* Mục tiêu: Khuyến khích học sinh chia sẻ kinh nghiệm từ ý kiến cá nhân; Tập trung, giao tiếp và lắng nghe nhau; Hiểu biết nhiều hơn về cách tạo sản phẩm và chủ đề màu sắc, đường nét.
* Cách thực hiện: Giáo viên lựa chọn hình thức cho học sinh thảo luận, tìm hiểu cách thể hiện chủ đề.
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên.
- Thực hiện quy trình này cần linh hoạt và sáng tạo với nhiều chất liệu màu, kích cỡ giấy, theo điều kiện của trường, địa phương mình.
- Trong quá trình vẽ giáo viên hướng dẫn học sinh hãy để cho mình một tinh thần thoải mái
* Kết quả: Cuối hoạt động này học sinh có khả năng:
- Chọn được sản phẩm trên nhiều chất liệu khác nhau sáng tác câu chuyện liên quan đến phần nội dung đã lựa chọn. Thuyết trình bức tranh đã chọn và kể câu chuyện sáng tác cho cả lớp.
- Ở hoạt động này học sinh được hình thành khả năng tưởng tượng phong phú và phát huy năng lực sáng tạo.
Hoạt động 3: Học sinh làm các sản phẩm từ chủ đề ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, hoạt động thực hành
* Mục tiêu: Khuyến khích học sinh xây dựng ý tưởng từ các chất liệu và phương pháp khác nhau, lựa chọn để tạo ra một bức tranh theo tưởng tượng về ngày Tết, lễ hội, mùa xuân. Gợi mở và hỗ trợ học sinh thực hiện theo đúng mục tiêu.
* Cách thực hiện: Giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm tạo sản phẩm của mình với các câu hỏi mang tính chất gợi mở để học sinh chủ động, sáng tạo theo ý thích và khả năng riêng.
Học sinh tự làm các sản phẩm của riêng mình một cách sáng tạo. Các em sẽ biết tạo ra những sản phẩm những hình ảnh đẹp về ngày tết về lễ hội và mùa xuân tùy vào khả năng của các nhóm và của từng học sinh. Giáo viên sẽ hỗ trợ các em trong suốt quy trình này.
t triển được năng lực phân tích, diễn giải và năng lực giao tiếp đánh giá. Cùng với việc phát triển các kĩ năng nói trên ngoài ra các em còn phát triển các giác quan, các kĩ năng khác như kĩ năng sống, các năng lực hợp tác, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự học và tự đánh giá. 3. Tạo môi trường, hoạt động học tập phù hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Môi trường học tập là điều kiện quan trọng trong việc phát triển năng lực học sinh. Môi trường học tập thoải mái và thú vị hỗ trợ rất nhiều cho quá trình dạy và học. Đó là môi trường có các hoạt động và nội dung phù hợp, ý nghĩa với học sinh, giúp các em hiểu hơn về mục đích học tập. Môi trường học tập an toàn mang lại cảm giác thoải mái cho học sinh về tinh thần. Điều đó thể hiện qua việc bố trí bàn ghế trong lớp; qua việc trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian trong lớp học. Tùy theo điều kiện của từng trường mà giáo viên và học sinh có cách thiết kế môi trường học tập khác nhau; đảm bảo sự thoải mái về tinh thần cho học sinh, không căng thẳng, không nặng nề. Trong môi trường như thế, học sinh có cảm giác an toàn và nhận được sự quan tâm từ thầy cô. Cảm giác thoải mái là dấu hiệu thể hiện sự phát triển tâm lí tốt và nó tồn tại khi học sinh tự tin vào bản thân. Bên cạnh đó, hiệu quả học tập của HS cũng được tăng lên khi có một cộng đồng học tập gắn bó, quan tâm và chia sẻ với nhau. Sự quan tâm chia sẻ đó là nền tảng cho cảm giác thoải mái của học sinh. Nội dung hoạt động môn Mĩ thuật rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thẩm mĩ.Điều này giúp cho giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng thuận lợi hơn. Giáo viên chú ý thiết kế các nhiệm vụ, hoạt động học tập mĩ thuật phải phù hợp với mức độ phát triển của học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, tạo điều kiện cho học sinh khám phá khả năng biểu đạt bằng nhiều phương tiện khác nhau và thưởng thức niềm vui sáng tạo. Cụ thể, các hoạt động của các quy trình cần chú ý đến trình độ phát triển giữa các đối tượng học sinh khác nhau; quan tâm đến sự khác biệt về nhịp độ học tập, về khả năng sáng tạo của mỗi học sinh. Các quy trình học tập Mĩ thuật phải hấp dẫn và mang tính giáo dục cao để truyền cảm hứng cho học sinh thông qua môi trường học tập thoải mái. Trong giáo dục mĩ thuật, không có câu trả lời đúng hay sai cũng như không có giới hạn về câu trả lời. Giáo viên hướng dẫn học sinh phát triển sáng tạo trong quá trình học với những câu hỏi chủ chốt như: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao? giúp người học vận dụng ngôn ngữ Mĩ thuật để diễn đạt trải nghiệm và thái độ của bản thân. Giáo viên luôn quan sát để tìm ra phong cách học cũng như sở thích học tập của từng học sinh; thêm hiểu về ước muốn, ý tưởng và cả những lo lắng của các em từ đó có những hỗ trợ kịp thời và phù hợp từng cá nhân trong các quy trình. 4. Chuẩn bị thiết bị đồ dùng trước khi giảng dạy. 4.1. Mục đích: Thiết bị và đồ dùng dạy học là phương tiện vật chất để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học giúp cho giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy và học, thiết bị dạy học cũng tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh phát huy tính cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo trong tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đồ dùng dạy học đẹp chính là sự khơi dậy nguồn cảm xúc của học sinh, hứng thú của học sinh đối với bài học. Ngoài ra nó còn là phương tiện truyền tải kiến thức tới học sinh một cách hệ thống và toàn diện. Với quy trình tạo hình ba chiều- tiếp cận theo chủ đề nói riêng và các quy trình dạy học theo phương pháp (phương pháp Đan Mạch) nói chung là một phương pháp dạy học mới nên gần như trang thiết bị phương tiện phục vụ cho giờ học là không có vì vậy khi giảng dạy giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Vậy làm sao để học sinh hứng thú trải nghiệm với quy trình này, trải nghiệm với quy trình tạo hình ba chiều và tiếp cận theo chủ đề? Làm sao để học sinh không cảm thấy tiết học này khô khan và nhàm chán? Đó chính là sự chuẩn bị, nghiên cứu chu đáo của giáo viên, là sự vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lí và hiệu quả. 4.2. Cách thực hiện - Giáo viên sưu tầm tranh ảnh có trên mạng internet, tranh ảnh có trong tài liệu dạy học dành cho giáo viên tiểu học in ấn làm đồ dùng trực quan cho các tiết dạy. - Giáo viên tự trải nghiệm quy trình bài học lấy sản phẩm làm đồ dùng trực quan minh họa. - GV sử dụng sản phẩm của học sinh làm đồ dùng. - Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Phát huy được hiệu quả trong giảng dạy chính là sử dụng công nghệ thông tin thông qua những bản trình diễn điện tử hay còn gọi là “Giáo án điện tử”. Chính vì vậy với công nghệ thông tin với các phần mềm đa dạng có thể giúp cho người giáo viên phóng to được những hình ảnh trong quy trình bài học. Phân tích, nhận xét được từng hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm qua đó nêu bật được chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm, thu hút lôi cuốn học sinh vào tiết học. Ngoài ra với nhiều tính năng đa dạng mà người giáo viên có thể vận dụng linh hoạt vào từng nội dung bài cụ thể để đạt hiệu quả tốt nhất cho tiết dạy của mình. Đồng thời với những hiệu ứng đẹp mắt, với nội dung kiến thức được hiển thị cụ thể khiến học sinh thích thú và chủ động tiếp nhận kiến thức. Dạy bằng công nghệ thông tin, giúp giáo viên đỡ vất vả với những tập tranh ảnh trực quan lỉnh kỉnh mà đôi khi còn không mang lại hiệu quả như: Tranh quá nhỏ (Phóng được to), tranh khó sưu tầm... Một số bài dạy của giáo viên được thay đổi thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin, điều đó khiến học sinh vô cùng thích thú. Ví dụ: Tìm hiểu về thiên nhiên về các lễ hội ở bài dạy “Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân”. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, chụp được những tư liệu, tải được trên mạng Internet video, clip về khung cảnh lễ hội, các hình ảnh trong thiên nhiên cây hoa đào, hoa mai ... tác động của thiên nhiên với con người. Học sinh được trải nghiệm thực tế thông qua các đoạn video, clip ngắn thực sự sống động về một số nội dung như: khung cảnh mùa xuân như thế nào? con người trong lễ hội ăn mặc ra sao?... từ đó học sinh dễ liên tưởng các hình ảnh có trong bức tranh vẽ của nhóm mình. Các hình ảnh của chủ đề ngày Tết, lễ hội và mùa xuân Khi gợi ý để học sinh khai thác, tìm hiểu cách vẽ qua các bản chiếu giáo viên cần phóng to hình ảnh học sinh quan sát và nhận biết tốt hơn. Sau khi kết thúc bài học giáo viên tổng hợp kiến thức cho học sinh bằng sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy giúp cho các em ghi nhớ và khắc sâu kiến thức. Về phía học sinh, giáo viên yêu cầu các em phải có sự chuẩn bị đầy đủ, sách vở giấy vẽ, màu vẽ, chì, tẩy..., những đồ dùng học tập cần thiết, ngoài ra động viên các em nên tìm hiểu và quan sát tham khảo trên thực tế về chủ đề mà mình sẽ thể hiện trước khi làm bài. 5. Tổ chức các hoạt động học tập đa dạng tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh. Các hoạt động học tập cần được tổ chức đa dạng và phong phú. Hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động hợp tác trong mối quan hệ tương tác giữa thầy - trò, trò - trò trong môi trường học tập thân thiện, an toàn. Người học là chủ thể của hoạt động, được tạo điều kiện để chủ động khám phá, tìm kiếm kiến thức thông qua những tình huống, những nhiệm vụ thực tiễn cụ thể, đa dạng và sinh động. Thay cho học thiên về lý thuyết, người học được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm”, kiến thức sẽ được khắc sâu và bền vững. Nhờ các tổ chức đa dạng phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng. Giáo viên nên tích hợp các hoạt động học mà chơi, chơi mà học (các trò chơi học tập) nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Thực tiễn dạy học tập trung vào người học cho thấy, việc thay đổi linh hoạt hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển năng lực cá nhân, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung học tập thể hiện mối quan tâm của học sinh với thế giới thực tế xung quanh. Giáo dục mĩ thuật cần bám sát các vấn đề của thực tiễn, học sinh áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề của thực tiễn thay cho việc nhồi nhét thông tin. Đó chính là quá trình giúp học sinh nhận thức, hiểu và vận dụng kiến thức mĩ thuật vào thực tiễn cuộc sống. Dạy học dựa trên trải nghiệm thực tế luôn mang lại cảm hứng và lôi cuốn học sinh. Dạy học chú trọng đến sự quan tâm của học sinh và nhu cầu lợi ích của xã hội nhằm phát huy cao độ, tính tích cực, tự lực, rèn luyện cho học sinh cách làm việc độc lập, phát triển tư duy sáng tạo. Giáo viên nên đưa vào các quy trình dạy học mĩ thuật những hoạt động giúp học sinh tư duy như: tổ chức tham quan; kể chuyện mĩ thuật, mời khách mời đến chia sẻ những trải nghiệm của họ về chủ đề liên quan Mỗi hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức đa dạng phong phú. Giáo viên nên tận dụng mọi cơ hội để học sinh được tiếp xúc với vật thực, sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn: trình chiếu, video, tranh ảnh để đưa học sinh tiếp cận với thực tế; có thể giao những nhiệm vụ vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế, thậm chí khai thác các đề tài vượt ra ngoài giới hạn của môn học. Bên cạnh hoạt động có tính tích hợp với năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân để phát triển năng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân. * Sản phẩm sáng tạo của học sinh được ứng dụng trong trang trí lớp học. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động học tập, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫ
Tài liệu đính kèm: