Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và vận dụng tốt phép so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và vận dụng tốt phép so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 3

Hơn thế nữa, biện pháp So sánh còn giữ vai trò quan trọng trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm thích hợp với việc biểu đạt các đặc điểm, thuộc tính riêng vốn có của các sự vật, hiện tượng tạo nên những bức tranh sinh động với gam màu ấn tượng bằng ngôn từ.

Chính vì vậy, dạy So sánh được rất nhiều giáo viên quan tâm, nhất là giáo viên dạy lớp 3. Vấn đề được đặt ra là dạy như thế nào cho hợp lý nhất, học sinh nắm bài tốt nhất để từ đó các em biết cách vận dụng vào những bài văn một cách chính xác và đạt hiệu quả cao.

Qua thực tế ở trường mình dạy và trao đổi với các bạn bè đồng nghiệp ở trường bạn, tôi thấy các giáo viên đều hiểu rõ tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu cũng như cái hay cái mới của phân môn này. Do có những nét mới trong phân môn này nên khi dạy về biện pháp tu từ so sánh, nhiều giáo viên đã biến giờ học Luyện từ và câu thành một giờ “giảng văn” nhằm lột tả cái hay, cái đẹp trong mỗi hình ảnh so sánh. Điều đó hoàn toàn sai phương pháp đặc trưng của phân môn, dẫn đến học sinh không không nắm được kiến thức trọng tâm của bài, chính vì vậy mà các em không mấy hứng thú trong học tập dẫn đến hiệu quả học tập không cao. Là một giáo viên dạy lớp 3 lâu năm, có kinh nghiệm, việc nghiên cứu về nội dung và phương pháp dạy học không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm say mê, sự yêu nghề của tôi.

Nhận rõ tầm quan trọng của việc dạy biện pháp tu từ so sánh cho học sinh để các em biết vận dụng vào nói và viết văn, ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và vận dụng tốt phép so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3

 

docx 30 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1980Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và vận dụng tốt phép so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.
Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ phương diện so sánh.
Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang bằng nhau. Ngoài từ “ như” còn có các từ “ tựa”, “ tựa như”, “ giống như”, “ là”, “như là”, “ như thể”; so sánh hơn kém như từ “ hơn”, “ chẳng bằng”
Yếu tố (4) là cái được so sánh, tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.
Theo cấu trúc như trên, đối tượng được so sánh và đối tượng đưa ra để làm chuẩn so sánh có thể là sự vật, con người, âm thanh, đặc điểm, hoạt động
Dựa vào cấu trúc có thể chia ra các dạng so sánh sau:
Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ cả 4 yếu tố:
Ví dụ:Trăng tròn như cái đĩa
1	2	3	4
Dạng 2: Phép so sánh vắng yếu tố (2)
So sánh vắng yếu tố (2) còn gọi là so sánh chìm, tức là không có cơ sở so sánh. Khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu tả cái được so sánh sẽ rõ ràng hơn.Nó còn tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi, phát huy sự sáng tạo của người đọc, người nghe hơn là so sánh có đủ 4 yếu tố. Dạng so sánh này kích thích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêu tả.
Ví dụ :	Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Dạng 3: Phép so sánh vắng yếu tố (2) và (3)
Đây là dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh.Trong trường hợp này yếu tố (2) và yếu tố (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi.
Ví dụ:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng dấu gạch ngang) và đối chọi (giữa quả dừa và tàu dừa) để tạo nên một hình thức so sánh có âm điệu nhịp nhàng.
Trong so sánh tu từ, còn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối tượng so sánh với nhiều đối tượng được so sánh.
Ví dụ:
Bác là cha, là bác, là anh.
Dựa vào mặt ngữ nghĩa thì so sánh tu từ có 2 dạng: so sánh ngang bằng và so sánh hơn - kém.
+ Dạng so sánh ngang bằng.
Đây là dạng so sánh phổ biến thường dùng từ “ như”, “ là”, “tựa”, “ tựa như” để làm từ so sánh.
Ví dụ:	Giọt sương sớm long lanh như những hạt ngọc.
+ Dạng so sánh hơn- kém
Đây là dạng so sánh luôn gắn với từ hơn : khỏe hơn, đẹp hơn hoặc chẳng
bằng.
Ví dụ:	Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác nhau về bản chất. Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những nét giống nhau.
Vậy so sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng.
Mặt khác, sách giáo khoa Tiếng Việt 3 không trực tiếp đưa ra khái niệm So sánh (với tư cách là một biện pháp tu từ) cho học sinh mà thông qua các bài tập dần dần hình thành khái niệm đơn giản về so sánh cho học sinh. Chính vì vậy khi dạy về so sánh cho học sinh, tôi đã dựa trên các dạng bài tập để phân loại và lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với từng dạng bài cụ thể.
Giúp học sinh nhận biết các dạng bài tập về so sánh
Dạng bài tập nhận biết biện pháp tu từ so sánh
Đây là dạng bài tập giúp học sinh nhận biết những sự vật so sánh, những hình ảnh so sánh, những đặc điểm so sánh và những từ so sánh trong câu. Để dạy tốt dạng bài tập này, tôi đã hướng dẫn học sinh cụ thể trong từng tiết học như sau:
Ví dụ 1: Tiết 1 - Tuần 1 (Bài tập 2/ Trang 8 - Tiếng Việt 3, Tập 1)
Tìm những sự vật được so sánh trong các câu văn, câu thơ dưới đây:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành Huy Cận
Mặt biển sáng trong như tấm gương khổng lồ bằng ngọc thạch.
Vũ Tú Nam
Cánh diều như dấu “á” Ai vừa tung lên trời
Lương Vĩnh Phúc
Ơ, cái dấu hỏi Trông ngộ, ngộ ghê Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe
Phạm Như Hà
Đây là dạng bài tập đầu tiên các em được làm quen với so sánh với yêu cầu là nhận diện các từ chỉ sự vật được so sánh. Để làm tốt bài tập này học sinh phải nắm chắc các từ chỉ sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn trên là:
“ Hai bàn tay em” so sánh với “hoa đầu cành”
“ Mặt biển so sánh với “tấm thảm khổng lồ”
“ Cánh diều” so sánh với dấu “á”
“ Dấu hỏi” so sánh với “vành tai nhỏ”.
Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao “Hai bàn tay em” được so sánh với “hoa đầu cành” hay vì sao nói “ Mặt biển” như “tấm thảm khổng lồ”? Lúc đó giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật này đều có điểm nào giống nhau, chẳng hạn:
Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa.
Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp.
Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á.
Trên thực tế ấn tượng thính giác kết hợp với ấn tượng thị giác giúp các em dễ dàng nhận ra hiện tượng so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn nên tôi đã cho học sinh xem ảnh “cánh diều” và “dấu á”. Còn dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai thì tôi cho học sinh nhìn vào vành tai bạn.
Cuối cùng tôi đưa ra kết luận: Các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật xung quanh ta. Bởi vậy, khi so sánh cần có hai sự vật đưa ra, hai sự vật đó phải có điểm giống, điểm tương đồng với nhau. Và trong hai sự vật đó (1 sự vật được so sánh, 1 sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh) thường được đặt trước và sau từ “như”. Đây là một dấu hiệu để nhận ra các sự vật được so sánh với nhau trong câu.
Ví dụ 2: Tiết 2 - Tuần 3 (Bài tập 1 + 2/ Trang 24 - Tiếng Việt 3, Tập 1)
Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu văn, câu thơ sau. Nêu các từ chỉ sự so sánh.
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
Thanh Hải
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm.
Tô Hà
Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung.
Lò Ngân Sủn
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Đất nước ngàn năm
Ở bài tập này tôi cho học sinh thảo luận nhóm.
Bằng kiến thức đã học ở tiết 1(Tuần 1), các em dễ dàng nhận ra các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn:
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Hoa xao xuyến nở
Trời là cái tủ ướp lạnh Trời là cái bếp lò nung.
Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng
Trong câu a, dựa vào đâu con biết hình ảnh “mắt hiền” được so sánh với “vì sao”? (Dựa vào từ “tựa”)
Giáo viên chỉ ra: Đây là từ chỉ sự so sánh
Tương tự câu a, học sinh sẽ tìm được các từ so sánh trong các câu còn lại. Sau đó tôi chốt lại kiến thức của bài bằng cách đưa ra hệ thống câu trả lời nhằm giúp học sinh nắm chắc nội dung của bài:
Từ chỉ sự vật được so sánh
Từ so sánh
Từ chỉ sự vật dùng để so sánh
Mắt hiền
tựa
vì sao
Hoa xao xuyến nở
như
mây từng chùm
Trời
là
cái tủ ướp lạnh
Trời
là
cái bếp lò nung
Dòng sông
là
đường trăng lung linh dát vàng
Như vậy, yêu cầu của bài học đã nâng cao dần so với tiết 1. Học sinh không chỉ nêu được các sự vật so sánh, từ chỉ sự so sánh “như” mà còn nêu được các từ chỉ sự so sánh thường dung: như, là, tựa như, tựa, 
Tôi nhấn mạnh để học sinh hiểu: Từ chỉ sự so sánh chính là dấu hiệu để nhận biết câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh.
Sau tiết học, nhằm củng cố lại kiến thức cho học sinh, tôi yêu cầu học sinh làm bài tập sau:
Tìm các sự vật được so sánh, sự vật dùng để so sánh và từ so sánh trong câu
sau:
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Từ chỉ sự vật được so sánh
Từ so sánh
Từ chỉ sự vật dùng để so sánh
Mắt hiền
tựa
vì sao
Hoa xao xuyến nở
như
mây từng chùm
Trời
là
cái tủ ướp lạnh
Trời
là
cái bếp lò nung
Dòng sông
là
đường trăng lung linh dát vàng
Như vậy, yêu cầu của bài học đã nâng cao dần so với tiết 1. Học sinh không chỉ nêu được các sự vật so sánh, từ chỉ sự so sánh “như” mà còn nêu được các từ chỉ sự so sánh thường dung: như, là, tựa như, tựa, 
Tôi nhấn mạnh để học sinh hiểu: Từ chỉ sự so sánh chính là dấu hiệu để nhận biết câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh.
Sau tiết học, nhằm củng cố lại kiến thức cho học sinh, tôi yêu cầu học sinh làm bài tập sau:
Tìm các sự vật được so sánh, sự vật dùng để so sánh và từ so sánh trong câu
sau:
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Dựa vào các từ so sánh vừa tìm được, tôi hướng dẫn học sinh nhận diện kiểu so sánh mới (so sánh hơn kém); từ đó phân biệt được 2 kiểu so sánh bằng các câu hỏi:
Trong câu a, cách so sánh “Cháu khỏe hơn ông nhiều” và “Ông là buổi trời chiều” có gì khác nhau? Hai sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu là ngang bằng nhau hay hơn kém nhau?
Trả lời:
- Câu “Cháu khỏe hơn ông nhiều”, hai sự vật so sánh với nhau là “ông” và “cháu”; hai sự vật này không ngang bằng nhau mà có sự chênh lệch hơn kém (cháu hơn ông).
- Câu “Ông là buổi trời chiều”, hai sự vật này có sự ngang bằng nhau.
Sự khác nhau về cách so sánh của hai câu này do đâu tạo nên?
(Trả lời: Do từ so sánh khác nhau tạo nên. Từ “hơn” chỉ sự hơn kém, từ “là” chỉ sự ngang bằng nhau).
Sau khi học sinh nhận biết được hai kiểu so sánh, giáo viên cho học sinh xếp các hình ảnh vào hai nhóm: + So sánh ngang bằng
 + So sánh hơn kém
Đặc biệt, ở bài học này, tôi đã nhấn mạnh cho học sinh: Sự khác nhau về cách so sánh là do từ chỉ sự so sánh tạo nên:
Nếu từ so sánh là: tựa, như, là, giống như, như là, bằng -> thuộc kiểu so sánh ngang bằng.
Nếu từ so sánh là: hơn, chẳng bằng-> thuộc kiểu so sánh hơn kém. Như vậy, qua 3 tiết học, mặc dù đều là dạng bài tập nhận biết hình ảnh so
sánh, từ so sánh nhưng học sinh đã nắm bắt được kiểu so sánh và được nâng dần theo mức độ từ dễ đến khó. Đây cũng là quan điểm chung của tất cả các môn học ở Tiểu học.
Ví dụ 4: Tiết 5 - Tuần 10
Với hai bài tập nhận biết hình ảnh so sánh, học sinh tiếp tục luyện tập về so sánh và hiểu thêm một cách so sánh mới: So sánh âm thanh với âm thanh. Ở bài học này tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu như sau:
Bài tập 1 (Trang 79 - Tiếng Việt 3, Tập 1) Đọc đoạn thơ:
Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp trả lời câu hỏi:
Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? (Trả lời: như tiếng thác, tiếng gió)
Như vậy, không chỉ có các sự vật, con người dùng làm đối tượng so sánh mà
những âm thanh trong tự nhiên cũng được các tác giả chọn làm hình ảnh so sánh. Điều quan trọng tất cả những so sánh này đều gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ, đều là kết quả của sự liên tưởng, sự phát hiện mà không phải ai cũng nhìn ra và nhận thấy. Sau bài tập 1, tôi giới thiệu cho học sinh kiểu so sánh: âm thanh với âm thanh.
Tiết 6 - Tuần 12
Tiết học này, học sinh tiếp tục làm quen với phép so sánh nhưng là so sánh hoạt động với hoạt động
Bài tập 1/Trang 98 - Tiếng Việt 3, Tập 1
Đọc khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
Phạm Hổ
Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên
Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào?
Với câu hỏi a, học sinh đọc thầm khổ thơ và gạch dưới các từ chỉ hoạt động (lăn, chạy)
+ Yêu cầu học sinh đọc lại khổ thơ để tìm câu thơ có hình ảnh so sánh: (Chạy như lăn tròn)
Với câu hỏi b, tôi cho học sinh thảo luận nhóm 2 và nêu ý kiến
Sau các câu trả lời, tôi nhấn mạnh: đây là cách so sánh hoạt động với hoạt động. Hoạt động “chạy” của những chú gà con được miêu tả giống hoạt động “lăn” của những hòn tơ nhỏ.
Qua bài tập 1, học sinh bước đầu đã nắm được cách so sánh hoạt động với hoạt động. Vận dụng các kiến thức đã học trong các tiết trước và bài tập 1, các em sẽ tự mình khám phá, tìm hiểu để tìm ra được những hoạt động được so sánh với nhau trong bài tập 2.
Bài tập 2 /Trang 98- Tiếng Việt 3, tập 1
Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau:
Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đập đất
Cau cao cao mãi
Tàu vươn tới trời
Như tay ai vẫy
Hứng làn mưa rơi
c. Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí.
Sau khi học sinh trao đổi, nêu ý kiến, giáo viên hệ thống lại kiến thức của bài tập 2 qua bảng sau nhằm giúp học sinh nắm chắc cấu trúc của so sánh:
Sự vật,
Từ
Hoạt động
so
Hoạt động
con vật
sánh
a) Con trâu đen
(chân) đi
như
đập đất
b) Tàu cau
vươn
như
tay (vẫy)
c) Xuồng con
đậu (quanh thuyền lớn)
như
nằm (quanh bụng mẹ)
húc húc (vào mạn thuyền mẹ)
đòi (bú tí)
Dạng bài tập này tôi giúp học sinh nắm chắc được các từ chỉ hoạt động, từ đó học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn:
+ Hoạt động “đi” so sánh với hoạt động “đập đất” qua từ “như”.
Như vậy qua 6 tiết học, học sinh đã nhận biết được các sự vật so sánh, các từ so sánh, kiểu so sánh và các cách so sánh.
Trong mỗi tiết học, mỗi bài tập về dạng nhận biết trên, học sinh lại được cảm nhận cái hay, cái đẹp của những câu văn có hình ảnh so sánh. Cụ thể như sau:
Dạng bài tập cảm nhận và nêu tác dụng của so sánh
Ví dụ 1: Tiết 5 - Tuần 10 (Bài tập 1/Trang 79 - TV3, Tập 1)
Với dạng bài này, giáo viên cần cho học sinh giải quyết các câu hỏi sau:
Nếu đặt :	A là sự vật so sánh.
là sự vật được so sánh.
Học sinh phải trả lời được:
So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
Trả lời được câu hỏi này là học sinh đã hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.
Để học sinh cảm nhận được giá trị nhận thức cũng như giá trị thẩm mĩ của một hình ảnh so sánh, tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu bằng các câu hỏi sau:
B giúp các em hình dung ra A như thế nào?
B giúp em cảm nhận điều gì mới mẻ về A?
Hình ảnh so sánh đó gợi cho em cảm xúc gì? Ví dụ:
Sau khi tìm được những âm thanh so sánh với tiếng mưa trong rừng cọ là
tiếng thác đổ và tiếng gió, tôi đưa tiếp câu hỏi:
Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ như thế nào? (Trả lời: Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất mạnh và rất vang)
-> Như vậy cách so sánh đó đã giúp cho người đọc, người nghe hình dung rõ hơn về tiếng mưa trong rừng cọ. Đó chính là tác dụng của so sánh: làm cho đối tượng được so sánh rõ hơn, nổi bật hơn.
Tương tự với bài tập 1, ở bài tập 2 tôi cũng đưa ra các câu hỏi giúp học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của phép so sánh.
* Ví dụ :
Câu a) Tiếng suối được tác giả so sánh với tiếng đàn cầm, Vậy em hình dung ra tiếng suối như thế nào?
(Tiếng suối chảy đều đều và rất êm tai)
Câu b) Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau ở điểm nào?
(rất trong)
Qua sự so sánh đó, em cảm nhận tiếng suối như thế nào?
(trong trẻo, nhỏ nhẹ và ngân xa)
Như vậy, so sánh giúp cho người đọc, người nghe hình dung về sự vật một cách cụ thể, sinh động hơn. Không những thế, nó còn thể hiện sự quan sát rất tài tình và tinh tế của các nhà văn, nhà thơ khi muốn bộc lộ cảm xúc của mình vào tác phẩm.
Dạng bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh
Ví dụ 1: Tiết 3 - Tuần 5 (Bài tập 4/ Trang 43 - TV3, Tập 1)
Hãy tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3. M: Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh
Đây là bài tập học sinh bước đầu làm quen với việc đặt câu có hình ảnh so sánh. Vì vậy, ở bài tập này, tôi cho học sinh phân tích mẫu và chỉ ra kiểu so sánh trong bài là so sánh ngang bằng. Với kiểu so sánh đó, học sinh sẽ tìm được rất nhiều từ ngữ thay thế: như, như là, tựa, tựa như, giống như
Khi học sinh đã viết được những câu văn có hình ảnh so sánh, tôi cho học sinh làm một bài tập đơn giản sau:
Viết câu văn so sánh các sự vật với nhau:
a. Cánh đồng lúa	tấm thảm
b. Mặt hồ	chiếc gương bầu dục
Với bài tập này, ngoài việc tìm ra được phép so sánh, bằng óc liên tưởng của mình học sinh sẽ tìm được những điểm giống nhau của các sự vật để đặt câu:
a. Cánh đồng lúa chín vàng trông như tấm thảm khổng lồ.
b. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn.
Ví dụ 2: Tiết 7 - Tuần 15 (Bài tập 3/ Trang 126 - TV3,Tập 1)
Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
bài tập này, sách giáo khoa cung cấp sẵn nội dung so sánh qua các tranh vẽ từng cặp sự vật có điểm giống nhau. Việc cần làm của học sinh là xác định được sự vật so sánh và sự vật đưa ra để làm chuẩn so sánh ở từng cặp là gì, sau đó căn cứ vào các cặp tranh để tìm ra sự giống nhau (tương đồng nhau) giữa các cặp sự vật trong tranh, từ đó đặt câu có hình ảnh so sánh các sự vật đó.
Để tạo hứng thú cho học sinh đặt câu, tôi phóng to bức tranh trong sách giáo khoa và hướng dẫn học sinh nói tên các cặp sự vật có trong mỗi tranh.
- Tranh 1: + Mặt trăng so sánh với quả bóng
- Tranh 2: + Nụ cười của bé so sánh với bông hoa
Khuôn mặt của bé so sánh với bông hoa
Tranh 3:+ Ngọn đèn so sánh với ngôi sao
Ngọn đèn so sánh với ánh trăng
Tranh 4:+ Hình dáng nước ta được so sánh với chữ S
Điểm cần lưu ý ở bài tập này là khi so sánh ta cần xác định đâu là sự vật so sánh và đâu là sự vật dùng để đối chiếu so sánh.
Tiếp đó tôi cho học sinh đặt câu có hình ảnh so sánh phù hợp với từng tranh rồi viết vào vở; gọi 2 học sinh lên bảng, mỗi học sinh đặt 2 câu theo 2 tranh. Khi học sinh đặt câu chưa hay, tôi hướng dẫn các em sửa lại câu văn cho hay hơn.
VD: + Trăng tròn như quả bóng-> Trăng đêm rằm tròn như quả bóng.
Bé cười tươi như hoa -> Nụ cười của bé tươi như bong hoa mới nở.
Đèn sáng như sao -> Ngọn đèn sáng như những vì sao.
Khi đặt câu có hình ảnh so sánh cần lưu ý điều gì?
(Tìm ra điểm nổi bật và tương đồng của hai sự vật)
Bài tập 4/ Trang 126 - TV3
Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống:
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như, như..
b. Trời mưa, đường đất sét trơn như..
c. Ở thành phố, có nhiều tòa nhà cao như
Nếu như ở bài tập 3 cần căn cứ vào các cặp tranh để tìm ra sự giống nhau giữa các sự vật trong tranh rồi đặt câu thì bài tập 4 lại cần tìm những từ ngữ thích hợp (sự vật 2 có điểm tương đồng với sự vật đã cho) điền vào chỗ trống sau từ “như” để tạo câu có sự so sánh. Dựa vào những yếu tố cho sẵn, kết hợp với trí tưởng tượng và vốn kiến thức hiện có, học sinh có thể hoàn thành bài tập này như sau:
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
b. Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.
c. Ở thành phố, có nhiều tòa nhà cao như núi.
Sau hai bài tập, tôi cho học sinh so sánh sự khác nhau của hai bài tập (Bài tập 3: Từ 2 sự vật phải tìm được điểm giống nhau để so sánh
Bài tập 4: Từ 1 sự vật cho trước phải tìm được sự vật khác có điểm giống với sự vật đó để so sánh)
Qua bài học này tôi chốt lại cho học sinh cấu trúc chung của so sánh để các em nhớ, biết vận dụng khi đặt câu có hình ảnh so sánh:
Sự vật A
Đặc điểm so sánh
Từ so sánh
Sự vật B
Ngoài việc giúp cho học sinh nhận biết được biện pháp tu từ so sánh qua các tiết học và các bài tập của phân môn Luyện từ và câu, tôi còn giúp học sinh khai thác và tìm hiểu các hình ảnh so sánh trong các phân môn khác như: Tập đọc, Tập làm văn, Từ đó học sinh được củng cố, khắc sâu, mở rộng thêm kiến thức về So sánh.
Ví dụ: Bài tập đọc Ông ngoại (Tuần 5) có đoạn văn tả thành phố sắp vào thu như sau:
Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Sau phần tìm hiểu đoạn, tôi yêu cầu học sinh tìm câu văn có hình ảnh so sánh trong đoạn và chỉ ra hình ảnh so sánh trong câu. Hình ảnh so sánh giúp em hiểu thêm điều gì?
(Câu: Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. Hình ảnh so sánh: Trời - dòng sông trong. Hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về bầu trời mùa thu.)
Qua hình ảnh so sánh đó các em sẽ biết cách vận dụng để viết về cảnh đẹp của quê hương trong bà

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_nhan_bi.docx