Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 Trường Tiểu học Hải Lựu giải tốt Bài toán liên quan đến rút về đơn vị

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 Trường Tiểu học Hải Lựu giải tốt Bài toán liên quan đến rút về đơn vị

 Để giải một bài toán bất kì đã học, học sinh cần vận dụng các phương pháp giải toán theo từng bước cụ thể. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được các bước cơ bản để giải một bài toán như sau:

* Bước 1: Đọc kĩ bài toán.

* Bước 2: Tóm tắt bài toán.

* Bước 3: Phân tích bài toán.

* Bước 4: Trình bày lời giải.

* Bước 5: Kiểm tra lại bài và tìm cách giải khác (nếu có).

 Các yêu cầu cụ thể đối với học sinh như sau:

* Đọc kĩ đề toán: Yêu cầu học sinh đọc ít nhất 2 - 3 lần để giúp các em nắm được ba yếu tố cơ bản sau: Những “dữ kiện” hay còn gọi là những cái đề bài đã cho; “những ẩn số” hay còn gọi là những cái chưa biết và cần phải tìm; những “điều kiện” nghĩa là mối quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số. Giáo viên cần tập cho học sinh có thói quen, kỹ năng phân tích bài toán để từ đó phân biệt và xác định được các dữ kiện và điều kiện cần thiết liên qua đến cái cần tìm. Tránh bị nhầm lẫn và loại bỏ thói quen vừa đọc xong đề đã làm ngay.

* Tóm tắt đề toán: Mục đích của "tóm tắt" bài toán là phân tích đề toán để làm rõ các câu hỏi “bài toán cho biết gì?” và “bài toán hỏi gì?” của bài toán, thu gọn bài toán bằng việc trả lời các câu hỏi trên, làm rõ mối quan hệ giữa "cái đã cho" và "cái phải tìm" rồi từ đó tìm ra cách giải bài toán một cách hợp lí nhất. Bởi vậy, hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán trước khi giải bài toán là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, không bắt buộc lúc nào cũng phải viết "tóm tắt" vào phần trình bày bài giải (tùy theo yêu cầu của bài toán, theo từng giai đoạn học tập của học sinh mà có thể cho học sinh viết tóm tắt vào bài giải hoặc không). Thực tế có rất nhiều cách tóm tắt bài toán, khi các em nắm được càng nhiều cách tóm tắt thì các em sẽ càng giải toán giỏi. Cho nên, khi hướng dẫn học sinh tóm tắt, tôi đã truyền đạt các cách sau:

+ Cách 1: Tóm tắt bằng chữ.

+ Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.

+ Cách 3: Tóm tắt bằng hình tượng trưng.

+ Cách 4: Tóm tắt bằng sơ đồ Ven.

+ Cách 5: Tóm tắt bằng kẻ ô.

 Trên đây là 5 cách tóm tắt thường dùng ở Tiểu học. Tuy nhiên, ở dạng toán liên quan đến rút về đơn vị, tóm tắt bằng lời được lựa chọn nhiều hơn. Trong khi tóm tắt, học sinh cần lưu ý đến tên của mỗi đơn vị (đại lượng), có mấy đơn vị, mối quan hệ giữa các đơn vị đó như thế nào?

 

doc 17 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 30Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 Trường Tiểu học Hải Lựu giải tốt Bài toán liên quan đến rút về đơn vị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mật ong được đựng đều vào 9 can. Hỏi có 60 lít mật ong thì cần có bao nhiêu can như thế để đựng? 
 Tóm tắt: 54l mật ong : 6 can
60l mật ong: ... can? 
* Phân tích bài toán: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mối quan hệ giữa những cái đã cho với cái phải tìm để tìm ra cách giải bài toán: Sau khi tóm tắt đề bài xong, hướng dẫn các em tập phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên, ở bước này, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tìm cái đó ta cần biết gì? Cái này biết chưa? Muốn tìm cái chưa biết ta làm thế nào? Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, tự các em sẽ giải được bài toán. Cần cho học sinh rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng lời nói và trình bày bằng chữ viết sao cho đẹp và cân đối. Tuy lúc đầu học sinh sẽ còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây cũng là "cơ hội" để các em được phát triển tư duy, khả năng giải quyết vấn đề. Ở bước này, giáo viên đưa ra một bài toán rồi hướng dẫn học sinh phân tích bài toán.
Bài toán 1: Mẹ có 5 hộp đựng tất cả 40 cái bánh. Hỏi mỗi hộp đựng bao nhiêu cái bánh?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài 3 lần, sau đó tôi cho một số học sinh nêu tóm tắt miệng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+ Bài toán cho biết gì? (Mẹ có 5 hộp chứa tất cả 40 cái bánh).
+ Bài toán hỏi gì? (Mỗi hộp chứa bao nhiêu cái bánh?)
Bài toán 2: Mẹ có 4 túi kẹo cùng loại chứa tất cả 40 cái kẹo. Hỏi 3 túi kẹo như thế có thể chứa được bao nhiêu cái kẹo?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+ Bài toán cho biết gì? (Mẹ có 4 túi kẹo cùng loại chứa tất cả 40 cái kẹo).
+ Bài toán hỏi gì? (3 túi kẹo như thế có thể chứa được bao nhiêu cái kẹo?).
Bài toán 3: Có 54 lít mật ong được đựng đều vào 9 can. Hỏi có 60 lít mật ong thì cần có bao nhiêu can như thế để đựng?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+ Bài toán cho biết gì? (Có 54 lít mật ong được đựng đều vào 9 can).
+ Bài toán hỏi gì? (60 lít mật ong được được vào mấy can như thế?)
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại vài lần để học sinh nắm được cách phân tích bài toán.
* Trình bày lời giải: Dựa vào sơ đồ phân tích, quá trình tìm hiểu bài, các em sẽ dễ dàng viết được bài giải một cách đầy đủ, chính xác. Giáo viên chỉ việc yêu cầu học sinh trình bày đúng, đẹp, cân đối ở vở là được, chú ý câu trả lời ở các bước phải đầy đủ, không viết tắt, chữ và số phải đẹp. Ví dụ:
 Với Bài toán 1 ở trên, học sinh có thể trình bày như sau:
Bài giải
Mỗi hộp chứa số cái bánh là:
40 : 5 = 8 (cái)
 Đáp số: 8 cái bánh.
Với Bài toán 2 ở trên, học sinh có thể trình bày như sau:
Bài giải
Mỗi túi kẹo có số cái kẹo là:
40 : 4 = 10 (cái)
3 túi như thế có số cái kẹo là:
10 × 3 = 30 (cái)
 Đáp số: 30 cái kẹo.
* Kiểm tra lại bài và tìm cách giải khác (nếu có): Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta thường xuyên thấy rằng học sinh làm bài xong thường không kiểm tra lại bài. Nên khi giáo viên hỏi: “ Em có tin mình đã làm đúng hay không?” thì nhiều em lúng túng. Vì vậy, việc kiểm tra lại bài là rất cần thiết và phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần hướng dẫn các em tuân thủ các bước: Đọc lại lời giải. Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa. Thử lại các kết quả xem đúng không. Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích tìm các cách giải khác (nếu có), giúp các em phát triển tư duy sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh. 
* Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng phép tính chia - nhân (kiểu bài 1). 
 Để học sinh nắm chắc phương pháp giải kiểu bài toán này, tôi đã tiến hành dạy ngay ở trên lớp theo phương pháp và hình thức sau: 
+ Kiểm tra bài cũ: Để nhắc lại kiến thức cũ và chuẩn bị cho kiến thức mới cần truyền đạt, tôi ra một bài toán như sau: “Mỗi hộp chứa được 6 cái bát. Hỏi 8 hộp như thế chứa được bao nhiêu cái bát?” . Với bài này, học sinh sẽ dễ dàng giải được như sau: 
Bài giải:
8 hộp như thế chứa được số cái bát là:
 6 × 8 = 48 (cái)
 Đáp số: 48 cái bát 
 Sau đó, tôi yêu cầu học sinh xác định nhận dạng toán đã học và giải thích cách làm, rồi cho học sinh nhắc lại quy trình của giải một bài toán. 
+ Bài mới: 
Giới thiệu bài: Dựa vào phần kiểm tra bài cũ, giáo viên vừa củng cố, vừa giới thiệu bài ngày hôm nay các em sẽ học. 
Hướng dẫn học sinh giải bài toán 1: Có 40l dầu chia đều vào 8 can. Hỏi mỗi can có mấy lít dầu? Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài bằng cách đọc thành tiếng và đọc thầm. Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán (ở đây giáo viên có thể sử dụng phương pháp hỏi - đáp): Bài toán cho biết gì? (40 lít dầu đổ đều vào 8 can). Bài toán hỏi gì? (1 can chứa bao nhiêu lít dầu). Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng phần tóm tắt để giáo viên ghi bảng: 
Tóm tắt: 8 can: 40l dầu
1 can: ... lít dầu ? 
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán để tìm ra cách giải bài toán. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào nháp. 
- Giáo viên đưa bài giải đúng để học sinh so sánh kết quả.
Bài giải
Số lít dầu có trong mỗi can là:
40 : 8 = 5 (l)
 Đáp số: 5 lít dầu. 
- Giáo viên củng cố cách giải: Để tìm 1 can chứa bao nhiêu lít dầu ta làm phép tính gì? (ta thực hiện phép tính chia). 
- Giáo viên giới thiệu: Bài toán cho ta biết số lít dầu có trong 8 can, yêu cầu chúng ta tìm số lít dầu trong 1 can, để tìm được số lít dầu trong 1 can, chúng ta thực hiện phép chia. Bước này gọi là rút về đơn vị, tức là tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau.
- Giáo viên đưa ra một số bài toán để học sinh áp dụng và yêu cầu học sinh nêu miệng kết quả như: 7 bao: 63kg (hoặc 4 túi : 20 kg); 1 bao:kg? (hoặc 1 túi :kg?). 
 Hướng dẫn học sinh giải bài toán 2: Có 40 lít dầu chia đều vào 8 can. Hỏi 3 can như vậy có mấy lít dầu? 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài.
- Yêu cầu một vài học sinh nêu tóm tắt bài toán.
- Giáo viên ghi bảng: 8 can: 40 lít dầu; 3 can:lít dầu? 
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: Giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời. Từ đó tìm ra cách giải bài toán.
 + Muốn tính được số lít dầu có trong 3 can ta phải biết gì? (1 can chứa được bao nhiêu lít dầu) 
+Làm thế nào để tìm được số lít dầu có trong 1 can? (Lấy số lít dầu trong 8 can chia cho 8). 
+ Yêu cầu học sinh nhẩm miệng 1 can:...l?
+ Yêu cầu học sinh nêu cách tính 3 can khi đã biết 1 can (Lấy số lít dầu có trong 1 can nhân với 3). 
- Gọi một học sinh nêu lần lượt các bước giải, đồng thời giáo viên ghi bảng. 
Bài giải
Số lít dầu có trong mỗi can là:
40 : 8 = 5 (l)
Số lít dầu có trong 3 can là:
5 × 3 = 15 (l)
 Đáp số:15 lít dầu.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bước nào là bước rút về đơn vị: Bước tìm số lít dầu trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị. 
- Hướng dẫn học sinh củng cố dạng toán: Đối với kiểu bài 1, các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước: 
 Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị (giá trị một phần trong các phần bằng nhau) chúng ta thực hiện phép chia. 
 Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại (giá trị của nhiều phần bằng nhau) chúng ta thực hiện phép nhân. 
- Học sinh nhẩm thuộc, nêu lại các bước. 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập áp dụng. 
- Giáo viên nêu miệng, ghi tóm tắt lên bảng, học sinh nêu kết quả và giải thích cách làm: 6 túi : 30kg (hoặc 7 thùng : 35 gói); 5 túi :kg? (hoặc 6 thùng:gói?). Sau khi học sinh nắm chắc cách giải bài toán ở kiểu bài này, chúng ta cần tiến hành hướng dẫn học sinh luyện tập để khắc sâu kiến thức. 
+ Luyện tập: Để hướng dẫn học sinh luyện tập đạt hiệu quả cao, giáo viên cần thay đổi cách tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau.
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận cả lớp. Sau đó gọi một em nêu tóm tắt miệng và một em lên bảng trình bày bài giải, các em dưới lớp làm vào vở.
- giáo viên nhận xét, chữa bài
- Củng cố các bước: Rút về đơn vị; nêu lại cách giải bài toán.
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi. 
- Yêu cầu một vài cặp báo cáo kết quả.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Yêu cầu học sinh nhắc lại bước rút về đơn vị. 
- Giáo viên củng cố cách thực hiện 2 bước để giải bài toán. 
Bài 3: Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép hình. 
Bài 4: Tổ chức cho học sinh thi tính nhanh.
+ Củng cố dặn dò: 
- Yêu cầu học sinh tự nêu lại các bước, cách thực hiện giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (kiểu bài 1).
- Giáo viên giao thêm một số bài dạng tương tự cho học sinh làm ở nhà. 
- Qua các bài (các tiết luyện tập), giáo viên cần củng cố cách làm ở kiểu bài 1 như sau: 
+ Bước 1: Tìm giá trị 1 đơn vị (Bước rút về đơn vị), ta đi tìm giá trị 1 phần bằng cách thực hiện phép chia.
+ Bước 2: Tìm giá trị nhiều đơn vị (từ 2 đơn vị trở lên) ta thực hiện phép nhân. 
* Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng phép tính chia - chia (kiểu bài 2). 
 Để học sinh nắm chắc phương pháp giải kiểu bài toán này, tôi cũng đã tiến hành từng bước tương tự như khi hướng dẫn học sinh làm kiểu bài 1. Cụ thể như sau:
+ Kiểm tra bài cũ: Để ôn lại kiến thức cũ và chuẩn bị truyền đạt kiến thức mới, tôi ra bài toán như sau: “Mỗi thùng chứa được 9 lít nước. Hỏi 63 lít nước chứa được trong bao thùng?” . Với bài này, học sinh sẽ dễ dàng giải được bài toán như sau: 
Bài giải:
63 lít nước chứa được trong số thùng là:
63 : 9 = 7 (thùng)
 Đáp số: 9 thùng. 
 Sau đó, tôi yêu cầu học sinh xác định dạng toán đã học và giải thích cách làm, rồi cho học sinh nhắc lại quy trình của giải một bài toán. 
Giới thiệu bài: Dựa vào phần kiểm tra bài cũ, giáo viên vừa củng cố, vừa giới thiệu bài ngày hôm nay các em sẽ học. 
Hướng dẫn học sinh giải bài toán: Có 36 quả táo đựng đều vào 6 rổ. Hỏi có 60 quả táo thì 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_t.doc
  • docxTH.HAILUU.07.03-NGUYENTHINGA-TT.docx