Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường

3. Nội dung sáng kiến

Để thực hiện tốt mục tiêu trên ngay từ đầu năm học các trường mầm non trong

huyện phải cố gắng vượt bậc, có nhiều giải pháp mới, thì mới có thể làm tốt được:

Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, cháu là con thứ mấy của bố mẹ, lý do vì sao phụ

huynh chưa đưa con đến trường .sau đó lựa chọn biện pháp chủ đạo để thực hiện.

Các biện pháp được thực hiện như sau:

Thống kê danh sách trẻ nhà trẻ chưa đến trường.

Phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể, các thôn tuyên truyền nâng cao nhận

thức của phụ huynh.

Thực hiện công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, của các

thôn.

Cử cán bộ, giáo viên đến tận nhà vận động, thuyết phục người dân đưa trẻ đến

trường.

Tổ chức các hoạt động lớn như ngày lễ, ngày hội, hội thi.

Xây dựng môi trường học tập vui chơi thân thiện, an toàn cho trẻ tạo sự gắn bó

giữa trò với cô, với trường lớp.

Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại

trường.

Biện pháp mà tôi cho là đạt hiệu quả cao đó là các biện pháp về tuyên truyền vận

động. Những năm học trước tôi chưa chú ý đến việc viết bài tuyên truyền, bài viết

còn sơ sài, không có dẫn chứng cụ thể, đến năm học này tôi tập trung nghiên cứuđể viết bài tuyên truyền, đây là điểm mới của sáng kiến. Bài viết tuyên truyền cần

ngắn gọn, dễ hiểu, xúc tích nhưng nổi bật được trọng tâm, có lý giải giữa lý luận và

thực tiễn, có minh chứng cụ thể, chính xác khẳng định được vấn đề đưa ra để

thuyết phục người nghe. Chính vì vậy từ đầu năm học tới nay tôi đã viết được 5 bài

phát trên loa truyền thanh của xã điều này đã giúp phụ huynh nhận thức được sự

cần thiết phải đưa con cháu tới học tại trường mầm non.

Đề tài sáng kiến áp dụng trên địa bàn rộng đối với tất cả các trường mầm non vùng

nông thôn trong huyện, trong tỉnh.

Thông qua công tác tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường bằng

biện pháp viết bài tuyên truyền không tốn kém về mặt kinh tế nhưng đạt hiệu quả

cao:

Đối với phụ huynh có nhận thức tiến bộ, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm

sóc giáo dục trẻ tại nhà, trẻ đến trường phụ huynh có điều kiện làm kinh tế tăng thu

nhập cho gia đình.

Đối với trẻ: Trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường tốt nhất,

giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, hài hòa, đặc biệt là trẻ được học tập xuyên

suốt từ các lớp nhà trẻ đến các lớp mẫu giáo đây là tiền đề để trẻ vững vàng bước

vào lớp một trường tiểu học.

Về phía nhà trường: Đảm bảo số lớp, số cháu theo quy định, hoàn thành chỉ tiêu kế

hoạch giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học

pdf 16 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 3344Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưỡng và giáo dục trong môi trường tốt nhất, 
giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, hài hòa, đặc biệt là trẻ được học tập xuyên 
suốt từ các lớp nhà trẻ đến các lớp mẫu giáo đây là tiền đề để trẻ vững vàng bước 
vào lớp một trường tiểu học.
Về phía nhà trường: Đảm bảo số lớp, số cháu theo quy định, hoàn thành chỉ tiêu kế
hoạch giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, đến nay trẻ nhà trẻ đến lớp tăng nhanh so 
với cùng thời gian của những năm học trước, đến nay đã đạt chỉ tiêu kế hoạch. Sĩ 
số lớp ổn định, trẻ ngoan, có nền nếp thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động
học và hoạt động vui chơi, tổ chức được nhiều hoạt động cho trẻ khám phá trải 
nghiệm
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
Các cấp các ngành quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà 
trường.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng nói chung, sức khỏe trẻ thơ nói riêng, từ nhiều năm
nay đã được gia đình- nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Vì sự phát triển toàn 
diện về thể chất và tinh thần của các thế hệ tương lai của đất nước, vì một vóc dáng
Việt Nam vươn cao sánh vai với bạn bè năm châu. Vì thế các gia đình cần phải có 
nhận thức tốt về kiến thức và phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 
theo khoa học. Trường mầm non là nơi giúp các cháu phát triển một cách toàn 
diện, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 
một.
Trong những năm học trước, công tác huy động trẻ mầm non đến trường ở trường 
chúng tôi tuy đã được phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đánh giá là một đơn vị 
mạnh, hàng năm đã huy động được 100% trẻ 4 tuổi và 5 tuổi đến trường. Bên cạnh 
đó vẫn còn hạn chế đó là số trẻ ở độ tuổi nhà trẻ đến trường đạt tỷ lệ chưa cao.
Trách nhiệm trong việc vận động để huy động trẻ mầm non đến trường là trách 
nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm 
chính thuộc về người Hiệu trưởng Quản lý trường mầm non.
Xác định rõ được nhiệm vụ trọng trách của mình, bản thân tôi luôn trăn trở suy 
nghĩ làm cách nào để nâng cao tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường, để các cháu 
được học tập Chương trình giáo dục mầm non xuyên suốt từ nhà trẻ đến lớp mẫu 
giáo 5 tuổi, các cháu được vui chơi, ca hát, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đúng 
với yêu cầu độ tuổi, giúp các cháu vững vàng bước vào lớp một trường Tiểu học. 
Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến 
trường” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Cơ sở lý luận:
Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu 
của Đảng ta là “Làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn 
minh”. Vì vậy chăm sóc sức khỏe trẻ thơ hôm nay sẽ góp phần chất lượng cuộc 
sống người Việt Nam, phát triển lực lượng lao động có trí tuệ, có trình độ.
Để đáp ứng kịp thời mục tiêu và nhiệm vụ trên, bậc học mầm non không ngừng 
phải đổi mới về mọi mặt: Số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất, cũng như nội dung 
chăm sóc giáo dục trẻ.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục Quốc dân, có 
nhiệm vụ “Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường”, tổ chức nuôi dưỡng, 
chăm sóc và giáo dục trẻ theo Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non do Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3.Thực trạng của vấn đề
3.1. Thuận lợi:
Trường mầm non chúng tôi luôn được sự chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục và 
Đào tạo và sự quan tâm của Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã, 
các ban ngành đoàn thể, các thôn. Đặc biệt là sự tin tưởng của các bậc phụ huynh 
về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Nhà trường được xây dựng kiên cố, khang trang, sạch sẽ, sân chơi ngoài trời có đủ 
các loại đồ chơi.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường 100% đạt chuẩn, trong đó có 81%
trên chuẩn, đa số giáo viên đều nhiệt tình, chịu khó, yêu nghề mến trẻ. Cán bộ, 
giáo viên, nhân viên đều là người địa phương nên công tác huy động trẻ đến trường
có nhiều thuận lợi hơn.
3.2. Khó khăn:
Là xã thuần nông đặc canh cây lúa, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó 
khăn. Phần lớn bố mẹ các cháu đi làm công ty, một số gia đình đi làm ăn xa để con
cho ông bà ở nhà trông, ông bà không giám quyết định cho trẻ đến trường mà còn 
phụ thuộc vào cha mẹ các cháu.
 Một số phụ huynh có con ở độ tuổi nhà trẻ các cháu là con đầu của bố mẹ, được 
gia đình nâng niu chăm sóc họ quan niệm rằng trẻ còn rất bé, còn vụng về đủ 
đường, nếu cho trẻ đi học sẽ gặp nhiều khó khăn.
Một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên cũng chưa cho trẻ đến trường.
Mặt khác một phần do công tác chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại 
trường vẫn còn hạn chế. Các bài viết tuyên truyền trên loa tuyền thanh của xã đạt 
hiệu quả chưa cao, chưa thuyết phục người nghe.
Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên trẻ chưa khéo léo, 
còn thiếu kinh nghiệm khi giáo tiếp với phụ huynh nên công tác huy động trẻ đến 
trường những năm trước đạt tỉ lệ chưa cao.
3.3. Điều tra thực trạng
Thời điểm
Tổng huy động trẻ nhà trẻ đến trường
0 tuổi Tỉ lệ % 1 tuổi 2 tuổi Tổngcộng Tỉ lệ %
Năm học
2012-2013
9/2012 0 0 0 30 30 18
2/2013 0 0 7 60 67 38
Năm học
2013-2014
9/2013 0 0 0 33 33 19,8
2/2014 0 0 11 57 68 40,7
Nhìn vào bảng so sánh trên ta thấy số lượng huy động trẻ đến trường ở độ tuổi nhà 
trẻ chưa cao, số trẻ nhà trẻ gần cuối năm học mới huy động đạt tỉ lệ hơn 40 %, so 
với số lượng cháu trong tuổi điều tra.
Trước những khó khăn và thực trạng trên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi nhiều 
giải pháp để tuyên truyền, vận động phụ huynh tích cực đưa trẻ ở độ tuổi nhà trẻ 
đến trường đạt chỉ tiêu kế hoạch ngay từ đầu năm học.
Trong năm học này nhiệm vụ huy động trẻ nhà trẻ đến trường ở trường mầm non 
chúng tôi đã có chuyển biến tích cực tới thời điểm này đã đạt chỉ tiêu kế hoạch đề 
ra. Tôi xin mạnh dạn trình bày một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường để
các bạn tham khảo.
4. Một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường
4.1. Thống kê danh sách trẻ nhà trẻ chưa đến trường
Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết của mỗi nhà trường trước khi bắt đầu 
vào năm học mới, lập danh sách đầy đủ và chính xác những trẻ chưa đến trường, 
sẽ giúp cho cán bộ quản lý trường mầm non chọn cho mình một hướng đi.
Vì vậy hàng năm cứ vào thời gian từ ngày 6-10 tháng 9 là Ban giám hiệu yêu cầu 
các lớp nhà trẻ lập danh sách những cháu đã đến lớp và danh sách những cháu 
chưa đến lớp riêng từng thôn. Sau đó gửi tới giáo viên ở từng thôn rà soát lại xem 
những cháu đó có chuyển đi hay không và chốt danh sách.
Trong khi cử giáo viên đi rà soát lại danh sách trẻ kết hợp tìm hiểu tâm tư, nguyện 
vọng của họ khéo léo trò chuyện, tuyên truyền về giáo dục mầm non cùng với việc 
vận động trẻ ra lớp. Tùy vào trường hợp cụ thể ở mỗi gia đình giáo viên có mỗi 
cách thuyết phục khác nhau sao cho mọi người điều có thể hiểu sự cần thiết của 
giáo dục mầm non, và hiểu được ở độ tuổi nào thì cần đưa trẻ đến trường.
Sau khi có số liệu của từng thôn tôi tiến hành tổng hợp trẻ trong toàn xã, trên cơ sở
đó tôi nắm vững số trẻ ở từng độ tuổi, từng thôn trên địa bàn xã, số trẻ đã đi học, 
số trẻ đăng ký đi học trong năm học, số trẻ chưa đăng ký đi học và lý do, mặt khác 
tôi còn biết được những gia đình nào thuộc hộ nghèo, hộ chính sách, những gia 
đình khó khăn nhưng không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo...
Chính vì làm tốt công tác thống kê số trẻ ở trên, kết hợp với công tác tuyên truyền, 
vận động trẻ ra lớp, tôi đã xây dựng kế hoạch một cách đầy đủ, chính xác, số liệu 
luôn nhất quán như nhau từ đầu năm đến cuối năm, không bị lệch lạc thiếu sót khi 
báo cáo cấp trên. Mặt khác tôi đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể ở từng gia đình chưa 
cho trẻ đến trường để có cách tiếp cận vận động trẻ đến trường đạt hiệu quả nhất.
4.2. Phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể, các thôn tuyên truyền nâng cao
nhận thức của phụ huynh
Vào đầu năm học, tôi đã lập kế hoạch cụ thể về công tác huy động trẻ đến trường 
và báo cáo với lãnh đạo địa phương trong hội nghị giao ban Bí thư chi bộ của 
tháng các nội dung cụ thể: Tổng số trẻ trong độ tuổi, số lượng trẻ cần huy động đến
trường, tỉ lệ đạt so với từng độ tuổi, số lượng trẻ huy động đối với từng thôn, xóm 
và gửi trực tiếp cho đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để nắm bắt và giúp nhà 
trường triển khai trong các cuộc họp quan trọng của xã.
Đồng thời tôi đã phối kết hợp với các đoàn thể như: Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, 
Đoàn thanh niên, các ông bà bí thư, trưởng thôn ở các thôn... gặp gỡ trực tiếp để 
trao đổi về kế hoạch nhiệm vụ huy động trẻ mầm non đến trường trong năm học ở 
từng thôn, để họ cùng biết từ đó nhờ họ giúp đỡ và đưa vào các tiêu chí thi đua ở 
các chi hội.
Ví dụ: Nếu là hội viên phụ nữ có con đến tuổi ra nhà trẻ, mà con họ vẫn không đến 
trường học thì hội viên đó không đạt danh hiệu “Phụ nữ nuôi con khỏe, dạy con 
ngoan”...
Thông qua các cuộc họp Ban chấp hành phụ nữ xã có đầy đủ các chi hội trưởng 
các thôn, tôi giao cho đồng chí chi hội trưởng hội phụ nữ của trường xin phép được
trao đổi về tình hình huy động trẻ mầm non đến trường nhờ họ quan tâm giúp đỡ, 
nhắc nhở, động viên các gia đình có con, cháu trong độ tuổi cần đưa trẻ đến 
trường.
Nhờ có sự phối hợp trên, tất cả các ban ngành đoàn thể trong xã đã vào cuộc cùng 
với nhà trường nên năm học này trường chúng tôi đã huy động số trẻ đến trường 
khá thuận lợi.
4.3. Thực hiện công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, 
của các thôn
Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, đến được với tất cả mọi người và họ 
thực sự hiểu được sự cần thiết phải đưa trẻ đến trường mầm non. Tôi đã phải dày 
công viết đi viết lại, đọc đi đọc lại nhiều lần chú ý đến từng câu từng chữ làm thế 
nào để nội dung tuyên truyền thật ngắn gọn, kết hợp phân tích với chứng minh và 
có những dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người nghe. Khi gửi bài phát trên loa 
truyền thanh của xã yêu cầu phát đi phát lại trong vòng một tuần, cách một tuần lại
phát lại lần nữa.
Vào đầu tháng tám tôi viết bài tuyên truyền về công tác huy động trẻ đến trường 
mầm non với các nội dung như sau:
Bài 1: Cha mẹ hãy vì tương lai của chính con em mình.
Bài 2: Kế hoạch huy động trẻ đến trường năm học 2014-2015.
Bài 3: Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý “Để trẻ mầm non đi học vui vẻ”.
Ngoài ra trong năm học tôi còn viết một số bài có nội dung về vấn đề mới khác. 
(Các bài viết tuyên truyền xem phần phụ lục).
Khi bài đã được phát lên hệ thống loa truyền thanh của xã, tôi tập trung nghe 
ngóng ở tất cả các thôn để biết được thôn, xóm nào chưa nghe rõ thông tin tìm 
cách tuyên truyền lại thôn, xóm đó giúp cho mọi người cùng được nghe, được biết.
Từ việc làm đó đã giúp cho mọi người dân trong xã nắm bắt được toàn bộ nội dung
nhiệm vụ của trường trong năm học, sự cần thiết phải đưa các cháu đến trường 
học. Một bài viết có sức thuyết phục, đạt được hiệu quả, và điều quan trọng là để 
phụ huynh ngày càng có nhiều nhận thức tiến bộ, nghe xong họ sẵn sàng đưa trẻ 
đến trường là điều tôi quan tâm nhất. Ví dụ cụ thể một bài viết đã phát trên 
loa truyền thanh của xã:
Bài viết có tựa đề: Cha mẹ hãy vì tương lai của chính con em mình
 Như chúng ta đã biết: "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai"
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của 
đất nước. Ở lứa tuổi mầm non vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là vô 
cùng quan trọng và cần thiết, bởi ở lứa tuổi càng nhỏ thì sự tác động để phát triển 
trí tuệ, thể lực của trẻ sẽ tốt hơn nhiều so với trẻ lớn. Chúng ta cần hiểu rằng, các 
cháu như những cây non mới được gieo trồng, nếu không được chăm bón tốt thì 
cây non kia sẽ cằn cỗi, úa tàn, mầm có tốt thì cây mới tốt.
Tuy nhiên, trên thực tế kiến thức và phương pháp nuôi dạy trẻ của các bậc cha mẹ 
cho thấy: Những trẻ chưa được đến trường hay bị suy dinh dưỡng, còi cọc, một số 
cháu lại ăn quá thừa dinh dưỡng gây ra béo phì mà nguyên nhân là do trẻ lười vận 
động.
 Đặc biệt là sự phát triển về tinh thần của các cháu, một trong những điểm 
quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ là sự quan tâm, giáo dục, nuông 
chiều chưa đúng mức của các bậc cha mẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách của 
trẻ, thậm trí có trẻ có biểu hiện tính tự kỷ, có những cháu đã gần 3 tuổi rồi vẫn 
được ông bà cõng trên lưng đi chơi, mỗi nhà một lúc, hết nhà này sang nhà khác, 
thử hỏi rằng ông bà bố mẹ đã bao giờ cùng trẻ chơi những trò chơi dù rất đơn giản 
và quen thuộc như trò chơi kéo co, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê Tất cả những 
vấn đề kể trên đều đã và đang cản trở sự phát triển khoẻ mạnh của các cháu.
Ở trên thế giới, ngày 20/11/1959 Liên hợp quốc thông qua bản tuyên ngôn về 
quyền trẻ em gồm 10 nguyên tắc: Trong đó nhấn mạnh “Loài người phải dành cho 
trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có”,
“Trẻ sẽ phải có đủ cơ hội vui chơi và giải trí, được định hướng theo cùng những 
mục đích giáo dục”.
Công ước về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 
20/11/1989 có ghi “Trẻ em được học hành và nhằm đạt được việc thực hiện dần 
dần quyền này trên cơ sở có cơ hội bình đẳng”.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta khi nhắc đến trẻ em người nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Vì thế 
các gia đình hãy cho trẻ đến trường một ngày sớm nhất để các cháu được học 
xuyên suốt từ nhà trẻ đến các lớp mẫu giáo, đó cũng là thể hiện trách nhiệm của 
các bậc cha mẹ đối với quyền được học tập của con mình. 
Trẻ đến trường được tích cực hoạt động giao lưu, hoạt động với đồ vật và vui chơi,
kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, tạo điều 
kiện cho trẻ được trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh theo phương 
châm "chơi mà học, học mà chơi".
Chính vì vậy, trong nhiều năm nay Đảng và Nhà nước cũng như các cấp, các 
ngành, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến bậc học mầm non, đầu tư xây 
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc trẻ học trẻ 
chơi. Nhà trường có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng đảm bảo chất lượng, đó là 
những điều kiện thuận lợi đảm bảo trẻ đến trường được chăm sóc nuôi dưỡng và 
giáo dục trong môi trường tốt nhất. Các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đến trường để trẻ 
được thoả sức với bạn bè trong những trò chơi hấp dẫn, góp phần ủng hộ tích cực 
cho sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non nói riêng và ngành giáo dục xã nhà nói 
chung, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Trường em ở cạnh bên đường,
Nhà cao gió mát, có vườn trồng hoa.
Trường em rộn tiếng chim ca
Bé ngoan, bé khoẻ thật là đáng yêu.
Vi vu gió thổi sáo diều
Đu quay, cầu trượt rất nhiều đồ chơi.
Cơm trưa canh cải mồng tơi
Thịt băm, trứng dán, tuyệt vời là ngon.
Bé ăn, bé ngủ, bé chơi
Cha mẹ phấn khởi, nơi nơi vui mừng.
4.4. Cử cán bộ, giáo viên đến tận nhà vận động, thuyết phục người dân đưa 
trẻ đến trường
Công tác huy động trẻ mầm non đến trường là một việc làm khó đòi hỏi mỗi người 
phải kiên trì, chịu khó, nhiệt tình, phải thật sự bình tĩnh mới mang lại hiệu quả cao.
Không phải gia đình nào cũng hiểu được vị trí, tầm quan trọng của bậc học. Mỗi 
gia đình có hoàn cảnh khác nhau, họ chưa cho con đi học vì những lý do khác 
nhau, có gia đình có ông bà trông giữ, có gia đình do hoàn cảnh kinh tế, đặc biệt có
những gia đình sợ con mình chưa biết xúc cơm, chưa biết đi vệ sinh, nói chưa rõ 
lời...có vô số những lý do để họ không muốn hoặc lo lắng khi cho trẻ đến trường 
mầm non.
Sau khi đã vào năm học được khoảng 1-2 tuần tôi bố trí sắp xếp thời gian phân 
công giáo viên và một phó hiệu trưởng nhà trường đi cùng, trên cơ sở nắm bắt 
thông tin từ giáo viên, tôi đến tận gia đình có con chưa đến trường, tìm hiểu lý do 
và nguyên nhân mà họ chưa cho trẻ đến trường để động viên, phân tích, thuyết 
phục các gia đình. Mặt khác tôi còn kết hợp với các ông bà trưởng các đoàn thể, 
các ông bà cán bộ trong thôn để cùng vận động.
Những trường hợp gia đình đặc biệt khó khăn mà không phải là gia đình chính 
sách tôi đề xuất sẽ tạo điều kiện giúp đỡ về đồ dùng học tập và đồ chơi thông qua 
việc vận động từ quỹ hội khuyến học, hội chữ thập đỏ....hoặc đề xuất với nhà 
trường giảm một phần đóng góp trong nhà trường ủng hộ các cháu có thể đến 
trường ngay được. Những gia đình có phân vân về cách chăm sóc, nuôi dưỡng và 
giáo dục các cháu của nhà trường thì tôi mời các gia đình đến tham dự, quan sát 
các hoạt động của trẻ trong một ngày ở trường, để họ thấy được các hoạt động đó 
là rất cần thiết với con, cháu họ...
Tùy theo từng gia đình cụ thể tôi có cách vận động tuyên truyền riêng. Cứ như thế 
không quản ban ngày hay ban tối tôi đã cùng các đồng chí Ban giám hiệu, giáo 
viên trong trường đi đến nhiều lần để vận động, kết quả cuối cùng đã thành công.
4.5. Tổ chức các hoạt động lớn như ngày lễ, ngày hội, hội thi
Trong năm học, cùng với các hoạt động khác, chúng tôi rất chú trọng đến việc tổ 
chức các ngày hội, ngày lễ, hội thi là hình thức tuyên truyền đạt hiệu quả nhanh 
nhất. Vì vậy chúng tôi tích cực vận động tuyên truyền thu hút nhiều phụ huynh 
tham gia như tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi, Ngày hội đến trường của bé, Tết 
trung thu...các hội thi của năm học, đều có các cặp ông, bà, cha mẹ đến cổ vũ động 
viên nhiệt tình.
Được thấy con mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hát hay, múa dẻo, kể chuyện hấp dẫn
ai cũng khen ngợi, phụ huynh rất phấn khởi, tự hào, ai cũng muốn con mình tham 
gia hội thi, họ nghĩ rằng nếu con mình chưa đi học từ độ tuổi nhà trẻ thì chắc chắn 
cháu chưa mạnh dạn hồn nhiên được như thế vì vậy họ có thể tuyên truyền lẫn 
nhau trong thôn xóm, góp phần nâng cao tỉ lệ huy động trẻ đến trường.
Qua đó các bậc phụ huynh càng thêm tin tưởng và hiểu sâu sắc thêm những kiến 
thức nuôi dạy con em mình theo khoa học, nâng cao nhận thức và tinh thần trách 
nhiệm trong việc cộng tác với nhà trường để chăm sóc giáo dục các cháu.
Hình ảnh các cháu tham gia hội thi
 Hình ảnh các cháu vui hội Trung thu
4.6. Xây dựng môi trường học tập vui chơi thân thiện, an toàn cho trẻ tạo sự 
gắn bó giữa trò với cô, với trường lớp
Tôi cùng Ban giám hiệu bàn và thống nhất dành cho các lớp nhà trẻ phòng học tốt 
và thuận tiện cho cô và trẻ thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày, phòng học tĩnh 
hơn tránh ồn ào, nền nhà nát gạch chống trơn, đảm bảo khô nhanh...
Trong phòng học trang trí tranh ảnh chủ đề, ngoài hiên chơi có góc tuyên truyền tới
các bậc phụ huynh, có chỗ đặt các chậu cây xanh, các cây hoa cây cảnh được bố trí
hợp lý tạo môi trường thân thiện.
Ví dụ: Cách bố trí sắp xếp treo tranh ảnh của chủ đề: Chọn tranh ảnh có nội dung 
phù hợp với trẻ, màu sắc phải tươi sáng, rõ ràng, vừa tầm mắt trẻ, kết hợp với sử 
dụng cây xanh trang trí thêm cho tươi mát. Hình ảnh trang trí 
lớp
 Tận dụng hiên chơi và các mảng tường ở các lớp, đường lên cầu thang tôi cử giáo 
viên bố trí các góc để trẻ chơi. Hình ảnh trẻ chơi tại góc thiên nhiên
4.7. Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục 
trẻ tại trường.
 Để làm tốt nhiệm vụ này tôi luôn động viên, giúp đỡ mỗi giáo viên nêu cao tinh 
thần trách nhiệm của mình từ việc cho trẻ đi vệ sinh cho đến việc học tập, vui 
chơi, làm thế nào khi trẻ đến trường mỗi ngày thực sự là ngày vui của trẻ.
 Hình ảnh khám phá khoa học
Hình ảnh trẻ hoạt động với đồ vật
Chỉ đạo các nhóm lớp thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non: 
Thông qua các hoạt động cụ thể như giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng 
dạy với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”, “Lấy trẻ làm trung tâm, giáo 
viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở”, tạo mọi cơ hội để trẻ được tham gia các hoạt
động trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh trẻ....
Chỉ đạo nhân viên y tế cân, đo theo dõi sức khỏe trẻ theo đúng quy định, kịp thời 
có kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thường

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huy_dong_tre_nha_tre.pdf