A. Giải quyết vấn đế:
Bước 1: Gợi ý tưởng cho trẻ bằng cách đặt tên trò chơi.
Cô đặt sẵn đồ chơi, các dụng cụ ở 4 góc phòng. Sau đó cô đặt tên trò chơi qua các thẻ từ ở 4 góc. Trẻ thích chơi trò chơi góc nào thì sẽ vào góc ấy.
Ví dụ: Góc 1 Hái quả
Góc 2 Chuyển quả
Góc 3 Bưng quả qua cầu
Góc 4 Mâm quả khổng lồ
Chính tên trò chơi sẽ gợi ý các hành động chơi của trẻ. Nhiệm vụ của từng nhóm là sắp xếp dụng cụ và chỉ ra các hành động chơi tương ứng với tên trò chơi, lúc này cô đi quan sát các góc chơi, cô có thể gợi ý với trẻ ( tiết học đầu tiên)
Cô dùng tiếng chuông rung để trẻ đổi góc chơi nếu trẻ thích.
Bước 2: Gợi ý tưởng cho trẻ bằng cách: Trẻ cùng cô cùng bạn đặt tiếp cho hoàn chỉnh trò chơi.
Ví dụ:
Ếch.lá sen Ếch ngồi lá sen
Khỉ.cây để hái. Khỉ leo cây để hái quả
Hoặc
.ngồi lá sen Ếch ngồi lá sen
.leo cây để. Khỉ leo cây để hái quả
Cũng với cách sắp xếp dụng cụ ở 4 góc như bước 1. nhưng lần này cô cắm các thẻ từ có ghi tên trò chơi nhưng chưa đầy đủ từ (từ ở đây có khi là thêm động từ hoặc danh từ vào chổ trống đó) cho đầy đủ nghĩa của tên trò chơi. Sau đó trẻ cũng chọn các góc chơi như ở bước 1.
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Trường MN TH 19-5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Niên học: 2006 -2007 Tiêu đề: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GỢI Ý TƯỞNG CHO TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỂ DỤC. Người thực hiện: Lê Thị Bích Vân Chức vụ: Giáo viên lớp Lá 3 Đơn vị công tác: Trường MNTH 19-5 Cá nhân liên quan: Nguyễn Thị Uyên Phương Thời gian thực hiện: Niên học: 2006 -2007 Không gian thực hiện: Lớp Lá 3 Đặt vấn đề: _ Hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động mang tính tích hợp. Trẻ không chỉ được vận động một cách thoải mái, tích cực để phát triển thể lực và thể chất mà qua hoạt động giáo dục thể chất trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ nghĩ ra các trò chơi để chơi cùng nhau.. _ Đó cũng là một trong những khó khăn cho giáo viên khi tổ chức hoạt động phòng thể dục. _ Vậy làm sao để gợi ý tưởng chơi ở trẻ trong hoạt động thể dục mà vẫn mang tính sáng tạo và tích cực ở trẻ...?? _Trong thời gian qua khi công tác lớp Lá và đối tượng chính là học sinh lớp Lá, tôi đã mạnh dạn thực hiện từng bước gợi ý tưởng cho trẻ như sau: Giải quyết vấn đế: Bước 1: Gợi ý tưởng cho trẻ bằng cách đặt tên trò chơi. Cô đặt sẵn đồ chơi, các dụng cụ ở 4 góc phòng. Sau đó cô đặt tên trò chơi qua các thẻ từ ở 4 góc. Trẻ thích chơi trò chơi góc nào thì sẽ vào góc ấy. Ví dụ: Góc 1 Hái quả Góc 2 Chuyển quả Góc 3 Bưng quả qua cầu Góc 4 Mâm quả khổng lồ Chính tên trò chơi sẽ gợi ý các hành động chơi của trẻ. Nhiệm vụ của từng nhóm là sắp xếp dụng cụ và chỉ ra các hành động chơi tương ứng với tên trò chơi, lúc này cô đi quan sát các góc chơi, cô có thể gợi ý với trẻ ( tiết học đầu tiên) Cô dùng tiếng chuông rung để trẻ đổi góc chơi nếu trẻ thích. Bước 2: Gợi ý tưởng cho trẻ bằng cách: Trẻ cùng cô cùng bạn đặt tiếp cho hoàn chỉnh trò chơi. Ví dụ: Ếch.......lá sen Ếch ngồi lá sen Khỉ.......cây để hái.... Khỉ leo cây để hái quả Hoặc .......ngồi lá sen Ếch ngồi lá sen ........leo cây để.... Khỉ leo cây để hái quả Cũng với cách sắp xếp dụng cụ ở 4 góc như bước 1. nhưng lần này cô cắm các thẻ từ có ghi tên trò chơi nhưng chưa đầy đủ từ (từ ở đây có khi là thêm động từ hoặc danh từ vào chổ trống đó) cho đầy đủ nghĩa của tên trò chơi. Sau đó trẻ cũng chọn các góc chơi như ở bước 1. Bước 3: Trẻ tự sáng tạo trò chơi Cô dùng cờ cắm vào góc phòng (4, 5 hoặc 6 cờ tương ứng với 4 , 5 hoặc nhóm tùy thích) sau đó tương ứng với mỗi cây cờ là một chiếc lon bí mật. Cô yêu cầu trẻ: Trẻ tự chia nhóm (theo số lượng cờ có trong nhóm. Bằng mọi cách trẻ phải tự mở được nắp lon để lấy dụng cụ trong lon ra. Mỗi nhóm tự nghĩ ra trò chơi với dụng cụ đó và đặt tên trò chơi cho nhóm của mình. Nhóm nào rung chuông nói tên trò chơi trước nhóm đó sẽ thắng với điều kiện không được bắt chước trò chơi của nhau. Tuy nhiên qua trò chơi của ba bước này tôi nhận thấy các cháu biết bàn bạc, tranh luận và cuối cùng thống nhất đưa ra một trò chơi cho nhóm mình. Các trò chơi mới này của các nhóm, các cháu cũng tích lũy kinh nghiệm các trò chơi khác mà trẻ đã được chơi. Do vậy, 5/6 nhóm nghĩ ra trò chơi tự chơi, còn một nhóm cô gợi ý tưởng chơi cho trẻ. Ví dụ: Nhóm 1 – bỏ “còn” lên chân và lò cò về phía trước, rớt “còn” không tính điểm. Nhóm 2 Thảy “còn” và bắt “còn” bằng hai tay Nhóm 3 Bỏ “còn” lên mu bàn tay lò cò qua vòng Nhóm 4 Ném “còn” vào đích trước mặt Nhóm 5 Bịt mắt “tìm” “còn” Nhóm 6 Rượt đuổi bạn có “còn” trong tay để bắt. Qua cách tổc chức hoạt động như vậy tôi nhận thấy có sự tiến bộ rõ rệt ở các cháu Về phía trẻ: _ Nội dung các trò chơi phong phú, đa dạng với chỉ một trái “còn”, cả lớp đã bày ra được 6 trò chơi để chơi – trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi tham gia vào các trò chơi. _ Trẻ được làm quen chữ viết qua tên trò chơi. Trẻ được rèn luyện các kỹ năng khái quát hóa những đặc điểm, luật chơi bằng cách đặt tên trò chơi. _ Trẻ được phối hợp nhiều vận động một cách tự nhiên và thoái mái. _ Hình thành một số kỹ năng họat động nhóm, biết bàn bạc, hợp tác và sáng tạo các trò chơi để chơi cùng nhau. Về phía cô: Cô không giải thích nhiều bằng lời. Có thời gian để quan sát, gợi ý tưởng chơi hoặc bổ sung luật chơi cho trẻ chặt chẽ và lôgíc hơn. Trên đây là một trong những sáng kiến nhỏ trong hoạt động phòng thể dục mà tôi đã được thực hiện trong niên học qua với một giáo viên cùng lớp. Tôi mong rằng với sự đóng thêm ý kiến của phòng chuyên môn và các bạn, sáng kiến trên của tôi sẽ được chấp nhận và áp dụng trong thời gian tới. Người ghi Lê Thị Bích Vân
Tài liệu đính kèm: