I. Lý do chọn đề tài
I.1. Cơ sở lí luận
Ngữ văn là bộ môn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu chung của nhà trường THCS. Không chỉ góp phần hình thành nền tảng
học vấn phổ thông cơ sở, những phẩm chất và tình cảm cao đẹp ở người học,
giúp cho việc rèn luyện tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ những
giá trị chân thiện mỹ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, môn học Ngữ
văn còn giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành và năng lực sử dụng
tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp.
I.2. Cơ sở thực tiễn
Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là rất nhiều học sinh đang rơi vào thực
trạng chán học Văn, ngại học Văn và vì thế đa phần học chưa tốt môn Ngữ văn.
Các em chưa thật sự chủ động trong việc rèn luyện, hình thành năng lực cũng
như tạo ra và duy trì được hứng thú trong học tập môn Ngữ văn. Vì vậy phần
lớn, học sinh đều học theo lối ứng thí – đáp ứng mục đích thi cử, học gạo, học
theo lối mòn, chỉ học cái cần thi trong khi mục tiêu của môn Ngữ văn lớn hơn
thế rất nhiều. Chính vì lẽ đó, môn Ngữ văn càng chưa thể phát huy được ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc của nó đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như trong
đời sống cộng đồng.
Làm thế nào để học sinh học tốt môn Ngữ văn, hơn nữa giúp các em thấy
được ý nghĩa thiết thực, sâu rộng của việc học văn để từ đó có hứng thú học tập
và học tập tốt hơn? Những yếu tố, cách thức, cũng như con đường để cải thiện
thực trạng đáng buồn hiện nay trong việc dạy và học Ngữ văn là gì? Đó là
những câu hỏi mà rất nhiều giáo viên dạy Ngữ văn hiện nay đang trăn trở và nỗ
lực khắc phục với tất cả tâm sức của mình. Xuất phát từ những yêu cầu đó, tôi
chọn: “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt và yêu thích môn Ngữ
văn” làm hướng nghiên cứu của mình.
iáo khoa, bao giờ chúng cũng chứa những gợi ý, những hé mở để ta có thể tìm hiểu tác phẩm. Có thể đọc sách tham khảo để giúp ta tháo gỡ băn khoăn, thắc mắc, tìm thấy cách diễn đạt hay, sắc sảo, bổ sung thêm cách hiểu, vốn từ ngữ : “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt và yêu thích môn Ngữ văn” 10 của mình. Sau đó gấp sách tham khảo lại rồi lần lượt trả lời từng câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài sao cho thật cẩn thận, tỉ mỉ. Đối với những ý thật khó, có thể để cách ra để mang ra tranh luận, bàn bạc với bạn bè hoặc tham khảo ý kiến thầy, cô. Nên nhớ không nên soạn quá nhiều bài trước. Như vậy khi trở lại bài học sẽ mau quên và không hiệu quả. Làm được tất cả những điều đó nghĩa là các em đã thực sự biết soạn văn. Việc hiểu và nhớ kỹ tác phẩm khiến cho việc học trên lớp khâu tiếp thu kiến thức được dễ dàng lại có thể đóng góp được những ý kiến hay, mới lạ với các bạn và thầy, cô. Về phía thầy, cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn cũng nên có phương pháp kiểm tra phù hợp trong việc kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của các em, giúp khuyến khích động viên, giúp đỡ để các em chăm chỉ, hứng thú với công việc rất quan trọng và đầy ý nghĩa này. Sau đây là một trong số rất nhiều cách soạn một văn bản văn học mà tôi đã hướng dẫn các bạn học sinh lớp 6 trong những năm đầu tiên bước vào cấp học mới. Bài soạn gồm các nội dung cụ thể sau đây: 1. Tìm hiểu chung: a. Tác giả: - Ghi những nét cơ bản về tác giả (qua việc đọc phần chú thích sách giáo khoa, đọc sách báo tham khảo, khai thác trên internet) - Có thể tóm tắt lại những tư liệu hay, những chuyện thú vị về bút danh, về cuộc đời của nhà văn b. Tác phẩm: - Chú ý đọc kỹ và ghi lại những nét chính về hoàn cảnh sáng tác hoặc xuất xứ giúp ích cho việc cảm thụ, đánh giá tác phẩm. - Xác định thể loại tác phẩm mà em đang soạn. Mỗi thể loại văn học có một đặc trưng riêng, hiểu nó các em sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm. - Đọc nhiều lần văn bản và tìm ra cách đọc. - Tóm tắt tác phẩm truyện, tập đọc diễn cảm tác phẩm thơ - Tìm bố cục: chia đoạn và tìm ra nội dung chính của từng đoạn. : “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt và yêu thích môn Ngữ văn” 11 2. Trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản: Các em trả lời lần lượt các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản ở cuối mỗi tác phẩm trong SGK. 3. Những thắc mắc cần được giải đáp: Ví dụ: Sau khi đọc văn bản Con Rồng cháu Tiên em băn khoăn muốn hiểu thêm về ý nghĩa tên nhân vật như Lạc Long Quân, Âu Cơ? Những thắc mắc này em có thể nhừ cô giáo giải đáp trong giờ học hoặc em sẽ tự tìm hiểu thêm 4. Những sáng tạo hoặc vận dụng của riêng em. Ví dụ: Kể lại truyện theo một kết thúc mới, tưởng tượng một cuộc gặp gỡ hay nói chuyện với nhân vật nào đó trong tác phẩm, kể lại truyện bằng thơ, vẽ tranh minh hoạ một chi tiết mình thích Dưới đây là một bài soạn cụ thể của bạn Trần Khánh Linh lớp 6A2, trường THCS Phan Đình Giót: Bài soạn: SƠN TINH, THUỶ TINH (Truyền thuyết) 1. Tìm hiểu chung. a. Tác giả: Theo Huỳnh Lý kể lại. b. Tác phẩm: - Thể loại: Truyền thuyết. - Cách đọc: Toàn truyện đọc to rõ ràng. Phân biệt giọng đọc của người kể chuyện, của Vua Hùng. Nhấn giọng ở các đoạn miêu tả tài năng và sự giao tranh của hai thần. - Tóm tắt: + Vua Hùng kén rể. + Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn. + Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. + Sơn Tinh đến trước được vợ. + Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. : “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt và yêu thích môn Ngữ văn” 12 + Hai bên giao tranh hàng tháng trời cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về. + Hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đáng Sơn Tinh, nhưng đều thua. - Bố cục: 2 phần: + Phần 1: Từ đầu đến “mỗi thứ một đôi” – Vua Hùng kén rể. + Phần 2: Từ tiếp đến “Thần nước đành rút quân” – Cuộc giao tranh Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. + Phần 3: Phần còn lại – Sự trả thù về sau của Thuỷ Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh. 2. Trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản. 1. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh gắn với thời đại Vua Hùng thứ mười tám trong lịch sử Việt Nam. 2. Truyện có các nhận vật: Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Trong đó hai nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là hai nhân vật chính. Cả hai đều xuất hiện ở mọi sự việc. Tư tưởng, ý nghĩa của truyện nằm ở hai nhân vật này. - Các nhân vật được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng kỳ ảo. + Sơn Tinh: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc từng dãy núi đồi. Bốc từng quả đồi, dời tững dãy núinước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi lên cao bấy nhiêu. Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên tai, bão lụt của nhân dân ta. + Thuỷ Tinh: - Gọi gió, gió đến; hô mưa mưa về. - Hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh, nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. : “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt và yêu thích môn Ngữ văn” 13 -> Thuỷ Tinh tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên: Thiên tai bão lụt, sự đe doạ thường xuyên của thiên tai đối với cuộc sống của con người. - Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Giải thích hiện tượng lũ lụt, thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt Cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng. 3. Những thắc mắc cần được giải đáp. Ví dụ: Có phải Vua Hùng đã thiên vị Sơn Tinh ở việc thách cưới? Những từ “ván”, “nệp” nghĩa là gì?... 4. Vận dụng của bản thân. - Đọc những truyện dân gian khác có liên quan đến thời đại Vua Hùng như: Sự tích trầu cau, Chử Đồng Tử, sưu tầm tranh minh hoạ truyện, sưu tầm chép lại vào sổ tay những câu thơ viết về truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, những bài thơ kể về truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã đăng trên Văn học và tuổi trẻ. III. 2. Các giải pháp giúp học sinh lựa chọn và sử dụng sách tham khảo có hiệu quả. Chúng ta đều biết trong cơ chế thị trường hiện nay thì thị trường sách rất tràn lan. Việc kiểm định chất lượng sách còn là một vấn đề nan giải thì việc lựa chọn sách đặc biệt là sách tham khảo đối với học sinh nhất là đối với môn Ngữ văn là một câu hỏi không dễ trả lời đối với nhiều em học sinh. Bởi trước hết các em hiếm khi nhận được sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết của thầy, cô giáo trên lớp về việc lựa chọn sách tham khảo sao cho đúng, phù hợp với yêu cầu bộ môn đồng thời khơi gợi được niềm yêu thích văn học của các em. Điều này ngay cả giáo viên ngữ văn đôi khi cũng gặp lúng túng trong việc lựa chọn sách tham khảo sao cho hiệu quả. Thứ nữa thị trường sách tràn lan thoạt nhìn sách nào cũng giống nhau nhưng xem kỹ một chút thì nhận ra nhiều sách chất lượng chưa tốt (giấy in, mắc lỗi chính tả). Đó là chưa xét về mặt nội dung. Từ các lý do trên dẫn đến học sinh khá lúng túng, khó khăn trong việc lựa chọn sách tham khảo, có khi đành ... chọn “bừa”. : “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt và yêu thích môn Ngữ văn” 14 Xuất phát từ tình hình trên, qua quá trình tìm hiểu và qua kinh nghiệm thực tế tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm lựa chọn sách tham khảo mà tôi rút ra được qua những trải nghiệm bản thân. Hi vọng kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho các em học sinh, các bậc phụ huynhtrong việc lựa chọn sách tham khảo. III. 2.1. Cách lựa chọn sách tham khảo. Muốn lựa chọn được cuốn sách tham khảo phù hợp trước hết chúng ta cần phân biệt rõ chức năng của sách giáo khoa và sách tham khảo. Xác định được tiêu chí, nục đích của sách tham khảo. Sách tham khảo phải là những cuốn sách nhằm giúp học sinh củng cố, nâng cao và mở rộng kiến thức. Đó là một công cụ học tập hữu hiệu giúp học sinh có thể áp dụng những kiến thức ấy vào bài học của mình. Sách tham khảo không những giúp học sinh nắm được nội dung sách giáo khoa mà còn giúp nâng cao kỹ năng học môn ngữ văn. Đối với học sinh yêu thích môn Ngữ văn thì sách tham khảo là một phần không thể thiếu và tiêu chí lựa chọn sách tham khảo cũng hết sức quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp lựa chọn sách tham khảo: Trước hết cần xác định tiêu chí lựa chọn sách tham khảo của mình là gì? (nắm vững kiến thức sách giáo khoa, nâng cao kỹ năng học tập môn Ngữ văn, bài tập trắc nghiệm, những bài làm văn mẫu) rồi căn cứ theo tiêu chí để lựa chọn sách tham khảo. Như vậy các em sẽ đỡ vất vả hơn giữa một rừng sách tham khảo như hiện nay. Khi lựa chọn sách tham khảo nên lựa chọn những nhà xuất bản có uy tín. Ví dụ như Nhà xuất bản Giáo dục - Cần chú ý tên tác giả thật kỹ càng. Các tác giả có thể lựa chọn đó là các giáo sư, tiến sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong ngành biên soạn, các tác giả có uy tín, một số cuốn sách tham khảo có chất lượng. Ví dụ: Thơ với lời bình, Ấn tượng văn chương – Vũ Dương Quỹ; Hướng dẫn tự học ngữ văn – Nguyễn Xuân Lạc, Bùi Tất Tươm; Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn – Đỗ Ngọc Thống; Đọc hiểu văn bản ngữ văn – Nguyễn Trọng HoànSách rèn kỹ năng làm văn như cuốn Kinh nghiệm viết một bài văn – Nguyễn Đăng Mạnh; Nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận – nhiều tác giả. : “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt và yêu thích môn Ngữ văn” 15 - Sau phần nhà xuất bản và tên tác giả chúng ta cần xem nội dung trong phần mục lục để nắm được đôi nét về cuốn sách tham khảo mà mình định lựa chọn. - Tiếp đến cần đọc lướt xem cách viết như thế nào, có phù hợp với tiêu chí lựa chọn của mình hay không? Nội dung sách giúp mình cảm nhận tốt được bài học trên lớp hay không? Rèn cho mình kỹ năng cần thiết đối với môn Ngữ văn hay không? Ngoài các yếu tố lựa chọn trên cũng cần chú ý đến kiểu giấy in, kiểu chữ trong sách có rõ ràng, sạch đẹp hay không? Chúng ta lên sắp xếp thời gian rảnh rỗi để đi lựa chọn sách tham khảo giúp cho việc lựa chọn có hiệu quả. Trên đây là một vài giải pháp cho vấn đề lựa chọn sách tham khảo. Chọn được một cuốn sách tham khảo hay có giá trị đã khó song vấn đề cốt yếu quan trọng hơn đó là việc sử dụng sách tham khảo như thế nào để giúp các em củng cố nâng cao và mở rộng kiến thức về bộ môn Ngữ văn mới là điểm mấu chốt. III. 2. 2. Cách sử dụng sách tham khảo. Đối với học sinh yêu thích môn Ngữ văn thì sách tham khảo là một phần không thể thiếu nhưng nếu ta không biết sử dụng sách tham khảo sao cho đúng mục đích thì quả là “lợi bất cập hại”. - Thứ nhất là hại về vốn kiến thức. Học sinh luôn ở trong thế bị động, ỷ lại vào những loại sách giải sẵn những câu hỏi sách giáo khoa. Đọc nhiều sẽ đi vào lối mòn của các bài văn mẫu với một mẫu hành văn dập khuôn y hệt nhau. Có những học sinh còn chép một ít từ quyển này, một ít ở quyển kia để thành một bài văn “thập cẩm” cho riêng mình. - Thứ hai là hại về thời gian: Tốn công sức đi tìm sách, tốn thời gian để đọc. - Thứ ba là hại về tiền bạc: sách tham khảo luôn được bán với giá tiền đắt gấp 4 – 5 lần sách giáo khoa. Thực trạng hiện nay còn cho thấy một số học sinh chỉ tìm đến sách tham khảo trước mỗi giờ kiểm tra môn Ngữ văn nhằm kiếm nhanh một vài từ ngữ, bắt chước theo một vài cách phân tích của tác giả nào đó, sử dụng để đưa vào bài làm của mình một cách máy móc, đôi khi thật sáo rỗng không mang dấu ấn cá nhân của bản thân người viết vào. Đó chỉ là những biện pháp mang tính đối phó : “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt và yêu thích môn Ngữ văn” 16 với điểm số coi đó là “phương tiện kiếm điểm”. Điều đó không thể giúp bạn học tốt môn Ngữ văn. Trong khi đó đặc tính của môn Ngữ văn phải là có sự đào sâu suy ngẫm, phải biết lật đi lật lại vấn đề để tìm ra được nhiều ý mới, ý sâu, ý của riêng mình. Bởi vậy chúng ta không nên ỷ vào sách tham khảo, mượn lối diễn đạt, mượn điểm nhìn của người khác một cách thiếu suy nghĩ. Hãy coi sách tham khảo như một sự hướng dẫn, gợi ý. Trên cơ sở đọc sách ta tự thu thập được cho mình những hiểu biết về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật tổng quát. Từ hiểu biết đó bản thân mỗi người phải tự ngẫm nghĩ, tự tìm tòi, căng mọi giác quan để cảm nhận nét đẹp độc đáo toát lên từ những áng thơ văn. Cũng cần lưu ý rằng không phải cuốn sách tham khảo nào hiện nay cũng đều cung cấp kiến thức chuẩn và đúng. Vì vậy người đọc cần có bản lĩnh vững vàng trước mỗi quan điểm mà tác giả đưa ra. Ta cũng không nên lướt qua sách tham khảo một cách vội vàng mà nên đọc kĩ để vừa không bị làm mờ mắt bởi những bài viết có nội dung chưa chuẩn, vừa không bỏ sót bất kỳ ý nào của người viết sách. Đôi khi bắt nguồn từ một từ ngữ thu lượm được trong khi đọc cũng làm loé nên trong ta những ý tưởng mới, khám phá mới về tác phẩm văn học. Khi phát hiên ra một chữ, một ý hay của sách tham khảo hãy gim vào tâm trí và nghĩ về chúng. Dần dà ta sẽ luyện được được tư duy nhanh nhậy và ngòi bút sắc bén trước một tác phẩm văn chương. Sách tham khảo là một công cụ học tập hữu hiệu. Ta có thể áp dụng những kiến thức mà sách tham khảo cung cấp để áp dụng vào bài học của mình nhưng không có nghĩa là sao chép y nguyên. Cần lưu ý rằng sách tham khảo chỉ nên sử dụng vào mục đích tham khảo. Chúng ta cần thu thập kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, trong các giờ học, sau đó tự làm bài tập. Sách bài văn mẫu chỉ dùng để học hỏi cách viết và cách dùng từ. Nói chung sách tham khảo thường chứa đựng kiến thức mở rộng hoặc nâng cao. Vì vậy để hiểu được những kiến thức đó ta phải lắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Ta nên đọc kĩ sách giáo khoa trước khi đọc sách tham khảo. Với sách tham khảo môn ngữ Văn cần đọc rồi chọn lọc ý tiêu biểu, lạ nhưng phù hợp. Từ đó kết hợp với ý đã : “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt và yêu thích môn Ngữ văn” 17 nghĩ từ trước của mình để đưa vào bài soạn. Những ý nghĩ đó sẽ được tìm thêm dẫn chứng để phát triển sâu rộng hơn. Việc đọc sách tham khảo vào thời gian nào trong ngày là hợp lý ? Đó cũng là điều cần chú ý. Chúng ta có thể đọc sách tham khảo khi rảnh rỗi hay ngay khi học bài xong. Điều đó tuỳ thuộc vào mỗi người. Đọc sách tham khảo trước khi đi ngủ cũng rất hiệu quả vì lúc đó ta được thư giãn, thoải mái sau một ngày học căng thẳng. Đọc sách tham khảo lúc đó là dễ vào nhất. Khi đọc sách tham khảo, gặp một ý hay, câu văn, câu thơ hay ta nên gạch chân ý chính hay cả câu. Sau đó ghi chép vào cuốn sổ tay tích luỹ tư liệu văn học để mỗi khi cần chúng ta có thể lấy ra để áp dụng rất nhanh và tiện lợi. Chúng ta cũng có thể mang sách tham khảo của mình để trao đổi sách với bạn bè. Từ đó làm phong phú thêm tủ sách tham khảo của mình. Tóm lại việc lựa chọn và sử dụng sách tham khảo tưởng chừng đơn giản xong cũng cần phải có kiến thức và kinh nghiệm để từ đó giúp các em học tập tốt môn ngữ văn. Cũng cần lưu ý rằng dù sách tham khảo có hay, giá trị đến đâu chăng nữa thì sự tìm tòi, sáng tạo của chính người sử dụng sách tham khảo mới là yếu tố chính giúp bạn học tốt và yêu thích môn ngữ văn. III. 3. Các giải pháp giúp học sinh trong việc tích luỹ tư liệu văn học đạt hiệu quả. Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học, môn Ngữ văn cũng như các môn học khác, điều đáng chú ý đó là tích cực hoá hoạt động của học sinh và hoạt động dạy học của giáo viên. Trong hoạt động này thì người giáo viên cần đề cao tính tích cực, chủ động học tập của học sinh nhằm đạt được mục tiêu học tập. Xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn chú ý đến hoạt động tích cực của học sinh, với khuôn khổ nghiên cứu của mình tôi xin đưa ra một số biện pháp giúp các em có ý thức chủ động sưu tầm, biết sưu tầm và tìm hiểu các tư liệu văn học bằng các hình thức khác nhau. Trước hết người giáo viên Ngữ văn phải cho các em thấy được tác dụng của việc tích luỹ tư liệu văn học. Từ đó các em có ý thức chủ động thực hiện : “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt và yêu thích môn Ngữ văn” 18 công việc này một cách thường xuyên, liên tục và trở thành thói quen ghi chép, tích luỹ. Muốn học tốt môn Ngữ văn ngoài những kiến thức trên lớp các em cần phải có vốn sống thực tiễn, phải có sự tích luỹ vốn từ ngữ cần thiết, các tư liệu văn học bổ trợ cho việc học văn. Một trong những biện pháp giúp các em làm được điều đó, đó là việc tích luỹ tư liệu văn học. Công việc này có thể tiến hành theo các bước sau: - Lập sổ ghi chép tích luỹ tư liệu văn học. - Xác định những nội dung cần tích luỹ, ghi chép, có sự phân chia mảng kiến thức sao cho khoa học, hợp lý. + Mảng Văn học có thể ghi chép những câu văn, đoạn văn, bài văn, bài thơ hay, những tư liệu hay về tác giả, tác phẩm văn học, những lời bình, những ý kiến hay mà mình tâm đắcvề tác phẩm đó. + Mảng Tiếng việt ghi chép, tìm hiểu nghĩa một số từ ngữ khó, thành ngữ, tục ngữ giúp bổ sung vốn từ ngữ dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua thực tiễn giao tiếp, qua các loại sách tham khảo, sách văn học, tạp chí, tập san + Mảng Tập làm văn: ghi chép tích luỹ kiến thức liên quan đến phương pháp tạo lập văn bản như cách viết đoạn văn, phương pháp lập luận, các kỹ năng cần thiết khi làm các bài tập làm văn. Trong việc tích luỹ tư liệu văn học, giáo viên cần có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối với học sinh ngay từ đầu cấp học để tạo cho các em ý thức, thói quen cũng như niềm yêu thích môn Ngữ văn. Từ đó vốn từ ngữ, kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn sẽ dần dần được nâng lên. Giáo viên cũng cần có sự hướng dẫn học sinh cách sử dụng các tư liệu đó một cách khoa học, hợp lý. Bên cạnh đó cần có sự kiểm tra, động viên khuyến khích các em làm tốt công việc này để tạo hứng thú cho học sinh. Bên cạnh sổ tay tích luỹ tư liệu văn học có thể khơi gợi cho các em một thói quen tốt nữa đó là thói quen ghi nhật ký. Đây cũng là một cách giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết văn đặc biệt là văn biểu cảm. Dưới đây là một số tư liệu hay trong cuốn sổ tay bạn yêu văn của học sinh (Lê Thị Hồng Hân) lớp 6A2 trường THCS Phan Đình Giót: : “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt và yêu thích môn Ngữ văn” 19 * Những câu văn hay tả về người mẹ * “Một đêm, tôi chợt tỉnh dậy, mẹ tôi ngồi giường gian giữa, chân duỗi dài, hai tay thu bậc- vì bấy giờ giời rét - mặt đăm đăm nhìn vào phía tôi nằm. Nét mặt hiền hoà của mẹ tôi nay lại ngụ biết bao buồn dầu đau đớn. Một ngọn đèn con, mờ mờ, không tối không sáng hiện ra một vẻ âm thầm. Mẹ tôi ngồi yên, nét mặt thê lương ảm đạm, ở má anh ánh một vài giọt nước mắt, cứ từ từ giọt lọ tiếp giọt kia mà rơi xuống áo bông của mẹ tôi. Trên đầu mẹ cuốn cái khăn vuông mỏ quạ. Trừ mặt ra, toàn thân mẹ tôi đen nghịt, càng nổi rõ cái vẻ buồn. Khói hương lên nghi ngút, bay cao lên, gặp cái đèn toạ đăng, toả ra như hình toà sen của đức Phật ngồi Mẹ tôi chắc ngồi cầu khấn Phật cho chúng tôi tai qua nạn khỏi chóng mạnh khoẻ vui chơi.” (Nguyễn Huy Tưởng, Một phút yếu đuối) * Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết. Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh dầy vào. Bánh dầy màu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm mẹ leo lên núi gánh đá xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh ấy là cái năm vai mẹ nứt to nhất, mất một làn da, dớm máu, dính cả vào đòn gánh. Con hỏi, mẹ bảo: (Không đau, nó ê ra rồi). Mẹ cởi trần mặc yếm mà gánh. Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi. Mẹ gánh củi đi bán. Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm say giã để bán. Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học. Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn Nhưng chính đôi vai xương xảu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà người thường không thể gánh nổi (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) * Mẹ tôi, người mẹ mới hai mươi chín tuổi, gương mặt còn tươi sáng Mẹ ngước nhìn tôi, vừa mỉm một nụ cười như không bao giờ hết trên cặp môi vẫn xinh tươi. Hai gò má mẹ ửng hồng, mắt lấp lánh. Màu hồng của gò má, tia sáng vui mừng của con mắt long lanh ấy mơn mởn như búp măng non lặng thấm nắng xuân rực rỡ (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) : “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt và yêu thí
Tài liệu đính kèm: