Giải Pháp 2. trang trí các góc theo hướng giáo dục
Bản thân tôi là một giáo viên mầm non có tâm huyết với nghề, tôi luôn luôn cảm thấy trẻ bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi rất muốn nghiên cứu, sưu tầm thật nhiều kiến thức để giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có. Vì lẽ đó mà bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi và sáng tạo trong giờ dạy để tìm ra những cách thức dạy hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình.trong tất cả các môn học của trẻ tôi rất yêu thích môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh.
Giải pháp 3: xây dựng bố trí phòng học phù hợp,thuận tiện, đa dạng, phong phú
Các nhà khoa học đã nghiên cứu ngay từ lúc người mẹ mang bầu mà được nghe nhạc cổ điển thì sẽ kích thích sóng điện não phát triển, tăng trí thông minh sau này. Nhất là đối với trẻ mầm non âm nhạc là một bộ môn giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Khi trẻ ca hát trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua các động tác minh hoạ. Khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy vận động của cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo bền bỉ, dẻo dai qua các động tác.
BÀI THUYẾT TRÌNH TRẺ 4 TUỔIĐƠN VỊ: TRƯỜNG MG HOA MAITÊN GV: H ĐUYL KTLAKính thưa: Ban tổ chức! Thưa Ban giám khảoHôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “ Giáo viên dạy giỏi” cấp Thị Xã năm học 2020-2021, với biện pháp : “ Một số biện pháp dạy trẻ học tốt môn âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non”. I. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài. Với trẻ em, âm nhạc như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tinh thần, như nhịp cầu nối tầm thức trẻ với mọi bài học về cuộc sống. Trẻ cảm nhận sự kì diệu của âm nhạc như cảm nhận sự ngọt ngào, âu yếm của người mẹ. Thông qua âm nhạc, cháu tiếp cận và tiếp nhận bài học dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. Âm nhạc chính là phương tiện giúp cháu phát triển cảm xúc, phát triển tình cảm, trí tuệ, mở rộng nhận thức, phát triển trí tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ và bồi dưỡng khả năng thẩm mĩ. Trẻ em ngay từ khi mới sinh ra được nghe tiếng hát của bà, của mẹ với giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm, đó là nguồn sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn của cháu.. Đó là một bộ môn được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục cháu một cách có hiệu quả nhất để giúp cháu phát triển toàn diện nhân cách của mình. Vì những yếu tố nêu trên nên tôi đã chọn bộ môn “âm nhạc” để làm đề tài nghiên cứu cho bàí sáng kiến kinh nghiệm của mình. “Một số biện pháp cho trẻ học tốt môn âm nhạc ở mầm non”Thực trạng Tôi được ban giám hiệu phân công đứng lớp ghép, trường mẫu giáo Hoa Mai có tổng số học sinh là 52 cháu. Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên trong học tập cũng như trong vui chơi ở mọi nơi mọi lúc, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:Thuận lợi. Bản thân tôi được đào tạo về chuyên môn và trải qua 10 năm kinh nghiệm thực tế, tôi được học hỏi đồng nghiệp và dự giờ một số tiết mẫu do sở giáo dục và phòng giáo dục tổ chức và được học bồi dưỡng thường xuyên nên tôi cũng học tập được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy môn “ Giáo dục âm nhạc ”.* Khó khăn:Ở học sinh nhận thức của trẻ không đồng đều, còn chênh lệch giữa các học sinh lớp ghép,học sinh chưa mạnh dạn,nên việc giảng dạy còn gạp khó khăn. Đặc biệt là các cháu học sinh dân tộc tại chỗ, thì ngôn ngữ bất đồng nên việc giảng dạy rất khó khăn.Lần đầu các cháu đã học và hát một cách thích thú, Các cháu tham gia nhiều trong hoạt động học. Nhờ có công tác tư tưởng của các cấp lãnh đạo quan tâm nên so với trước đây các cháu học được nhiều kiến thức âm nhạc nhiều hơn. Như đã nói ở trên các nguyên nhân và yếu tố tác động đến giờ học âm nhạc của các cháu là do điều kiện lớp học chưa được rộng rãi.2. Nội dung và giải pháp.2.1. Mục đích của biện pháp.Giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài trong việc hát múa mới dạy trẻ thành công trong công việc dạy nhạc cho trẻ mà yếu tố quan trọng nhất của một cô giáo là có một thái độ tích cực biết công nhận và trân trọng những biểu hiện của trẻ.* Giải Pháp 2. trang trí các góc theo hướng giáo dụcBản thân tôi là một giáo viên mầm non có tâm huyết với nghề, tôi luôn luôn cảm thấy trẻ bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi rất muốn nghiên cứu, sưu tầm thật nhiều kiến thức để giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có. Vì lẽ đó mà bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi và sáng tạo trong giờ dạy để tìm ra những cách thức dạy hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình.trong tất cả các môn học của trẻ tôi rất yêu thích môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh.* Giải pháp 3: xây dựng bố trí phòng học phù hợp,thuận tiện, đa dạng, phong phú Các nhà khoa học đã nghiên cứu ngay từ lúc người mẹ mang bầu mà được nghe nhạc cổ điển thì sẽ kích thích sóng điện não phát triển, tăng trí thông minh sau này. Nhất là đối với trẻ mầm non âm nhạc là một bộ môn giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Khi trẻ ca hát trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua các động tác minh hoạ. Khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy vận động của cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo bền bỉ, dẻo dai qua các động tác.* Giai pháp 4. chuẩn bị đồ dùng, học liệu, đa dạng, hấp dẫnBởi vậy muốn thực hiện tốt các nội dung trên thì phải được thực hiện thường xuyên và nhuần nhuyễn. Đặc biệt để nâng cao chất lượng yêu thích nhạc đối với giáo viên phải tự sáng tác đồ chơi, đồ dùng dạy học phong phú phù hợp, thích hợp với giáo dục âm nhạc vào các cuộc sống hằng ngày ở trường mầm non một cách lô gích có hiệu quả. Tất cả muốn đan xen nhuần nhuyễn thì phải có trò chơi mới trong các hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày lễ chúng ta cần sử dụng bốn phương pháp chính. Để làm tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải duyệt kế hoạch trước thành thuộc kế hoạch và giáo án trước giờ lên giảng bài, nếu không thuộc giáo án thì giáo viên ló ngó vào giáo án thì sẽ không giao tiếp được trẻ phát hiện ra phản ứng của trẻ. Giáo viên mà thiếu tự tin khi không nhớ lời bài hát thì làm sao thu hút trẻ tập trung. Muốn thành công thì giáo viên phải làm bài ở nhà, cô giáo cũng đạt được sự tự tin như trẻ nhỏ mà thôi. 3. Khả năng áp dụngSau một thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài và áp dụng vào thực tế trên lớp học tại trường, lớp tôi phụ trách với kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ. Tôi đã tìm ra những biện tích cực phù hợp để nâng cao hiệu quả trong việc tạo điều kiện môi trường đạt được những kết quả.4. Hiệu quả sau khi áp dụng biện pháp4.1 Đối với trẻ:Để giúp trẻ hiểu đúng đắn và nắm vững các đề tài của các giờ hoạt động chung làm quen với khám phá ta có thể thông qua việc trò chuyện, quan sát, đàm thoại, trò chơi. Thì việc đưa âm nhạc trong giờ học góp phần cho trẻ có cảm xúc, ấn tượng về các bài hát, về các bài: “Cô dạy một số loài hoa” ở đây trẻ sẽ được phân tích tổng hợp chi tiết nhận xét sự khác biết và sự giống nhau, biết thưởng thức vẽ đẹp, mùi thơm, trẻ biết yêu quý và chăm sóc, yêu quý, bảo vệ.Sau đó cô có thể gợi hỏi trẻ về các bài hát có nội dung giống bài trẻ đã học như bài “Ra vườn hoa” của Văn Tấn hoặc “Bài hoa trong vườn”. 4.2 Đối với giáo viên: Khi bắt đầu của một buổi chơi, cô giáo cần cho trẻ hát các bài hát dân ca, cô giáo ghi âm các bản nhạc để phục vụ cho môn học này. Một thông điệp thông dụng là cho trẻ chơi các trò chơi hát đồng ca để tập sự chú ý của trẻ, rồi sau đó chuyển nhanh sang câu chuyện. Tuỳ thuộc vào độ tuổi và số trẻ trong nhóm giáo viên cần lựa chọn một hoạt động nào để cân bằng giữa “Động và tĩnh”. Khi kết thúc giáo viên mới đạt tới kết quả cao. Nếu giáo viên không tạo sự uyễn chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác thì trẻ sẽ mất sự chú ý, dễ xãy ra lộn xộn. Khi trẻ đã có kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, cô có thể bổ sung các vật dụng như: Mũ hay trang phục và yêu cầu trẻ sáng tạo vận động sáng tạo, trò chơi Có tác động rất lớn trong việc tạo sự hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng giáo dục những tình cảm xã hội lành mạnh, làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ hình thành phát triển phát triển tình cảm thẩm mỹ. Do vậy giáo viên Mầm Non cần trau dồi kiến thức, kĩ năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp xung quanh hơn nữa, để vận động tổ chức tốt các hình thức cho trẻ tập hát, nghe nhạc, vận động, chơi trò chơi đóng vai, đóng kịch phù hợp, hiệu quả hơn 5 Kết luận.Qua các biện pháp mà tôi đã nêu trên để giáo viên thực hiên tốt bộ môn âm nhạc trong chương trình giáo dục mầm non đổi mới hiện nay thì người giáo viên cần phải năm băt một số vấn đề.Giáo viên phải là người chịu khó dự giờ thăm lớp, chịu khó sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ.Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp nhằm cũng cố bài giảng được tốt hơn.Kết hợp với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của một giáo viên. Qua một số biện pháp mà bản thân tôi đã nêu trên đã phần nào giúp trẻ lớp tôi thực hiện tốt bộ môn âm nhạc.Bản thân luôn luôn luôn không ngừng học tập, tham khảo, sưu tầm tài liệu, tham quan học tập những cái mới để nắm bắt kịp thời, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.* Đối với sở, phòng giáo dụcTiếp tục tăng cường tổ chức cho giáo viên được được đi tham quan trường bạn,phong phú, các góc cho trẻ được trải nghiệm. * Đối với trường. Cần mua sắm thêm đàn Organ để phục vụ cho hoạt động âm nhạc được sinh động hơn. Tạo điều kiện cho giáo viên học tập và giao lưu trường bạn để trao đổi thêm kinh nghiệm. * Đổi với đội ngũ giáo viên của trườngThực hiện nghiêm túc chương trình. Tự học bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm.Bản thân tôi đã áp dụng mang lại hiệu quả. Nhưng sẽ không tránh khỏi thiếu sót.Rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của hội đồng khoa học các cấp để tôi hoàn thiện hơn trong quá trình thực hiện chuyên môn của mình.Tôi xin chân thành cảm ơn! Thống nhất, ngày 28 tháng 12 năm 2020 Xác nhận của BGH Người thuyết trình Võ Thị Phi Loan H Duyl Ktla
Tài liệu đính kèm: