PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Có thể nói rằng việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm
của nhà nước, của xã hội, của nhà trường và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo
dục và phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non thông qua các
hoạt động học cũng như hoạt động chơi, giao lưu của trẻ hàng ngày ở trường,
trong gia đình giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi
mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Thông qua các hoạt
động hàng ngày như hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ hoàn thiện
hơn nhân cách cũng như kỹ năng sống của mình ngay từ lứa tuổi mầm non.
Trong xã hội hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhu cầu
thiết yếu. Bởi sự bùng nổ của công nghệ thông tin, với những văn hóa không
phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, với những suy thoái về đạo đức, với
những đua đòi của thế hệ trẻ, cùng với những mặt trái của công nghệ thông tin,
mặt trái của xã hội, với muôn ngàn cạm bẫy giới trẻ hiện nay tiếp cận rất
nhiều loại tác động, tốt có, xấu có, thường xuyên chịu tác động đan xen của
những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn
những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu
cực từ gia đình và xã hội.
Bác Hồ đã từng nói :
“Vì lợi ích 10 năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Sở dĩ Bác nói như vậy là để khẳng định một lần nữa với chúng ta rằng
việc giáo dục trẻ để trẻ trở thành những công dân tốt cho xã hội cho đất nước là
một nhiệm vụ hàng đầu. Giáo dục kỹ năng sống trẻ lứa tuổi mầm non cũng vô
cùng quan trọng, bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính
cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao
tiếp với ông bà, bố mẹ như thế nào, biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao,
biết cách phối hợp với các bạn chơi như thế nào cho đúng.
hỉ nhắc nhở bằng lời đối với những trẻ nhút nhát, và tôi cho trẻ thường xuyên được thực hành các kỹ năng đó (Tự rửa tay, rửa mặt, xúc miệng nước muối, tự cởi và gấp quần áo, tự cất và lấy dép đúng nơi qui định) Ảnh: Trẻ rửa tay Như trong các giờ ăn, một số trẻ rất thích được giúp cô bê cơm vào bàn cho bạn, còn một số trẻ khác thấy các bạn được làm thì tỏ ra rất thích nhưng bản thân lại không biết làm hoặc lo sợ mình sẽ làm đổ bát. Nắm được tâm lí của trẻ tôi đã động viên các trẻ đó cùng làm với bạn. Trước giờ ăn tôi thấy cháu Khánh Chi rất thích bê cơm vào bàn cho bạn giúp cô giáo nhưng cháu lại sợ mình không chia đúng nên không giám giơ tay xin làm, thấy vậy tôi nói với cháu “bạn Khánh Chi lên đây bê cơm cho các bạn hộ cô nhé, cô sẽ nhờ bạn Thảo cùng làm với con.” Thấy tôi nói như vậy thì Chi rất vui và ra làm cùng bạn. Cứ như vậy hằng ngày tôi đều hỏi trẻ ai muốn giúp cô chia thìa, chia khay, hay chia cơm vào bàn cho các bạn nào? Đa số trẻ lớp tôi đều sung phong muốn làm giúp cô. Để trẻ nào cũng được làm mỗi ngày tôi nhờ một nhóm trẻ khác nhau giúp mình. Thế là cả lớp tôi trẻ nào cũng thành thạo tất cả các kỹ năng cần thiết để hình thành nhân cách sau này cho trẻ. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi 20 Ảnh: Trẻ tự chia thìa Khối mẫu giáo bé chúng tôi, còn lập ra 1 kế hoạch cụ thể theo từng tháng để rèn các kỹ năng cần thiết phù hợp với đồi tuổi và vừa sức cho trẻ. Tháng Kỹ năng 9 - Cách sử dụng thìa - Cách gấp khăn 10 - Cách xử lý hỉ mũi - Cách xúc miệng bằng nước muối 11 - Cách rửa tay - Cách xử lý khi ho 12 - Cách lấy nước và uống nước - Cách rót nước 1 - Cách cài khuy áo - Cách cầm dao, kéo, dĩa 2 - Cách mặc áo, cởi áo (móc quần áo) - Cách mặc áo, cởi áo (gấp quần áo) 3 - Cách rót