PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Tuổi thơ là một giai đoạn rất đặc biệt của con người. Nơi bắt đầu của những
câu hỏi, tò mò và háo hức về thế giới xung quanh. Các nghiên cứu về thần kinh và
tâm lý học đều cho thấy bộ não của trẻ ở giai đoạn trước 16 tuổi đạt hầu hết phát
triển quan trọng và gần như định hình cho những năng lực trí tuệ về sau. Việc tổ
chức cho trẻ khám phá khoa học chính là tạo các cơ hội để trẻ quan sát, nghiên cứu,
khám phá, trải nghiệm các hoạt động thực hành. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm
khác với dạy học truyền thống là giáo viên không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà
tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực
hoạt động; tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm. Để đạt được điều này, giáo viên
cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ
sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân
trẻ.
Thông qua hoạt động khám phá trẻ xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự
vật hiện tượng, nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng và giải quyết
vấn đề đơn giản, thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau. Những
kiến thức mà trẻ thu được trong hoạt động khám phá giúp trẻ ứng dụng trong cuộc3/10
sống hằng ngày ở trường và trong gia đình, hình thành kỹ năng chủ động, phát huy
kinh nghiệm và sử dụng nó vào việc nhận thức cái mới. Đây chính là cơ sở cho
những kiến thức sau này trẻ sẽ tiếp thu ở trường phổ thông.
ới người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ, biết yêu quí bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra...Vì vậy, hoạt động khám phá khoa học là một trong những nội dung cơ bản của chương trình mầm non, nó chiếm vị trí quan trọng cho việc tổ chức cho trẻ tính tích cực khám phá, hình thành củng cố và phát triển những tri thức cơ bản về tính chất, nguyên liệu của đối tượng mà mình muốn tìm hiểu nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng cho trẻ về: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng... Các năng lực hoạt động trí tuệ như: quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, suy luận. Dựa trên đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung, mẫu giáo lớn nói riêng, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã chứng minh rằng quá trình khám phá khoa học được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “Trẻ em chơi mà học, học mà chơi” là phù hợp với trẻ. Sử dụng trực quan, trò chơi, đàm thoại, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích tính tích cực hoạt động, phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán... Thực tế tại nơi tôi công tác, việc cho trẻ khám phá khoa học đã có những đổi mới về đề tài, nội dung khám phá, cách tổ chức... Tuy vậy, quá trình tổ chức cho trẻ khám phá khoa học vẫn còn có những hạn chế như ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá, quy trình khám phá đơn điệu, nhàm chán, trẻ học một cách thụ động... Nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng (các bộ phận, màu sắc hình dáng, công dụng), còn xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của sự vật hiện tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà trẻ được thí nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề và dự đoán những điều có thể xảy ra trong quá trình tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. 2/10 2. Mục đích nghiên cứu: Qua sáng kiến này, tôi muốn giáo viên có những biện pháp tổ chức tốt các hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi . Đồng thời giúp trẻ có những nhận thức về môi trường, thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động khám phá cho trẻ ở trường mầm non. 4. Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến “Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non ” được áp dụng đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn. 5.Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát khoa học, phương pháo thực tiễn, phương pháo phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê. 6. Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện từ tháng 9/2019 đến nay và tiếp tục được áp dụng trong quá trình giáo dục trẻ sau này. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Tuổi thơ là một giai đoạn rất đặc biệt của con người. Nơi bắt đầu của những câu hỏi, tò mò và háo hức về thế giới xung quanh. Các nghiên cứu về thần kinh và tâm lý học đều cho thấy bộ não của trẻ ở giai đoạn trước 16 tuổi đạt hầu hết phát triển quan trọng và gần như định hình cho những năng lực trí tuệ về sau. Việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học chính là tạo các cơ hội để trẻ quan sát, nghiên cứu, khám phá, trải nghiệm các hoạt động thực hành. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm khác với dạy học truyền thống là giáo viên không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động; tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm. Để đạt được điều này, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Thông qua hoạt động khám phá trẻ xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật hiện tượng, nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản, thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau. Những kiến thức mà trẻ thu được trong hoạt động khám phá giúp trẻ ứng dụng trong cuộc 3/10 sống hằng ngày ở trường và trong gia đình, hình thành kỹ năng chủ động, phát huy kinh nghiệm và sử dụng nó vào việc nhận thức cái mới. Đây chính là cơ sở cho những kiến thức sau này trẻ sẽ tiếp thu ở trường phổ thông. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Đặc điểm chung của trường mầm non Trường mầm non nơi tôi công tác có khuôn viên rộng rãi, cơ sở vật chất khang trang, có 20 phòng học kiên cố đảm bảo theo quy chuẩn, các phòng chức năng riêng. Các nhóm, lớp đều được phân chia trẻ theo đúng độ tuổi, có 100% trẻ ăn bán trú tại trường.. Đảm bảo phù hợp và thuận lợi cho việc phân bố các góc chơi, các phòng sinh hoạt như: Phòng ăn, học, ngủ. Về đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn, trên chuẩn. Giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, là những tấm gương sáng để trẻ noi theo. 2.2. Đặc điểm lớp Mẫu giáo lớn A2 Lớp tôi có 2 giáo viên đều có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học, tâm huyết. Tổng số học sinh: 39 trẻ. Trong đó: Nam: 18 trẻ; Nữ: 21 trẻ. Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đủ không gian cho trẻ hoạt động, trải nghiêm. Được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, giáo viên làm được nhiều đồ chơi tự tạo để cho trẻ hoạt động. 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. * Thuận lợi: Đây là một ngôi trường khang trang sạch đẹp, được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại. Bản thân tôi có khả năng xây dựng nội dung phục vụ chương trình khám phá cho trẻ. Giữa nhà trường và phụ huynh luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thông tin “hai chiều” luôn được giữ vững và phát triển. * Khó khăn: Giáo viên còn ngại còn phụ thuộc nhiều vào các nội dung gợi ý, chưa mạnh dạn đưa ra đề tài mới. Môi trường tổ chức cho trẻ khám phá khoa học trong và ngoài lớp học còn nghèo nàn, chưa phong phú, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ Giáo viên còn ngại đổi mới và chưa tiếp cận được hết các nội dung đổi mới, còn nói nhiều, trẻ chưa thực sự được hoạt động trải nghiệm, còn khó khăn trong việc đưa ra các câu hỏi mở kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ. Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, nhút nhát, thiếu tự tin, một số trẻ nói ngọng, ngôn ngữ chưa mạch lạc, chưa biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình. 4/10 3. Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng ngân hàng nội dung hoạt động khám phá khoa học. Khám phá khoa học luôn là đề tài hấp dẫn đối với trẻ. Nhu cầu nhận thức của trẻ nảy sinh khi xuất hiện mâu thuẫn giữa “cái trẻ đã biết” với cái “trẻ chưa biết”. “Cái chưa biết” kích thích trẻ ham muốn có được ấn tượng ban đầu về sự vật hiện tượng, biểu hiện thông qua những cử chỉ, điệu bộ, phi ngôn ngữ và ngôn ngữ. Việc xây dựng ngân hàng nội dung hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho giáo viên có thể lựa chọn các nội dung khám phá khoa học phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ lớp mình cũng như điều kiện thực tế, cần dựa vào những căn cứ sau: - Mục tiêu cuối độ tuổi và nội dung chương trình giáo dục mầm non. - Điều kiện vùng miền và thực tế của địa phương. - Điều kiện thực tế ở lớp mình: Khả năng phát triển của trẻ, số lượng trẻ trên cô, số lượng trẻ trong lớp, cơ sở vật chất: Phòng nhóm, sân chơi và thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng và đồ chơi, nhu cầu và sự tham gia của cha mẹ vào chăm sóc- giáo dục trẻ. - Nội dung khám phá khoa học phải đảm bảo phát triển đồng tâm, nâng cao hơn so với những kiến thức mà trẻ đã được khám phá ở lứa tuổi trước. Ngoài những nội dung đã có trong chương trình giáo dục mầm non. Căn cứ vào nhu cầu, khả năng hứng thú và kinh nghiệm của trẻ, vốn kiến thức, khả năng sư phạm của bản thân, đặc điểm về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội của địa phương. Tôi đã thiết kế ngân hàng nội dung hoạt động khám phá khoa học theo đặc thù, đặc trưng riêng gắn với vùng miền phù hợp bản sắc đặc trưng của địa phương nơi tôi đang công tác. 3.2. Biện pháp 2: Thiết kế, vận dụng môi trường cho trẻ khám phá khoa học áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0-11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chính là người giáo viên cần quan tâm đến năng lực cá nhân trẻ, nhóm trẻ dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ. Giáo viên cần khai thác, tận dụng triệt để môi trường trong và ngoài lớp học, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, tạo mọi điều kiện tốt về môi trường tâm lý - xã hội và môi trường vật chất để trẻ có cơ hội 5/10 học bằng nhiều cách khác nhau, thông qua các giác quan trẻ được học bằng trải nghiệm, thử nghiệm, thí nghiệm, trẻ được học nhẹ nhàng thông qua vui chơi và học để được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân. * Thiết kế, xây dựng môi trường bên trong lớp học: * Góc khám phá khoa học: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và nội dung cho trẻ khám phá khoa học theo từng chủ đề sự kiện tháng, tôi luôn chú ý bố trí, sắp xếp phương tiện, đồ dùng, học liệu... hợp lí, khoa học, mang tính mở để khơi gợi sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động. Tôi đã sưu tầm các nguyên vật liệu để vừa có thể làm đồ dùng, đồ chơi, vừa có thể cho trẻ khám phá như: Lá cây, vỏ, rễ cây, các vỏ sò, hến, trai, thùng catton, chai, lọ, võ sữa, ống chỉ, tăm trẻ, vải vụn... tất cả các phế liệu có thể tận dụng được, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. Để ghi lại các nội dung khám phá tôi cũng đã làm một bảng kết quả để trẻ có thể ghi lại những kết quả thu được qua việc trẻ làm thí nghiệm, trải nghiệm. Những kết quả đó trẻ sẽ ghi lại bằng kí hiệu hình ảnh, từ đó phát triển tính sáng tạo của trẻ. * Góc thiên nhiên: Là nơi để trẻ khám phá môi trường tự nhiên. Nơi dành cho các hoạt động góc hoặc hoạt động ngoài trời. Thông qua các hoạt động này trẻ tri giác và khám phá từ đó trẻ phát triển tư duy trẻ so sánh, phân tích, tổng hợp, hằng ngày trẻ nhận thấy sự hình thành và phát triển của sự vật hiện tượng và các mối quan hệ trong thiên nhiên như quá trình phát triển của cây từ hạt, sự phát triển của cây từ lá, cây ra hoa, các loại lá có hình dạng, màu sắc khác nhau * Tận dụng môi trường bên ngoài cho trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học. Môi trường tự nhiên là môi trường giáo dục rất hấp dẫn đối với trẻ. Hình thành ở trẻ những biểu tượng về tự nhiên hôm nay sẽ là cơ sở khoa học cho tương lai khi trẻ tiếp thu những tri thức tự nhiên. Thông qua hoạt động với thiên nhiên sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, phát triển trí thông minh, vốn sống, tình cảm thẩm mỹ, đạo đức. Sân vườn trường mầm non là khu vui chơi và giải trí của trẻ sau giờ học, giúp trẻ làm quen và thích nghi với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó tôi cũng đã lên ý tưởng và cùng các giáo viên trong trường xây dựng khu môi trường và phát triển cảm giác, giác quan. Tại đây, trẻ được tham gia trải nghiệm các hoạt động vô cùng phong phú. Nhà trường cũng đã xây dựng được vườn cây ăn quả với các loại cây phong phú, đa dạng như cây sấu, cây bưởi, cây xoàiTrẻ được tham gia vào khám phá tên gọi, đặc điểm, ích lợi của các cây ăn 6/10 quả cũng như của vườn rau mang lại, từ đó giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục , phát triển toàn diện trẻ, là điều kiện cần thiết để trẻ có thể phát huy tính tích cực khi tham gia vào hoạt động khám phá khoa học với môi trường tự nhiên. 