Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục lối vẽ tranh không màu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục lối vẽ tranh không màu

 - Ánh sáng chiếu dọi làm cho mọi vật có màu sắc. Ngược lại, trong bóng tối thì mọi vật đều không có màu.

 - Màu sắc làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi và trở nên có ý‎ nghĩa hơn. Chúng ta thử hình dung thế giới này không có màu sắc thì cuộc sống sẽ vô vị và tẻ nhạt biết chừng nào?

 - Màu sắc quanh ta rất phong phú và đa dạng. Quan sát thiên nhiên ta thấy màu sắc thay đổi và biến ảo khôn cùng của biển trời, mây nước, núi non., sắc thái muôn màu muôn vẽ của cỏ cây, hoa, lá, chim, thú., và mọi vật đều được điểm tô những màu sắc lôi cuốn, hấp dẫn.

 

doc 22 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2818Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục lối vẽ tranh không màu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa hình tượng và màu sắc,môn học giúp HS nhận ra và hướng tới cái đẹp trong cuộc sống, môn học cùng với các môn học khác góp phần hoàn thiện nhân cách HS. Do đó, nâng cao chất lượng dạy-học mĩ thuật cũng là một đòi hỏi hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
V. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu thành công đề tài với kết quả áp dụng được hiệu quả thì phương pháp nghiên cứu góp một phần chủ yếu quan trọng. Đồng thời cần có sự kết hợp hài hòa giữa các phương pháp sau:
 - Tham khảo tài liệu.
 - Phương pháp khảo sát.
 - Phương pháp trực quan, quan sát sư phạm.
 - Vấn đáp, liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
 - Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp kiểm tra – đánh giá – thống kê.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUÂN:
Trong mĩ thuật, một bức tranh được gọi là “có màu” khi bức tranh đó hài hòa về màu sắc, tức là tranh vẽ có hòa sắc chung ( có sắc thái, tông, gam màu chung, nghĩa là các màu gần nhau về thang bậc, sắc biến, sắc độ). Các màu được dùng trong tranh có cảm giác không đơn lập mà hòa quyện vào nhau, màu này có trong màu kia-ảnh hưởng lẫn nhau.
Tranh vẽ có hòa sắc đẹp
Như vậy, tranh không màu : Là tranh đã vẽ xong nhưng hạn chế về màu sắc, chỉ sử dụng vài ba màu đơn lập với nhau, không hòa sắc; hay sử dụng cùng một màu, cùng độ đậm nhạt cho hầu hết các họa tiết. Tranh tuy có sử dụng màu, nhưng đơn lập, không hòa sắc chung, nhìn tranh khô cứng như dán hình lên một nền giấycũng được quy gọi là tranh không màu. 
Tranh có màu sắc còn hạn chế (Tranh không màu)
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
- Thực tế giảng dạy mĩ thuật nhiều năm qua đã cho thấy:
+ Đa số HS có cái nhìn hạn hẹp, hoặc sai lầm về màu sắc, ánh sáng khi vẽ tranh. HS thường nghĩ và vẽ một sự vật với chỉ một màu, màu của nhiều sự vật, đồ vật lại trùng nhau.
Ví dụ: 
. thân cây -> màu nâu 
. đồ vật bằng gỗ -> màu nâu
. lá -> màu xanh lá 
. nhà, cửa -> màu nâu
. con đường -> màu nâu, xám
. núi non -> màu nâu, xám
. mặt đất -> màu nâu, xám
 Như vậy, khi HS kết hợp thành một bức tranh với nhà cửa, con đường, cây cốithì màu trùng nhau rất nhiều, lại thường là màu tối nên tranh không thể trong sáng, hài hòa được - > Tranh không màu.
 	+ Đa phần HS dùng các màu và thể hiện màu như trên là rất nhiều, gần như là một thói quen, diễn ra ở hầu hết các trường, lứa tuổi nhỏ nhiều, lớn ít. 
 III . ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
- Đối với một tiết dạy thông thường, đến phần cách vẽ màu, GV thường chỉ hướng dẫn chung chung, đại ý như vẽ màu cần hài hòa, trong sáng,mà thiếu sự phân tích, làm rõ như thế nào là hài hòa, trong sáng,dẫn đến HS vẽ tranh “không màu”.
- Đề tài này sẽ chỉ ra các phương pháp, cách thức để GV hướng dẫn, làm rõ cho HS hiểu như thế nào là một bài vẽ có màu sắc hài hòa, trong sáng. Giúp HS nhận ra được trong thiên nhiên màu sắc rất đa dạng, chan hòa lẫn nhau chứ không đơn thuần về màu như HS thường hay nghĩ và vẽ. Và đối với một bài vẽ tranh, HS có thể thể hiện với cảm xúc bay bổng với đa sắc màu, có thể phi thực tế,chứ không đơn sắc, độc lập.
- Từ những phân tích, gợi ý của GV, HS dễ dàng quan sát, so sánh, hiểu được vấn đề, giúp HS tránh được lối vẽ đơn màu, không màu như trước. 
IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Biện pháp phân tích màu sắc thông qua phương tiện và đồ dùng trực quan trong dạy học mĩ thuật
 Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi là từ "trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng" vì vậy tầm quan trọng của đồ dùng trực quan trong các môn học là rất lớn. Với môn mĩ thuật đòi hỏi càng cần thiết hơn. Nó kích thích hứng thú học tập của học sinh làm cho học sinh say mê, lôi cuốn học sinh hấp dẫn học sinh tham gia vào việc sáng tạo ra cái đẹp, là tiền đề cho giờ học đạt hiệu quả cao .
 Tóm lại, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong môn mĩ thuật ngoài việc HS lĩnh hội được tri thức, nó còn có tác dụng lớn đến xúc cảm thấm mĩ, đến đạo đức, tình cảm và trí tuệ 
của học sinh.
 Dạy mĩ thuật cho học sinh không khác nào dạy văn miêu tả. Nếu trong văn miêu tả chúng ta dùng ngôn từ, ngữ pháp để diễn đạt thì trong môn mĩ thuật lại dùng hình ảnh, đường nét, hình mảng, bố cục, màu sắc để thể hiện nội dung định miêu tả. Do đặc thù lứa tuổi cần phải nhìn thấy để cảm nhận, gợi mở nên môn mĩ thuật rất cần đồ dùng dạy học để minh hoạ kích thích sự tìm tòi, sáng tạo nhất. 
 Tuy nhiên với tầm quan trọng của đồ dùng dạy học như vậy thì người giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để phát huy hết tính năng của đồ dùng dạy học lại là điều không kém phần quan trọng.
Ví dụ: 
 Cùng là một đề tài phong cảnh nhưng có nhiều chủ đề về phong cảnh miền núi, nông thôn, thành phố, biển Do vậy đồ dùng dạy học phải bao hàm những nét cơ bản nhất hàm xúc nhất, HS lấy đó làm cơ sở phát huy gợi mở, sáng tạo cái đẹp.
 Có thể nói: Trong giảng dạy mĩ thuật người GV tìm được đồ dùng dạy học thích hợp và biết sử dụng nó để có hiệu quả thì người GV đó đã nắm được nội 
dung bài dạy để đi tới sự thành công.
 Để một tiết dạy mĩ thuật đạt kết quả cao tôi luôn ý thức cho mình phải có sự chuẩn bị chu đáo và thực hiện trọn vẹn những vấn đề sau :
 - Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học.
 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, khoa học và có hiệu quả.
 - Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc đúng chỗ.
 - Khai thác đồ dùng dạy học hết tính năng và tác dụng của nó.
 - Không lạm dụng đồ dùng dạy học .
a) Phân tích màu sắc thực tế qua môi trường thiên nhiên 
Ở một số tiết như: vẽ tranh phong cảnh, cảnh đẹp đất nước, phong cảnh quê hương, cuộc sống quanh em GV có thể cho HS ra ngoài thực tế để quan sát, nhận xét thiên nhiên. GV hướng dẫn, gợi mở để HS có cảm nhận chân thực về màu sắc và ánh sáng, về sắc độ đậm nhạt (theo luật xa gần) trên mọi vật, từ mặt đất, con đường, cây cối, nhà cửa, và kể cả con người. GV có thể yêu cầu HS quan sát và ghi nhận lại những thông tin mình thu thập được. GV làm rõ cho HS thấy rằng, màu trên mọi vật là rất phong phú và đa dạng nhưng đều có hòa sắc chung của cây lá, của ánh nắng. GV tiến hành hướng dẫn HS phân tích các màu, cách pha trộn màu để được màu như ý muốn và phù hợp với tranh.
 Phương pháp này giúp HS nhận ra trong tự nhiên màu không phải đơn thuần như các em vẫn thường nghĩ, từ đó có động thái tích cực hơn khi chọn màu vẽ tranh.
 Phân tích màu sắc qua ảnh chụp môi trường thiên nhiên
 Nếu điều kiện không thể cho HS ra ngoài thực tế thì GV có thể yêu cầu HS quan sát, nhận xét màu sắc thiên nhiên qua tranh chụp. Phương pháp này vẫn đạt được hiệu quả phân tích mong muốn lại có nhiều ưu điểm hơn như: tiện lợi, trật tự, ít tốn thời gian, có thể quan sát được nhiều môi trường: đất, nước, núi non, biển cả, cây rừng, nhà cửa, động vật, con người, rất chủ động.
 Sử dụng phương pháp này GV cần sưu tầm, tuyển chọn tranh ảnh về thiên nhiên, cuộc sống
Phân tích màu sắc trong tranh vẽ của họa sĩ
 Tranh vẽ của họa sĩ thường được thể hiện với sự đa dạng về sắc màu, sắc độThông qua tranh vẽ của họa sĩ, GV dễ dàng thuyết phục HS cảm nhận màu sắc phong phú, được họa sĩ vận dụng hết sức linh hoạt và sáng tạo. Gợi cho HS thấy rằng, màu trong tranh có thể phi thực tế ( người vẽ vẽ bằng cảm xúc của mình tạo ra những bức tranh có sắc thái đa dạng). Tuy có thể không thực, nhưng màu trong tranh phải đồng bộ, hợp lý trong tổng thể chung của tranh. Trong quá trình học sinh phân tích, GV có thể đặt các câu hỏi mang tính suy luận như:
 -Những hình ảnh trong tranh mà em nhận thấy nó có hình khối như thế nào?
 -Màu sắc trong tranh thay đổi ra sao?
 -Độ sáng thay đổi từ hình ảnh gần đến hình ảnh xa như thế nào?
 -Sự chuyển đổi màu sắc giữa màu này với một màu khác gần nó thì xảy ra hiện tượng gì?
 Sử dụng phương pháp này GV cần sưu tầm tranh của họa sĩ vẽ về các đề tài.
d) So sánh đối chiếu giữa bài vẽ tranh có hòa sắc tốt và bài vẽ tranh “không màu”
- Phương pháp này giúp HS nhận ra vẻ đẹp của tranh có hòa sắc tốt và tranh vẽ không có hòa sắc. Từ đó, HS hình thành thái độ mong muốn thực hiện một bức tranh đẹp, hài hòa. So sánh, HS còn nhận ra được những kinh nghiệm thể hiện màu sắc của bạn, những điều cần học hỏi, những điều cần nên tránh.
- Sử dụng phương pháp này GV cần lưu giữ những bài vẽ tốt và những bài vẽ chưa tốt về màu sắc của HS để làm tư liệu phân tích hướng dẫn.
* Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần: 
Tránh sự áp đặt các em vẽ theo suy nghĩ, sắp xếp của giáo viên, bởi vì các em có thế giới và ngôn ngữ riêng. Đó là những nét vẽ ngộ nghĩnh với màu sắc ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ. Cần quan tâm về kiến thức, kĩ năng như: bố cục chặt chẽ, hợp lý; sắp xếp hình mảng cân đối, phân rõ hình ảnh chính phụ Vẽ màu phù hợp làm nổi rõ nội dung tranh. 