nước - Cách sử dụng kéo 4 Ôn những kỹ năng mà trẻ làm chưa tốt 5 Ôn những kỹ năng mà trẻ làm chưa tốt Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi 21 5. Biện pháp 5: Thông qua các hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng đổi mới thể hiện được mối quan hệ hợp tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với nhau, chúng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, đặc biệt là nhu cầu và hứng thú của trẻ trong hoạt động. Trong suốt thời gian trẻ tham gia hoạt động cần duy trì tính hấp dẫn của nhiệm vụ, tạo cho trẻ có hứng thú và niềm say mê khám phá thế giới thông qua các trò chơi và các hoạt động tìm tòi khám phá. Trẻ chủ động tích cức tham gia các hoạt động trải nghiệm, các tình huống khác nhau của cuộc sống. Dần dần trẻ trở nên tích cực chủ động, linh hoạt và tự tin trong mọi hoàn cảnh. Tính tự lập của trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động, trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình và nhà trường. Đối với trẻ lên ba đã bắt đầu có khả năng làm một số việc đơn giản, trẻ đã có ý thức về điều đó và luôn chứng tỏ khả năng của mình trong sinh hoạt hàng ngày. Trong giờ học đối với các hoạt động cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn sau đó cho trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị chí ngồi của mình, kết thúc tiết học cũng vậy tôi cho trẻ tự cất đồ dùng học tập đúng nơi qui định. Có thể nói rằng thời gian trẻ bên cô giáo rất nhiều cùng sinh hoạt học tập với cô, vì vậy cô giáo phải tạo cho trẻ một môi trường thân thiện, cô vừa là cô, vừa là bạn của trẻ. Thông qua các hoạt động hàng ngày, trong giờ học, giờ chơi, khi hoạt động ngoài trời. cô luôn khuyến khích động viên trẻ để trẻ tích cực tham gia các hoạt động từ đó tạo nên vốn sống phong phú sau này cho trẻ. Chính vì vậy tôi rất chú trọng việc tạo điều kiện cho trẻ được chơi với đồ vật, đồ chơi và chơi với bạn bè. Ngoài ra trong quá trình chơi với đồ vật trẻ còn bắt chước thao tác của người lớn. Trò chơi thao tác vai cuốn hút trẻ và làm xuất hiện nhu cầu có bạn cùng chơi trò chơi đóng vai đơn giản (trẻ bắt chước mẹ bế em, nấu ăn, bán hàng, phân công vai chơi.) Khi tổ chức cho trẻ chơi ở giai đoạn đầu năm tôi hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận, không nôn nóng, chủ động tham gia chơi với trẻ trong các trò chơi, tạo tình huống cho trẻ chơi. Hàng ngày, các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động: Giờ đón, thể dục sáng, học tập, vui chơi, giờ ăn, vệ sinh, giờ ngủ, giờ trả mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ được rèn luyện. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi 22 STT Hoạt động trong ngày Kĩ năng, nề nếp 1 Giờ đón trẻ Kĩ năng giao tiếp: chào hỏi Kĩ năng cất đồ đúng nơi quy định: cất giầy dép, balo Nề nếp vui chơi: chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau. 2 Giờ thể dục Kĩ năng lấy, cất dồ dùng đúng nơi quy định: giày dép, dụng cụ thể dục. Nề nếp vui chơi: Đi đứng theo hàng, không chen lấn, xô đẩy, có trật tự 3 Giờ hoạt động học Nề nếp học tập: tự tin, mạnh dạn, khả năng tập trung, chú ý và ghi nhớ Kĩ năng lấy, cất dồ dùng đúng nơi quy định 4 Hoạt động góc Kĩ năng lấy, cất dồ dùng đúng nơi quy định Kĩ năng giao tiếp: giao lưu giữa các góc chơi, mở rộng vốn hiểu biết về xã hội, trẻ biết hợp tác với nhau trong khi chơi, phát triển khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho trẻ. Biết đóng vai người khác 5 Hoạt động ngoài trời Nề nếp vui chơi: Đi đứng theo hàng, không chen lấn, xô đẩy, đi lại có trật tự, đoàn kết, biết giúp đỡ bạn bè 6 Giờ ăn Nề nếp vệ sinh: đi vệ sinh đúng nơi quy định và rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, lau mặt trước, sau khi ăn Kỹ năng rửa tay, lau mặt Trước khi ăn biết mời cô và các bạn, khi ăn vãi biết nhặt thức ăn vãi vào khay. Biết cất bát sau khi ăn xong. Kĩ năng cầm thìa 7 Giờ ngủ Nề nếp giờ ngủ: Trẻ ngủ ngon giấc, biết tự đi lấy gối cho mình. Kỹ năng cởi và mặc áo khi có nhu cầu 8 Giờ ăn chiều Nề nếp vệ sinh: đi vệ sinh đúng nơi quy định và rửa tay, lau mặt trước, sau khi ăn. Biết cất bát sau khi ăn xong. Trước khi ăn biết mời cô và các bạn, khi ăn vãi biết nhặt thức ăn vãi vào khay 9 Hoạt động chiều Ôn lại thói quen nề nếp Nêu gương tốt trong ngày 10 Giờ trả trẻ Kỹ năng giao tiếp: chào hỏi Thói quen tự phục vụ: lấy, xỏ giầy dép, balo Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi 23 a.Trong các giờ học: Tạo sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ, biết hoạt động độc lập và hoàn thành sản phẩm của mình Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân mình. Tôi vẫn nhớ một câu nói mà tôi luôn luôn tâm đắc: " Một người làm chủ và một người không làm chủ thường khác nhau ở chỗ họ có hay không có ý chí và lòng tự tin". Vậy thì cha mẹ cũng như các cô có thể giúp trẻ tạo sự tự tin bằng cách tạo cho chúng thật nhiều cơ hội để rèn luyện và thành thục các kỹ năng sống mới. Hãy tỏ ra thích thú và vui mừng mỗi khi trẻ thể hiện cho mình thấy trẻ đã tạo thành một kỹ năng mới và khen ngợi trẻ khi trẻ đạt được mục tiêu mình đề ra. Bởi lẽ trẻ con không phải trẻ nào cũng có sự tự tin luôn mà còn rất nhiều trẻ nhút nhát, sợ mình làm không được việc cô giao và sợ bị cô mắng, sợ các bạn cười chê cho nên dẫn đến việc trẻ không dám làm, dám nói và dám phát biểu. Giờ âm nhạc: Bài hát “ Chị ong nâu và em bé ” dạy trẻ biết cùng làm việc chăm chỉ, cần mẫn giúp ích cho đời. Bài hát “Vui đến trường” Dạy trẻ trước khi đi học biết đánh răng, rửa mặt, thay quần áo để chuẩn bị đến trường. Trẻ được cô giáo dạy hát và vận động bài “ Gia đình nhà gấu” chủ đề “Bé và gia đình”. Qua trò chơi trẻ yêu quý gia đình mình hơn. Sau khi dạy trẻ hát xong, dạy vận động trẻ cùng bắt tay nhau, trẻ ở vòng tròn nhỏ sẽ xoay đi một vị trí để mỗi trẻ sẽ gặp một bạn khác và tiếp tục chào hỏi nhau. Như vậy với tiết học âm nhạc tôi đã lồng ghép nội dung phát triển quan hệ xã hội ở trẻ. Khám phá khoa học: Chủ đề bản thân tôi giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh các nhân như: biết tự đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, biết rửa tay khi bẩn, có nhu cầu thay quần áo khi bị ướt,bị bẩn Chủ đề thế giới động vật tôi tổ chức cho trẻ quan sát khám phá con cá vàng, tìm hiểu về các con vật, qua đó trẻ rất tò mò, muốn khám phá để thỏa mãn khát khao có được sự hiểu biết. Trong giờ tạo hình tôi luôn động viên, gợi ý, giúp đỡ trẻ yếu hoàn thành sản phẩm của mình để trẻ cảm thấy tự tin vào chính bản thân mình rằng mình cũng có thể làm được như các bạn Văn học: Bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề ” giáo dục trẻ biết chăm chỉ lao động, yêu quý các nghề trong xã hội, biết giúp đỡ mọi người. Trong giờ học toán tôi đã chuẩn bị rổ đồ dùng và bảng trắng cho mỗi trẻ nhưng tôi đặt chung vào một bàn tôi cho mỗi trẻ lên lấy một rổ và một bảng về chỗ của mình để học. Sau khi học xong tôi cũng cho trẻ cất đồ dùng về đúng vị trí. Hay trong giờ học tạo hình cần đến hộp màu tôi thường nhờ trẻ chuẩn bị bàn học và hộp màu cho các bạn. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi 24 Được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tôi thấy trẻ rất tích cực, hứng thú học và luôn muốn khám phá xem mình được học gì ở các đồ dùng đó, giờ học nào của lớp tôi đều thấy trẻ hứng thú từ đầu giờ học đến cuối giờ học. Qua đó tôi còn rèn luyện cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp, lấy đâu cất đấy. Là một giáo viên mầm non chắc hẳn ai cũng biết mỗi khi đến giờ hoạt động hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trẻ đều tỏ ra rất thích thú, phấn khởi, mong chờ nhất. Không những vậy hoạt động vui chơi là hoạt động quan trọng nhất nó giữ vai trò chủ đạo ở lứa tuổi này, qua hoạt động này làm biến đổi về chất trong toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ. Vì vậy đối với trẻ ở lứa tuổi này, đồ vật không phải là thứ để trẻ nghịch như trước đây mà bây giờ qua chơi với đồ vật, đồ chơi giúp trẻ khám phá chức năng và phương thức sử dụng tương ứng (như cái thìa dùng để xúc cơm ăn và có cách cầm thìa nhất định) Để giúp trẻ tự nhận thức về mình, tôi thường trò chuyện với trẻ để trẻ nói lên ý muốn của mình, sau đó động viên trẻ để trẻ thực hiện. Trong các giờ học, tôi động viên khuyến khích trẻ để trẻ trả lời câu hỏi, kể chuyện, múa hát, gợi ý để trẻ nói những điều mà trẻ biết qua đó trẻ tự khẳng định mình, tự tin vững vàng hơn. Trong lớp tôi cháu Duy Anh là cháu tự kỷ, rất nhút nhát ít tham gia vào các hoạt động của lớp. Qua quá trình quan sát, nắm bắt được điều đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp để giúp cháu tiến bộ hơn. Trong các giờ học khi đặt ra câu hỏi tôi thường gọi cháu trả lời, giờ âm nhạc một mình cháu không dám lên múa hát, tôi cho cháu lên biểu diễn cùng các bạn. Trong khi cháu biểu diễn tôi luôn luôn tạo cho trẻ thật thoải mái đó là cho cháu lên chọn những đạo cụ âm nhạc mà trẻ yêu thích nhất . Bên cạnh đó tôi cùng lên hát và biểu diễn với trẻ. Mỗi khi trẻ hát xong tôi động viên và cho các bạn vỗ tay thật to. Nhờ vậy trẻ đã tự tin hơn rất nhiều, thích tham gia các hoạt động của lớpĐến thời điểm này cháu đã mạnh dạn rất nhiều, thường xuyên trả lời các câu hỏi của cô trong các tiết học. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi 25 Cháu Duy Anh hát cùng với cô Ngoài việc động viên, khen ngợi, tạo nhiều cơ hội để trẻ thêm tự tin thì việc kích thích sự tò mò ở trẻ để giúp trẻ trở nên tự tin hơn. Bởi vì đó chính là lúc bé khám phá thế giới xung quanh và kiểm nghiệm xem mình có thể làm gì. Những lúc trẻ tìm tòi, khám phá như vậy, tôi cần luôn theo sát để đảm bảo sự an toàn cho trẻ và những lúc trẻ không hiểu hết những sự vật, hiện tượng xung quanh mình cô sẽ giải thích để trẻ dễ hiểu hơn. Nhưng để giúp trẻ học được một kĩ năng mới, tôi không trực tiếp tham gia vào hoạt động của trẻ mà tạo điều kiện để trẻ tự thử nghiệm, trải nghiệm. Để phát triển lòng tự tin của trẻ, tôi quan sát kỹ lưỡng những đặc tính nổi bật ở mỗi trẻ và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thích hợp với năng khiếu của bản thân. Rất nhiều trẻ thích khám phá thế giới xung quanh và tìm hiểu về sự vật hiện tượng đó như: Tại sao thìa inốc lại chìm trong nước, tại sao thìa nhựa lại nổi trên mặt nướccó những trẻ lớp tôi chỉ thích chơi trò lắp ghép và sau một thời gian trẻ đã biết lắp ghép ra các đồ dùng có ý nghĩa b. Thông qua mọi lúc, mọi nơi. * Thông qua giờ đón trẻ: Trên thực tế tôi nhận thấy những trẻ tự tin mạnh dạn thì trẻ tự tìm được cho mình một trò chơi phù hợp nếu trẻ đã biết cách trẻ có thể lừa chọn cho mình một trò chơi mới khác lạ hấp dẫn hơn, nhưng những trẻ nhút nhát thì có khi cả Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi 26 giờ chỉ ngồi một chỗ, không dám chơi với cô, với bạn hoặc có những trẻ do công việc gia đình hoặc ốm đau phải nghỉ học lâu ngày thì khi đi học trở lại trẻ thường rất lạ lẫm không được tự tin khi giao tiếp với cô và bạn khi bắt đầu một ngày hoạt động mới. Ngoài ra tôi luôn chú trọng việc tổ chức chơi