SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối lá nâng cao chất lượng môn làm quen với toán

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối lá nâng cao chất lượng môn làm quen với toán

Hướng dẫn giáo viên xác định loại tiết để chọn phương pháp thích hợp và cung cấp kiến thức chính xác cho trẻ, lên lớp linh hoạt, gây hứng thú cho trẻ vào giờ học,

 Trước khi vào bài dạy tôi định hướng cho giáo viên xác định đúng loại tiết để giáo viên có thể lên lớp tự tin vào bài dạy hơn, chẳng hạn đối với những tiết về số, tôi cho giáo viên xác định đâu là tiết mới, tiết hỗn hợp, tiết ôn.

Ví dụ: Trẻ đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số 8 . Chủ đề “Thế giới động vật” Chủ đề nhánh “Con vật đáng yêu quanh bé” Cô giáo phải xác định được đây là tiết hỗn hợp và nếu là tiết hỗn hợp thì trước khi vào bài mới thì nên cho trẻ ôn gợi nhớ lại kiến thức đã học của tiết trước.

Trong một giờ hoạt động giáo viên nên linh hoạt tổ chức cho trẻ được hoạt động một cách lo gíc sôi động, không ngắt quản thời gian hoạt động phải luân chuyển làm sao cho giờ học không bị nhàm chán, không khí giờ học luôn sôi nổi, trẻ hứng thú hoạt động và giờ học lại đạt hiệu quả.

Lựa chọn các thủ thuật phù hợp để tổ chức cho trẻ hoạt động

Giáo viên nên chỉ là người gợi ý hướng dẫn và cho trẻ tìm tòi khám phá bằng cách cô chỉ đặt ra câu hỏi gợi mở cho trẻ, trợ giúp cho trẻ không nên làm thay trẻ hoặc nói hộ cho trẻ có như vậy trẻ được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn và giúp trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 676Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối lá nâng cao chất lượng môn làm quen với toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 về máy tính (nhấp chuột, bấm chuột...) trẻ biết cách đếm ở nhiều cách khác nhau, nhận biết được các kích thước, hình dạng của các đồ vật, khả năng định hướng trong không gian, thời gian và hứng thú, hoạt động tích cực hơn trước.
* Hạn chế: Việc khai thác thông tin trên mạng, giảng dạy trên máy vi tính còn hạn chế ở một số giáo viên lớn tuổi.
2.3 Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh : 
Khi tiến hành các biện pháp giúp giáo viên tự tin, và linh hoạt sáng tạo hơn trong quá trình tổ chức các hoạt động làm quen với toán, trẻ hứng thú và hoạt động tích cực hơn.
Giáo viên có tinh thần tự học cao và được bố trí phù hợp với năng lực, với trình độ hiện có, hầu hết là giáo viên trẻ có kiến thức, việc tiếp cận những vấn đề mới rất nhanh, từ đó áp dụng trong quá trình dạy học đạt hiệu quả cao. 
Về phía phụ huynh đa số nhận thức được tầm quan trọng của Giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng.
Qua các hoạt động trẻ thực hiện cô nắm được đặc điểm tâm sinh lý cũng như tính cách, nhận thức của trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ tốt hơn. Từ đó trẻ tham gia tích cực vui vẻ thoải mái mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
* Mặt yếu
Giáo viên chưa thực sự chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động . 
 	Sử dụng đồ dùng chưa khoa học, chưa thực sự chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ. 
Tạo môi trường hoạt động cho trẻ chưa phong phú, thiết kế các trò chơi chưa hấp dẫn
 Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ còn hạn chế.
Một số cháu là người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc thực hiện các thao tác, kỹ năng còn chưa thành thạo.
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Nguyên nhân của sự thành công :
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo ra những cách dạy hay nhằm lôi cuốn trẻ vào giờ học.
- Nguyên nhân của sự hạn chế, yếu kém :
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn chưa khoa học, chưa rõ ràng
CSVC thiếu đồ dùng dụng cụ phục vụ cho các hoạt động làm quen với toán
 	Đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho hoạt động còn đơn điệu, màu sắc chưa hấp dẫn nên không cuốn hút trẻ trong các hoạt động làm quen với toán.
Một số giáo viên sử dụng đồ dùng chưa có khoa học, chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ còn hạn chế.
Bên cạnh đó một số cháu chưa qua những lớp dưới lên nên việc tiếp cận học đếm, nhận biết mối quan hệ hơn kém, nhận biết về kích thước, hình dạng, và định hướng trong không gian còn rất khó khăn....
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Qua theo dõi việc tổ chức các hoạt động , dự giờ, thao giảng bản thân tôi nhận thấy rằng giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, chưa có sự linh hoạt, sáng tạo còn rập khuôn máy móc. Do đó chưa phát huy được vai trò tích cực của trẻ trong quá trình hoạt động làm quen với toán, một số giáo viên còn yếu về kĩ năng tổ chức các hoạt động lúng túng khi xử lý tình huống. Bên cạnh đó việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi không khoa học nên chưa thực sự cuốn hút trẻ trong các hoạt động. Giáo viên trong quá trình lên lớp nói nhiều, ôm đồm chưa phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ. Giáo viên còn sử dụng giáo cụ trực quan chưa phù hợp, chưa khoa học dẫn đến tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao.
Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ còn hạn chế. Hình thức tổ chức giờ học chưa linh hoạt.
 Các kĩ năng, thao tác của trẻ còn chậm, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của trẻ chưa lưu loát. Trẻ hoạt động rời rạc không hứng thú. Có những cháu còn nhút nhát chưa mạnh dạn. Tham gia vào các hoạt động chưa tích cực.
Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng trên nhằm giúp cho giáo viên khối lá có cách dạy hay, lôi cuốn trẻ vào giờ học hơn. Tôi đưa ra một số giải pháp, biện pháp cụ thể như sau:
3. Giải pháp, biện pháp: 
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
Giúp giáo viên nắm vững phương pháp, chủ động linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động làm quen với toán.
Sử dụng đồ dùng một cách khoa học hơn. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn..
Có khả năng xử lý tình huống sư phạm tốt, thu hút, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động.
Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực hơn và nắm được các kĩ năng đếm, thêm bớt, chia nhóm, thực hiện được các thao tác đo.
Vận dụng những giải pháp, biện pháp, cách thức tổ chức cho trẻ các hoạt động sao cho đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên 
Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cụ thể theo từng tháng, học kỳ, từng chủ đề, từng thời điểm một cách phù hợp tạo điều kiện cho giáo viên tham gia.
Xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi chuyên đề hội giảng nhằm giúp giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn.
Hướng dẫn tổ khối lập kế hoạch họp chuyên môn trong tổ để rút kinh nghiệm , trao đổi, thảo luận về mục tiêu, nội dung, phương pháp của môn học.
Lựa chọn những giáo viên cốt cán, ham học hỏi tiếp cận về cái mới, có kinh nghiệm, có khả năng truyền đạt và xử lý tình huống sư phạm một cách linh hoạt, sáng tạo đi tập huấn các buổi chuyên đề do phòng giáo dục hoặc cụm tổ chức, dự giờ học tập kinh nghiệm ở các trường bạn trong tỉnh, huyện để học tập rút kinh nghiệm và tiếp thu những vấn đề mới và về triển khai lại trong tổ để cùng nhau học hỏi.
Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên biết cách làm, lựa chọn đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo nhằm lôi cuốn trẻ vào tiết dạy.
Giáo viên tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc kích thước phong phú.
Tăng cường làm đồ dùng và và chú trọng sử dụng trực quan. Biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả là giáo viên biết cách gây sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của mình khi sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, chính xác, phấn khởi.
Ví dụ: Hoạt động làm quen với môn toán “Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6” trong chủ đề “Gia đình của bé” bằng các nguyên vật liệu phế thải như vỏ hộp sữa, vỏ hộp sữa chua, chai nhưa, xốp màu...giáo viên có thể làm ra những chiếc ly, cái bình, nồi cơm, chén bát, giày dép, mũ nón.... và bằng những đồ chơi mà giáo viên tự làm như vậy sẽ kích thích sự hứng thú của trẻ vào giờ hoạt động chính cũng như là các trò chơi.
Ví dụ: Với tiết học “Chia nhóm số lượng 7 thành 2 phần” trong chủ đề “thế giới động vật” chủ đề nhánh “ Động vật sống dưới nước” bằng các nguyên vật liệu phế thải như võ sò làm ra những con cua, quả bóng nhỏ làm thành con rùa, cái đĩa làm thành những con cá, .....với những đồ chơi mới lạ đó sẽ làm cho trẻ thích thú hơn khi tham gia vào tiết học.
Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên trang trí môi trường tiết học 
Đây là nguyên tắc dạy học quan trọng để hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mầm non. Học phải đi đôi với hành, học phải đi đôi với cuộc sống do đó cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, làm quen với môn toán không chỉ dừng lại ở hoạt động cho trẻ làm quen với toán mà còn cho trẻ vận dụng những kiến thức kỹ năng đã có giúp trẻ nhớ lâu hơn về các chữ số, số lượng, kích thước, hình dạngChính vì thế việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với toán qua các đặc điểm như màu sắc, hình dạng, bố cục góp phần hình thành ở trẻ khả năng yêu thích cái đẹp ở xung quanh là việc làm hết sức quan trọng và tạo ra môi trường làm quen với toán. Chính vì vậy vào đầu năm học tôi đã tiến hành đi kiểm tra việc trang trí của các lớp để xem các lớp trang trí có phù hợp hay không, có nổi bật chủ đề hay không và điều quan trọng là có đẹp và bắt mắt trẻ hay không. Khi kiểm tra các lớp tôi hướng dẫn giáo viên nên giành riêng một khoảng trống có diện tích vừa phải, vừa tầm với trẻ nơi dễ gây sự chú ý của trẻ. Hướng dẫn giáo viên trang trí góc toán như một bức tranh bên trái là bé tô màu và sắp xếp theo quy tắc, trang trí bên trong là hình ảnh ngôi nhà có hàng rào, đường đi vào nhà trên đó có dán thảm đỏ để làm đường đi tạo góc mở cho trẻ hoạt động, trẻ chơi ở góc toán được tô màu, được vẽ được dán sắp xếp theo quy tắc với nội dung của từng chủ đề. Còn bên phải là thử tài của bé thì nên trang trí như một cái bảng trên đó có dán những tấm thảm đỏ trẻ được tô màu, vẽ, dán, và gắn số tương ứng với số lượng đồ vật trẻ đã gắn theo nội dung của từng chủ đề. Qua đó rèn cho trẻ kỹ năng tô màu, vẽ dán, sắp xếp theo quy tắc, nhận biết số lượng trong phạm vi 1-10 và gắn số lượng tương ứng với số đồ vật trẻ dán. Không những tạo môi trường hợp lý mà tôi còn hướng dẫn giáo viên sử dụng những sản phẩm của trẻ để tạo cho trẻ sự hứng thú khi đi học.
 Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên xác định loại tiết để chọn phương pháp thích hợp và cung cấp kiến thức chính xác cho trẻ, lên lớp linh hoạt, gây hứng thú cho trẻ vào giờ học,
 Trước khi vào bài dạy tôi định hướng cho giáo viên xác định đúng loại tiết để giáo viên có thể lên lớp tự tin vào bài dạy hơn, chẳng hạn đối với những tiết về số, tôi cho giáo viên xác định đâu là tiết mới, tiết hỗn hợp, tiết ôn.
Ví dụ: Trẻ đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số 8 . Chủ đề “Thế giới động vật” Chủ đề nhánh “Con vật đáng yêu quanh bé” Cô giáo phải xác định được đây là tiết hỗn hợp và nếu là tiết hỗn hợp thì trước khi vào bài mới thì nên cho trẻ ôn gợi nhớ lại kiến thức đã học của tiết trước. 
Trong một giờ hoạt động giáo viên nên linh hoạt tổ chức cho trẻ được hoạt động một cách lo gíc sôi động, không ngắt quản thời gian hoạt động phải luân chuyển làm sao cho giờ học không bị nhàm chán, không khí giờ học luôn sôi nổi, trẻ hứng thú hoạt động và giờ học lại đạt hiệu quả.
Lựa chọn các thủ thuật phù hợp để tổ chức cho trẻ hoạt động
Giáo viên nên chỉ là người gợi ý hướng dẫn và cho trẻ tìm tòi khám phá bằng cách cô chỉ đặt ra câu hỏi gợi mở cho trẻ, trợ giúp cho trẻ không nên làm thay trẻ hoặc nói hộ cho trẻ có như vậy trẻ được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn và giúp trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn.
Việc dạy trẻ đếm xác định số lượng trong phạm vi 10, nhận biết các số từ 1-10 luôn được bắt đầu bằng việc dạy trẻ lập số mới trên cơ sở số đã biết. Ở lớp mẫu giáo lớn trẻ học cách lập 5 số tiếp theo (từ số 6 đến số 10). Việc dạy trẻ lập số được tiến hành trên các tiết học toán, trên cơ sở trẻ thực hành so sánh hai nhóm đối tượng có số lượng hơn kém nhau là 1, sao cho số lượng của chúng được biểu thị bằng con số mà trẻ đã biết và con số kề sau con số đó.
Ví dụ: Khi dạy số 6 ta cần so sánh 5 bông hoa với 6 con bướm. Khi thiết lập tương ứng 1:1 giữa số hoa và số bướm trẻ sẽ thấy số hoa ít hơn số bướm là 1 và ngược lại số bướm nhiều hơn số hoa là 1 và bằng cách trẻ gọi số mới diễn đạt cho số bướm, khi cho trẻ so sánh các từ số với nhau (5 thêm 1 là 6 và 6 bớt 1 là 5, như vậy 6 lớn hơn 5 là 1 và 5 nhỏ hơn 6 là 1) trẻ sẽ lĩnh hội nguyên tắc thành lập dãy số mới và tiếp đó là nguyên tắc thành lập dãy số tự nhiên 
Trong quá trình so sánh các nhóm vật, sự xem xét đồng thời các mối quan hệ “nhiều hơn”, “ít hơn” là cơ sở để trẻ hiểu được các mối quan hệ thuận nghịch “lớn hon”, “nhỏ hơn” giữa các con số liền kề trong dãy số tự nhiên. Mặt khác, bằng các ví dụ cụ thể trẻ sẽ thấy được tính tương đối giữa các khái niệm “ nhiều hơn, ít hơn” về số lượng giữa các nhóm đối tượng và các khái niệm” lớn hơn, nhỏ hơn “ giữa các số, từ đó ở trẻ hình thành biểu tượng về trình tự của các số trong dãy số tự nhiên.
Các bài tập so sánh số lượng các nhóm vật có kích thước và sự sắp đặt khác nhau tạo điều kiện cho trẻ hiểu vai trò của phép đếm và các biện pháp thiết lập tương ứng 1:1 phân tích các mối quan hệ giữa số lượng “bằng nhau- không bằng nhau”, “ nhiều hơn - ít hơn”
Ví dụ: Khi trẻ phân tích mối quan hệ số lượng giữa số xe máy và xe đạp, trẻ cần phải đếm số xe máy và xe đạp sau đó so sánh các kết quả đếm được với nhau. Hoặc trẻ có thể thiết lập tương ứng 1:1 giữa mỗi vật của nhóm này với một vật của nhóm kia bằng các biện pháp như xếp chồng, xếp cạnh hay sử dụng các gạch nối. Qua so sánh trẻ thấy rõ nhóm đồ vật nào nhiều hơn hay ít hơn, từ đó trẻ sẽ so sánh các con số với nhau để thấy số nào lớn hơn, nhỏ hơn.
Trong quá trình dạy trẻ giáo cần yêu cầu và hướng dẫn trẻ tự tìm kiếm được tất cả các cách chia một nhóm đối tượng thành hai nhóm
Ví dụ: Chia một nhóm đối tượng thành 2 phần theo các cách: 9 - 1, 8 -2, và 7 -3. Ban đầu mỗi trẻ có thẻ thực hành chia theo cách mà trẻ thích, cô giáo có nhiệm vụ tổng kết lại tất cả những cách chia có thể thực hiện được với nhóm đồ vật đó một cách trực quan. Các bài luyện tập chia như vậy dành cho trẻ sẽ được phức tạp dần cùng với những điều kiện chia nhất định
Ví dụ: Chia hai phần sao cho số lượng đối tượng của hai phần bằng nhau hoặc chia sao cho số lượng của một phần nhiều hơn số đối tượng của phần kia
Trong qua trình dạy trẻ giáo viên cần chú ý rằng, các bài luyện tập trên nhằm mục đích dạy trẻ nhớ một cách mấy móc số này hay số khác được hình thành từ những con số nào, khi thao tác với các bài tập cụ thể và các con số, trẻ sẽ hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ giữa tổng thể, bộ phận. Bộ phận có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau, nhiều hay ít, to hay nhỏ, nhưng chúng luôn luôn nhỏ hơn tổng thể.
Đối với việc dạy trẻ mẫu giáo lớn phép đo lường có tác dụng phát triển sự tri giác kích thước các vật của trẻ và làm cho nó trở nên chính xác hơn. Trong quá trình học trẻ học được cách phân biệt vật để đo, vật làm từ thước đo và kết quả đo, trẻ được làm quen với các quy định của phép đo lường, thông qua số lượng các thước đo mà trẻ hình dung được kết quả đo. Vì vậy sự ước lượng kích thước các vật của trẻ được phát triển. Hơn nữa nhờ hoạt động đo mà biểu tượng về số lương và về các mối quan hệ giữa các số của trẻ được củng cố.
Để thấy sự cần thiết và vai trò của phép đo trong hoạt động thực tiễn của con người, cô giáo cần sử dụng các ví dụ lấy từ thực tiễn cuộc sống của con người để minh họa
Ví dụ: Mọi người đều phải đo khi mua quần áo , vải vócHoặc cô tạo ra những tình huống có vấn đề mà để giải quyết chúng con người phải sử dụng tới phép đo. Với mục đích dạy trẻ biện pháp đo, giáo viên cần chuẩn bị sẵn các vật để đo và các vật dùng làm thước đo.
Ví dụ: Trẻ đo chiều dài băng giấy hay chiều dài, chiều rộng, chiều cao của cái bànVới các vật dùng làm thước đo, nên sử dụng các vật tự nhiên như que, đoạn dây, miếng gỗ mỏng, băng giấy, bước chânViệc cho trẻ sử dụng các thước đo khác nhau trong các bài luyện tập phong phú có tác dụng giúp trẻ hiểu tính ước lệ của các thước đo và hình thành kỹ năng đo bền vững cho trẻ.
Khi dạy phép đo giáo viên cần chọn thước đo sao cho kết quả đo là số nguyên và không quá lớn, hơn nữa cô cần chuẩn bị đủ thước đo cho tất cả trẻ và đều giống nhau. Cần dạy trẻ các biện pháp, quy định về trình tự đo sau:
Đặt một đầu của thước đo trùng với một đầu của đối tượng cần đo, chiều dài thước đo đặt sát cạnh chiều dài của đối tượng cần đo. Cuối mỗi thước đo trẻ dùng phấn, bút chì gạch sát vào đầu kia của thước đo để đánh dấu.
Khi đo chiều dài vật, trẻ bắt đầu đo từ trái sang phải, khi đo chiều rộng và chiều cao của vật trẻ đo từ dưới lên trên.
Sau mỗi lần đo trẻ đặt thước đo vào đúng vạch đánh dấu của lần đo trước để đo tiếp, cứ như vậy cho tới hết chiều dài của đối tượng cần đo.
Trẻ đếm số đoạn đã đánh dấu để biết kết quả đo, trẻ cần ghi nhớ và nói chính xác kết quả đo, như: “Chiều dài băng giấy đỏ bằng 8 lần chiều dài que gỗ”.
Trong quá trình dạy trẻ đo lường độ dài của các đối tượng, giáo viên cần nhấn mạnh đối tượng đo cho trẻ bằng câu hỏi “ cháu đo cái gì ?(cháu đo chiều dài cái bàn) phương tiện đo “cháu dùng gì để đo”( đo bằng chiều dài que gỗ) và kết quả đo” cái bàn có chiều dài như thế nào ?” khi nói kết quả đo trẻ cần gắn số kết quả với tên gọi thước đo( chiều dài của cái bàn bằng 8 lần chiều dài của que gỗ).
Việc tiến hành dạy trẻ phép đo lường được tiến hành trên tiết học toán với cả lớp, với từng nhóm trẻ hoặc cá nhân trẻ, phụ thuộc vào mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng đo lường của trẻ.
        Định hướng trong không gian là cách xác định vị  trí phía trước- phía sau; phía trên – phía dưới; phía phải – phía trái của bản thân so với các đối tượng khác. Do vậy khi dạy trẻ xác định phía trước- phía sau, phía trên – phía dưới của bản thân trẻ việc chủ yếu cần làm là dựa vào kinh nghiệm của trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần tạo mọi cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và tự rút ra kinh nghiệm của bản thân.
         Ví dụ : Muốn dạy trẻ xác định các phía khác giáo viên sẽ dấu đồ vật ở từng phía  và cho trẻ tự trải nghiệm và suy nghĩ. Cô giáo vừa hướng dẫn vừa gợi hỏi trẻ để kích thích trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
          Bên cạnh đó giáo viên nên tận dụng  những thói quen sử dụng tay trái – tay phải trong công việc hàng ngày để dạy trẻ  xác định phía phải – phía trái của bản thân trẻ.
      Ví dụ: Chủ đề “Bản thân” tôi gợi ý cho giáo viên nên cho trẻ chơi trò chơi làm động tác mô  phỏng các hành động như: đánh răng, xúc cơm ăn, .Khi trẻ làm động tác mô phỏng hành động đang đánh răng cô giáo hỏi: Con đang cầm bàn chải bằng tay nào? Con dùng tay nào cầm ca nước? Tay trái ngoài việc cầm ca nước còn dùng để làm những việc gì? (cầm bát, giữ vở). Tay phải ngoài cầm bàn chải khi đánh răng còn dùng để làm những việc gì? (cầm thìa, cầm bút).Tay cầm bát của con đâu? Đó là tay gì?
          Bằng những hành động cụ thể như vậy trẻ sẽ dễ nhớ và nhớ sẽ lâu hơn, đồng thời hoạt động cũng nhẹ nhàng và trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Với hoạt động  này tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm thực tế để trẻ có những định hướng đúng trong không gian. Bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho trẻ định hướng các phía bằng hình ảnh những con vật gần gũi bằng nhựa, bằng bôngkích thích hứng thú của trẻ và kể bằng những câu chuyện.
	Ví dụ: Với đề tài “ Xác định vị trí phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của đối tượng khác” tôi hướng dẫn giáo viên lên tiết dạy bằng cách dẫn dắt vào chương trình “ Hành khách cuối cùng” trên đường đến tham gia chương trình phải đi qua một cái cầu. Khi chạy trên cầu có xe cảnh đi giữa, phía trước xe cảnh sát có xe máy, phía sau xe cảnh sát có xe khách, phía dưới cầu có xe đạp và phía trên xe cảnh có còi tín hiệu. Sau đó cho trẻ xác định vị trí các phía. Sang phần trò chơi động tôi hướng dẫn giáo viên gắn phương tiện về các phía so với đối tượng là xe ô tô. Đối với trò chơi tĩnh thì tô màu các phương tiện theo yêu cầu, một đội thì tô phương tiện phía trước, một đội tô phương tiện phía sau.
 Biện pháp 5: Hướng dẫn giáo viên lên tiết dạy làm sao vừa phát huy tính tích cực, dạy học vừa sức, và đảm bảo tính khoa học.
* Phát huy tính tích cực cho trẻ 
Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ và tự hành động, thậm chí còn để trẻ tự suy nghĩ cả bài mới là biện pháp kích thích gợi mở hướng dẫn để trẻ hoạt động tích cực 
Ví dụ: Khi trẻ bắt đầu hoạt động đếm đến 8 nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8 thì giáo viên cần dạy trẻ tự tìm, tự đếm, tự xếp theo yêu cầu của cô, trẻ biết tự nhận xét nhóm đồ dùng đồ chơi đó có số lượng là 8, và để tương ứng với nhóm đồ dùng đó trẻ tự tìm số 8 gắn vào hoặc cô cho trẻ chọn đối tượng để tương ứng với số 8. Nhưng trên các tiết học tiếp theo sau khi trẻ đếm đến 8 nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8, trẻ được học thêm bớt trong phạm vi 8. Cô giáo có thể thiết kế tiết dạy thông qua các trò chơi để gây hứng thú ở trẻ và giúp trẻ nhớ lâu và quan trọng trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Ví dụ: Thiết kế bài dạy của cô trên giáo án điện tử, nếu sử dụng đồ dùng trực quan thì đồ dùng cần đẹp ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ đề, còn phần thực hành của trẻ nên sử dụng thông qua trò chơi, luyện tập cá nhân cho trẻ chơi “Ai nhanh hơn” “Ai tinh mắt” cô gọi 2 trẻ lên chơi cho trẻ tìm thêm con vật và đem nó về đúng với mô

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN thuy (2015 - 2016).doc