Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cho việc quản lí, bảo quản và sử dụng phòng Tin học có hiệu quả ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cho việc quản lí, bảo quản và sử dụng phòng Tin học có hiệu quả ở trường Tiểu học

Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng đã đề ra

+ Sử dụng phần mềm Netop School để hướng dẫn thực hành là rất hiệu quả. Giáo viên và học sinh có thể thảo luận và trao đổi với nhau trên máy tính. Giáo viên ngồi ở máy chủ cũng có thể quan sát được cả lớp có thực hành theo yêu cầu của giáo viên hay không. Việc chuẩn bị bài thực hành hay thu bài kiểm tra của học sinh cũng dễ dàng khi dùng phần mềm này.

+ Việc cài đặt phần mềm NetOp School cho các máy con chỉ tiến hành một lần sau đó Ghost lại, khi có sự cố chỉ cần bung file Ghost là xong. Vì vậy giáo viên Tin học cũng đỡ phần nào trong việc quản lí phòng máy. Hơn nữa việc học sinh hay nghịch máy cũng gây khó khăn cho giáo viên nên sử dụng phần mềm NetOp School rất tiện lợi trong việc quản lí các em trong giờ lý thuyết lẫn thực hành.

+ Công việc quản lí phòng máy là một công việc vất vả và gian nan, đòi hỏi người quản lí phải có tâm huyết với nghề nghiệp thì mới tìm tòi, khám phá ra những giải pháp mới quản lí tốt hơn. Khi tôi về đảm nhận vai trò là giáo viên tin học thì phòng máy đã được công ty cung cấp máy cho trường cài đặt những chương trình rất sơ sài, không phù hợp với chương trình học, có thể nói là họ chỉ cài cho có hệ điều hành Windows, muốn quản lí tốt thì chúng ta phải tiến hành cài đặt lại từ đầu tất cả các máy. Công việc nay mất rất nhiều thời gian,

+ Không một giáo viên quản lí phòng máy nào muốn mình lúc nào cũng phải cực khổ với mấy cái máy và học sinh thực hành trên những máy dễ bị treo, thiếu phần mềm.Cho nên người giáo viên quản lí phòng tin học phải tìm cách nào ít tốn công sức và thời gian nhất mà công việc quản lí vẫn đạt hiệu quả.

 

doc 26 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 5347Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cho việc quản lí, bảo quản và sử dụng phòng Tin học có hiệu quả ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ giúp cho người quản lí phòng tin học sẽ tránh được trong các sự cố cháy nổ đáng tiếc xảy ra.
+ Học sinh có ý thức và tự giác trong quá trình học ở phòng máy, biết bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh chung.
+ Phòng máy luôn được theo dõi và bảo dưỡng tốt, kịp thời sửa chữa, nâng cấp những máy bị lỗi phần mềm lẫn phần cứng không để học sinh thiệt thòi trong giờ thực hành.
* Hạn chế
+ Phần mềm NetOp School chạy tốt nhất trên hệ hệ điều hành Windows XP. Nếu máy tính trường cài Windows Vista hoặc Windows 8 thì hơi khó sử dụng cho học sinh lẫn giáo viên.
+ Các phần mềm có dung lượng quá sẽ không tải nổi như: Phần mềm luyện gõ 10 ngón Mario, phần mềm học xây lâu đài Sand Castle Builder,khi sử dụng phần mềm quản lí NetOp School
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu
* Mặt mạnh
+ Khi học sinh học tại phòng máy, thì việc quản lý học sinh thực hành những nội dung học đúng quy định mất ít thời gian hơn.
+ Tạo cho học sinh có cơ hội được trao đổi thắc mắc trực tiếp với giáo viên.
+ Giáo viên tin học có nhiều thời gian trong việc quản lí máy học sinh, bảo quản máy tính và có thời gian nghiên cứu các lĩnh vực, các phần mềm, ứng dụng giúp cho việc học tập của học sinh được nâng cao hơn. Mặt khác giúp giáo viên tin học có thêm kinh nghiệm trong việc bảo trì, sửa chữa máy tính
* Mặt yếu
+ Phần mềm đóng băng ổ đĩa Deep Freeze một khi đã được hoạt động thì bạn sẽ không thể cài thêm một ứng dụng hay phần mềm nào nữa. Vì vậy trước khi đóng băng ổ đĩa bạn nên kiểm tra kĩ các ứng dụng và phần mềm đã có trong máy tính học sinh để kịp thời bổ sung.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 + Việc tắt máy chưa đúng quy định của học sinh làm cho giáo viên ( hoặc người quản lý phòng tin học ) phải mất thời gian đi đến từng máy để kiểm tra. Hoặc có những trường hợp sẽ có thể gây hỏng các máy vi tính khi chưa "shutdown" đúng cách. 
+ Việc hướng dẫn cho từng học sinh trong phòng máy vẫn gây nhiều khó khăn cho giáo viên. Khả năng dạy học, hướng dẫn từ xa chưa thực hiện được. Việc nhìn thấy, giám sát và điều khiển được toàn bộ hoạt động của các máy tính học viên vẫn còn hạn chế.
+ Học sinh hay nghịch máy có thể thay đổi một số ứng dụng, phần mềm có trong máy gây ra một số lỗi không đáng tiếc.
+ CNTT được xem như là chiếc cầu nối với thời đại cho các em học sinh của nhà trường đặc biệt khi mà nền kinh tế của nhân dân trong địa bàn chủ yếu là làm nông. Vì vậy việc tiếp cận và học môn tin học đối với các em còn chậm.
+ Mặc dù phòng máy được trang bị đầy đủ nhưng vẫn là một yêu cầu khó khăn đối với giáo viên Tin học vì phần lớn 2 em ngồi một máy mà thời gian thực hành lại ít nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng đã đề ra
+ Sử dụng phần mềm Netop School để hướng dẫn thực hành là rất hiệu quả. Giáo viên và học sinh có thể thảo luận và trao đổi với nhau trên máy tính. Giáo viên ngồi ở máy chủ cũng có thể quan sát được cả lớp có thực hành theo yêu cầu của giáo viên hay không. Việc chuẩn bị bài thực hành hay thu bài kiểm tra của học sinh cũng dễ dàng khi dùng phần mềm này.
+ Việc cài đặt phần mềm NetOp School cho các máy con chỉ tiến hành một lần sau đó Ghost lại, khi có sự cố chỉ cần bung file Ghost là xong. Vì vậy giáo viên Tin học cũng đỡ phần nào trong việc quản lí phòng máy. Hơn nữa việc học sinh hay nghịch máy cũng gây khó khăn cho giáo viên nên sử dụng phần mềm NetOp School rất tiện lợi trong việc quản lí các em trong giờ lý thuyết lẫn thực hành.
+ Công việc quản lí phòng máy là một công việc vất vả và gian nan, đòi hỏi người quản lí phải có tâm huyết với nghề nghiệp thì mới tìm tòi, khám phá ra những giải pháp mới quản lí tốt hơn. Khi tôi về đảm nhận vai trò là giáo viên tin học thì phòng máy đã được công ty cung cấp máy cho trường cài đặt những chương trình rất sơ sài, không phù hợp với chương trình học, có thể nói là họ chỉ cài cho có hệ điều hành Windows, muốn quản lí tốt thì chúng ta phải tiến hành cài đặt lại từ đầu tất cả các máy. Công việc nay mất rất nhiều thời gian, 
+ Không một giáo viên quản lí phòng máy nào muốn mình lúc nào cũng phải cực khổ với mấy cái máy và học sinh thực hành trên những máy dễ bị treo, thiếu phần mềm...Cho nên người giáo viên quản lí phòng tin học phải tìm cách nào ít tốn công sức và thời gian nhất mà công việc quản lí vẫn đạt hiệu quả.
+ Qua quan sát máy tính của trường đồng nghiêp tôi nhận thấy tình trạng phòng máy vi tính của các đơn vị trường học sau 01 đến 02 năm đưa vào hoạt động đang ngày càng xuống cấp và hư hỏng, gặp lỗi phần mềm và phần cứng nhiều.
+ Hệ thống phòng tin học và máy tính chỉ được quét dọn bề ngoài, bên trong thân máy thường đóng bụi, máy tính hoạt động ì ạch chậm so với cấu hình láp ráp tương tự.
+ Sau một quá trình thực hiện giải pháp trên tôi thấy nó đã đáp ứng được các yêu cầu trên. Khi sử dụng những giải pháp này tôi đã quản lí hệ thống máy tính của trường và phòng máy rất nhẹ nhàng và hiệu quả, rất ít khi phải cài đặt lại máy, mà càng ít cài đặt lại thì máy càng ít hư ổ cứng. Cụ thể là phòng máy của trường tôi có 20 cái từ năm 2011 đến nay chỉ bị hư chuột, bàn phím (do học sinh sử dụng mạnh tay nên một số phím không hoạt động được) và thay 5 dây VGA
+ Ngoài ra khi hệ thống máy tính chạy tốt thì tôi có thời gian để học tập nâng cao trình độ, nâng cao chuyên môn của mình và giúp đỡ đồng nghiệp trong chuyên môn tin học của mình. Có thời gian để bồi dưỡng học sinh thi Violympic Toán trên mạng, IOE trên Internet, giao thông thông minh, trạng nguyên Tiếng Việt, ... Ngoài ra phòng tin học cũng là nơi để các giáo viên trong trường tìm kiếm thông tin trong giờ giải lao.
3. Giải pháp, biện pháp
+ Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận rằng để quản lí, bảo quản và sử dụng hiệu quả phòng tin học thì bản thân người giáo viên làm công tác quản lí phòng bộ môn phải chủ động trong nhiệm vụ của mình, cần trang bị tốt các kiến thức cơ sở về quản lí phòng tin học như: Các phần mềm học tập của học sinh, phần mềm hỗ trợ giảng dạy của giáo viên, phần mềm hỗ trợ các cuộc thi trên mạng Internet, các thiết bị máy móc, hệ thống điện, phòng cháy chữa cháy.
+ Xuất phát từ những hạn chế mà bản thân đã trải nghiệm qua quá trình giảng dạy và quản lí phòng tin học, qua tham khảo một số ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn chuyên biệt tin học tôi xin đưa ra một số biện pháp giúp cho việc quản lí, bảo quản và sử dụng phòng tin học đạt được hiệu quả tốt nhất.
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
+ Tiếp thu những ứng dụng, những đổi mới về CNTT, giúp đỡ đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm trong việc quản lí, tìm kiếm những phần mềm hỗ trợ dạy và học.
+ Học sinh có hệ thống phòng máy tốt, đầy đủ phần mềm để học tập sẽ học tập tốt hơn.
+ Giáo viên dạy sẽ nhẹ nhàng hơn, tổ chức lớp sinh động hơn, thu được kết quả cao hơn. Giáo viên sẽ dành nhiều thời gian để nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.
	+ Nhà trường sẽ tiết kiệm được nhiều tiền do ít tốn tiền sửa chữa máy và tiền mua bản quyền các phần mềm.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Giái pháp 1: Đưa ra một số nội quy dành cho giáo viên và học sinh khi vào phòng tin học.
+ Bất kỳ một cơ quan tổ chức, một phòng ban nào thì nội quy là những cái không thể thiếu vì nó quy định cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan đó. Đối với phòng bộ môn tin học cũng vậy, ngoài những nội quy chung của nhà trường thì cũng phải có nội quy riêng của phòng tin hoc. 
+ Nội quy này áp dụng với ba đối tượng: Giáo viên phụ trách phòng tin học, giáo viên giảng dạy tin học và học sinh. Nội quy phải được niêm yết trước và trong phòng bộ môn Tin học. 
 	+ Tùy điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của từng trường, học sinh mà biên soạn nội quy cho phù hợp. Phải yêu cầu người phụ trách phòng tin học, giáo viên giảng dạy tin học và học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, thường xuyên báo cáo cho lãnh đạo nhà trường để BGH nhà trường nắm bắt và xử lý và đây là nội quy phòng tin học mà tôi đã biên soạn và đã được lãnh đạo nhà trường phê duyệt:
NỘI QUY PHÒNG TIN HỌC
I. ĐỐI VỚI HỌC SINH.
1. Khi vào phòng máy phải trật tự không được đùa giỡn trong phòng máy.
2. Giữ gìn vệ sinh chung không ăn uống, xả rác bừa bãi trong phòng máy
3. Không viết, vẽ lên tường và các thiết bị máy móc 
4. Không tự ý di chuyển các thiết bị máy móc 
5. Ngồi đúng vị trí theo sự sắp xếp của giáo viên 
6. Bảo vệ, giữ gìn thiết bị tài sản trong phòng máy 
7. Khi gặp sự cố về máy phải báo với giáo viên đang giảng dạy
8. Trước khi hết giờ phải thoát hết các phần mềm đã sử dụng trong giờ thực hành
 9. Kết thúc buổi học: Kiểm tra, tắt máy và xếp ghế gọn gàng đúng vị trí.
II. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY TIN HỌC. 
1. Lên lớp trước giờ thực hành ít nhất 10 phút. 
2. Mở phòng máy, kiểm tra tài sản hiện có trong phòng máy
3. Khởi động máy tính và kiểm tra hoạt động của các máy tính
4. Nếu máy có hư hỏng trước hoặc sau giờ thực hành phải theo dõi sửa chữa
5. Đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình học 
6. Thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện đúng nội quy 
7. Có trách nhiệm bảo quản tài sản trong phòng máy 
8. Nếu có mất mát tài sản phải lập biên bản và báo với Ban giám hiệu nhà trường
9. Kết thúc buổi học: Ngắt toàn bộ hệ thống điện. 
III. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN QUẢN LÝ PHÒNG TIN HỌC
1. Báo cáo định kỳ tình hình sử dụng phòng cho Ban giám hiệu 
3. Kiểm tra tài sản trước và sau khi kết thúc mỗi buổi học 
4. Kiểm kê tài sản định kỳ 3 đợt / năm học, đầu năm học,cuối HKI và cuối năm học
5. Kiểm tra định kỳ các thiết bị, máy móc trong phòng (2 lần/tuần) 
6. Kịp thời xử lý các sự cố máy móc, đảm bảo phòng luôn trong tình trạng tốt nhất. 
7. Có kế hoạch bảo hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị trong phòng học
8. Hỗ trợ các giáo viên ôn tập các cuộc thi trên Internet cho học sinh khi có yêu cầu. 
 * Giải pháp 2: Đưa ra một số phần mềm, ứng dụng để khai thác có hiệu quả phòng tin học. 
+ Nhà trường dựa vào kế hoạch CNTT của phòng giáo dục gửi về đầu năm học để xây dựng kế hoạch CNTT cho trường mình, thành lập tổ CNTT trong nhà trường, kết hợp các giáo viên có khả năng tốt về CNTT lên kế hoạch để đưa những ứng dụng CNTT mới về trường, tạo điều kiện giúp các giáo viên trong trường có kinh nghiệm học hỏi trao đổi lẫn nhau không kể giáo viên lớn tuổi.
+ Ngoài các phần mềm bắt buộc phải cài đặt trong SGK tin học quyển 1, 2, 3 trong chương trình tin học tiểu học như: phần mềm luyện gõ bàn phím Mario, phần mềm vẽ Paint, Phần mềm soạn thảo văn bản, các phần mềm học toán và một số trò chơi bổ ích thì chúng ta có thể cài đặt thêm một số phần mềm hữu ích tạo hứng thú cho các em trong việc học tập thay vì các em tìm kiếm những trò chơi trên mạng internet như: Luyện gõ bàn phím bằng Typing Test, Finger Break Out...các phần mềm giúp các em lớp 1, 2 luyện tập sử dụng chuột và bàn phím.
	+ Cần thêm các phần mềm hỗ trợ cho các cuộc thi IOE tiếng anh, Violympic Toán, giao thông thông minh, trạng nguyên Tiếng Việt như: thường xuyên cập nhật và nâng cấp phần mềm Adobe Flash Player(Hiện nay phiên bản mới nhất là 20.0), phần mềm tự luyện Violympic toán offline 2.0, các phần mềm hỗ trợ học tiếng anh cho học sinh. 
+ Kiểm kê số lượng cơ sở vật chất phòng tin học vào đầu năm học, cuối học kì 1, cuối năm học. Giáo viên phụ trách phòng tin học có trách nhiệm bảo quản và báo cáo cho lãnh đạo nhà trường theo định kì hoặc khi có biến cố xảy ra.
+ Ngoài ra cần có sơ đồ phòng tin học cụ thể, giáo viên tin học nên gắn số thứ tự từng máy ứng với số thứ tự trong phần mềm quản lí học sinh để thuận tiên cho việc theo dõi trong giờ thực hành, nên gắn các ghi chú cần thiết trên máy học sinh để học sinh không làm trầy xướt lên màn hình máy tính. Kê các tiết thực hành, các tiết ôn tập các cuộc thi trên internet, các biên bản kiểm tra phòng máy định kì, kế hoạch sử dụng phòng tin học,...dựa trên kế hoạch CNTT mà phòng giáo dục huyện Krông Ana đã gửi về cho trường. 
- Ngoài các nội dung và cách thức trên thì việc cài đặt hệ điều hành cùng các phần mềm cho máy tính là không thể thiếu trong công tác quản lí phòng tin học. Người giáo viên quản lí tốt phòng tin học thì sẽ tăng khả năng bảo quản và sử dụng tốt phòng tin học.
+ Cài đặt lại hệ điều hành và cách bảo quản. Ngoài máy chủ ra thì hầu như các máy con trong phòng tin học của trường TH Nguyễn Thị inh Khai không có ổ đĩa CD và không đồng bộ về cấu hình nên trong quá trình công tác tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
+ Việc đầu tiên nên chia ổ đĩa thành 3 phân vùng(ổ đĩa C: dùng để cài hệ điều hành, ổ đĩa D: dùng làm file chứa dữ liệu, các bài thực hành của học sinh, ổ đĩa E: dùng để chứa file Ghost và một số phần mềm cần thiết sau khi cài đặt.). Tuy là công đoạn này hơi mất thời gian nhưng rất có hiệu quả trong việc quản lí phòng tin học.
+ Cài đặt hoàn chỉnh một máy tính và đảm bảo không bị lỗi chương trình sau đó Ghost một bản hoàn chỉnh vào ổ đĩa E.
+ Tiến hành cài đặt phần mềm đóng băng ổ đĩa C và E có chứa bộ ghost (Hiện nay có rất nhiều phần mềm đóng băng như: Deep Freeze, Shadow Defender, Returnil Virtual, ...Nhưng dễ cài đặt và sử dụng nhất vẫn là Deep Freeze. Các bạn có thể tham khảo cách cài đặt và sử dụng phần mềm đóng băng ổ đĩa Deep Freeze tại địa chỉ:  )
+ Chép phần mềm NTS Boot vào đĩa C hoặc E (Lưu ý không nên cài đặt sẵn vì khi Ghost sang máy khác sẽ bị lỗi)
+ Tiến hành Ghost ổ đĩa đã cài đặt hoàn chỉnh sang đĩa cứng các máy khác bằng chức năng Disk to Disk trong chương trình (việc này sẽ mất thời gian nhưng chỉ là lần đầu)
+ Ghost xong tất cả các máy tính ta tiến hành cài đặt phần mềm NTS Boot. Mục đích để tạo Dual Boot Menu với sẵn chức năng Ghost mà không cần máy tính phải có đầu đọc đĩa CD. Như vậy mỗi khi máy tính bị lỗi ta chỉ cần khởi động chương trình NTS Boot để Ghost lại máy tính với bộ Ghost có sẳn trong ổ đĩa E. Bên cạnh đó giáo viên tin học phải trang bị cho mình USB Boot để cài đặt lại máy khi máy tính học sinh gặp sự cố.
+ Bên cạnh đó phần mềm học tập, phần mềm hỗ trợ giảng dạy: NetOp School không còn xa lạ gì với giáo viên tin học. Những phòng này có kết nối mạng LAN hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Các bạn có thể tham khảo cách sử dụng và cài đặt NetOp School tại địa chỉ : 
+ Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng Netsupport School vì phần mềm này cũng có các chức năng và cách sử dụng tương tự như NetOp School.
+ Trong quá trình sử dụng máy tính, học sinh tiểu học đôi lúc sẽ chỉnh sửa một số thông tin trong hệ điều hành, các phần mềm. Vì vậy để đảm bảo các máy tính luôn trong tình trạng ổn định thì chúng ta đóng băng máy tính(Chỉ cần khởi động lại máy tính thì máy tính sẽ trở lại trạng thái ban đầu ). Nhưng đôi lúc cũng gây ra một số nhược điểm đó là mọi thông tin lưu trữ trong ổ đĩa C sẽ không được lưu. Vì vậy khi cài đặt ta nên đưa mục My Document sang đĩa D vì học sinh tiểu học đôi khi các em lại lưu bài thực hành trong thư mục My Document này. 
* Giải pháp 3: Một số biện pháp để bảo quản phòng tin học
- Một khâu quan trọng nữa trong quá trình quản lí phòng học tin học đó là an toàn điện và phòng cháy chữa cháy.
+ Giáo viên quản lí phòng tin học cần có những kiến thức cơ bản và hiểu biết nhất định về phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt là các giáo viên tin học nữ.
+ Đường dây, cầu dao, ổn áp phải được thường xuyên kiểm tra và đảm bảo nó vẫn hoạt động tốt
+ Cho học sinh mang dép vào phòng học, đảm bảo học sinh không mang vật dễ cháy nổ vào phòng học, ngồi đúng tư thế và cách điện. Sau khi kết thúc buổi học phải ngắt toàn bộ hệ thống điện trong phòng tin học.
* Giải pháp 4: Vệ sinh phòng máy cũng là khâu quan trọng trong việc bảo quản và sử dụng phòng tin học.
+ Để đảm bảo phòng bộ môn luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, các máy tính phải được vệ sinh thường xuyên thì giáo viên quản lý phòng, giáo viên giảng dạy, học sinh phải cùng nhau góp phần vào việc giữ gìn này. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ của công và của chung.	
+ Giáo viên tin học phải thường xuyên vệ sinh phòng, vệ sinh máy tính (2 tuần/1 lần). Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy phòng tin học. Khi có học sinh vi phạm phải nhắc nhở và xử lý ngay. + Máy tính học sinh cần được để ở nơi khô ráo, thoáng để bảo vệ sức khỏe từ các chất độc hại thoát ra trong quá trình máy tính hoạt động. Thực tế, có nhiều người vẫn dùng vải che đậy máy tính, cả CPU và màn hình trong lúc sử dụng, điều này là không nên vì hạn chế sự tỏa nhiệt của thiết bị. Ngược lại, chỉ nên che đậy sau khi tắt máy 10 đến 15 phút và những lúc ít sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt máy quá sát tường vì dễ bị mạng nhện bám.
+ Thùng CPU máy tính để bàn có nhiều khe hổng và đặt cố định nên dễ bị bám bụi và côn trùng phá hoại. Do đó, người dùng phải thường xuyên vệ sinh máy, ít nhất là lau chùi mạng nhện xung quanh các cổng kết nối đằng sau thùng máy. Kỹ hơn, hãy mở một bên nắp thùng máy ra, rồi dùng cọ quét nhẹ bụi trên các thiết bị ở bên trong. Tất nhiên, cũng không quên vệ sinh cánh quạt tản nhiệt và bộ nguồn. Tuyệt đối không để thùng máy xuất hiện những khe hở quá lớn đủ để côn trùng như thằn lằn, gián, dế... có thể chui vào.
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
- Để cài đặt phần mềm NetOp School và sử dụng nó ổn định ta cần chuẩn bị những vấn đề sau:
 + Các máy tính cài hệ điều hành Window 95 trở lên.
 + Các máy tính phải kết nối với nhau tạo thành mạng LAN ngang hàng.
 + Địa chỉ IP của các máy đều phải cùng lớp và cùng Subnet Mark, tốt nhất nên dùng IP tĩnh.
+ Đối với phần mềm đóng băng Deep Freeze thì có thể dễ dàng cài đặt trên các phiên bản hệ điều hành như: Windows 95, 98 ME, 2000, XP, đảm bảo tính tương thích với mọi trình ứng dụng khác nhau.
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
+ Việc phối hợp giữa phần mềm NetOp School và Deep Freez đã tạo nên hiệu quả tích cực khi học sinh học lý thuyết lẫn thực hành vì trong quá trình sử dụng phần mềm NetOp School này giáo viên không những quản lí được tất cả các máy học sinh ở dưới mà còn hạn chế việc học sinh không học mà ngồi làm việc riêng lại không làm lỗi máy tính khi học sinh vô tình thay đổi hoặc nhầm ứng dụng, phần mềm trong các ổ đĩa.
+ Với nội quy phòng tin học và một số giải pháp như đã nêu trên giúp cho người giáo viên quản lí được dễ dàng hơn mà lại đảm bảo được chất lượng trong phòng tin học từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy đối với học sinh trường TH Nguyễn Thị Minh Khai không những trong môn Tin học mà còn các cuộc thi trên mạng Internet hay là nơi tìm kiếm thông tin cho các giáo viên trong trường. 
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
 	+ Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng những biện pháp trên tại trường TH Nguyễn Thị Minh Khai, tôi nhận thấy rằng việc quản lý thời gian thực hành của học sinh trong phòng máy đạt hiệu quả cao. Đa số các em đều nắm vững được nội dung và kĩ năng của bài thực hành. Bên cạnh đó tôi có thể bảo quản được cơ sở vật chất của nhà trường được tốt hơn và khai thác được hết chức năng của phòng tin học đạt hiệu quả sử dụng tối ưu nhất.
+ Với những kết quả đạt được như trên, cách trình bày dễ hiểu, phần mềm thân thiện và phương tiện phòng máy đáp ứng tốt như hiện nay thì việc áp dụng đề tài vào thực tiễn là điều hết sức dễ dàng và mang tính khả thi cao. Trong quá trình nghiên cứu kết quả đã chỉ ra: Giáo viên giảng dạy dễ dàng hơn; đặc biệt là số học sinh hiểu bài luôn chiếm tỉ lệ cao, tăng hiệu quả sử dụng phòng tin học, giáo viên có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản lí, bảo quản phòng tin học Chính những điều đó cho thấy thành công của đề tài. Qua quá trình dạy học tin học và quản lí phòng máy tôi nhận thấy rằng:
+ Các máy tính luôn trong tình trạng hoạt động tốt
+ Các thiết bị máy móc luôn được theo dõi, bảo dưỡng tốt
+ Có biên bản kiểm tra thường xuyên cơ sở vật chất phòng học, 
+ Học sinh luôn được học tập trong môi trường an toàn và vệ sinh tốt
+ Học sinh hứng thú và ham học môn Tin học hơn
+ Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nhiều hơn nhưng mất ít thời gian nhờ phần mềm quản lí học sinh
+ Phòng máy ít hư hỏng hơn nhờ giáo viên có thể kiểm soát được các hoạt động của các máy tính của học 

Tài liệu đính kèm:

  • docth_90_293_2021963.doc