trong giờ đón trẻ nhằm để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ giúp trẻ có tâm trạng vui vẻ để bước vào một ngày mới, tạo cho trẻ tình yêu đối với lớp. Ở giờ đón trẻ, lớp tôi có 2 giáo viên nên chúng tôi thường phân công nhau đón trẻ. Một cô ở ngoài cửa lớp để đón trẻ, cô còn lại sẽ ở trong lớp để ổn định trẻ và tổ chức một số trò chơi cho trẻ hoạt động. Giờ đón không quy định hay ép buộc trẻ phải chơi trò này hay trò kia mà trẻ được chơi theo nhu cầu và sở thích của mình. Có trẻ thì về góc hoạt động nhưng có những trẻ thì lại rất thích gần gũi với cô giáo để trò chuyện... Khi đón trẻ vào lớp để thu hút trẻ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tôi có thể kể cho trẻ nghe câu truyện về một bạn nhỏ khi ở nhà bạn đã làm được những việc gì giúp đỡ ông, bà, bố, mẹ. Qua đó để trẻ biết cách lắng nghe mọi người và đối đáp. Sau khi kể xong tôi yêu cầu trẻ kể lại trình tự những sự việc xảy ra trong ngày nghỉ của trẻ. Điều này giúp trẻ sử dụng lời nói trong giao tiếp hàng ngày, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ: kể rõ ràng, có trình tự về sự vật, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. Thông qua câu truyện kể tôi đặt câu hỏi giúp các trẻ khác đưa ra ý kiến thảo luận, trả lời, đưa ra ý kiến của mình về câu truyện bạn vừa kể. Qua đó giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin, biết cách giao tiếp ứng sử với mọi người xung quanh. * Thông qua hoạt động góc: Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động chơi là hoạt động vô cùng quan trọng trong cuộc sống và là hoạt động chủ đạo với trẻ mẫu giáo. Qua chơi trẻ được giao tiếp với các bạn và cô giáo, trẻ phản ánh thế giới xung quanh thông qua vai chơi, các hình tượng. Vì vậy khi tổ chức giờ chơi, trong quá trình thỏa thuận chơi tôi cho trẻ nêu các góc chơi trong lớp và giúp trẻ nói được thao tác, kỹ năng thể hiện từng vai chơi. Ở góc phân vai tôi đặt câu hỏi gợi mở: Hôm nay gia đình có dự định gì? Bố mẹ làm gì? Làm như thế nào? Con làm gì? Qua đó giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ, yêu bạn và người thân trong gia đình. Ở góc xây dựng: Tôi phân công một trẻ làm nhóm trưởng có nhiệm vụ thỏa thuận và phân công công việc cho các bạn trong nhóm. Cô có thể hỏi trẻ nếu đang xây dựng mà bác thợ bị đau tay thì phải làm gì?. Tương tự như vậy ở góc bác sỹ cô gợi mở cho trẻ bằng cách hỏi trẻ: Bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân phải có thái độ như thế nào? Nhẹ nhàng, niềm nở hay cáu gắt? Các bác góc Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi 27 gia đình nấu những món ăn gì? Qua đó giúp trẻ thiết lập mối quan hệ giữa các nhóm chơi với nhau, sau khi chơi cất đồ chơi đúng nơi quy định. Khi đến góc xây dựng tôi hỏi trẻ: “các bác đang làm gì đấy? Khi khát nước các bác làm gì? Có thể trẻ trả lời theo các cách khác nhau. Mặc dù trẻ chưa biết cách giải quyết nào là hợp lý nhất nhưng đã tìm ra cách giải quyết cho nhiệm vụ chơi của mình. Như vậy đã liên kết các nhóm chơi với nhau từ đó giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về xã hội, trẻ biết hợp tác với nhau trong khi chơi, phát triển khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho trẻ. Giao lưu giữa các góc Trong giờ chơi tôi hướng dẫn trẻ giao nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm chơi qua đó trẻ đã có ý thức trách nhiệm về công việc của mình và tìm cách hoàn thành tốt công việc được giao. * Thông qua hoạt động ngoài trời: Với trẻ lứa tuổi mầm non tâm hồn như một tờ giấy trắng. Các cháu thấy mọi vật xung quanh mình đều rất lạ, muốn khám phá. Trẻ mầm non khi đến lớp được tham gia rất nhiều các hoạt động khác nhau. Là một cô giáo tôi luôn đề cao hiệu quả của từng hoạt động. Khi cho trẻ tham gia hoạt động tôi luôn đặt ra cho mình một câu hỏi: Để mỗi một hoạt động tôi phải dùng những biện pháp phù hợp nhất để đạt hiệu quả. Qua hoạt động đó các cháu được học hỏi và tiếp thu điều gì? Chính vì vậy với tôi không chỉ chú trọng giờ học mà tôi luôn chú trọng vào các hoạt động chơi của trẻ. Nếu như trong các tiết học và hoạt động góc, môi trường của trẻ thường xuyên ở trong lớp. Với hoạt động ngoài trời trẻ được ra ngoài, được tận hưởng những điều kiện của tự nhiên như: Nước, ánh nắng mặt trời, không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái, đáp ứng nhu cầu Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi 28 vận động của trẻ. Đây là một hoạt động giúp cô giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất hiệu quả đặc biệt là các kỹ năng như: Nhận thức, giao tiếp, tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mỹ. Khi tổ chức cho trẻ hoạt động lao động, tôi không để trẻ làm tập chung về một nhóm mà tôi phân công tổ 1 tưới cây, tổ 2 nhổ cỏ, tổ 3 nhặt rác và lá vàng. Khi trẻ đang làm,tôi cùng làm với trẻ và trò chuyện với trẻ: Tại sao phải tưới nước cho cây? Nhổ cỏ để làm gì? Sao lại phải nhặt rác cho vào thùng rác? Ở nhà con cũng trồng cây thì con phải làm gì cho cây phát triển tốt? Qua đó cô giáo dục trẻ thực hiện một số quy định ở lớp, gia đình như vâng lời ông, bà, bố, mẹ, nơi công cộng như ăn bánh kẹo phải bỏ vỏ vào thùng rác. Khi cho trẻ tham gia vào hoạt động lao động: Trẻ được chăm sóc cây xanh: tưới nước, làm cỏ cho cây. Khi trẻ thực hiện tôi luôn quan sát, hướng dẫn và trò chuyện với trẻ. Các con đang làm gì? Tưới cây để làm gì? Trồng cây có ích lợi gì? Với hình thức trò chuyện nhẹ nhàng như vậy trẻ hiểu hơn về kỹ năng sống: Trẻ biết quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Trẻ biết tầm quan trọng của việc mình làm, có ý thức hơn trong cuộc sống. Trẻ không hái hoa, bẻ cành ngược lại trẻ biết giữ cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Từ đó làm nhiểu việc có ích cho xã hội. Ảnh: trẻ lao động và chăm sóc cây Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi 29 * Thông qua giờ ăn: Đối với trẻ mầm non giờ ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng vệ sinh văn minh trong ăn uống. Chính vì vậy thông qua giờ ăn tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trên trẻ. Tôi dạy trẻ cách sử dụng các đồ dùng, vật dụng khác nhau trong ăn uống để sử dụng đúng với chức năng một cách chính xác. Dạy trẻ biết giữ gìn những đồ dùng đó sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Dạy trẻ ăn uống từ tốn không vội vã, biết nhặt cơm rơi để vào đĩa. Biết giúp cô xếp thìa vào đĩa, bê về từng bàn, biết chia cơm cho bạn. Dạy trẻ ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm để có đủ chất cho cơ thể phát triển khỏe mạnh. Thông qua đó dạy trẻ một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng. Biết công sức lao động của các cô, các bác nông dân, quý trọng sức lao độngThực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt, có một số thói quen và hành vi tốt trong sinh hoạt. Thói quen này chỉ hình thành ở mỗi cá nhân trẻ khi chúng ta cho trẻ hàng ngày được thực hiện. Một ngày, hai ngày trẻ có thể không nhớ nhưng nhiều ngày trẻ sẽ có thói quen và ý thức khi tham gia bất cứ hoạt động nào của lớp. Kết quả đạt được đó là giờ ăn lớp tôi các cháu không còn nói chuyện riêng, không rơi vãi cơm ra bàn. Các cháu ăn ngon miệng, ăn nhanh, ăn hết suất của mình. * Các hoạt động khác Ngoài giờ học, các hoạt động chơi, hoạt động ăn cô cần giáo dục kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạ
Tài liệu đính kèm: