Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 3 - Nguyễn Thu Ngân

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 3 - Nguyễn Thu Ngân

1. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lí do chọn đề tài:

Tiếng Việt là một môn học ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành

năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được

thể hiện trong bốn hoạt động tương ứng với chúng là bốn kĩ năng : nghe, nói,

đọc, viết.

Với tư cách là một phân môn thực hành của môn Tiếng Việt ở trường tiểu

học, Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực

sử dụng từ và câu trong giao tiếp và học tập. Đây là một trong những phân môn

có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ nói riêng và môn tiếng

Việt nói chung. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức

tổng hợp từ nhiều phân môn. Phân môn Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ

thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những

hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử

dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có khả

năng hiểu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnh giao

tiếp nhất định. Vì vậy, Luyện từ và câu được coi là phân môn có tính tổng hợp,

có liên quan mật thiết đến các môn học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình

phân môn Luyện từ và câu có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy luyện từ và

câu phải đạt được mục đích cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Ngoài phương pháp của

người giáo viên, học sinh cần có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế.

Chính vì vậy, việc dạy tốt phân môn Luyện từ và câu không chỉ là nguồn cung

cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kĩ năng nói, viết, cách thành văn cho

học sinh. Đây là nhiệm vụ chính yếu, cuối cùng của dạy từ và câu ở tiểu học.

Dạy luyện từ chính là dạy thực hành từ ngữ trên quan điểm giao tiếp, dạy từ trên

bình diện phát triển lời nói. Đó chính là công việc làm giàu vốn từ cho học sinh,

giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ (phong phú hóa vốn từ), nắm nghĩa của

từ (chính xác hóa vốn từ), luyện tập sử dụng từ (tích cực hoá vốn từ)

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1729Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 3 - Nguyễn Thu Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ tính nết của trẻ em. Mẫu: ngoan ngoãn. 
- Chỉ tình cảm của người lớn đối vơi trẻ em. Mẫu: thương yêu. 
Loại bài tập này, dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa các từ. Nói cách khác là 
giữa các từ có mối quan hệ với nhau về nghĩa như: quan hệ đồng nghĩa, gần 
nghĩa, trái nghĩa. Để tiến hành tìm các từ ngữ có quan hệ với nhau về nghĩa 
nhằm mở rộng và phát triển vốn từ cho các em, làm phong phú vốn từ. Như 
vậy, giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm nghĩa của từ cho sẵn, để định 
hướng tìm đúng từ cần tìm theo những từ mà bài tập đã cho. 
c) Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ: 
Dạng bài tập này dựa trên quan hệ liên tưởng có tác dụng rất lớn trong 
việc giúp học sinh mở rộng và phát triển vốn từ. Về cách dạy các dạng bài tập 
này, giáo viên hướng dẫn các em lần lượt tự chọn và ghép với các tiếng còn lại. 
Nếu tạo ra từ ghép quen thuộc hoặc quen dùng thì các em tự ghép được. 
Ví dụ: Hãy kể các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng: 
- Bóng Mẫu: bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền. 
- Chạy 
- Đua 
- Nhảy 
d) Loại bài tập cung cấp về từ loại: 
Đối với loại bài tập này, ở lớp 3 thường tập trung phát triển vốn từ cho 
học sinh và lồng ghép trong nhiều dạng bài khác nhau. Những từ loại ở đây chỉ 
là những kiến thức sơ giản về danh từ, động từ, tính từ như cung cấp cho các em 
nắm được những từ chỉ người, con vật, đồ vật; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ 
chỉ đặc điểm, tính chất. Việc hướng dẫn làm các bài tập này, giáo viên cần chú ý 
dẫn dắt các em dựa vào kinh nghiệm sống của bản thân là chủ yếu để vận dụng 
 8 
vào làm bài, giáo viên tránh giải thích dài dòng hoặc sa vào lý thuyết. Qua việc 
cung cấp các từ loại, giáo viên cần giúp các em biết dùng các từ loại đó đặt câu 
cho phù hợp. 
Ví dụ: Đọc khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: 
Con mẹ đẹp sao 
Những hòn tơ nhỏ 
Chạy như lăn tròn 
Trên sân, trên cỏ. 
Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên? 
Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào? 
2.3.1.2. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng 
dấu câu 
a) Loại bài tập dùng từ đặt câu: 
Loại bài sử dụng từ này chủ yếu luyện cho học sinh biết kết hợp các từ 
ngữ trong câu có tác dụng rèn luyện tư duy hệ thống các từ cho các em. Như vậy 
khi các từ kết hợp với nhau để tạo nên câu thì ở chúng hình thành mối quan hệ 
về ý nghĩa và quan hệ về ngữ pháp. Do đó muốn “dùng từ đặt câu” đúng thì các 
em phải thiết lập được mối quan hệ về ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ 
phải hợp lý. Đối với kiểu bài tập này không chỉ liên quan đến vấn đề ngữ pháp 
nên yêu cầu giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng “lựa chọn từ, kết hợp từ” để tạo 
thành câu. Giáo viên lưu ý đến việc hướng dẫn cho các em biết dựa vào đặc 
điểm của sự vật và hiện tượng để phân loại, phân nhóm từ; mỗi loại và mỗi 
nhóm từ này là một hệ thống ngữ nghĩa cho việc dùng từ đặt câu chính xác hơn. 
Ví dụ: Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt câu theo mẫu Ai là gì?: bác nông dân, 
em trai tôi, những chú gà con, đàn cá. 
b) Loại bài tập “Đặt câu theo các kiểu câu đã học. 
Giúp học sinh biết nhận ra và biết đặt câu theo các kiểu câu đơn, ngay 
những bài tập đầu tiên ở dạng này, giáo viên cần cho các em nắm rõ yêu cầu của 
đề bài và bám theo mẫu cho sẵn, tập trung uốn nắn trong quá trình luyện nói cho 
học sinh để giúp các em biết vận dụng tốt khi làm bài tập 
Ví dụ: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả: 
Một bác nông dân 
Một bông hoa trong vườn 
Một buổi sớm mùa đông 
Mẫu: Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay. 
c) Loại bài tập sử dụng dấu câu: 
 9 
Loại bài tập này giúp các em bước đầu có ý thức và biết đặt dấu chấm, 
dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy vào đúng chỗ. Trong quá trình hướng 
dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên cần đảm bảo quy trình sau: Cho các em đọc 
và xác định đúng yêu cầu của bài tập, học sinh được tham gia giải một phần bài 
tập yêu cầu các em nắm được đặc điểm của câu thông qua đọc nhẩm để tư duy 
tìm và điền dấu câu cho thích hợp (dựa vào vốn sống của các em, ở mức độ kiến 
thức lớp 3 thì không có phần bài học). 
Ví dụ: Em hãy chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào chỗ trống ( )? 
TRÁI ĐẤT VÀ MẶT TRỜI 
Tuấn lên bảy tuổi ( ) em rất hay hỏi ( ) một lần ( ) em hỏi bố: 
Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không 
bố? 
Đúng đấy ( ) con ạ! – Bố Tuấn đáp. 
Thế ban đêm không có mặt trời thì sao? 
d) Loại bài tập đặt câu theo mẫu hoặc tìm bộ phận của câu thông qua đặt 
câu hỏi: 
Với loại bài tập trên giúp học sinh biết tư duy có hệ thống về ngữ nghĩa và 
nắm vững hơn về cấu tạo câu để thực hành khi nói và viết. Giáo viên cần lưu ý 
đến đối tượng học sinh học yếu và giúp các em bằng cách gợi ý, dẫn dắt hướng 
làm bài thật dễ hiểu, có như vậy các em mới làm được. 
Ví dụ: Dựa theo nội dung các bài tập đọc đã học ở tuần 3, tuần 4, hãy đặt 
câu theo mẫu Ai là gì? để nói về: 
Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len. 
Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ. 
Bà mẹ trong truyện Người mẹ. 
Chú chim sẻ trong truyện Chú sẻ và bông hoa bằng lăng. 
Ví dụ: Tìm các bộ phận của câu: 
Trả lời câu hỏi “ Ai ( con gì, cái gì)?”. 
Trả lời câu hỏi “ Làm gì?”. 
Đàn sếu đang sải cách trên cao. 
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. 
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi. 
Ví dụ: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm: 
Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. 
Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút. 
Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng. 
 10 
2.3.1.3. Các bài tập về biện pháp tu từ: so sánh và nhân hóa 
Thông qua các bài tập về biện pháp tu từ nhằm giúp các em có nhận biết 
về các biện pháp tu từ như: biết phép so sánh, phép nhân hóa. Qua đó, làm cơ sở 
để các em bước đầu sử dụng biện pháp tu từ vào việc dùng từ, đặt câu. Loại bài 
tập này, đòi hỏi mức đôï phát triển tư duy về ngôn ngữ của các em cao hơn 
nhiều so với các dạng bài tập đã nêu ở trên. Do đó, giáo viên phải có vốn kiến 
thức vững vàng, biết sử dụng thủ pháp và hình thức dạy học sáng tạo để tạo cho 
các em hứng thú tìm tòi kiến thức nhờ chủ động làm các bài tập. Yêu cầu đặt ra 
là phải cho học sinh xác định đúng trọng tâm yêu cầu của bài tập, phải hướng 
cho học sinh làm bài tập từ bước dễ làm đến bước phức tạp hơn. Giáo viên có 
thể giúp và cùng học sinh làm một phần bài tập, sau đó hướng dẫn cho cả lớp 
làm bài tập, trao đổi nhận xét và giáo viên chốt lại kiến thức cần cung cấp (kiến 
thức học sinh cần nắm). 
Ví dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưói 
đây: 
Thân dừa bạc phếch tháng năm 
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. 
Đêm hè, hoa nở cùng sao 
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. 
* Sự vật được so sánh: quả dừa được so sánh với đàn lợn con, tàu dừa 
được so sánh với chiếc lược. 
Ví dụ: Đọc và trả lời câu hỏi: 
Đồng làng vương phút heo may 
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim. 
Hạt mưa mải miết trốn tìm 
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. 
* Sự vật được nhân hóa: 
Mầm cây (tỉnh giấc), hạt mưa (mải miết trên cây), cây đào (lim dim mắt) 
2.3.2. Thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy phân môn Luyện từ và 
câu. 
Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội 
dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kĩ năng giao tiếp không thể được 
hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển 
những kĩ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp 
dưới sự hướng dẫn của thầy, cô. Các kiến thức về ngôn ngữ văn học, văn hóa, tự 
nhiên xã hội có thể được tiếp thu qua lời giảng, nhưng học sinh chỉ làm chủ 
được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có 
 11 
ý thức của mình. Nhờ vậy, những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có 
thể được hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện trong thực tế. Đó là 
những lý do cắt nghĩa sự ra đời của phương pháp mới – phương pháp tích cực 
hóa hoạt động của người học. 
Tích cực hóa hoạt động của người học được hiểu là phương pháp dạy học 
lấy người học làm trung tâm, trong đó thầy, cô đóng vai trò người tổ chức hoạt 
động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được 
bộc lộ mình và được phát triển. 
2.3.3. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết học. 
Học sinh được giáo viên tạo mọi điều kiện để tham gia vào tiết học (trả lời 
câu hỏi, phát biểu về nghĩa, đặt câu,); đề xuất cách làm bài tập, biết lắng nghe 
và nhận xét ý kiến của các bạn; được tham gia làm bài tập; tham gia các trò chơi 
học tập, 
Trong tiết học, giáo viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu 
bài và làm bài tập; lắng nghe và sửa chữa, uốn nắn cho từng học sinh nhưng 
không áp đặt và gò ép. 
2.3.4. Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học 
Đồ dùng dạy học thông thường trong tiết Luyện từ và câu là tranh phóng to 
minh họa của sách giáo khoa, hay một số vật thực hoặc mô hình để giảng từ và 
ý. Ngoài ra, trong tiết Luyện từ và câu cũng có thể sử dụng các trang thiết bị như 
máy chiếu, các đoạn phim minh họa cho nội dung học. Tuy nhiên, không nên 
lạm dụng nếu không thật cần thiết, làm mất thời gian trong tiết dạy. 
Ví dụ: Bài tập 1 (TV 3 SGK trang 50 tuần 6). 
Bài tập mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ. Đối với bài 
tập này giáo viên có thể thiết kế một bảng cài và các chữ cái ứng với các từ tìm 
được, khi học sinh tìm được từ theo gợi ý, giáo viên cài lần lượt các chữ cái của 
từ vào các ô tương ứng của bảng cài theo từng dòng như vậy sẽ gây được sự chú 
ý của học sinh hơn. 
2.3.5. Vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp để tổ chức dạy học 
Nội dung dạy học Luyện từ và câu ở lớp 3 được xây dựng qua một hệ thống 
bài tập, không có phần lý thuyết nên tổ chức thực hiện tốt các bài tập Luyện từ 
và câu có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học phân môn này. Chính vì 
thế phương pháp thực hành là phương pháp giảng dạy bắt buộc trong các tiết 
Luyện từ và câu ở lớp 3. Nó tạo cơ hội cho học sinh tự hình thành kĩ năng, còn 
giáo viên lại có ngay thông tin phản hồi về kết quả học tập của học sinh. Cụ thể 
 12 
giáo viên có thể dùng phương pháp thực hành giao tiếp để truyền đạt tri thức 
luyện từ và câu, để dạy sử dụng từ và câu, 
Để đảm bảo thành công cho các hoạt động thực hành trong các tiết học 
Luyện từ và câu, giáo viên phải dành thời gian chuẩn bị các nội dung thực hành 
sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh; phải kiểm tra được các hoạt động 
thực hành của học sinh để tránh tình trạng học sinh làm sai từ đầu đến cuối hoặc 
không tham gia thực hành. 
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu ở tuần 6; bài tập 2 giúp học sinh ôn luyện dùng 
dấu phẩy để đặt giữa các thành phần câu có cùng một chức vụ ngữ pháp như 
nhau. 
Giáo viên có thể đưa ra 3 cách thực hiện phù hợp với từng đối tượng học 
sinh trong lớp. Ba cách đó là: 
- Cách 1: Hệ thống câu hỏi gợi mở ( thường sử dụng hướng dẫn đối tượng 
học sinh tiếp thu còn chậm). 
- Cách 2: Phiếu sơ đồ trợ giúp ( thường sử dụng hướng dẫn đối tượng học 
sinh nhận thức nhanh hơn một chút). 
- Cách 3: Khai thác sử dụng ngữ cảm của học sinh ( đối tượng học sinh tiếp 
thu tốt, nắm chắc kiến thức). 
Ba cách trên giáo viên sử dụng một cách linh hoạt. Một bài tập, giáo viên có thể 
chia nhóm cùng trình độ để sử dụng cả ba cách để hoàn thành bài tập phù hợp 
với đối tượng học sinh. Ba cách trên nên được sử dụng mềm dẻo, linh hoạt tùy 
thuộc vào nội dung bài tập và đối tượng học sinh cả lớp. 
Ví dụ: Bài 3 (Tiếng Việt 3 tập 1 – trang 135) 
Hãy chép đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp: 
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay 
Tày Mường hay Dao Gia – rai hay Ê – đê Xơ – đăng hay Ba – na và các dân tộc 
anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống 
chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau. 
Cách 1: Hệ thống câu hỏi gợi mở: 
 - Tìm cặp từ ngữ chỉ tên các dân tộc trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh. 
- Các cặp từ ngữ đó cùng trả lời cho câu hỏi gì ? 
- Dùng dấy phẩy tách các bộ phận câu giống nhau cùng trả lời cho câu hỏi 
Ai ? 
- Bác đã khẳng định đồng bào các dân tộc trên đất nước ta là gì ? 
- Các từ ngữ đó dùng trả lời cho câu hỏi gì ? 
- Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng trả lời cho câu hỏi là gì ? 
 13 
Cách 2 : sơ đồ hỗ trợ 
Ai ? Là gì ? 
Đồng bào Kinh hay Tày 
Ai ? Thế nào ? 
Cách 3 : Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh. 
Ví dụ: bài 2 (Tiếng Việt 3 tập 2 – trang 35) 
Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau: 
a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim. 
b) Trong lớp Liên chăm chú nghe giảng. 
c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. 
d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít. 
Cách 1: GV đặt câu hỏi gợi mở giúp học sinh biết cách dùng dấu phẩy tách 
bộ phận câu trả lời câu hỏi ở đâu ? với bộ phận câu trả lời Ai làm gì ? Ai thế 
nào? 
Cách 2: Sơ đồ hỗ trợ. 
Ở đâu ? Ai làm gì ? ( Ai thế nào ?) 
a) 
b) 
c) 
d) 
 Cách 3: Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh. 
2.3.6. Vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi học tập trong dạy học. 
Trò chơi học tập là một loại trò chơi đặc biệt. Trò chơi học tập không 
những nhằm giải trí mà nhằm góp phần củng cố tri thức, kĩ năng đã học. Các tiết 
học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung của học sinh. Những kiến thức khô 
khan và cứng nhắc sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn nếu được tổ chức dưới hình 
thức trò chơi và nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tăng lên. Hơn thế nữa, 
mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện qua các tiết học có trò chơi 
làm tăng tình cảm của các em đối với môn học và với thầy, cô giáo. 
Nội dung của trò chơi học tập phải gắn với các tri thức và kĩ năng của môn 
học. Nói cách khác, khi sáng tạo ra các trò chơi học tập, giáo viên dựa vào các 
kiến thức và kĩ năng của phân môn Luyện từ và câu cần củng cố, rèn luyện cho 
học sinh để xây dựng thành nội dung các trò chơi. Trò chơi học tập cần có luật 
 14 
chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho 
việc huấn luyện. Ngoài ra trò chơi nên diễn ra trong thời gian ngắn phù hợp với 
trình độ của học sinh, không quá khó. 
2.3.7. Vận dụng phương pháp học hợp tác nhóm để tổ chức dạy học. 
Dạy học Luyện từ và câu bằng phương pháp hợp tác nhóm nhằm hình thành 
ở học sinh khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp miệng, khả năng hợp tác, khả 
năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ, khi tổ chức dạy học phân môn 
Luyện từ và câu ở lớp 3 bằng phương pháp học hợp tác nhóm, giáo viên cũng có 
cơ hội tận dụng ý kiến và kinh nghiệm của người học. Học sinh khi làm việc 
theo nhóm, hơn hẳn khi làm việc độc lập, các em dễ dàng nghĩ ra cách làm và 
đáp án của bài tập. 
Sử dụng phương pháp học hợp tác nhóm trong dạy học Luyện từ và câu lớp 
3 cần phải đáp ứng các yêu cầu: các đề tài đưa ra thảo luận phải có tác dụng kích 
thích sự suy nghĩ, tò mò của các em; cần đảm bảo học sinh hiểu những gì mình 
được học thông qua thảo luận và khuyến khích động viên học sinh mạnh dạn 
tham gia thảo luận. 
Để sử dụng phương pháp học hợp tác nhóm, giáo viên cần sử dụng những 
biện pháp và kĩ thuật sau: Lập kế hoạch cho buổi thảo luận nhóm, tổ chức hoạt 
động cho các nhóm thảo luận, đưa ra hệ thống câu hỏi mở để kích thích khả 
năng sáng tạo của học sinh. Cần lưu ý rằng hình thức thảo luận, chỉ những vấn 
đề cần thiết mới đưa ra thảo luận, nếu không sẽ làm tăng lãng phí thời gian của 
cả lớp. 
2.3.8. Vận dụng phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề để tổ chức hoạt 
động 
Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề nhằm hình thành ở học sinh khả 
năng tư duy giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng, khả năng hợp tác trong đời 
sống đặc biệt trong giao tiếp. Phương pháp này đòi hỏi học sinh tham gia giải 
quyết các vấn đề do một hoặc một số tình huống đặt ra. Nhờ đó học sinh vừa 
nắm được tri thức, vừa phát triển tư duy sáng tạo và chủ động chiếm lĩnh tri thức 
mới. 
Vậy thế nào là một tình huống có vấn đề trong dạy học Luyện từ và câu lớp 
3? Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn 
về lý luận hay thực tiễn mà các em thấy cần thiết và có khả năng vượt qua, 
nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuật giải, mà phải trải qua một quá 
trình tích cực suy nghĩ hoạt động để biến đổi đối tượng hoặc điều chỉnh kiến 
thức sẵn có. Tình huống có vấn đề trong dạy học Luyện từ và câu lớp 3 được 
 15 
xây dựng trên 3 yếu tố: nhiệm vụ nhận thức, nhu cầu nhận thức và khả năng 
nhận thức. 
Khi dạy học Luyện từ và câu ở lớp 3 bằng các tình huống có vấn đề , giáo 
viên có thể tạo các tình huống có vấn đề bằng cách nêu mục đích hình thành 
kiến thức và kĩ năng mới; nêu nhu cầu cần biết kiến thức mới của bản thân học 
sinh; nêu dự báo khả năng nắm được kiến thức kĩ năng mới đó của học sinh. 
2.3.9.Giáo án minh họa: 
PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN 
TRƯỜNG TH THANH XUÂN TRUNG 
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thu Ngân 
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG 
Môn: Tiếng Việt (lớp 3) 
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 28: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? 
Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than 
I - Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục học về nhân hóa, biết thêm cách nhân hóa mới 
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? 
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 
2. Kĩ năng: 
 - Sử dụng biện pháp nhân hóa vào câu văn 
 - Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?: ngắn gọn, rõ ý 
 - Sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than hợp lý. 
3. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt. 
II - Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên: 
- Máy chiếu Projector, máy đa vật thể, clip giới thiệu bèo lục bình và xe lu. 
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, thẻ nêu ý kiến. 
III - Nội dung và tiến trình dạy học 
TG 
Nội dung 
Phương pháp, hình thức tổ chức 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
5phút 
A - Khởi động: 
Hát tập thể bài hát 
“Chị ong nâu và em 
- Giáo viên cho học sinh hát 
tập thể 
- Gọi học sinh nêu tên những 
- Cả lớp hát. 
 16 
TG 
Nội dung 
Phương pháp, hình thức tổ chức 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
12phút 
bé”. 
Mục tiêu: 
- Giúp học sinh có tinh 
thần phấn khởi. 
- Ôn lại các cách nhân 
hóa đã học. 
B - Bài mới: 
1. Bài tập 1: 
* Mục tiêu: Học 
sinh nhận biết được 
các sự vật trong bài tự 
xưng là gì và cách 
xưng hô ấy có tác dụng 
gì. Qua đó biết thêm 
cách nhân hóa mới. 
- Phát triển năng lực 
quan sát, ghi nhớ và 
hợp tác trong học tập. 
sự vật được nhân hóa trong 
bài hát 
- Hỏi HS “Những sự vật đó 
được nhân hóa bằng những 
cách nào?” 
- Giáo viên nhận xét. 
- Giáo viên giới thiệu bài. 
- Giáo viên cho học sinh đọc 
yêu cầu BT1 
- Hỏi HS : Bài tập này có mấy 
yêu cầu ? 
- Hỏi HS hiểu tự xưng là gì và 
lấy ví dụ 
- Cho 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn 
thơ trong bài 
- Hỏi HS Đoạn thơ thứ nhất 
nói đến loài cây gì ? 
- Cho HS chia sẻ hiểu biết của 
mình về cây bèo lục bình 
- Giáo viên cho HS xem một 
đoạn phim giới thiệu về cây 
lục bình. 
- Hỏi “Cây bèo lục bình đã 
bứt khỏi nơi nào để đi dạo?” 
- Cho HS đọc thầm đoạn thơ 
thứ 2 và phát hiện sự vật được 
nhắc đến trong đoạn thơ này. 
- Cho HS quan sát hình ảnh 
chiếc xe lu và hỏi “Chiếc xe lu 
có đặc điểm gì khác các loại xe 
khác?” 
- GV giới thiệu về chiếc xe lu, 
cho HS xem đoạn phim ghi lại 
hình ảnh xe lu đang làm phẳng 
- Học sinh trả lời 
- Học sinh trả lời 
- Học sinh ghi tên bài 
vào vở. 
- HS đọc 
- HS trả lời 
- HS đọc 
- HS trả lời 
- HS nếu hiểu biết của 
mình 
- Học sinh xem đoạn 
phim 
- HS trả lời 
- HS trả lời 
 17 
TG 
Nội dung 
Phương pháp, hình thức tổ chức 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
8phút 
8phút 
2. Bài tập 2: 
* Mục tiêu: 
- Học sinh tìm được bộ 
phận trả lời câu hỏi 
"Để làm gì?" 
đường. 
- Giáo viên tổ chức cho học 
sinh thảo luận nhóm bàn theo 
nội dung sau : 
+ Bèo lục bình tự xưng là gì ? 
Xe lu tự xưng là gì ? 
+ Cách xưng hô ấy có tác dụng 
gì ? 
- Giáo viên cho đại diện các 
nhóm nêu ý kiến và bổ sung 
 - GV chốt: Bèo lục bình tự 
xư

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.pdf