Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3 - 4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3 - 4 tuổi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

* Lý do chọn đề tài:

Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta lúc sinh thời đã nói

rằng: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có

được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào công

việc học tập của các cháu”. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước,

đất nước có giàu mạnh hay không chính là nhờ vào thế hệ trẻ. Bậc học mầm

non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò cực kỳ

quan trọng, đặt cơ sở nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân

cách con người Việt Nam.

Nhà sư phạm Nga A.Xmacarenco cho rằng nền tảng căn bản của việc giáo

dục được hình thành từ dưới 5 tuổi “Những điều dạy cho trẻ trong thời kỳ đó

chiếm khoảng 90% của quá trình giáo dục. Về sau việc giáo dục và đào tạo của

con người vẫn còn tiếp tục nhưng lúc đó là bắt đầu nếm quả còn những nụ hoa

thì vẫn được vun trồng trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời”.

Trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục mầm non càng cần nhận thức

được vai trò và nhiệm vụ quan trọng của mình trong sự nghiệp giáo dục để phù

hợp với xu thế giáo dục chung của thế giới, trong khu vực và đồng thời đáp ứng

được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn giáo dục mầm non ở trong nước từ cuối

những năm 90 của thế kỷ 20. Theo quan điểm của PGS Nguyễn Ánh Tuyết về

giáo dục mầm non: “Giáo dục mầm non coi trẻ em là chủ thể tích cực của hoạt

động”. Nghĩa là giáo dục mầm non cần tạo ra môi trường kích thích trẻ hoạt

động. Muốn vậy giáo dục mầm non cần tổ chức mọi hoạt động cho trẻ như hoạt

động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, làm quen với môi trường xung

quanh, tạo hình, âm nhạc, thể chất và hình thành biểu tượng Toán sơ đẳng.

pdf 28 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1059Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3 - 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i toán, kích thích mong muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh của trẻ. 
Cha mẹ và những người thân trong gia đình trẻ có vai trò quan trọng trong 
việc rèn luyện, củng cố các biểu tượng ban đầu về toán, làm cho việc lĩnh hội 
các kiến thức về toán của trẻ có hiệu quả hơn khi trẻ được thường xuyên ứng 
dụng chúng vào các sự vật, hiện tượng xung quanh và trong cuộc sống sinh hoạt 
hàng ngày. 
Việc cha mẹ tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán trong cuộc 
sống hàng ngày góp phần làm phong phú, chính xác hóa những biểu tượng trẻ đã 
có, làm cho kiến thức sơ đẳng về toán mà trẻ nắm được ở trường mầm non gắn 
liền với cuộc sống thực của trẻ. Trẻ được vận dụng các kiến thức vào thực tiễn, 
nhờ vậy những kiến thức đó ngày càng trở nên bền vững và có ý nghĩa hơn, nó 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
4 
không chỉ làm giàu kinh nghiệm sống cho trẻ mà còn góp phần hình thành ở trẻ 
kĩ năng ứng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. 
Giáo viên cần hướng dẫn các bậc phụ huynh tạo nhiều cơ hội cho trẻ được 
thường xuyên luyện tập, củng cố các biểu tượng ban đầu về toán ở mọi lúc, mọi 
nơi trong mọi hoạt động (vui chơi hay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, từ 
đó tạo cho trẻ thói quen quan tâm, chú ý tới các sự vật hiện tượng xung quanh 
trẻ, nhờ đó trẻ nhận biết được, mối quan hệ toán học có trong các sự vật hiện 
tượng đó). 
Chính từ những lý do trên mà tôi quyết định chọn biểu tượng hình dạng 
để tư vấn với phụ huynh để phụ huynh cùng tôi ngoài giờ học trên lớp ra về nhà 
còn sẽ được củng cố và rèn luyện nhiều hơn: “Một số biện pháp giúp phụ 
huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi”. 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
5 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lý luận 
Toán học là bộ môn được áp dụng rộng rãi trong thực tế cuộc sống, nó 
chính là chìa khóa vạn năng cho sự phát triển nhiều ngành khoa học, là một 
trong những hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện một cách tốt nhất. Trong 
cuộc sống hàng ngày, trẻ có khả năng nhận biết một số biểu tượng toán học từ 
rất sớm xong đó chỉ là kết quả của việc “Tri giác trực tiếp” của trẻ thông qua 
các hoạt động hàng ngày, còn việc hiểu thấu đáo, vững chắc và có hệ thống thì 
chưa có. Việc hình thành các biểu tượng toán giúp trẻ làm quen với thế giới 
xung quanh , giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hàng ngày đồng 
thời giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn. Vì vậy, cần thiết phải hình thành các biểu 
tượng toán cho trẻ đặc biệt việc cho trẻ làm quen với biểu tượng hình dạng 
đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển giáo dục trí tuệ hình thành và 
phát triển hoạt động nhận thức: chuyển từ tư duy trực qua hành động sang trực 
quan hình tượng, sau đó sang tư duy lô gíc. Hình thành khả năng nhận thức thế 
giới xung quanh. Hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân 
tích, tổng hợp, khái quát hóa. Từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ: cung cấp vốn từ 
về các biểu tượng toán cho trẻ. Góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, ý thức lao 
độngnhằm phát triển nhân cách cho trẻ mầm non và chuẩn bị cho trẻ học toán 
ở trường tiểu học. 
2. Cơ sở thực tiễn 
 a. Thuận lợi: 
* Thực trạng của giáo viên 
- Có 3 giáo viên lớp đều đạt chuẩn, có khả năng sư phạm tốt, linh hoạt và 
sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ 
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng 
tuần, tháng hàng giúp đỡ giáo viên giải đáp các thắc mắc trong chuyên môn. 
- Tôi luôn nâng cao trách nhiệm không ngại khó, ngại khổ, gần gũi, thân 
thiện, gắn bó với phụ huynh và thường xuyên nghĩ ra các trò chơi để cung cấp 
cho phụ huynh, các kiến thức kĩ năng các hoạt động về toán. 
- Là một giáo viên đã được phân công phụ trách giảng dạy lớp 3 - 4 tuổi 
3 năm liên tục. Tôi luôn cố gắng tìm hiểu hiểu sách báo tạp chí , mạng Iternet 
để học hỏi, trau dồi những kiến thức vận dụng sáng tạo vào công việc chăm sóc 
giáo dục trẻ. Đặc biệt là những kiến thức về toán học để đưa những kiến thức 
mới đó vận dụng vào tiết dạy nhằm gây hứng thú cho trẻ tạo cơ hội cho trẻ được 
tìm hiểu khám phá cung cấp những kiến thức cơ bản về toán học qua đó rút ra 
những bài học kinh nghiệm sáng tạo ra các trò chơi về toán học tuyên truyền đến 
phụ huynh để phụ huynh có thể củng cố những biểu tượng về toán học cho các 
con tại gia đình. 
* Thực trạng của trẻ 
- Lớp học do tôi phụ trách có tổng số 43 học sinh. Trẻ đi học tương dối 
đều đạt tỷ lệ chuyên cần cao do vậy mà rất thuận lợi cho việc nghiên cứu, tổ 
chức các hoạt động. 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
6 
- Trẻ lớp tôi ngoan có nề nếp, kỹ năng trong các hoạt động đặc biệt các con 
rất thích tìm hiểu khám phá những điều mới lạ. 
b. Khó khăn: 
* Về cơ sở vật chất 
- Trường mầm non Cổ Bi thuộc ngoại thành Hà Nội đa số phụ huynh làm 
nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn khó khăn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đặc 
biệt là đồ dùng học toán của trẻ còn hạn chế 
* Thực trạng của phụ huynh 
- Đa số phụ huynh làm nông nghiệp nên trình độ dân trí còn thấp nên việc 
tuyên truyền với phụ huynh gặp không ít khó khăn. phụ huynh vẫn chưa coi 
trọng tới việc hình thành biểu tượng về toán cho trẻ đa phần phụ huynh đều rất 
bận bịu trong công việc mà lơ là việc dạy dỗ bảo ban con cái. Phụ huynh lại 
không biết điều đó ảnh hưởng rất lớn đến trí tuệ của con mình nhiều phụ huynh 
cho rằng con còn nhỏ chỉ học hát, múa, đọc thơ, kể chuyện không cần phải 
học nhiều về toán nên phụ huynh không chú trọng vào việc đưa các kiến thức 
toán vào các hoạt động của trẻ, không thường xuyên quan sát các hoạt động các 
biểu hiện của con mình mà cứ nghĩ các kiến thức về toán khi nào trẻ học lên tiểu 
học, trung học mới cần phải củng cố. Phụ huynh không nghĩ rằng phải cung cấp 
các kiến thức toán cho con từ khi còn nhỏ thì trẻ mới có kiến thức vận dụng vào 
cuộc sống cũng như các tình huống xảy ra xung quanh trẻ. 
 * Thực trạng của trẻ 
Trẻ tư duy chủ yếu là tư duy trực quan dễ nhớ nhanh quên nên phải thường 
xuyên luyện tập và củng cố cho trẻ để trẻ có thể nhớ được những biểu tượng đơn 
giản và môn toán có rất nhiều biểu tượng cần hình thành cho trẻ như: số đếm, 
không gian, thời gian, kích thước, hình dạng...Hơn nữa trẻ rất hiếu động khả 
năng tập trung chú ý của trẻ còn hạn chế. 
3. Biện pháp thực hiện: Có 5 biện pháp 
- Biện pháp 1: Trao đổi thông qua họp phụ huynh đầu năm học. 
- Biện pháp 2: Qua các buổi dự giờ thăm lớp. 
- Biện pháp 3: Qua góc tuyên truyền với phụ huynh. 
- Biện pháp 4: Qua giờ đón, trả trẻ. 
- Biện pháp 5:Trao đổi với phụ huynh qua tin nhắn điện tử 
Sau đây, tôi xin đi sâu vào từng biện pháp 
 a. Biện pháp 1: Trao đổi thông qua họp phụ huynh đầu năm học: 
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hình thành các biểu tượng toán học 
cho trẻ mầm non đặc biệt về biểu tượng hình dạng, ngay từ đầu năm học, tôi đã 
xây dựng bản dự thảo tuyên truyền cho phụ huynh củng cố biểu tượng về hình 
dạng, màu sắc mà trẻ đã được lĩnh hội từ lớp nhà trẻ 
- Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đã gợi ý cho phụ huynh 
về nhà củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ bằng cách gọi tên các hình bằng tên 
các đồ vật tương ứng (các đồ vật có hình dạng giống các hình hình học). 
VD: Chiếc đồng hồ có dạng hình tròn, ô cửa sổ có dạng hình vuông, bức 
tranh có dạng hình chữ nhật ...hoặc có thể tô màu các dạng hình hoc: hình 
vuông, tròn, tam giác, chữ nhật. Dùng các hình dán thành các con vật, ô tô, ngôi 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
7 
nhà....và chỉ cho các bé xem hàng ngày. 
Vì trẻ 3- 4 tuổi đã có khả năng gọi đúng tên và phân biệt được một số các 
hình dạng khác nhau của các vật thể. Có khả năng gọi đúng tên nhận biết được 1 
số các hình học nhờ sự tác động của người lớn. Nhưng trẻ chưa có khả năng so 
sánh , phân biệt các hình theo dấu hiệu riêng của từng hình. Sau khi phụ huynh 
nghe phổ biến tôi đã nhận được sự phản hồi rất tốt đa số phụ huynh đều đồng ý 
sẽ cùng phối hợp với các cô. 
Hình ảnh: Họp phụ huynh đầu năm học 
* Nội dung của buổi trao đổi: Cung cấp nội dung chương trình dạy 
biểu tượng hình dạngcho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. 
- Hình học phẳng gồm 4 loại 
+ Hình tròn : Có đường bao cong, lăn được 
+ Hình vuông : Có đường bao thẳng, không lăn được. 
+ Hình tam giác : Có đường bao thẳng, không lăn được. 
+ Hình chữ nhật: Có đường bao thẳng, không lăn được 
- Nội dung chương trình: Đối với lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi 
+ Dạy trẻ nhận biết, gọi tên các hình: hình tròn, hình vuông, hình tam 
giác, hình chữ nhật chọn hình theo mẫu và theo tên gọi 
+ Cho trẻ làm quen với thuộc tính cong, lăn được của hình tròn; Thuộc 
tính thẳng, không lăn được của các hình vuông, tam giác, chữ nhật 
* Những trò chơi, hoạt động cụ thể cung cấp cho phụ huynh củng cố 
các biểu tượng hình dạng cho trẻ tại gia đình. 
- Trò chơi 1: Nhảy vào, nhảy ra 
+ Mục đích: Củng cố cho trẻ biểu tượng về hình dạng. 
+ Cách chơi: Bố, mẹ chơi với bé bằng cách mẹ vẽ các hình trên sàn nhà 
và nói đặc điểm của từng hình để bé tìm hình để nhảy vào.. 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
8 
Ví dụ: Khi mẹ nói con hãy tìm hình có đường bao cong thì trẻ sẽ nhảy vào 
hình tròn và nói tên hình mình đang đứng. 
Tiếp tục như vậy với các hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. 
Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi: Nhảy vào, nhảy ra 
- Trò chơi 2: Tìm hình theo hiệu lệnh của mẹ. 
+ Mục đích: Củng cố cho trẻ nhận biết về các hình. 
+ Chuẩn bị: các lô tô hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật 
mẹ cắt từ bìa cứng. 
+ Cách chơi: mẹ dùng một tấm bìa cứng vẽ các hình tròn, vuông, tam 
giác, chữ nhật rồi treo lên tường cho trẻ quan sát khi mẹ yêu cầu con hãy tìm 
cho mẹ hình có đường bao cong thì trẻ có nhiệm vụ tìm hình tròn mang lên gắn 
vào hình mẹ đã treo trên tường cứ như thế với hình vuông, hình tam giác, hình 
chữ nhật. 
- Trò chơi 3: Dán nhanh, dán đúng. 
+ Mục đích chơi: Củng cố cho trẻ biểu tượng về các hình đã học. 
hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật và một rổ lô tô cho bé. Khi mẹ nói đặc 
điểm của hình nào thì bé hãy tìm nhanh lô tô hình giống với đặc điểm mẹ miêu 
tả cầm và chạy nhanh dán vào ngôi nhà có gắn hình đó . 
- Trò chơi 4: Bé xếp hình 
+ Mục đích: Củng cố cho trẻ nhận biết về các hình. 
+ Chuẩn bị: rổ đựng hột hạt cho trẻ 
+ Cách chơi: Mẹ hướng dẫn gợi ý cho con tranh được tạo ra từ các hình 
Một số tranh gợi ý: 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
9 
Tranh: Ông mặt trời có hình tròn xếp từ hột hạt 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
10 
Tranh: Ngôi nhà xếp từ hột hạt 
Tranh: Cây xếp từ hột hạt 
- Trò chơi 4: Bé cùng chơi trên máy 
+ Mục đích: Củng cố cho trẻ nhận biết về các hình. 
+ Chuẩn bị: PPT trò chơi về hình do giáo viên làm 
+ Cách chơi: Phụ huynh cùng con làm theo hướng dẫn trong PPT 
Lần 1: Các con sẽ phải chọn hình theo yêu cầu trong trò chơi 
Lần 2: Các con sẽ phải chọn đồ vật có hình dạng theo yêu cầu 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
11 
Hình ảnh: Trò chơi 
Hình ảnh: TC1: Bé chọn hình theo yêu cầu 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
12 
Hình ảnh: Bé chọn vật có hình dạng theo yêu cầu 
* Các hoạt động 
- Hoạt động 1: Mẹ và bé cùng khám phá 1 số loại quả 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
13 
 + Con hãy nói cho mẹ biết quả có dạng hình gì? 
 + Khi bổ ra có dạng gì nào? 
- Hoạt động 2: Mẹ và bé cùng đi tìm những đồ vật xung quanh nhà 
khi đến cái đồng hồ: 
- Mẹ hỏi bé: 
+ Đồng hồ có dạng hình gì? 
+ Đồng hồ có lăn được không? 
- Khi đến bàn ăn: 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
14 
+ Cái bàn có dạng hình gì? 
+ Cái ghế có dạng hình gì con nhỉ? 
+ Con hãy nhìn xem miệng bát có dạng hình gì? Cái đĩa có dạng hình gì? 
- Hoạt động 3: Mẹ cùng bé đi siêu thị 
 + Con hãy lấy cho mẹ hộp kem màu xanh hình tròn? 
 + Hộp kem màu đỏ hình vuông? 
Hình ảnh: Mẹ và bé đi siêu thị 
 + Con hãy lấy cho mẹ hộp bánh hình tròn? Và hộp chè hình chữ nhật! 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
15 
- Hoạt động 4: Mẹ và bé đi ngủ 
+ Khi đi ngủ mẹ hỏi chiếc giường có dạng hình gì? 
+ Chiếc gối có dạng hình gì? 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
16 
- Hoạt động 5: Tổ chức sinh nhật 
+ Khi mẹ và bé cùng cắt bánh sinh nhật: 
Mẹ hỏi bé: bánh có dạng hình gì? 
Mẹ yêu cầu bé cắt chiếc bánh thành những hình tam giác . 
Hình ảnh: bánh sinh nhật hình tròn 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
17 
 Hình ảnh: bánh sinh nhật hình vuông 
b. Biện pháp 2: Mời phụ huynh dự giờ hoạt động chung củng cố biểu tượng 
về hình dạng nhằm mục đích giúp phụ huynh có kiến thức và kỹ năng rèn 
trẻ những biểu tượng về hình dạng tại gia đình. 
Giáo án : Làm quen với toán 
Chủ điểm : Động vật 
Đề tài : Nhận biết hình tròn, hình vuông 
Lứa tuổi : Mẫu giáo bé 
I. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận dạng và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn thong qua các hoạt 
động 
- Bước đầu trẻ phân biệt hình vuông, hình tròn qua đường bao. Trẻ biết 
được: 
+ Hình tròn có đường bao cong nên lăn được 
+ Hình vuông không lăn được vì có đường bao thẳng 
2. Kỹ năng 
- Dạy trẻ kỹ năng phân biệt hình vuông, hình tròn 
3. Thái độ 
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 
II. Chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của cô 
- 1 hình tròn màu đỏ, 1 hình vuông màu xanh có kích thước lớn hơn đồ 
dùng của trẻ 
- Gấu bông và mô hình nhà gấu 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
18 
- Xung quanh lớp có 1 số đồ dùng có dạng hình vuông, hình tròn 
2. Chuẩn bị 
- Mỗi trẻ 1 hình tròn màu đỏ, 1 hình tròn màu vàng, 1 hình vuông màu 
xanh, 1 hình vuông màu đỏ 
III.Tiến hành 
1. Ổn định tổ chức 
- Cô và trẻ cùng đi đến thăm nhà bạn Gấu 
- Gấu bông tặng các bạn nhỏ 1 món quà ( trẻ đi lấy rổ có đựng các hình 
hình học) 
2. Nội dung 
 * Nhận biết hình vuông, hình tròn 
a. Nhận biết hình tròn 
- Cô giơ hình tròn màu đỏ cho trẻ xem và hỏi trẻ cô có cái gì? Nếu trẻ chưa 
trẻ lời được thì cô giới thiệu cho trẻ 
- Đây là hình tròn, các con cùng tìm hình giống hình cô đang cầm trên tay 
rồi giơ lên nào 
- Cô hỏi trẻ 
+ Đây là hình gì? 
+ Hình tròn có màu gì? 
+ Trên tay của con đang cầm hình gì? 
- Cô yêu cầu trẻ chọn hình tròn màu vàng 
+ Trên tay của con đang cầm hình gì? 
+ Hình tròn của con có màu gì? 
- Cô cho trẻ cất hình tròn vảo rổ 
b. Nhận biết hình vuông 
- Cô giơ hình vuông lên và hỏi trẻ\ 
+ Đây là hình gì? 
+ Hình vuông có màu gì? 
- Cô cho cả lớp cùng chọn hình vuông giơ lên và đọc thật to tên hình 
- Cô cho trẻ nhắc lại tên hình và màu sắc của hình 
 ( Cô chú ý quan sát và hỏi cá nhân trẻ) 
c. Phân biệt hình tròn – hình vuông 
- Cô cho cả lớp chọn các hình và làm theo yêu cầu của cô 
+ Cả lớp chọn hình tròn giơ lên 
+ Các con lăn thử hình tròn xem có lăn được không? 
 Hình tròn có đường bao cong nên lăn được và cho trẻ sờ vào đường bao 
cong của hình tròn 
+ Cho trẻ chọn hình vuông và giơ lên 
+ Các con lăn thử hình vuông xem có lăn được không? 
 Cô cho trẻ sờ đường bao của hình vuông . Hình vuông có đường bao 
thẳng nên không lăn được 
- Cô cho cả lớp nhắc lại 
 * Củng cố 
a. Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
19 
- Cô cho trẻ chọn nhanh các hình theo yêu cầu của cô, sau đó giơ lên và gọi 
tên hình đó 
+ Chọn cho cô hình tròn – hình vuông 
+ Chọn cho cô hình tròn màu đỏ, hình vuông màu xanh 
+ Chọn cho cô hình lăn được – hình không lăn được 
- Cho trẻ chơi 2-3 lần 
- Kiểm tra, nhận xét và động viên khen ngợi trẻ 
b. Giúp bạn 
Cô tạo tình huống: Nhà gấu có nhiều đồ dùng có dạng hình tròn, hình 
vuông bị lẫn lộn vào nhau. Bạn Gấu muốn nhờ cả lớp nhạt những đồ dùng có 
dạng hình vuông, những đồ dùng có dạng hình tròn ra hai góc khác nhau 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 
- Kiểm tra, nhận xét và động viên khen ngợi trẻ 
3. Kết thúc 
- Nhận xét 
* Nhận xét của phụ huynh sau khi dự giờ : Phụ huynh biết được hình tròn 
có đường bao cong, lăn được. Hình vuông có đường bao thẳng và không lăn 
được. Qua buổi dự giờ phụ huynh nắm bắt được các kỹ năng dạy trẻ. Từ đó phụ 
huynh phối hợp cùng với cô giáo để củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ tại gia 
đình. 
c. Biện pháp 3: Trao đổi thông qua góc tuyên truyền: 
- Để tiện cho phụ huynh thường xuyên nắm được các nội dung mà cô giáo 
thông báo tới phụ huynh nên tôi đã bố trí sắp xếp góc tuyên truyền ở nơi dễ nhìn 
dễ thấy nhất với diện tích rộng trang trí nhẹ nhàng bắt mắt. 
- Các thông tin luôn được cập nhật thường xuyên hàng ngày, hàng 
tuầnNội dung thông báo phong phú, đa dạng bên cạnh đó tôi thường xuyên 
nhắc nhở phụ huynh cần theo dõi các nội dung thông báo để nắm bắt được tình 
hình sức khỏe của con trên lớp cũng như những kiến thức mà các con lĩnh hội 
được để có những biện pháp phối hợp thực hiện giữa giáo viên và phụ huynh 
nhằm mục đích giúp trẻ phát triển toàn diện đặc biệt khắc sâu những biểu tượng 
toán học làm tiền đề cho trẻ trong những năm tiếp theo. 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
20 
Hình ảnh: Giáo viên trao đổi với phụ huynh ở góc toán 
VD: Tôi trao đổi với phụ huynh ở góc toán, từ các hình vuông, hình tròn, 
hình tam giác, hình chữ nhật. Áp dụng cho từng chủ đề, dạy trẻ sắp xếp các hình 
tạo thành các đồ vật khác nhau như: 
+ Ở chủ điểm thực vật, từ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam 
giác hướng dẫn trẻ xếp thành những bông hoa cánh dài, hoa cánh tròn, xếp thành 
cây tháp, cây cho bóng mát.... 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
21 
Hình ảnh: Mẹ hướng dẫn bé xếp bông hoa từ hình học 
 + Ở chủ điểm động vật từ các hình này xếp thành những con Gà, muốn 
xếp được con Gà thì xếp hình tròn to làm mình, hình tròn nhỏ làm đầu, hình tam 
giác nhỏ làm mỏ, hình tam giác to làm đuôi. 
+ Ở chủ điểm gia đình hướng dẫn trẻ xếp ngôi nhà từ hình vuông, hình 
tam giác, hình chữ nhật 
Hình ảnh: Mẹ hướng dẫn bé xếp ngôi nhà từ hình học 
+ Ở chủ điểm giao thông, từ hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật hướng 
dẫn trẻ xếp hình ô tô, từ hình tam giác hướng dẫn trẻ xếp hình thuyền. 
Hình ảnh: Mẹ hướng dẫn bé xếp ô tô, thuyền từ hình học 
d. Biện pháp 4: Trao đổi thông qua giờ đón trả trẻ: 
- Trong giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi giải đáp những thắc mắc 
, khó khăn mà phụ huynh chưa nắm bắt được phương pháp dạy trẻ để phụ 
huynh có thể truyền đạt những kiến thức về biểu tượng hình dạng một cách đơn 
giản nhưng hiệu quả đồng thời trẻ có thể tiếp thu một cách nhanh chóng. 
Một số biện pháp giúp phụ huynh củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi . 
22 
Hình ảnh: Giáo viên tham vấn cho phụ huynh trong giờ đón trẻ 
- Tôi luôn tìm tòi sách vở, tạp chí, mạng Internet những bài viết tư liệu, 
trò chơi liên quan đến biểu tượng hình dạng của lứa tuổi mẫu giáo sau đó gửi 
tới phụ huynh thông qua giờ đón, trả trẻ để phụ huynh có những vốn kiến thức 
cần thiết để củng cố biểu tượng hình dạng cho các con tại gia đình. 
VD: Tôi trao đổi với phụ huynh về chương trình bài dạy trong mỗi chủ đề 
và tư vấn với phụ huynh cần dạy con ở nhà thế nào để trẻ hứng thú, không chán 
học... Tôi trao đổi với phụ huynh ở bất kỳ một hoạt động nào phụ huynh cũng 
có thể tích lũy biểu tượng hình dạng cho trẻ như lúc tắm, lúc dọn bàn ăn.... 
- Như lúc tắm cho con phụ huynh có thể hỏi con: 
+ Cái chậu tắm giống hình gì? 
+ Cái chậu rửa mặt giống hình gì? 
+ Chậu tắm như thế nào so với chậu rửa mặt? 
+ Cái ca múc nước giống hình gì? 
Một số biện pháp giú

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_phu_huynh_cung_c.pdf