 Giáo viên phải biết dẫn dắt, khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh, giúp các em hình dung sinh động, rõ ràng, chi tiết một mảng của thế giới mà các em yêu thích. Sự khơi gợi của giáo viên là yếu tố quyết định giúp học sinh lựa chọn đúng đề tài, sáng tạo màu sắc hài hòa cho tranh.
Ví dụ 1: Vẽ tranh Đề tài Em đi học (lớp 2)
Giáo viên cần gợi mở cho các em về bức tranh: đây là con đường làng quanh co, có lũy tre xanh, trời trong xanh, một vài con chim bay theo đàn, xa xa là mặt trời lúc bình minh đỏ rực, những mảng mây kéo đến
Có thể đặt hàng loạt câu hỏi thay thế cho giảng bài, để các em tự suy nghĩ hiểu rõ nội dung tranh. 
Ví dụ 2: Vẽ tranh Đề tài sinh hoạt ( lớp 4)
• Bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?
• Em hãy kể tên những màu có trong bức tranh?
• Em hãy cho biết từng nhân vật trong tranh đang làm gì?
• Trong các bức tranh này, em thích bức tranh nào nhất? Tại sao?
• Em hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà ở trường?
Ví dụ 3: Vẽ tranh Đề tài Trường em (lớp 5)
Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tiếp cận đề tài.
• Bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?
• Khung cảnh chung của trường em là gì?
• Hình dáng của cổng trường, sân trường, phòng học, cây cối ra sao?
• Em hãy kể một số hoạch động diễn ra ở trường em?
• Em chọn hoạt động nào để vẽ?
• Hoạt động đó có những hình ảnh nào nổi bật?
• Màu sắc trong tranh như thế nào? 
Đây là mhững câu hỏi có tính chất định hướng giúp học sinh tưởng tượng để vẽ tranh cho đúng đề tài và vẽ màu phù hợp với từng mảng tạo nên hòa sắc cho bức tranh, khắc phục được trình trạng vẽ tranh không màu. Sau mỗi câu hỏi cần 
động viên, khuyến khích các em.
 2. Biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu về màu sắc, cách sử dụng màu sắc, các kĩ thuật pha màu và một số nguyên tắc cơ bản sử dụng màu sắc hài hòa
 - Ánh sáng chiếu dọi làm cho mọi vật có màu sắc. Ngược lại, trong bóng tối thì mọi vật đều không có màu.
 - Màu sắc làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi và trở nên có ý‎ nghĩa hơn. Chúng ta thử hình dung thế giới này không có màu sắc thì cuộc sống sẽ vô vị và tẻ nhạt biết chừng nào?
 - Màu sắc quanh ta rất phong phú và đa dạng. Quan sát thiên nhiên ta thấy màu sắc thay đổi và biến ảo khôn cùng của biển trời, mây nước, núi non...., sắc thái muôn màu muôn vẽ của cỏ cây, hoa, lá, chim, thú..., và mọi vật đều được điểm tô những màu sắc lôi cuốn, hấp dẫn.
 - Màu sắc trong thiên nhiên khi qua một lăng kính thuỷ tinh, chúng ta thấy một hiện tượng gọi là quang phổ. Đó là sự phân tích màu sắc có trong ánh sáng thành 7 màu riêng biệt: Đỏ- Cam- Vàng- Lục- Lam- Chàm- Tím. Trong 7 màu này, có 3 màu gốc (màu nguyên chất) và 4 màu do các màu nguyên chất pha trộn thành.
 - Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng màu: 
 + Ba màu gốc là: Đỏ Vàng Lam
 * Màu gốc còn được gọi là màu cơ bản, màu nguyên chất vì không thể dùng các màu khác để pha trộn ra màu gốc mà chỉ có thể dùng màu gốc để pha trộn ra các màu khác. 
 + Màu nhị hợp: Cam: 
 Lục: 
 Tím: 
 * Màu nhị hợp là màu do hai màu cơ bản pha trộn với nhau mà thành. 
 + Các cặp màu bổ túc: Đỏ - Lục : 
 Cam – Lam :
 Vàng – Tím :
 * Màu bổ túc là những cặp màu hỗ trợ nhau, khi đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên, tạo cho nhau thên rực rỡ, tươi sáng. Nhưng nếu pha trộn chúng với nhau thì sẽ thành màu xám xỉn.
 + Các cặp màu tương phản: Đỏ - Vàng :
 Đỏ - Trắng :
 Vàng - Lục : 
 Vàng - Lam :
 Lam - trắng :
 * Là những cặp màu khi đặt cạnh nhau sẽ có sự đối lập nhau về sắc độ hay đối lập nhau về sáng tối mạnh mẽ. Các màu trong cặp màu tương phản làm cho nhau rõ ràng, tách bạch, nổi bật.
 + Màu trung tính: Trắng và Đen. Là màu không thuộc hệ nóng hay hệ lạnh, khi pha trộn màu trung tính với các màu khác thì sẽ làm cho các màu đó đậm lên hay nhạt đi. 
 + =
 + =
 + Màu nóng:
* Màu nóng: Là những màu gây cảm giác ấm, nóng: 
+ Màu lạnh: 
* Màu lạnh: Là những màu gây cảm giác mát, lạnh:
- Màu sắc khi để riêng lẻ thì chưa bộc lộ hết giá trị của nó, chỉ khi phối hợp chúng mới nhau màu sắc mới đem lại hiệu quả rõ ràng: Hoặc tươi sáng, hoặc êm dịu, trầm ấm hay loè loẹt, xám xỉn.
 - Muốn có sự hài hoà khi dùng màu sắc phải nắm được quy luật hoà sắc. Đó chính là sự hoà hợp màu sắc khi phối hợp chúng với nhau. Có các loại hoà sắc như:
* Hoà sắc đồng màu:
* Hoà sắc nóng: 	
* Hoà sắc lạnh: 
- Khi sử dụng màu cần lưu ý: 
 + Nên sử dụng màu trung gian cho màu sắc dễ hoà hợp.
 + Muốn màu nào đó thêm rực rỡ thì đặt cạnh màu bổ túc của nó.
 + Phải có sự hài hoà giữa màu nóng và màu lạnh trong một bài vẽ.
 + Phân bố màu hợp lí trong toàn bài vẽ.
 - Khi vẽ màu cần tiến hành theo trình tự: 
 + Vẽ từng màu vào các mảng đã định xong mới vẽ sang màu khác ở các mảng tiếp theo. Nên vẽ màu từ độ trung gian trước, trên cơ sở đó để điều chỉnh đậm nhạt. Cứ vẽ như vậy đến màu cuối cùng và hoàn thành bài vẽ.
 + Nhìn lại toàn bộ bài vẽ để đều chỉnh về đậm nhạt cho phù hợp.
Sau khi HS đã nhận thức rõ về vấn đề màu sắc, GV cần áp dụng nhiều biện pháp cụ thể, rõ ràng, vân dụng kiến thức chuyên môn hướng dẫn để HS vận dụng và từng bước chứng minh, chinh phục những gì mình đã nhận biết. Ví dụ gợi ý một số biện pháp đã áp dụng hiệu quả như sau:
 Hướng dẫn HS sử dụng màu theo hòa sắc nóng, lạnh.
 Hướng dẫn HS tạo bảng pha màu và sử dụng màu theo sắc độ. 
 Thiết kế bài tập cho HS pha màu và sử dụng màu theo luật xa-gần.
 Hướng dẫn HS tạo bảng pha màu và sử dụng màu theo sắc biến.
 Hướng dẫn cho HS tập vẽ màu cho tranh với cùng một hình ảnh.
 Ví dụ: Tranh chỉ có duy nhất hình ảnh của những: cây hoặc nhà hoặc đồi núinhằm tạo cho HS có thói quen dùng màu đa dạng trên một kiểu, loại hình tượng.
 Hướng dẫn cho HS tập vẽ màu theo một tranh mẫu đã tạo hòa sắc tốt nhằm rèn kĩ năng, kĩ thuật ứng dụng và cảm giác dùng màu.
 Hướng dẫn HS cách hòa sắc màu theo từng chất liệu, hòa sắc theo cách tổng hợp các chất liệu, chú ý các chất liệu quen thuộc: màu nước, màu bột; sáp màu, chì màu, bút dạ.
Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà GV có cách thức áp dụng, hướng dẫn phù hợp.
3. Một số biện pháp lồng ghép nhằm giúp HS ý thức hơn về việc cảm thụ màu sắc
Trong thiết kế bài giảng Mĩ thuật nói chung và bài vẽ tranh nói riêng, giáo viên cần biết lồng ghép những kiến thức về màu sắc và đưa ra những câu hỏi nhằm kích thích việc tư duy về màu sắc cho HS. Một vấn đề nữa đặt ra nhằm giúp các con cảm thụ màu sắc tốt hơn bằng biện pháp gợi trí tò mò hay kính thích sự khao khát lĩnh hội kiến thức ở HS bằng các thí nghiệm khoa học vui. Ví dụ như:
 * Thí nghiệm 1: Lấy 1 tờ giấy nhuộm màu xanh mang đặt ra ngoài nắng. Trên tờ giấy đó ta úp 1 chiếc đĩa tròn. Sau liên tục vài giờ đồng hồ, ta cho các con quan sát sự thay đổi trên tờ giấy. (Phần bị chiếc đĩa tròn che khuất sẽ giữ lại màu ban đầu, các phần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ bị nhạt hơn).
 * Thí nghiệm 2: Lấy 1 que tròn nhúng vào giấm (hay nước vắt ra từ quả chanh) rồi viết một từ lên tờ giấy trắng. Để tờ giấy khô hẳn sau đó hơ từ từ tờ giấy đó lên một ngọn lửa. Yêu cầu các con quan sát tờ giấy trước và sau khi hơ (Ta thấy chữ viết từ từ hiện lên trên tờ giấy trắng).
 * Thí nghiệm 3: Cho các con quan sát các hình vuông màu đen giống nhau đặt dày đặc lên trên một nền trắng. Ta xếp các hình vuông màu đen cách đều nhau bằng một khoảng hở nhỏ trên nền trắng đó. Khi quan sát, ta thấy ở giữa khoảng trắng của 4 hình vuông chụm lại với nhau như có một chấm màu xám nổi lên (thật sự là không có chấm xám nào cả). Đó chính là cách sắp xếp đánh lừa thị giác của con người.
Như vậy, qua các thí nghiệm kích thích đó, HS vô tình đã gián tiếp quan tâm đến vấn đề "màu sắc" và phần nào đó ảnh hưởng tích cực đến việc cảm thụ màu sắc của HS (Ví dụ: ta yêu cầu HS về nhà làm lại thí nghiệm với tờ giấy màu khác ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3).
Trong quá trình giảng dạy môn mĩ thuật, chúng ta cũng cần sưu tầm, nghiên cứu và tìm tòi về ý nghĩa của các màu sắc để giới thiệu lồng ghép vào bài giảng. Có như thế, HS mới dễ thể hiện cảm xúc của mình vào bài vẽ thông qua những màu mà các con sử dụng. Sau đây là ý nghĩa của một số màu sắc chúng ta thường hay gặp (Tư liệu sưu tầm từ Internet).
 - Màu đỏ: Là màu của lửa và máu, nó đi liền với sức mạnh, quyền lực và sự quyết tâm. Màu đỏ cũng là biểu tượng của sự đe doạ, nguy hiểm và chiến tranh.
 - Màu cam: Là màu được thụ hưởng từ sự mạnh mẽ của màu đỏ và sự hạnh phúc của màu vàng. Nó đi liền với sự vui tươi, nhẹ nhàng. Màu cam biểu trưng cho sự cố gắng, quyến rũ, hạnh phúc và sáng tạo. Đối với mắt người, màu cam mang lại cảm giác ấm nóng.
 - Màu vàng: Là màu của ánh nắng mặt trời ấm áp, nó còn là màu của sự thông thái, mạnh mẽ. Màu vàng làm tăng sự thích thú và khả năng hoạt động trí óc. Tuy nhiên màu vàng khi được sử dụng quá mức thì nó sẽ mang lại sự khó chịu và giận dữ.
 - Màu xanh lá cây: Là màu của thiên nhiên, nó tượng trưng cho sự phát triển, hoà thuận, tươi mát, màu mở. Màu xanh lá cây còn mang đến cảm xúc an toàn và có ý nghĩa là phát triển, hy vọng.
 - Màu xanh dương: Là màu của trời và biển, nó đi liền với cảm giác sâu thẳm, vững vàng và yên bình. Màu xanh dương còn có ý nghĩa trong sáng, tinh khiết. Đồng thời nó còn liên hệ đến sự nhận thức và trí tuệ.
 - Màu tím: Là sự kết hợp giữa mạnh mẽ của màu đỏ và vững chắc của màu xanh. Nó là biểu tượng của sức mạnh, quý tộc và sang trọng. Ở một góc độ khác, màu tím còn được coi là sự huyền bí, ma thuật.
 - Màu trắng: Đi liền với sự trong trắng, tinh khiết, thánh thiện và trinh nguyên. Nó được xem là màu của sự hoàn thiện, có ý nghĩa là đơn giản và an toàn.
 - Màu đen: Đi liền với quyền lực, thanh nhã, trang trọng. Màu đen đôi khi là hình tượng của cái tang tóc, chết chóc, huyền bí và màu của sự sợ hãi.
 Muốn học sinh cảm thụ và lĩnh hội một cách tối ưu về “phương pháp phát triển kỹ năng vẽ màu trong phân môn vẽ tranh”, yêu cầu người giáo viên phải thiết kế từng bài giảng phù hợp với trình độ và khả năng lĩnh hội của học sinh, có nghĩa là nó không quá cao siêu, trừu tượng hay quá nhàm chán, tẻ nhạt. Nó phải có sự lôi cuốn tính tìm tòi và sáng tạo ở học sinh.
 Bên cạnh đó người giáo viên cần tự bồi dưỡng, tích luỹ kiến thức, tri thức về chuyên môn nghiệp vụ nhằm bồi dưỡng thêm về những kiến thức ngoài chương trình cho học sinh.
 Ngoài ra, để giải quyết có hiệu quả tính khả thi khi áp dụng đề tài, người giáo viên cần sưu tầm các bài vẽ tranh với màu sắc phong phú, đa dạng...... và sử dụng tư liệu đó một cách có hiệu quả trong từng tiết dạy. Giúp cho học sinh có một sự cảm thụ màu sắc trong bài vẽ tranh cơ bản đầy đủ khi tham gia tiết học ở lớp.
 Tóm lại : Muốn giúp các em lĩnh hội được kiến thức bài vẽ tranh nhằm nâng cao khả năng cảm thụ về màu sắc, giáo viên cần sử dụng các tư liệu, bài vẽ thực tế phong phú và đa dạng. Cần sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức đối với các môn học khác nhằm giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa của màu sắc và cách thể hiện tình cảm qua màu sắc. 
 Qua sự phân tích về việc cảm thụ màu sắc là một người giảng dạy môn mĩ thuật, tôi dẫn dắt các em theo đúng hướng khi cảm thụ về màu sắc để sử dụng phù hợp trong bài vẽ tranh như sau:
 - Trước tiên, ta phải bám theo yêu cầu của những bài vẽ trong phân phối chương trình của các khối lớp. Qua đó ta nhận thấy có sự thay đổi theo cấp độ tăng dần về kiến thức yêu cầu học sinh cần nắm được. 
 - Trên cơ sở đó, ta cần chú ý hướng dẫn về kiến thức màu sắc cho các em theo đúng đối tượng, đúng khối lớp. Có như vậy chúng ta mới giúp các em cảm thụ giá trị của màu sắc trong phân môn vẽ tranh. Khi cảm thụ được 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mt_2014_2015_4636.doc