3.3 Biện pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non. Trẻ mầm non rất thích tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh. Trẻ rất vui sướng khi tự tay mình được làm các thí nghiệm rồi tự rút ra kết luận. Thông qua việc cho trẻ làm các thí nghiệm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy chính xác, những biểu tượng kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể và sinh động hẫp dẫn hơn. Dưới đây là một số hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm, hoạt động học, hoạt động góc khám phá khoa học và hoạt động ngoài trời mà tôi đã xây dựng và thực hiện tại lớp mang lại hiệu quả cao đối với trẻ: Hoạt động góc: * Thí nghiệm : Ánh sáng đi qua và không đi qua vật - Mục đích: + Trẻ biết được ánh sáng đi qua một số vật và không đi qua một số vật. + Phát triển khả năng quan sát, khái quát - Chuẩn bị: + 1 chiếc đèn pin + 1 số vật như: tấm vải nhung, tấm vải tuyn mỏng, quyển sách, cốc thủy tinh đựng nước sạch, tờ giấy trắng, tấm kim loại, miếng gỗ,... - Tiến hành: + Cho trẻ kể tên các đồ vật, sau đó cho trẻ chơi với đèn pin. + Cho 1 trẻ lần lượt đưa các vật đã chuẩn bị ra để trẻ khác chiếu đèn pin vào. Trẻ quan sát kết quả thí nghiệm. - Kết quả: Ánh sáng đi qua được nước, tờ giấy trắng, tấm vải tuyn mỏng,... nhưng không đi qua được tấm kim loại, miếng gỗ, quyển sách... - Kết luận: Một số vật mỏng hoặc trong suốt cho ánh sáng đi qua, một số vật có độ dày ngăn không cho ánh sáng đi qua gọi là vật chắn sáng. 7/10 Hoạt động ngoài trời: * Thí nghiệm : Điện thoại cốc. - Mục đích: + Trẻ biết âm thanh có thể truyền theo dây đến tai người nghe. + Trẻ khám phá và thực hành cách làm điện thoại cốc. - Chuẩn bị: 2 cốc/li giấy hoặc vỏ hộp sữa chua, 1 đoạn dây, dụng cụ đục lỗ. - Tiến hành: Cho trẻ kể tên các đồ dùng đã chuẩn bị. Hỏi trẻ: “Làm cách nào để 2 người ở xa nhau có thể nói chuyện được với nhau mà không phải hét lên?”. Sau đó cho 2 trẻ nói chuyện với nhau bằng điện thoại cốc mà cô đã làm. Hỏi trẻ: “Tại sao có thể nghe thấy được bạn nói?” Cô giới thiệu điện thaoị cốc và hướng dẫn trẻ làm. + Cô đục cho trẻ 1 lỗ nhỏ ở dưới đáy mỗi cốc và dạy trẻ luồn sợ dây ua 2 đáy cốc, thắt nút đầu dây phía trong đáy cốc để dây không bị tuột. Như vậy, chiếc điện thoại cốc đã hoàn thành. + Mời 2 trẻ lên thử nghiệm chiếc điện thoại cốc,cho trẻ kể lại nội dung trẻ đã trao đổi qua điện thoại cốc. - Giải thích: Âm thanh người nói phát ra được cốc thu lại và truyền theo dây đến tai người nghe. Để âm thanh truyền rõ nhất qua điện thoại cốc thì dây phải để căng. * Hoạt động học: Tôi nghiên cứu, lựa chọn những đề tài mới lạ, thu hút trẻ và lấy trẻ làm trung tâm. Đồ dùng phong phú, dễ kiếm, có thể tái sử dụng các nguyên vật liệu, đủ cho trẻ trong lớp được hoạt động. Tôi luôn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đổi mới phương pháp nhằm thu hút trẻ trong giờ học, không ngừng sáng tạo, đưa ra những câu hỏi mở, khơi gợi tư duy của trẻ, cho trẻ được nói lên hiểu biết của bản thân về sự vật, hiện tượng, tăng cường hoạt động, trao đổi trong nhóm, lồng ghép, đan xen các hoạt động lẫn nhau. Trẻ học mà chơi, chơi mà học. Trẻ được thực hành, trải nghiệm các hoạt động trong giờ học, từ đó tạo cho trẻ hứng thú trong mỗi tiết học. Tôi thấy trẻ thực sự là trung tâm của hoạt động, trẻ tham gia hoạt động với hình thức trải nghiệm thực tế, trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Đặc biệt , bản thân tôi thực sự mạnh dạn tự tin không còn ngại đổi mới, tự tin đưa ra các hình thức cũng như nội dung nên đã được đồng nghiệp đánh giá cao, được phụ huynh tín nhiệm, trẻ yêu mến và thích tham gia hoạt động mà tôi tổ chức. 4. Kết quả 8/10 Qua gần một năm nghiên cứu, áp dụng “ Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”, bản thân tôi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ như sau: * Đối với trẻ - Trẻ rất hứng thú tập trung chú ý trong hoạt động, ghi nhớ chính xác các kiến thức, phát triển khả năng tư duy cao. - Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao” trước những hiện tượng lạ, từ đó thu nhận được những hiểu biết, những vốn kinh nghiệm nhất định để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Những cháu đầu năm còn nhút nhát đến gần cuối năm học các cháu trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp. - Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những hoạt động khám phá, tập trung cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả. Qua đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá. Trẻ bắt đầu để ý những biến đổi của sự vật hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và có sự trao đổi với cô, với bạn. - Trẻ không chỉ mạnh dạn tự tin đưa ra những phán đoán, suy luận của mình về các hiện tượng mà còn diễn đạt mạch lạc, rõ ràng suy nghĩ và hiểu biết của mình về các sự vật hiện tượng, bắt đầu có những lý giải cho những suy đoán của mình về các sự vật hiện tượng. - Vốn kiến thức, kinh nghiệm về thế giới xung quanh của trẻ phong phú hơn. - Trẻ tôi đang dạy có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng đồ dùng khéo léo hơn. - Trẻ luôn luôn thích thú với những hoạt động khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Một số kết quả đạt được trên trẻ: STT Các tiêu chí Đầu năm chưa áp dụng Sau khi áp dụng Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Khả năng quan sát 25 64% 14 36% 35 90% 4 10% 2 Khả năng so sánh 20 51% 19 49% 30 77% 9 23% 3 Khả năng phân nhóm 15 38% 24 62% 30 77% 9 23% 9/10 4 Khả năng phán đoán 10 26% 29 64% 30 77% 9 23% 5 Khả năng suy luận 12 31% 27 69% 30 77% 9 23% 6 Thao tác thử nghiệm 30 77% 9 23% 35 90% 9 23% 7 Thao tác đo lường 25 64% 14 36% 35 90% 4 10% 8 Kĩ năng giao tiếp 10 26% 29 64% 30 77% 9 23% * Đối với giáo viên: - Xây dựng được ngân hàng nội dung khám phá khoa học rõ ràng, cụ thể. - Xây dựng được môi trường giáo dục khám phá khoa học lấy trẻ làm trung tâm. - Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động khám phá cho trẻ. * Đối với phụ huynh - Có sự thay đổi nhìn nhận về việc học và chơi của con mình, có nhiều giúp đỡ cho giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu làm đồ dùng, việc động viên trẻ kịp thời đã cho kết quả tốt hơn. - 97,5 % phụ huynh hiểu về tầm quan trọng của hoạt động khám phá đối với trẻ. Luôn ủng hộ các phong trào học tập, giao lưu, làm đồ dùng đồ chơi cũng như nguyên học liệu giúp trẻ tìm tòi khám phá. 10/10 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua gần một năm nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi tự rút ra cho mình một số vấn đề cơ bản về lý luận. Từ các biện pháp đó đã góp phần khắc phục những hạn chế và phát huy khả năng của trẻ. Tất cả trẻ lớp tôi đều hứng thú, say mê, hoạt động tích cực khi tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học. Bản thân tôi tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm nhỏ như sau: Lựa chọn những đề tài hoạt động khám phá phải là cái dành cho trẻ mầm non Việc khám phá khoa học phải nhấn mạnh vào những gì gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Không để trẻ học với lượng kiến thức lớn mà chỉ cho trẻ cách thức khám phá. Để việc ứng dụng những hoạt động khám phá vào công tác giáo dục trẻ đạt kết quả không thể thiếu được vai trò của giáo viên : Giáo viên là người tìm chủ đề và nội dung khám phá môi trường xung quanh Giáo viên chú ý lắng nghe câu hỏi của trẻ và tôn trọng ý kiến của trẻ. Nếu trẻ có câu trả lời độc đáo, cô nên hỏi trẻ để trẻ nói ra suy nghĩ của mình. 2. Khuyến nghị, đề xuất Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, đặc biệt là trong việc ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào công tác giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất tôi mạnh dạn khuyến nghị với các ban ngành, các cấp lãnh đạo một số vấn đề sau: * Đối với phòng giáo dục: Tiếp tục tổ chức các lớp chuyên đề nâng cao chất lượng cho giáo viên mầm non. Tiếp tục tổ chức kiến tập các tiết điểm, đặc biệt là các đề tài sáng tạo p
Tài liệu đính kèm: