Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi học tốt môn tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi học tốt môn tạo hình

1.Lý do chọn đề tài

Phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực phát triển toàn diện ở trẻ mầm

non.Với mỗi trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy

cảm với thế giới xung quanh, bởi nó chứa đựng bao điều kì lạ, hấp dẫn. Trẻ

thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh

vật có nhiều màu sắc, hay 1 bông hoa đẹp, 1 bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ

nghĩnh, Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường nảy sinh

ngay từ ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi

mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai

Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng

tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện 1 số kỹ năng cơ bản( vẽ, nặn,

xé dán, ) Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ, nghệ thuật, tính sáng tạo phản ảnh thế

giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quí và trân trọng cái đẹp, tình yêu

con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây hoa lá.Để giúp trẻ có được cái

nhìn bao quát về thế giới xung quanh, có được quan niệm đúng đắn và những

nhận xét về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, hướng trẻ đến với cái “Chânthiện-mỹ” thì người giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ bắt buộc phải có1

trình độ nhất định cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm sống nhằm truyền thụ cho

trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết.Với vai trò đó, đòi hỏi giáo viên phải

thường xuyên học tập, bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng nâng cao năng lực

sư phạm cho mình

Trong trường mầm non hoạt động tạo hình chính là phương tiện để trẻ thể

hiện mình, thông quá đó trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo

thế giới riêng theo tư duy của mình.

Là một giáo viên tôi phải làm gì để giúp trẻ không những hứng thú tham gia

hoạt động “Tạo hình” mà còn tạo ra những sản phẩm vẽ, nặn, cắt, tô màu .đẹp

và sáng tạo.Nhận thức được vai trò trách nhiệm của một giáo viên, của một

người mẹ thứ hai, qua nhiều năm chăm sóc giáo dục trẻ tôi đúc kết một số kinh

nghiệm,

tìm tòi, nghiệm cứu, tích cực, học hỏi và vận dụng một số biện pháp để giúp

trẻ học tốt hoạt động “Tạo hình”

pdf 22 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2292Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi học tốt môn tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình với mọi người xung quanh. Để tạo ra 
một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ 
năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt 
động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ. 
 c. Thưc trạng 
 Với mong muốn nâng cao chất lượng trong các giờ hoạt động tạo hình tại 
lớp, tôi đã dành nhiều thời gian để khảo sát thực tế trên trẻ của lớp tôi trong suốt 
thời gian vừa qua và tôi nhận thấy ở trẻ 
 ( Hình 1: Bảng khảo sát đầu năm) 
 Từ những tiêu chí khảo sát trên tôi đã tìm ra được những nguyên nhân sau: 
* Đối với giáo viên: 
 Bản thân giáo viên chưa quan tâm tìm tòi nghiên cứu tài liệu. Bên cạnh đó, 
tài liệu tham khảo về bộ môn tạo hình còn ít, khó tìm. 
 Một số giáo viên mầm non chưa hiểu đúng về hoaatj động tạo hình của lứa 
tuổi mầm non mà lại cho rằng đó là 1 hoạt động của 1 họa sỹ độc lập hay thậm 
chí là 1 người thợ 
 Giáo viên chưa thật sự tạo cơ hội cho trẻ tự do hoạt động, tự do thể hiện 
cảm xúc - suy nghĩ hat tự chọn sản phẩm. 
 Chương trình tạo hình ở trường mầm non khá nặng nề và mang tính chất áp 
đặt khá lớn. Sự sắp xếp về thể loại, loại tiết và độ khó chưa thật sự hợp lý. 
 Kế hoạch hoạt động chưa cụ thể, chưa phù hợp với đặc điểm phát triển và 
nhận thức của trẻ. 
 Chưa chú trọng đến phần nhận xét và đặt tên cho bài của trẻ. 
 Tính chất “nề nếp”, “trật tự” được đẩy lên gần như là yêu cầu hàng đầu trong 
trường mầm non và cũng là hoạt động ngoại lệ. 
7 
* Đối với nguyên vật liệu 
 Trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ 
 Tranh mẫu của cô chưa phong phú, đa dạng cả về màu sắc lẫn chất liệu còn 
đơn giản, quen thuộc đối với trẻ dẫn đến sự nhàm chán, mất hứng thú, tập trung 
vào giờ học. 
 Nguyên vật liệu tạo hình khá cứng nhắc và thậm chí hạn hẹp đối với trẻ, thiếu 
sự kết hợp những nguyên vật liệu đơn giản và gần gũi từ thiên nhiên. 
 Những quyển vở “ Bé tạo hình” đã có sẵn nền mẫu cố định với các khung 
hình và những chi tiết phụ nên hoàn toàn chỉ có thể dành cho cá nhân từng trẻ, 
hơn nữa chính điều ấy làm hạn chế sự tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. 
* Đối với trẻ 
 Đa số trẻ vẫn chưa tích cực và chủ động trong học tập. 
 Một số cháu chưa được học qua lớp nhà trẻ nên kỹ năng vẽ - dán – nặn vẫn 
còn yếu. 
 Kỹ năng tạo ra sản phẩm tạo hình của trẻ theo yêu cầu của cô còn hạn chế. 
 Khả năng cảm nhận và đưa ra nhận xét của mình trước các sản phẩm tạo hình 
của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết nêu cảm nhận của mình. 
 Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong hoạt động tạo hình 
* Đối với phụ huynh 
 Các bậc phụ huynh còn chú trọng vào làm ăn kinh tế, ít quan tâm đến việc 
học của con. Coi hoạt động tạo hình như một môn năng khiếu, chỉ quan tâm đến 
học chữ và học tínhNên nhiều trẻ có năng khiếu mà không được nhìn nhận và 
chưa có thời gian để thể hiện khả năng cũng như sở trường của mình. 
 Trước thực trạng tôi thực sự rất băn khoăn, lo lắng làm sao để đưa biện pháp 
áp dụng vào lớp tôi đáp ứng được khả năng của trẻ, giúp trẻ kích thích sự say 
mê, sáng tạo, trong trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và hiệu quả nhất. 
 Vì vậy, tôi đã đưa ra “Một số biện pháp để giúp trẻ 3 tuổi học tốt hoạt 
động tạo hình”.Tôi rất mong những biện pháp này sẽ giúp cho những giờ hoạt 
động tạo hình thực sự có kết quả để trẻ lớp tôi hoạt động tốt trong các hoạt động 
tạo hình. 
1. Biện pháp thứ nhất: Cung cấp kiến thức, vốn hiểu biết về cái đẹp cho trẻ 
thông qua việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học. 
a. Mục đích 
 Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên, biến không gian lớp học trở nên gần 
gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc không dễ. Tạo môi trường đẹp 
trong lớp để khi trẻ đến lớp ấn tượng dầu tiên tác động vào trẻ là sự bày trí, cách 
sắp xếp, trang trí lớp học của bé đẹp.Bé quan sát xem lớp ình có khác nhà bé cái 
gì không? Có đẹp hơn nhà bé không?.Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn 
tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ 
thuật. 
8 
b. Cách tiến hành 
 Vì vậy tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học 
lớp mình: Các mảng tường trong lớp như chủ đề, các tiêu đề góc. Để gây ấn 
tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ảnh nghộ nghĩnh đáng 
yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và tên thật gần gũi với trẻ. 
 VD: Mảng chủ đề thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn thấy. Mội dung của 
mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ đề: Như trường mầm non: Có 
các hình ảnh ngôi trường, đu quay, xích đu, cầu trượt,có cô giáo cùng bé đi 
dạo, - Các góc hoạt động như góc gia đình tôi đặc biệt là “Tổ ấm 3-4 tuổi” 
trong đó có hình ảnh mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế 
biến. Hay góc xây dựng tôi lấy tên là “Kiến trúc sư tí hon” có các hình ảnh các 
bé hoặc con vật đang di chuyển các vật liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây, 
lắp ghép từ các hình ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tương. Còn phía mảng 
tườngtôi thường làm bằng nhựa hoặc thảm gai , trong đó có gắn các sản phẩm 
do chính tay trẻ làm để gài vào làm trang trí cho góc đó. 
 Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ đề 
ta cần thay đổi nội dung chủ đề mới. Việc sắp xếp, thay đổi chủ đề được tính 
toán đảm bảo tận dụng các nguyên liệu, hiện vật của chẻ chủ đề đảm bảo tính 
liên kết, dẫn dắt để trẻ phát huy trí tưởng tượng.Tôi cùng trẻ thảo luận và đặt tên 
cho chủ đề mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới 
thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng ngôn ngữ nghệ thuật để tích lũy cho trẻ có 
vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích long ham 
muốn thích tham gia tạo sản phẩm trang trí lớp học của mình. 
 VD : Ở mảng hoạt động tạo hình. Tôi đã trưng bày các sản phẩm mẫu tự làm 
và sưu tầm bằng các nguyện vật liệu khác nhau: tranh xé, dán, tranh tô màu, sản 
phẩm nặn, .cho trẻ quan sát nhằm kích thích khả năng sáng tạo và có nghệ 
thuật của trẻ 
 (Hình 2: Trang trí môi trường ) 
 Các mảng tường trống cũng được tận dụng để trang trí phù hợp với chủ đề 
bé học, từ đó trẻ có thể nhận biết các hoạt động của bé ở trường thông qua các 
mảng trang trí của cô 
 Các sản phẩm của trẻ được trưng bày, đó là một sự khích lệ đối với trẻ động 
viên để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. Cửa sổ cũng là nơi cô trang trí 
đưa thiên nhiên vào trong lớp học với các lọ cây xanh tận dụng từ nguyên vật 
liệu phế thải. 
c. Kết quả 
 Trẻ rất thích thú với môi trường lớp học mà cô tạo ra và gây nhiều cảm xúc 
cho trẻ. Chính vì vậy mà thích chơi ở các góc có hình ảnh mới và tạo ra các sản 
phẩm cũng đẹp vầ bắt mắt hơn. Nhờ những sản phẩm của trẻ được treo ở đó, trẻ 
ngắm nhìn sảm phảm của mình và giới thiệu cho các bạn cùng nghe và cùng 
nhau muốn tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn nữa dưới sự hướng dẫn của cô giáo. 
2. Biện pháp thứ 2: Thông qua các giờ học tạo hình 
9 
a. Mục đích 
 Thực tế đã chứng minh: Trẻ 3-4 tuổi tri giác sự vật hiện tượng bằng tư duy 
trực quan hành động nên rất cần sự hỗ trợ của cô nên dẫn tới dẫn kỹ năng vẽ, 
xé, dán, nặn của trẻ còn yếu. Chính vì vậy cô phải đưa ra các biện pháp rèn kỹ 
năng cho trẻ. Để giúp trẻ làm được sản phẩm, vấn đề dặt ra là cần phải dạy cho 
trẻ 1 số kỹ năng cơ bản nhằm phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ, 1 trong 
những phương pháp của quá trình đổi mới lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được 
hoạt động trong giờ học tạo hình. 
b.Cách tiến hành 
 Để tiết học đạt hiệu quả cao nhất tôi thường tạo môi trường lớp học thân 
thiện, gần gũi để trẻ có thể thoải mái thể hiện khả năng của mình bằng cách tạo 
tình huống, sử dụng các bài vè và câu đố để kích thích sự thảo luận, tranh luận 
nhằm tạo hứng thú, lôi cuốn trẻ. 
 Dạy trẻ nặn: Đối với trẻ 3 tuổi, vận động tinh của trẻ còn ở mức độ thấp. Vì 
vậy cần rèn luyện cho trẻ 1 số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm 
 VD: Dạy trẻ làm các động tác xoay tròn, ấn bẹt, lăn dọc, uốn cong. 
 Khi nặn tôi dạy trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình sau đó mới dạy trẻ nặn, 
cho trẻ nặn từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ dạy trẻ nặn quả tròn sau đó dạy trẻ 
kỹ năng lăn dài, uốn sao cho giống quả thật.dần dần dạy trẻ nặn những đồ vật 
khó hơn. Muốn kỹ năng nặn ở trẻ được thuần thục thì mỗi giáo viên cần phải 
thường xuyên rèn luyện cho trẻ kỹ năng trên. 
( Hình 3: Trẻ đang sử dụng các nguyên vật liệu để tạo nên sản phẩm của 
mình) 
 Với những bạn yếu, nhút nhát, khả năng tập trung chưa cao tôi thường dành 
thời gian trò chuyện để hiểu rõ tâm lý của từng bạn, kỹ năng của trẻ đến đâu để 
có hướng điều chỉnh sao cho phù hợp. Hỏi các câu hỏi mở và yêu cầu thường 
không cao hoặc cho trẻ thêm thời gian để trẻ có thể hoàn thành bài của mình như 
các bạn khác. Mỗi khi trẻ tiến bộ tôi đều động viên, khen ngợi để trẻ có thêm 
động lực đạt kết quả cao hơn để trẻ cảm nhận các sản phẩm đẹp để khuyến khích 
trẻ yêu thích nghệ thuật tạo hình. 
 Dạy trẻ vẽ và tô màu: Cũng tương tự như trên, giáo viên cũng cần rèn luyện 
cho trẻ 1 số kỹ năng đơn giản: Cách cầm bút, cách vẽ , cách tô màu theo 1 chiều, 
cách chọn màu để tô 
 VD: Dạy trẻ vẽ các nét thẳng, nét ngang, nét xiên, nét cong. Từ những nét cơ 
bản cô dần hướng dẫn trẻ tạo ra 1 số sản phẩm đơn giản: Vẽ cuộn len, vẽ con 
đường,.Dần dần cô hướng dẫn trẻ có kỹ năng khó hơn: vẽ bông hoa, vẽ ông 
mặt trời, vẽ cỏ, cây,Các kỹ năng này cần được cô rèn luyện thường xuyên 
trong và ngoài giờ học để trẻ có thể phát huy được khả năng sáng tạo của mình 
thông qua các sản phẩm tạo hình. Mỗi lần tự tạo ra được sản phẩm đẹp dưới sựu 
hướng dẫn của trẻ sẽ thấy thích thú và đam mê hơn trong sáng tạo nghệ thuật. 
10 
 Khi trẻ đã có kỹ năng thì tôi hướng dẫn trẻ theo nhóm, theo tập thể lớp. Một 
số kỹ năng tôi cần phải tỉ mỉ hướng dẫn cho một số trẻ khá sau đó trẻ lại hướng 
dẫn cho nhóm nhỏ của mình. 
 ( Hình 4: Các bé làm tranh theo nhóm) 
 Sau một thời gian thực hiện, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi gắn kết nhau hơn, tự 
giác hướng dẫn nhau cách thực hiện theo yêu cầu của cô. Dần dần trẻ đã mạnh 
dạn, gần gũi nhau hướng dẫn, có lúc làm hộ bạn, rồi cùng nhau thực hiện theo 
yêu cầu của cô. Ngoài ra, tôi cho trẻ tự chọn cùng nhau phối hợp tạo thành sản 
phẩm mới lạ đặc biệt trong các giờ tạo hình theo đề tài hay theo ý thích. Tôi 
luôn động viên, khuyến khích trẻ giúp đỡ và bảo ban nhau trong nhóm khi được 
bạn bè đồng ý. Sau khi trẻ đã hoàn thành sản phẩm của mình tôi cho trẻ trưng 
bày sản phẩm theo nhóm trẻ cùng làm, cùng sở thích. 
 Dạy trẻ kỹ năng xé, dán: Đối với độ tuổi này, kỹ năng xé dán của trẻ còn 
yếu vì đối với hoạt động này yêu cầu kỹ năng vận động tinh nhiều hơn. 
 VD: Dạy trẻ xé dải, xé vụn. Từ các xé dải đó cô hướng dẫn trẻ kỹ năng xé 
dải to , dải nhỏ để tạo ra sản phẩm đơn giản . Ví dụ như xé dải tạo thành thân 
cây. Rồi từ xé dải hướng dẫn trẻ xé vụn để xếp tán cây và hướng dẫn trẻ cách 
chấm hồ và dán. Mới đầu trẻ còn bỡ ngỡ dán nhầm mặt giấy theo bản năng, 
nhưng qua sự hướng dẫn kiên trì của cô trẻ sẽ có kỹ năng và dán đẹp hơn . Để 
trẻ có kỹ năng xé và dán tôi thường cho trẻ ngồi theo nhóm và xé theo yêu cầu 
của cô như: xé vụn, xé theo dải dài, to, nhỏxé lượn vòng cung các hình đã vẽ 
sẵn. Ví dụ như xé lá cây, lật đật, bông hoa 
 VD: Trước khi cho trẻ hoạt động “Xé dán cầu vồng” Tôi tạo tình huống để 
anh Gà trống xuất hiện cùng với câu chuyện về những sắc màu sau cơn mưa 
nhằm thu hút sự tò mò của trẻ. Sau đó cho trẻ xem video về các cầu vồng, kích 
thích sự phát triển và tranh luận về đặc điểm màu sắc, hình dạng, khi nào có cầu 
vồng 
 ( Hình 5: Sản phẩm xé dán cầu vồng của trẻ) 
 Với các tiết đề tài thì phần giới thiệu tranh mẫu cô có thể lồng vào câu truyện 
rồi đàm thoại với trẻ: Đây là bức tranh gì? Con nhìn thấy cầu vồng trông như 
thế nào? Khi nào thì cầu vồng xuất hiện? Màu sắc của cầu vồng thế nào? Sau đó 
mới tiếp tục sang tranh mẫu tiếp theo. Mẫu của cô không những đa dạng, phong 
phú về màu sắc, chất liệu để tạo ra bức tranh. Ngoài ra còn có thể dung cả vật 
thật để tăng thêm sự phong phú cho tranh mẫu. Để có thể có những kỹ năng làm 
ra các sản phẩm sáng tạo nên tôi thường xuyên giới thiệu các kỹ năng mới cho 
trẻ để làm phong phú các kỹ năng tạo hình cho trẻ. 
 Trong khi hoạt động trẻ được thực hành, trải nghiệm theo sự định hướng, 
hướng dẫn của giáo viên. Để thực hiện tốt biện pháp này tôi đã rất khéo léo lựa 
chọn hệ thống câu hỏi mở để trẻ có thêm các kiến thức, kỹ năng kỹ xảo cho bản 
thânHướng trẻ tới nhiệm vụ của mình trong giờ học tạo hình bằng hệ thống 
các câu hỏi mở, phát huy khả năng sáng tạo, tính tò mò của trẻ, luôn tạo ra 
những tình huống để kích thích để trẻ có thể sáng tạo. 
11 
 Tôi luôn động viên trẻ luôn cố gắng, khuyến khích trẻ sáng tạo ra các sản 
phẩm đẹp và đúng với yêu cầu của bài học và của cô. Được động viên, khuyến 
khích nên các bé rất hào hứng muốn được thực hiện, thể hiện tình cảm và cảm 
xúc, chia sẻ những hiểu biết của mình đối với các sự vật, hiện tượng 
 *VD: Trong giờ vẽ hoa cháu Đức Nam vẽ bông hoa chỉ có 1 cánh ở trên cành 
hoa, các cánh còn lại rơi ở phía dưới, tôi có hỏi trẻ tại sao con vẽ như vậy? trẻ 
trả lời hôm trước trong giờ hoạt động ngoài trời con quan sát thấy ở trong vườn 
hoa có bông hoa các cánh bị rơi xuống đất, trên cành chỉ có 1 cánh thôi ạ. Đó 
chính là sự sáng tạo của trẻ để tạo ra sản phẩm theo ý thích của riêng mình. 
c. Kết quả 
 Qua thời gian tôi thấy chất lượng tạo hình của trẻ có tiến bộ rõ rệt. Giờ học 
tạo hình sôi nổi hẳn lên. Những trẻ đầu năm nhút nhát thì đã có tiến bộ, không 
còn 
nhút nhát nữa, chính vì thế mà kỹ năng tạo hình của trẻ cũng có sự thay đổi. Trẻ 
đã tạo ra được sản phẩm tạo hình có sự sáng tạo và đẹp mắt hơn. 
3. Biện pháp thứ ba : Cung cấp, củng cố kiến thức kỹ năng tạo hình ở mọi 
lúc mọi nơi 
 a. Mục đích 
 Trong sản phẩm tạo hình nó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra 
nó, nó còn là ngôn ngữ riêng để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra.Tôi thấy 
rằng phương tiện giúp trẻ đạt được mục đích đó là sự sáng tạo nghệ thuật ở trẻ. 
Tôi đã tận dụng tất cả các thời điểm trong ngày, tích hợp trong các giờ hoạt 
động chungđể dạy trẻ 
b. Cách tiến hành 
 Giờ hoạt động có chủ đích tôi phát huy hết khả năng của trẻ, giúp trẻ hoạt 
động 1 cách thoải mái, hứng thú, có biện pháp kích thích sự sáng tạo của trẻ, kết 
hợp tận dụng rèn các kỹ năng cơ bản. 
b. Cách tiến hành 
 Trong các môn học khác tôi cũng tận dụng và sử dụng các hình ảnh, vật 
thật sinh động để kích thích sự sáng tạo của trẻ 
 Tích hợp hoạt động tạo hình trong hoạt động làm quen văn học: Đối với trẻ 
mẫu giáo,được xem và nghe kể những câu chuyện cổ tích kèm những hình ảnh 
sinh động đưa trẻ vào thế giới bí ẩn đầy huyền thoại và giàu trí tưởng tượng, gợi 
lên cho trẻ những ước mơ về cái đẹp, cái nhân hậu luôn chiến thắng cái xấu, cái 
thấp hèn. Gợi lên cho trẻ những hình tượng để trẻ có thể vẽ, nặn các nhân vật 
theo trí tưởng tượng của mình. 
 Tích hợp hoạt động tạo hình trong hoạt động làm quen với toán và khám phá 
khoa học: Hoạt động tạo hình giúp trẻ làm quen với những hình khối, kích thước 
khác nhau của đồ vật, điều này giúp trẻ học tốt môn toán 1 cách dễ dàng và 
ngược lại, để thực hiện bài tập tạo hình, trẻ pahir học cách quan sát vật, thiên 
nhiên, con người, con vật,Ngoài ra , khám pha khoa học cũng tạo điều kiện 
cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên sống động xung quanh, đó là cách làm giàu 
12 
cảm xúc cho hoạt động nghệ thuật. Thông qua môn làm quen với môi trường 
xung quanh, tổ chức cho trẻ làm các loại hoa, quả, đồ dùng bằng đất nặn, xé dán, 
bồi giấymà trẻ được tri giác như các loại cây, hoa,  vẽ lại bức tranh mà trẻ 
quan sát được như vẽ về biển, cảnh vật, con người,Sử dụng các loại rau, củ, 
quả làm làm dụng cụ in một cách sáng tạo. Liên kết hoạt động in này với hoạt 
động nấu ăn hoặc hoạt động nhận thức về môi trường khi trẻ khám phá các loại 
rau, củ, quả 
 Hoạt động ngoài trời: Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh khi đi 
dạo chơi trẻ được nhìn, ngắm nghía vật thật, được sờ nắn. Khi cho trẻ hoạt động 
ngoài trời cô có thể chuẩn bị phấn, đất nặn để trẻ vẽ, nặn, định hướng cho trẻ vẽ 
và nặn theo chủ đề. Tạo hình cũng có thể tìm thấy trong các hoạt động chơi với 
cát và nước: Cung cấp cho trẻ các phương tiện khác nhau( Ống hút,màu, xẻng 
xúc cát, cành cây,) để trẻ có thể thổi bong bóng, thổi ống hút tạo ra các công 
trình hoặc các họa tiết trên cát ẩm 
 Hoạt động góc: Đây là khoảng thời gian trẻ được tạo ra sản phẩm mà trẻ đã 
thực hành trên tiết học. Tô chuẩn bị các đồ dùng ở góc tạo hình để trẻ thoải mái 
được lựa chọn nội dung mang tính sáng tạo. Tôi luôn tạo điều kiện để trẻ có 
năng khiếu say mê cũng như trẻ còn lúng túng. Đói với những trẻ có năng khiếu 
thì tôi gợi mở để trẻ có thể phát huy được tính sáng tạo của mình để sản phẩm 
được đẹp hơn , còn với trẻ yếu thì tôi hướng dẫn lại từng kỹ năng để trẻ có thể 
tạo ra được các sản phẩm đơn giản 
 Trong các giờ hoạt động chiều, tôi thường trò chuyện hoặc cho trẻ chơi với 
đất nặn đất nặn và cùng nhau củng cố các kỹ năng cơ bản của nặn. Hỏi trẻ ý 
tưởng trong chủ đề này con định nặn gì? Con nặn như thế nào? Từ đó củng cố 
các kỹ năng nặn cho trẻ như: nặn bằng đầu ngón tay, lăn dọc, ấn dẹt, ấn lõm. Để 
trẻ không bị nhàm chán tôi cho trẻ cắt các hình trong quyển tranh, truyện, sách 
chủ đề, báo cũ, lịch cũ hay các cuốn tạp trí và rèn cho trẻ kỹ năng cắt: cắt theo 
đường thẳng, lượn cong Hay cho trẻ vẽ theo sở thích để củng cố lại kỹ năng 
vẽ và tô màu trẻ được cô dạy trong tuần. Cứ như thế các kỹ năng mà cô cung 
cấp cho trẻ được củng cố và rèn thêm , mà trẻ cũng rất hứng thú với hoạt động 
này. Vì trẻ vừa chơi, lại vừa tạo ra sản phẩm tạo hình mà mình muốn dưới sự 
hướng dẫn của cô giáo 
 Thông qua hoạt động đón trả trẻ và hoạt động chiều. Tôi có thể trao đổi với 
phụ huynh về khả năng , năng khiếu vốn có của con để cùng bồi dưỡng phối hợp 
với nhà trường 
 Tôi thường xuyên gắn liền hoạt động tạo hình theo các ngày lễ trong tháng 
với trẻ. Điều này vừa giúp trẻ có thêm kỹ năng nặn, vẽ, xé dán một cách rất hiệu 
quả như : nặn bánh trôi ngũ sắc trong ngày tết hàn thực, làm thiếp tặng bà tặng 
mẹ ngày 8/3; 20/10giúp trẻ có thêm kiến thức về truyền thống văn hóa cội 
nguồn dân tộc với đạo lí “ Uống nƣớc nhớ nguồn” vừa củng cố thêm kĩ nặng 
nặn ở trẻ một cách vui vẻ, tự nhiên và đạt hiệu quả cao. Đây không chỉ là một 
nét đẹp văn hóa mà còn là một nét đẹp về văn hóa ẩm thực Việt Nam. 
 ( Hình 6: Các bé làm bánh trôi) 
13 
 ( Hình 7: Cuộc thi “ Bé khéo tay” cấp trường) 
c. Kết quả 
 Thông qua hoạt động này trẻ tự tin được thỏa sức sáng tạo nghệ thuật theo ý 
tưởng của mình. Trẻ rất vui và hào hứng tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục, 
màu sắc thẩm mỹ hơn.Thông qua đó kỹ năng tạo hình của trẻ cũng được cải 
thiện rõ rệt. Tình trạng trẻ yếu kém được hạn chế rất nhiều bởi thông qua hoạt 
động nhóm và tập thể trẻ không còn nhút nhát, tự ti nữa mà trẻ đã hòa nhập cùng 
nhau, trẻ tốt hướng dẫn trẻ khá, học hỏi cùng bạn để thi đua nhau tạo ra các sản 
phẩm tạo hình theo ý thích của mình 
4. Biện pháp thứ tư: Sử dụng nguyên vật liệu, phế liệu có hiệu quả 
a. Mục đích 
 Để trẻ học tốt được hoạt độngtạo hình thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế 
hoạch cho việc lựa chọn và sử dụng các nguyên vật liệu sao cho phù hợp và trẻ 
phát huy tốt nhất khả năng tạo hình của mình. Tôi thấy,việc sử dụng nguyên vật 
liệu tạo hình quyết định đến sự thành công của bài dạy. Vì khi nguyên vật liệu 
phong phú, đa dạng sẽ kích thích khả năng sáng tạo của trẻ thông qua màu sắc 
và các hoạt động: tô, vẽ, cắt, nặn 
b. Cách tiến hành 
 Tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi ra các nguyên vật liệu phong phú như: hột, hạt, 
que, lá, tăm, gạch non, phấn màu, bột nước, nấu hồ, giấy xốpĐể trẻ có thể 
thoải mái lựa chọn các nguyên liệu mình thích, phù hợpvới từng cá nhân trẻ. 
 Các nguyên vật liệu dễ tìm, dễ kiếm, có sẵn ở địa phương và gần gũi với đời 
sống hàng ngày của trẻ như giấy cũ, báo

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_tuoi_hoc_t.pdf