 100 C mới được sử 
dụng. Khi nấu, cần sử dụng nước sạch an toàn tức là nước không màu, không 
mùi, không vị để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ cho trẻ. 
 - Với các loại thực phẩm gia cầm, khi nấu chín phải đảm bảo miếng thịt 
chín trong, thịt không có màu hồng. Với các loại thực phẩm không cần nấu chín 
như các loại hoa quả thì phải ăn ngay sau khi tách bóc vỏ. 
 - Việc lưu nghiệm thức ăn là một công việc hết sức quan trọng trong 
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Chính vì vậy, hàng 
ngày khi chia cơm, chia thức ăn, tôi luôn đều lưu lại mỗi loại thực phẩm vào 
một mẫu riêng, có nắp đậy, có nhãn mác của từng loại thực phẩm và để vào tủ 
lưu trong 24 giờ. Nếu có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra ở trẻ thì thực 
phẩm lưu có được dùng để kiểm tra xác định nguyên nhân gây ngộ độc. 
 3.3. Vệ sinh khu vực bếp và nơi chế biến thực phẩm: 
 - Khi chế biến thực phẩm phải đảm bảo nguyên tắc bếp ăn một chiều nhằm 
tránh thực phẩm sống và chín dùng chung một lối đi. Bếp luôn phải sạch sẽ, gọn 
gàng và có biển đề rõ ràng: nơi tiếp nhận thực phẩm, nơi sơ chế thực phẩm, khu 
nấu chính và nơi chia cơm từng lớp. Bếp phải có 2 cửa và 3 khu vực: 
 + Khu tập kết và sơ chế thực phẩm sống. 
 + Khu chế biến thực phẩm. 
 + Khu chia thực phẩm chín. 
 - Hàng ngày, tổ nhà bếp chúng tôi luôn mở cửa thông thoáng để bếp có đủ ánh 
sáng, lau chùi sàn bệ, kiểm tra toàn bộ hệ thống ga trước khi sử dụng. 
 - Nhà bếp phải có bảng phân công trong ngày: nhóm người nấu chính, người 
nấu phụ, người tiếp nhận, người sơ chế và phải có thực đơn theo tuần, bảng định 
lượng suất ăn, công khai tài chính. Phải thực hiện nghiêm túc việc tính khẩu 
phần ăn cho trẻ, khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch, khi nấu xong phải dọn dẹp sạch 
sẽ. 
 - Tôi đặc biệt chú ý đến đồ dùng, dụng cụ nhà bếp. Bát hàng ngày phải được 
rửa sạch, phải có rổ úp bát ướt và trạn để úp bát khô, sau đó nhân viên phụ trách 
mang bát úp vào tủ sấy, sáng hôm sau bật tủ sấy sấy bát, không dùng bát nhựa, 
các dụng cụ nấu đều phải sạch sẽ, khô ráo, được kê và treo lên cao thoáng. 
 3.4. Vệ sinh môi trường: 
 - Hàng ngày, khi chế biến thực phẩm đều có rác thải ra. Do đó, số rác đó cần 
đổ đúng nơi quy định, rác ngày nào phải xử lí ngay hôm đó, không để hôm sau 
 9 | 1 6 
mới xử lí sẽ làm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho các sinh vật 
gây bệnh sinh sôi nảy nở. Sau mỗi ngày nấu nướng xong, chúng tôi đều thu 
gom, phân loại từng loại rác để gọn, dọn sạch khỏi khu bếp, lau và rửa mọi ngõ 
ngách cho sạch tránh cho ruồi muỗi hay bọ gậy sinh sôi nảy nở gây bệnh cho trẻ. 
 - Rác phải để nơi xa khu chế biến, cống rãnh phải khơi thoáng, không ứ đọng. 
Rác cho gọn vào thùng và đưa ra khu tập kết thật gọn gàng, sạch sẽ. 
4. Xây dựng thực đơn năng lượng cung cấp dinh dưỡng cho từng độ tuổi tại 
trường: 
 - Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi và các đồng chí nhân viên trong tổ 
bếp phối kết hợp cùng đồng chí kế toán, đồng chí Hiệu phó phụ trách nuôi 
dưỡng xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ theo tuần, theo mùa, theo tháng, 
chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu chất đạm động vật và thực vật bổ sung 
kết hợp lẫn nhau. 
 - Ngoài ra, tôi chú ý xác định số bữa ăn của trẻ trong tuần, trong ngày của từng 
độ tuổi, từng chế độ ăn uống ( số bữa chính, bữa phụ ). 
 Chọn các loại rau phù hợp theo mùa. 
Ví dụ: 
 - Mùa xuân: rau bí, rau lang,..... 
 - Mùa hạ: rau muống, rau dền, rau 
mồng tơi,.... 
 - Mùa thu: rau cải, cải cúc,..... 
 - Mùa đông: cà rốt, bắp cải, su hào, 
cà chua,..... 
 - Thực đơn của trẻ ( phụ lục) 
 - Khi xây dựng khẩu phần ăn của trẻ, tôi luôn chú ý đủ về số lượng và 
chất lượng. 
+ Phối hợp món ăn hợp lý, đảm bảo yêu cầu tối thiểu: Bữa chính đạt tối 
thiểu 5 - 7 loại thực phẩm và bao gồm các món: Cơm, món mặn, món canh. Bữa 
chính có thêm 10 loại thực phẩm, trong đó có từ 3 đến 5 loại rau, củ và bao gồm 
các món: cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng. 
+ Tỷ lệ dinh dưỡng tại trường mầm non duy trì mức: Nhà trẻ:P:13 - 20% 
(Tỷ lệ L động vật/ L thực vật= 70% và 30%); L: 30 - 40%; G: 52- 60%. Mẫu 
giáo: P: 13-20%; L: 25-35%; G: 52-60% cần tính thêm tỷ lệ Ca, B1 trong thực 
đơn bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời (Nhu cầu Ca đối với trẻ 1- 3tuổi: 350mg/ 
ngày/trẻ; MG 4- 6 tuổi: 420mg/ ngày/trẻ; Nhu cầu B1 đối với trẻ 1-3 tuổi: 0.41 
mg/ ngày/trẻ; MG 4-6 tuổi: 0.52mg/ ngày/trẻ). 
 10 | 1 6 
 - Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ, vệ sinh và phù hợp với thời tiết. Dùng cây 
nước nóng đảm bảo tuyệt đối an toàn về điện, nhiệt độ nước, hướng dẫn trẻ sử 
dụng. 
 5. Nâng cao chất lượng chế biến các bữa ăn cho trẻ. 
 - Muốn cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết phần thức ăn của mình thì khâu chế biến 
món ăn là rất quan trọng. 
 - Khi sơ chế thực phẩm, chú ý nơi sơ chế phải sạch sẽ, các dụng cụ để gọn 
gàng và chú ý cách chế biến các loại thực phẩm. 
 - Đối với các loại canh, ta chế biến theo mùa. Tùy theo các loại rau của từng 
mùa mà chế biến các món canh sao cho hợp lí để đảm bảo cung cấp đủ vitamin 
trong các loại rau cho trẻ. 
 - Với các loại rau: Loại bỏ các phần không ăn, rửa sạch rau bằng nước lã sau 
đó ngâm nước muỗi loãng trong vòng 15 phút – 30 phút, vớt ra để ráo nước. Các 
loại rau không nên để lau mới nấu vì như vậy sẽ mất lượng vitamin có trong rau. 
 + Với rau mồng tơi, bầu: khi nấu ta không nên đun quá lâu sẽ làm rau nhừ 
quá mà mất đi hương vị của rau. 
 + Với rau muống khi ta nấu mà cho me, muỗng vào thì ăn rất ngon miệng 
nhưng thực chất thì chất axit có trong quả chua sẽ làm mất lượng lớn vitamin 
trong rau khiến trẻ ăn rất ngon song lại không có dinh dưỡng. 
 + Món canh rau thập cẩm nấu cua món ăn gồm có rau lang, rau giền, rau đay. 
Mầu sắc của canh xanh mát, có vị ngọt của rau của cua đồng. Tạo mùi vị ngon, 
hấp dẫn. 
 + Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt lợn là món mà trẻ hứng thú nhất sau món canh 
thập cẩm. Bí đỏ rất ngọt lại có màu vàng hấp dẫn cũng đỗ xanh và thịt lợn giúp 
món canh vừa lạ vừa ngon mà trẻ cũng ăn hết khẩn phần ăn của mình. 
 + Canh tôm nấu bí xanh là món canh lúc đầu chúng tôi tưởng trẻ sẽ khó ăn và 
sợ ăn vì có bí cứng lại tôm tanh nên khi chế biến để hạn chế độ tanh của tôm 
chúng tôi đã cho cá vào đảo qua với mỡ, đun nước cho sủi rồi cho bí và tôm vào 
đến khi sôi bắc ra gay làm như vậy canh sẽ không bị nồng mà vẫn giữ nguyên 
được vị ngọt của bí và tôm làm trẻ thấy lạ miệng và ăn rất ngon. 
- Với các loại thịt: Các cháu ở mẫu giáo còn nhỏ, răng chưa hoàn thiện có độ 
chắc chắn nên khi chế biến chúng tôi đều phải băm nhỏ, xay nhỏ hoặc thái hạt 
lựu cho trẻ dễ ăn. 
 + Với thịt lợn: Đa phần trẻ rất thích món thịt kho tàu với trứng chim cút vì 
món này có màu nâu cánh gián và vị ngọt đặc trưng làm trẻ rất thích thú. Khi 
 11 | 1 6 
nấu món này, để có được màu nâu của cánh gián và vị ngọt của đường thì lúc ta 
trưng nước hàng ta cho một chút nước vào đường làm tan ra sau đó mới cho lên 
bếp trưng như vậy, đường chuyển thành màu nâu cánh gián rồi những vẫn còn vị 
ngọt của đường. Nếu ta không làm như vậy thì nước hàng sẽ có màu đen và có 
vị đắng làm mất hương vị của món này. Thịt lợn đem xay nhỏ, ta ướp gia vị vào 
thịt để cho ngấm sau đó cho nước hàng sâm sấp với thịt và cho lên bếp đun nhỏ 
lửa đến khi chín mềm. 
 + Với thịt bò: Trẻ đặc biệt hứng thú với món thịt bò hầm cốt dừa, thịt bò tẩm 
ướt gia vị vừa đủ, phi tỏi xào thịt săn lên rồi đổ vào nồi hầm, đun khoảng 40 
phút – 45 phút thịt chín rồi cho khoai, cà rốt ( thái hạt lựu) xào lên rồi đổ vào nồi 
hầm, đun gần chín cho nước cốt dừa vào, món ăn sánh quyện các loại gia vị vào 
nhau cùng các màu sắc của khoai và cà rốt làm trẻ rất thích thú. 
 + Với thịt gà: Món thịt gà nấu cari là món ăn mới mà năm nay tôi mạnh dạn 
đưa vào thực đơn thi nhân viên giỏi cấp trường và được ban giám hiệu đánh giá 
cao và tôi làm cho trẻ ăn, các cháu rất thích thú với món ăn mới, trẻ đều ăn hết 
khẩu phần ăn của mình rất nhanh và đều hứng thú với món ăn này. Khi chế biến 
món ăn này, thịt gà tôi lọc bỏ xương, phần thịt cho xay nhỏ, thịt gà tẩm ướt gia 
vị bột cari, sả củ xay nhỏ vắt lấy nước tẩm với thịt gà, cho lên xào săn rồi đổ vào 
nồi hầm, khoai tây thái hạt lựa xào ra rồi đổ vào nồi hầm, đến khi chín cho rau 
mùi vào làm món ăn có mùi thơm của mùi và của cari khién trẻ ăn hết suất của 
mình. 
 + Với cá: Trẻ rất sợ đồ tanh nên tôi đặc biệt chú ý khi sơ chế cá. Cá cần được 
làm sạch, sau đó cho xát ra từng khúc, cho vào rán đến khi chín bắc ra gỡ lấy 
phần thịt rồi còn cho vào rang, rim hoặc sốt hoa viên. 
 Sau khi lựa chọn thực phẩm xong, tôi đã chế biến những món ăn ngon, 
hấp dẫn cho trẻ. 
 6. Phối hợp với giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền để thực hiện tốt 
công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 
 Mục đích của việc năng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ là trẻ ăn 
ngon miệng, ăn hết xuất. Khi đã xây dựng được thực đơn phong phú, đã lựa 
chọn và chế biến món ăn cho trẻ. Sau khi chế biến xong các món ăn và chia định 
lượng tại bếp, tôi đã đến từng lớp để phối hợp cùng giáo viên tham gia tổ chức 
giờ ăn cho trẻ và ghi sổ rút kinh nghiệm từng ngày và tìm hiểu nguyên nhân trẻ 
ăn hết hay không ăn hết suất, trẻ thích ăn món nào để kịp thời điều chỉnh rút 
kinh nghiệm...( Hình ảnh 4 –phụ lục). Nếu trẻ thích ăn món nào thì tôi sẽ trao 
 12 | 1 6 
đổi cùng tổ nuôi tiếp tục chế biến món ăn theo cách đó, còn với món ăn nào trẻ 
không thích bản thân cũng sẽ tìm hiểu lý do vì sao trẻ không thích ăn để có cách 
chế biến phù hợp, hay thay đổi thực đơn kịp thời. 
 Đối với cháu không tăng cân thì cố gắng động viên, khích lệ cho các cháu ăn 
hết xuất. Tôi thường xuyên theo dõi cháu nào biếng ăn, béo phì... Để có những đề 
xuất ý kiến với ban giám hiệu nhà trường điều chỉnh lại thực đơn cho phù hợp. 
 Ngoài ra, chúng tôi còn trao đổi với giáo viên trên lớp quan tâm để ý tới 
khẩu vị ăn của trẻ, số lượng cơm, canh, thức ăn, thừa thiếu để kịp thời điều 
chỉnh cho phù hợp với trẻ với từng lớp. 
 Thông qua việc phối kết hợp cùng giáo viên tôi trực tiếp biết được các món 
do tổ nuôi mình nấu như thế nào ngon hay không ngon. Từ đó điều chỉnh được 
cách chế biên các món cho phù hợp với trẻ để giúp trẻ ăn ngon hơn. 
IV. Kết quả đạt được: 
 - Qua một năm áp dụng, tìm tòi, vận dụng đề tài chất lượng dinh dưỡng trong 
các bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho trẻ ở mầm non, tôi thấy trẻ hứng thú, ăn 
ngon miệng với các bữa ăn, ăn hết khẩu phần ăn làm tỉ lệ suy dinh dưỡng và 
thấp còi giảm một cách rõ rệt. 
- Năm học 2020-2021 nhà trường không có trường hợp nào ngộ độc thức 
ăn và không có dịch nào xẩy ra trong nhà trường. 
- Phụ huynh tin tưởng vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà 
trường là điểm tin cậy để gửi con. 
 - Với kết quả trên, tôi hoàn toàn có thể tin rằng các phương pháp tôi đã sử 
dụng bước đầu có hiệu quả trong việc giúp trẻ ăn ngon, kích thích nhu cầu ăn 
của trẻ và phần nào góp phần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ khi ăn bán trú 
tại trường mà lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 Biểu kết quả tổng hợp khảo sát cuối năm (phụ lục) 
V. Bài học kinh nghiệm: 
 Từ việc áp dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và đảm 
bảo sức khỏe cho trẻ ở Mầm Non, tôi xin rút ra một số bài học sau: 
 1. Mỗi cô nuôi phải làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức về chất lượng dinh 
dưỡng cho trẻ, thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như 
trong cách chế biến món ăn để cung cấp đủ chất cho trẻ cũng như giảm tỉ lệ suy 
dinh dưỡng. 
 13 | 1 6 
 2. Làm tốt công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác chăm 
sóc nuôi dưỡng trẻ và công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ 
dùng phục vụ cho nhà bếp. 
 3. Tăng cường công tác vệ sinh khu bếp, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi 
trường. 
 4. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để theo dõi sức khỏe của trẻ, 
phòng chống dịch bệnh, chú trọng tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn và 
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. 
 5. Kết hợp chặt chẽ cùng cha mẹ học sinh, cùng có những biện pháp tối ưu 
nhất để giúp trẻ ăn ngon, hạn chế suy dinh dưỡng và giúp trẻ giảm béo phì. 
 6. Luôn luôn học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ với các đồng chí giáo 
viên, nhân viên trong tổ, trong trường cùng đội ngũ cô nuôi từ đó khắc phục khó 
khăn trong các chế biến đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. 
 14 | 1 6 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
 - Việc lựa chọn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong 
trường mầm non có một vai trò vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì nó là cả một quá 
trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. 
Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ 
nghĩa, là nền móng vững trãi để chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tốt giúp trẻ vào 
lớp 1 trường tiểu 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_b.pdf