Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 8 làm tốt bài văn tự sự

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 8 làm tốt bài văn tự sự

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Lí do khách quan:

Chúng ta đã biết ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của loài người, là phương tiện

phổ biến nhất trong giao tiếp, giúp chúng ta bày tỏ ý kiến, thái độ đánh giá riêng

của mình. Nhưng không phải cứ có ngôn ngữ, có công cụ giao tiếp là chúng ta

có thể bày tỏ ý kiến, thái độ nhận xét của mình cho người khác hiểu được một

cách chính xác, khoa học . Vì vậy chúng ta phải biết sử dụng ngôn ngữ như thế

nào để đạt được mục đích giao tiếp, bày tỏ thái độ của mình cho người khác hiểu

được một cách rành mạch, chính xác .

Ngôn ngữ còn là công cụ cho quá trình tư duy, giúp cho tư duy phát triển,

giúp cho giao tiếp thành công nếu chúng ta biết sử dụng nó. Môn Ngữ văn là

môn học có vai trò rất quan trọng trong việc trang bị cho học sinh vốn ngôn ngữ

và giúp các em biết sử dụng ngôn ngữ để đạt được mục đích, hiệu quả trong giao

tiếp. Từ đó giúp các em phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp

và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Đặc biệt quan trọng hơn là nó còn giúp cho

học sinh biết tạo lập văn bản, đây chính là sản phẩm tổng hợp các năng lực cho

học sinh

pdf 34 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 865Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 8 làm tốt bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng, ý nghĩ của mình. Ví dụ truyện "Lão Hạc", "Những 
ngày thơ ấu" . 
Có khi "tôi" trong truyện là tác giả như truyện ngắn "Tôi đi học", "Những 
ngày thơ ấu". 
Ví dụ : Truyện Tôi đi học 
"Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến 
bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại 
lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và 
nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.Hay tại sự sung sướng bỗng 
được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp 
như thuở còn sung túc ?..." 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 12 
Nhân vật "tôi" ở đây là bé Hồng - là nhà văn . 
Cũng có khi người kể xưng "tôi" trong tác phẩm không nhất thiết chính là 
tác giả. Ví dụ "tôi" trong "Lão Hạc" là ông giáo. 
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người 
nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. 
Ta khó mà ở cho vừa ý họ... Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư 
là một người hàng xóm khác của tôi. hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa 
lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. 
Nhân vật xưng"tôi" là ông giáo chứ không phải nhà văn. 
1.4.2 Ngôi kể thứ ba : 
Người kể chuyện tự giấu mình chỉ gọi nhân vật bằng tên của chúng. 
Người kể không xuất hiện nhưng biết hết những câu chuyện xảy ra với nhân vật, 
tự do linh hoạt tất cả những điều đó. Ví dụ : Tắt Đèn" ,"Lão Hạc", ... 
Cũng có sự kết hợp giữa ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba theo cách 
chuyển đổi hoặc thêm ngôi kể hoặc kể theo ngôi thứ ba nhưng thông qua điểm 
nhìn, cách suy nghĩ của một nhân vật nào đó hoặc ngôi kể là chúng tôi nhưng 
thực chất chỉ là một trong số các nhân vật. Ví dụ "Hai cây phong"- mặc dù xưng 
“chúng tôi” nhưng chủ yếu thông qua điểm nhìn, cách suy nghĩ của nhân vật 
"tôi". 
Ví dụ : Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào 
tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn tha thiết:" ta sắp được thấy chúng chưa, 
hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến 
với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo 
cho đến khi say sưa ngây ngất ". 
Đoạn văn trên người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất xưng "tôi" 
" Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng 
tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy 
lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời 
chúng tôi đến với bóng dâm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền”. 
Người kể chuyện xưng "chúng tôi" 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 13 
 “Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào , tim đập rộn ràng vì thảng 
thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra 
những miền xa la kia. Thưở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người 
đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói 
những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì 
khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?" 
Người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, xưng "tôi" 
Như vậy có thể xen kẽ hai ngôi kể và cách kể như vậy sẽ khiến cho câu 
chuyện trở lên khách quan và hấp dẫn hơn. 
2/ Giúp học sinh thấy rõ vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm , nghị luận 
trong văn tự sự. 
Có thể nói, đến lớp 8, yêu cầu tạo lập văn bản tổng hợp là một yêu cầu 
quan trọng. Tất cả các yếu tố của các phương thức biểu đạt cần được huy động 
và kết hợp với nhau trong một phương thức biểu đạt chính. Vì vậy, văn tự sự đã 
được học và thực hành ở lớp 6, bây giờ các em được nâng cao hơn - cùng một 
lúc các yêu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm được 
đưa vào văn tự sự. 
Vậy những yếu tố này có vai trò như thế nào trong văn tự sự? 
2.1/ Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự: 
Trong thực tế khi kể chuyện, nếu chỉ kể các sự việc và nhân vật thì câu 
chuyện sẽ không hấp dẫn. Đó chỉ là bảng thống kê các sự việc và hành động của 
nhân vật. Muốn câu chuyện trở nên cụ thể, gợi cảm, sinh động thì trong khi kể, 
người kể cần miêu tả chi tiết hành động, cảnh vật, con người. Yếu tố miêu tả là 
không thể thiếu vắng trong những văn bản tự sự hấp dẫn. Ví dụ khi nhà văn 
Nam Cao miêu tả vẻ mặt đau khổ của lão Hạc: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. 
Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về 
một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...” 
Khi được sử dụng trong văn bản tự sự, phương thức miêu tả thường gồm 
miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm. 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 14 
* Miêu tả bên ngoài có đối tượng khá phong phú, đa dạng. Có khi là 
những cảnh vật với màu sắc, không gian, trạng thái hoạt động . . . Có khi là con 
người với chân dung, hình dáng, ngôn ngữ, cử chỉ hành động (còn gọi là tả 
ngoại hình). Dù là cảnh vật hay con người thì đối tượng của miêu tả bên ngoài 
đều có thể quan sát được trực tiểp, có thể cảm nhận được bằng các giác quan. 
Ví dụ : "Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi lão bảo ngay ; 
- Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ! 
- Cụ bán rồi? 
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong. 
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng 
ậng nước, tôi muốn ôm lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm 
quyến sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho 
có chuyện : 
 - Thế nó cho bắt à ? 
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho 
nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của 
lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..." 
Như vậy, thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình người đọc có thể hình 
dung nỗi đau đớn, day dứt trong lòng lão Hạc. Tâm trạng đau khổ của lão được 
thể hiện qua sự biến đổi sắc mặt "mặt lão đột nhiên co rúm lại" "những vết nhăn 
xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra", thể hiện qua cử chỉ "cái đầu ngoẹo về 
một bên" "cái miệng móm mém mếu như con nít" " lão hu hu khóc" . 
Từ việc miêu tả ngoại hình, tác giả Nam Cao đã làm nổi bật được cả nội 
tâm của nhân vật. Để miêu tả nhà văn đã dùng rất nhiều các từ láy, các động từ, 
tính từ gợi tả. 
* Miêu tả nội tâm có đối tượng hạn chế hơn, thường là nội tâm của con 
người với những suy nghĩ tình cảm diễn biến tâm trạng gắn với từng tình huống, 
từng hoàn cảnh. Trong một số trường hợp, đối tượng của miêu tả nội tâm có thể 
là loài vật, cây cối . . . Đương nhiên, khi đi vào văn bản tự sự, loài vật và cây cối 
ấy đã được nhân hóa trở thành những nhân vật văn học có đời sống nội tâm 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 15 
phong phú, thậm chí còn có tính cách như con người. Đối tượng của miêu tả nội 
tâm thường không quan sát được một cách trực tiếp như đối tượng của miêu tả 
bên ngoài. Ví dụ: miêu tả hai cây phong, nhà văn Ai Ma Tốp viết: 
"Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này 
khác hẳn-chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa 
những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng 
cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo 
nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều 
dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm 
truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi bỗng im bặt một thoáng, rồi 
khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một thượt như thương tiếc người nào. Và khi 
mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong 
nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng 
rực." 
Ai- ma -tốp đã đưa yếu tố miêu tả khi kể chuyện hai cây phong khiến cho 
hình ảnh hai cây phong trở nên sống động có hồn, gần gũi với con người hơn. 
2.2 Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn tự sự: 
Trong văn tự sự, người kể chủ yếu kể về sự việc và nhân vật, có sử dụng 
yếu tố miêu tả để làm rõ cảnh vật, thể hiện nội tâm nhân vật. Đồng thời để người 
đọc (người nghe) suy nghĩ về vấn đề nào đó, người viết, người kể và nhân vật có 
khi nghị luận bằng cách nêu ra các nhận xét, ý kiến, lý lẽ để thuyết phục. Nội 
dung này, thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận. Tính chất triết lý của 
các tác phẩm thường được thể hiện ở đây. 
Ví dụ: Khi ông giáo nói chuyện với lão Hạc về sự sướng khổ của một 
kiếp người, ông đã ôn tồn bảo lão: “Chẳng kiếp gì sung suơng thật, nhưng có cái 
này là sung suớng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ 
khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống 
nước chè, rồi hút thuốc lào . . . thế là sung sướng.” 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 16 
 Đây chính là lập luận của nhân vật có tính triết lý về sự sướng khổ và 
thái độ đối với cái sướng ở đời. Điều đó gợi cho người đọc những suy ngẫm sâu 
sắc về cuộc sống của mình. 
Hoặc khi nghĩ về lão Hạc ông giáo triết lí: "Chao ôi ! Đối với những 
người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu 
ngốc, bần tiên, xấu xa, bỉ ổi ...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ 
ta thấy họ là những người đáng thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá 
rồi. Một người đau chân có lúc nào không quên được cái chân đau của mình để 
nghĩ đến một cái gì khác đâu ? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn 
nghĩ đến ai được nữa . Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn 
đau, ích kỉ che lấp mất." 
Sử dụng yếu tố nghị luận khiến cho đoan văn tự sự trở nên sâu sắc hơn đồng 
thời khơi gợi được sự đồng cảm ở người đọc, khiến người đọc suy ngẫm. 
 2.3/ Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn tự sự: 
Trong văn tự sự, yếu tố biểu cảm chỉ là phụ trợ song nó làm cho bài văn 
bớt chất khô cứng chứa đựng yếu tố tình cảm cảm xúc. Qua sự miêu tả để thể 
hiện tình cảm. Ví dụ: 
 Suy nghĩ của chú bé Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ": "Giá 
những cổ tục ấy đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu 
mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho nát vụ mới thôi." 
Như vậy, ta thấy rằng, trong văn bản tự sự không chỉ dùng một phương 
thức kể. Nó có thể sử dụng kết hợp nhiều phương thức như miêu tả, miêu tả nội 
tâm, nghị luận để làm phong phú nội dung tự sự. Nhưng các yếu tố trên chỉ đóng 
vai trò phụ trợ, giúp cho phương thức tự sự đạt hiệu quả cao. Nếu sử dụng quá, 
văn bản sẽ không còn là văn bản tự sự nữa mà sẽ trở thành phương thức khác. 
3/ Hướng dẫn học sinh nắm vững qui trình, cách làm bài bài văn tự sự. 
 Cũng như những bài tập làm văn khác, bài văn tự sự cũng được làm 
theo quy trình chung gồm 4 bước. 
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý 
Bước 2: Lập dàn ý. 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 17 
Bước 3: Viết bài 
Bước 4. Đọc và sửa bài. 
Muốn viết được một bài văn tự sự thành công thì phải tìm hiểu đề và tìm 
được ý cho bài viết đó. Sau khi tìm được ý phải chọn ngôi kể, giọng kể cho phù 
hơp. Sau đó lập dàn ý theo bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết luận). Có được 
dàn ý rồi học sinh sẽ phải xây dựng các đọan văn( đoạn mở bài, các đoạn thân 
bài, đoạn kết bài ). Giữa các đoan văn cần có phương tiện liên kết đoạn dể tạo 
thành văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc. 
Sau khi viết xong bài văn cần phải đọc soát lại bài và chỉnh sửa lại lỗi 
cho đúng. 
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tìm ý lập dàn ý cho một số đề văn tự sự 
cụ thể trong chương trình ngữ văn lớp 8 THCS. 
Đề số l : Tưởng tượng hai mươi năm sau vào một ngày hè, em về thăm 
lại trường cũ. Hãy kể lại chuyến về thăm trường ấy. 
Bước 1. Tìm hiểu đề và tìm ý : 
* Tìm hiểu đề: Là tìm hiểu yêu cầu của đề về các vấn đề sau dựa vào từ 
ngữ cụ thể trong đề. 
Thể loai 
+ Củng cố và nâng cao kiến thức về văn tự sự. 
+ Kể chuyện sáng tạo, đòi hỏi tưởng tượng mình về thăm trường sau hai 
mươi năm khi đã trưởng thành (học xong - đi làm - có cuộc sống ổn định). 
+ Tự sự kêt hợp nhuần nhuyễn với miêu tả và biểu cảm. 
+ Cảm xúc : Cảm xúc cơ bản là sự xúc động và nỗi bồi hồi, xao xuyến 
khi nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ, nhớ thầy, nhớ bạn. 
Hình thúc: Viết bài tự sự kết hợp yếu tố miêu tả , biểu cảm. 
Nội dung: Nội dung chính là kể lại lần về thăm trường cũ sau 20 năm xa 
cách. 
Pham vi: Có thể xây dựng câu chuyện về tình cảm thầy trò, tình bạn bè 
thủa thiếu thời. Câu chuyện có thể đi từ thực tế sinh động của bản thân, của 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 18 
người khác hoặc liên tưởng tới những gì đã được đọc, được xem, sao cho ý 
nghĩa câu chuyện có tính nhân văn sâu sắc. 
Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. 
Bố cục: Đảm bảo ba phần MB - TB - KB. 
Muốn tìm được ý cho bài viết phải đặt câu hỏi xung quanh vấn đề cần viết. 
Chẳng hạn như 
- Cơ hội khiến mình trở lại thăm trường xưa? 
- Không gian ấy gợi cho mình cảm xúc gì? 
- Cuộc sống hiện tại của mình như thế nào? (Về bản thân? Gia đình?) 
- Cảm xúc tình cảm hiện tại của mình như thế nào? 
- Quang cảnh trường sau 20 năm như thế nào? (Có gì mới, cái gì cũ?) 
- Những kỷ niệm sâu sắc của mình với thầy với bạn, trong đó kỷ niệm 
nào sâu sắc khó quên nhất. 
- Sau chuyến thăm đó mình mong muốn, hứa hẹn điều gì? 
Bước 2. Lập dàn ý : 
* Mở bài: 
Cơ hội để mình trở lại trường xưa sau 20 năm. 
- Mùa hè yên tĩnh, vắng lặng khiến mình bồi hồi nhớ lại kỷ niệm xưa. 
* Thân bài: 
Giới thiệu khái quát 
+ Cuộc sống hiện tại của mình, đã tốt nghiệp đại học có công ăn việc làm 
ổn định, công tác xa, đã có gia đình yên ấm hạnh phúc . . . . 
+ Vẫn nhớ về quê hương, nhớ trường, nhớ bạn, nhớ thầy - kỷ niệm tuổi 
thơ vừa ngây thơ, hồn nhiên vừa ngọt ngào, tươi đẹp. 
- Tả quang cảnh sân trường: 
+ Nhiều cái mới : Nhà xây cao, khang trang. . . 
+ Vẫn còn những nét xưa: Sân trường, hàng cây cổ thụ, lớp học, vị trí 
ngồi, vết khắc trên cây . . . . 
- Kể chuyện kỉ niệm sâu sắc 
+ Tình cảm thầy trò 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 19 
+ Tình cảm bạn bè 
+ Những kỉ niệm khó quên (ngoại khóa, tiết học, vụ vạ chạm . . . ) 
- Suy nghĩ mong muốn, hứa hẹn 
+ Ngôi trường trong tương lai sẽ đẹp đẽ khang trang, hiện đại hơn. 
+ Có dịp cùng các bạn, thầy cô giáo hội ngộ dưới mái trường. 
+ Các thế hệ học sinh đều trưởng thành, thành đạt đóng góp công sức và 
thành tích cho nhà trường... 
Bước 3 : Viết bài 
 Viết đoạn mở bài : 
 Ví dụ: 
 Nhận được giấy mời về họp lớp, tôi xin phép cơ quan nghỉ một ngày để về 
quê.Trên đường về tôi đã mường tượng ra cảnh bạn bè gặp lại nhau sau hai 
mươi năm xa cách chắc vui lắm,một cảm giác bồi hồi xao xuyến choán ngợp 
lòng tôi . Chúng tôi tổ chức họp lớp tại mái trường THCS - nơi tôi đã gắn bó 4 
năm trời. 
Viết các đoạn thân bài : 
Ví dụ: 
Xe vừa đến cổng trường, các bạn ồ cả ra đón tôi. Chao ôi! Mọi người tíu tít 
hỏi chuyện tôi khiến tôi không biết trả lời ai trước. Tôi vui mừng hết chỗ nói. 
Thì ra các bạn rủ nhau đến rất sớm, chỉ có tôi ở xa phải đến sau các bạn. Chúng 
tôi vào phòng hội đồng của nhà trường trò chuyện . Chà ! Trường của chúng tôi 
giờ đây khang trang đẹp quá. Cổng trường cao to, bề thế. Sân trường lát gạch 
Hạ Long có điểm các đường kẻ chống trơn thật rộng rãi và sạch sẽ. Các phòng 
học, phòng nào phòng ấy đều được lắp đặt các trang thiết bị dạy học hiện đại. 
Thời gian trôi nhanh quá, chúng tôi như được trở lại tuổi 14,15 thật hồn nhiên 
vô tư biết bao! 
Viết đoạn kết bài : 
Ví dụ: 
Chia tay mái trường , thầy cô giáo cũ và các bạn học tôi thấy thật bùi ngùi, 
lưu luyến. Mỗi chúng tôi lại trở về với gia đình công việc thường nhật của mình 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 20 
song chắc hẳn ai cũng thấy phấn khởi về sự đổi mới của quê hương, về mái 
trường thân yêu đã giúp chúng tôi trưởng thành, thành đạt. Tôi lại được lưu giữ 
hình ảnh về mái trương thân yêu của chúng tôi sau 20 năm gặp lại.Yêu biết mấy 
mái trường ơi! 
Bước 4 : Đọc và sửa chữa . 
Đề bài 2 : Một lần măc lỗi với bạn ! 
 Với đề bài này, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau : 
Bước 1. Tìm hiểu đề và tìm ý : 
* Tìm hiểu đề. 
Thể loại: tự sự 
Bố cục: 3 phần 
Tình huống truyện: Nên chọn một tình huống hợp lý để có thể xem được nhật ký 
của người khác. 
+ Kể chuyện, câu chuyện có thực (người thực việc thực) 
+ Kết hợp kể với miêu tả , biểu cảm . 
Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. 
* Tìm ý. 
- Chuyện xảy ra trong tình huống nào? (có thể là trong một buổi học nhóm tại 
nhà bạn, đến thăm bạn, trong lớp, khi bạn vô tình để quên nhật ký). 
- Tâm trạng của mình khi nhìn thấy nó là gì? 
- Khi đọc nhật kí của bạn mình mình có suy nghĩ gì? 
- Mình trả nhật ký của bạn như thế nào? 
- Sau khi đọc nhật kí của bạn tình cảm của mình với bạn ra sao? 
Bước 2. Lập dàn ý: 
* Mở bài: Giới thiệu tình huống xảy ra câu chuyện. 
* Thân bài: 
- Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi phát hiện ra đó là nhật ký của bạn. Cuộc đấu 
tranh giữa ý thức và sự tò mò. Cuối cùng sự tò mò thắng cuộc. 
- Tâm trạng “tôi” khi đọc nhật ký của bạn. 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 21 
+ Khi đọc một trang nào đó, hiểu về hoàn cảnh của bạn từ đó suy nghĩ về mọi 
việc xung quanh. 
+ Khi đọc một trang khác, hiểu suy nghĩ, tình cảm của bạn. 
+ Từ đó, hiểu thêm về bạn hơn. 
- Trả nhật ký của bạn về chỗ cũ, suy nghĩ sau khi đọc nhật ký của bạn. 
+ Hiểu mình, hiểu hoàn cảnh của bạn, quý bạn hơn. 
+ Hiểu việc làm của mình là có lỗi với bạn. Thầm xin lỗi bạn. 
* Kết bài: Những ngày sau khi đọc nhật ký của bạn, tình cảm của mình với bạn, 
với mọi người. 
Bước 3. Viết bài 
(Dựa vào hướng dẫn đề 1 các em tự viết từng đoạn văn và liên kết các đoạn 
thành bài văn hoàn chỉnh) 
Bước 4. Đọc soát và sửa lỗi : 
Bao giờ viết xong cũng phải đọc soát lại để chỉnh sửa những lỗi mắc phải 
trong bài làm đồng thời soát ý, kiểm tra tính mạch lạc của bài văn. Bước này tuy 
không mất nhiều thời gian nhưng rất cần thiết khi làm văn. 
4/ Hướng dẫn học sinh nắm được các cách kể chuyện 
4.1/ Có thể giữ nguyên ngôi kể, thêm vào các yếu tố miêu tả, biểu cảm, 
nghị luận hợp lí. 
4.2/ Có thể thay đổi ngôi kể từ ngôi kể thứ nhất sang ngôi thứ 3, từ ngôi 
thứ 3 sang kể ngôi thứ nhất. 
Ví dụ: 
Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo báo tin bán chó 
thì em sẽ kể lại chuyện bán chó như thế nào? 
Với câu hỏi trên yêu cầu học sinh phải kể theo ngôi thứ 3 (người kể giấu 
mặt) gọi tên nhân vật bằng tên gọi "ông giáo", "lão Hạc". Là người được chứng 
kiến nên lời kể cần đảm bảo tính khách quan . 
Ví dụ: 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 22 
"Vừa ra đến đầu ngõ, tôi đã nhìn thấy lão Hạc dáng vẻ tất bật, lo lắng đang vội 
vã sang nhà ông giáo. Vốn tính tò mò, tôi theo sau lão Hạc đến nhà ông giáo 
xem có chuyện gì. Đứng ở đầu nhà ông giáo, tôi nghe thấy lão Hạc nói: 
 - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! 
 - Cụ bán rồi? - Tiếng ông giáo hỏi lại. 
 - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. 
Lão Hạc cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng 
nước. 
 - Thế nó cho bắt à? - ông giáo hỏi lại. 
Mặt lão Hạc đột nhiên co dúm lại. Những viết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước 
mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu 
như con nít. Lão Hạc hu hu khóc..." 
 4.3/ Kể chuyện tưởng tượng: 
Kể chuyện tưởng tượng, người kể phải hình dung ra toàn bộ nội dung diễn biến 
câu chuyện như là có thực trong cuộc sống. Làm sao để người đọc, người nghe 
thấy hợp lí, lô gic và câu chuyện thật sự hấp dẫn. 
Ví dụ: Tưởng tượng hai mươi năm sau em có dịp trở về thăm lại trường cũ. 
 Yêu cầu học sinh phải đặt mình vào hoàn cảnh của hai mươi năm sau. 
 Sự thay đổi của bản thân về công việc, gia đình. 
 Sự thay đổi của ngôi trường (cổng trường, sân trường, lớp học...), thầy cô 
giáo, bạn bè sau hai mươi năm xa cách. 
 Nhớ lại những

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_8_l.pdf