Đề tài Hướng dẫn học sinh giải toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó” lớp 4 đối với học sinh dân tộc thiểu số

Đề tài Hướng dẫn học sinh giải toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó” lớp 4 đối với học sinh dân tộc thiểu số

Để thực hiện công tác Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn dạng Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó lớp 4 đối với học sinh DTTS có hiệu quả, mỗi giáo viên cần phải tìm tòi biện pháp phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất, cụ thể :

 - Phải nghiên cứu kĩ bài dạy. Xác định rõ kiến thức trọng tâm của mỗi bài học. Phải có đồ dùng trực quan (sơ đồ, hình vẽ, ) để giúp học sinh dễ hiểu, dễ lĩnh hội kiến thức. Cuối bài học, phải nhấn mạnh, kắc sâu những kiến thức cơ bản, trọng tâm cần ghi nhớ.

 - Sử dụng biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS. Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề toán, nhận biết được cái đã cho và cái phải tìm, mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài để từ đó học sinh có thể tự tóm tắt được bài toán theo sơ đồ, hình vẽ,

- Thường xuyên kiểm tra việc nắm các bước giải toán có lời văn của học sinh để củng cố khắc sâu cho các em kiến thức ở các giờ luyện tập, thi giải toán nhanh trong giờ sinh hoạt vui chơi. Thấy rõ hơn nhu cầu hứng thú của học sinh đối với nội dung môn Toán cũng như ứng dụng và mối liên hệ giữa Tiếng Việt và Toán.

- Trong quá trình giảng dạy cần phải phối hợp sử dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo.

 - Phần luyện tập củng cố : Sau khi học xong, thường cho học sinh một số bài toán theo mức độ khó dần, chỉ yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ (đối với học sinh trung bình, yếu), hoặc trình bày lời giải (đối với học sinh khá, giỏi).

Tóm lại, việc hướng dẫn học sinh yếu lớp 4 giải toán có lời văn dạng “Tổng - Tỉ” đòi hỏi người giáo viên phải hết lòng tận tụy với học sinh, phải chịu khó, kiên trì nghiên cứu tài liệu thì dạy mới có hiệu quả cao.

Qua nhiều năm dạy lớp 4 ở đơn vị cũ và hai năm dạy Toán lớp 4 ở trường TH Võ Thị Sáu, với những biện pháp nêu trên, tôi thấy số lượng học sinh gặp khó khăn, lúng túng trong việc giải dạng toán “Tổng - Tỉ” đã giảm dần theo từng năm nhờ những giải pháp mà tôi đã trình bày ở trên.

 

doc 19 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2954Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh giải toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó” lớp 4 đối với học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm học 2013 – 2014 đến năm học 2014 – 2015.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thống kê.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
Trong hoạt động dạy và học thì không thể không nói đến phương pháp dạy và phương pháp học, hai hoạt động này diễn ra song song với nhau. Nếu chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức cho học sinh mà không chú ý đến việc tiếp thu và hình thành kĩ năng, kĩ xảo như thế nào thì quá trình dạy học sẽ không mang lại kết quả cao. Đối với môn Toán là môn học tự nhiên nhưng rất trừu tượng, đa dạng và logic, hoàn toàn gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, nếu học sinh không có phương pháp học đúng sẽ không nắm được kiến thức cơ bản về Toán học và đối với các môn học khác nhận thức sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Môn Toán là môn học quan trọng trong tất cả các môn học, nó là chìa khoá để mở ra các môn học khác, đồng thời nó có khả năng phát triển tư duy logic, phát triển trí tuệ cần thiết giúp con người vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Trong giờ Toán, bên cạnh việc tìm tòi và sáng tạo phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu bài học và đối tượng học sinh, mỗi giáo viên cần phải giúp các em có phương pháp lĩnh hội tri thức Toán học, học sinh có phương pháp học toán phù hợp với từng dạng bài Toán thì việc học mới đạt kết quả cao, từ đó khuyến khích tinh thần học tập của các em cao hơn.
II.2. Thực trạng
 	a. Thuận lợi, khó khăn
 	* Thuận lợi : 
 + Nhà trường :
 - Nhà trường, tổ chuyên môn thường mở các chuyên đề để giáo viên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong chuyên môn.
 - Giáo viên tích cực học hỏi, nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết về chuyên môn để cùng nhau tiến bộ.
 - Lãnh đạo nhà trường năng động, nhiệt tình, luôn tư vấn cho giáo viên những phương pháp dạy học tích cực. 
 + Học sinh: 
 - Các em học sinh có đủ SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập phục vụ cho môn học. 
 - Đa số học sinh ham học hỏi, ham tìm tòi khám phá cái mới.
 - Một số CMHS luôn quan tâm đến việc học của con em mình.
* Khó khăn :
 + Giáo viên : 
 - Một số giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn.
 - Không sử dụng đồ dùng trực quan (sơ đồ, vẽ hình, tóm tắt,)hoặc sử dụng không hiệu quả.
 - Đôi khi vận dụng phương pháp chưa nhịp nhàng, chưa linh hoạt với từng đối tượng học sinh; hình thức tổ chức dạy học chưa gây hứng thú cho học sinh.
 - Giáo viên cũng còn hạn chế và ít có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ thông tin để tìm tòi thêm tư liệu giảng dạy.
 + Học sinh : 
 - Đa số học sinh yếu về phần Tiếng Việt mà dạng toán này lại có lời văn nên học sinh rất khó xác định thông tin chính trong bài toán.	
 - Chương trình toán lớp 4 có nhiều dạng toán khó, lời văn khó hiểu. Dạng toán “ Tổng – Tỉ” được phân phối trong chương trình còn ít tiết, lại cách quãng (Học sinh bắt đầu làm quen dạng “Tổng – Tỉ” ở bài đầu tiên, tiếp theo là tiết Luyện tập đến Luyện tập chung rồi sau đó gần cuối năm học mới ôn tập lại)
 - Lứa tuổi của các em mau quên, dễ nhầm lẫn giữa cách giải của dạng toán này với cách giải của dạng toán khác.
 - Từ việc dạy theo kiểu áp đặt của thầy và học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động các quy tắc, các công thức,học sinh nắm kiến thức không vững, không sâu, không hiểu được bản chất của vấn đề, chỉ biết áp dụng rập khuôn, máy móc. Do đó, những bài toán có cấu trúc hơi khác một chút là học sinh làm sai hoặc không làm được bài. Mặt khác, các dạng toán điển hình trong chương trình cung cấp khá gần nhau nên học sinh dễ nhầm lẫn hoặc khó phân biệt.
 - Dạng toán “Tổng - Tỉ” đòi hỏi phải có thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh,), trong khi đó học sinh chỉ biết làm theo, nói theo giáo viên hoặc làm theo các bài mẫu trong sách, do đó học sinh không có điều kiện bộc lộ và phát triển đầy đủ khả năng của mình.
 - Kĩ năng đọc đề toán, tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. 
 - Kĩ năng nhận dạng bài toán và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời văn còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng toán.
 - Tư duy của các em chủ yếu dựa vào đặc điểm trực quan. Nhưng có những bài toán có lời văn lại cần nhiều đến tư duy trừu tượng nên học sinh lúng túng, gặp nhiều khó khăn, thậm chí không làm được các dạng toán điển hình.
 - Một số em chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia vào giờ học nên chưa hiểu bài dẫn đến không làm được bài.
 Theo thống kê lớp 4 tôi tham gia dạy của những năm học gần đây cho thấy học sinh còn nhầm lẫn dạng toán “Tổng - Tỉ” với các dạng toán điển hình khác dẫn đến giải sai bài toán. Khi dạy dạng toán này ở những bài đầu tiên của HKII:
HKII Năm học
Lớp
TSHS
DTTS
Vẽ sơ đồ
Đặt lời giải và đáp số
Thực hiện phép tính
Đúng
Sai
Đạt
Chưa đạt
Đúng
Sai
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
2013-2014
4A
28
27
11
39,3
17
60,7
8
28,6
20
71.4
13
46,4
15
53,6
4B
26
26
10
38,5
16
61,5
7
26,9
19
73,1
12
46,2
14
53,8
2014-2015
4A
24
24
15
62,5
9
37,5
12
50,0
12
50,0
14
58,3
10
41,7
4B
25
25
16
64,0
9
36,0
12
48,0
13
52,0
14
56,0
11
44,0
b. Thành công, hạn chế.
 	* Thành công : 
 	 Khi vận dụng đề tài này, tôi thấy hiệu quả là học sinh có kĩ năng nhận dạng toán, sử dụng thành thạo và vận dụng một cách linh hoạt các công thức trong giải toán, biết xác định, phân biệt được các dạng toán có lời văn.
 	* Hạn chế : 
 - Đa số các em còn yếu môn Tiếng Việt nên viết lời giải chưa đúng.
 - Một số em tiếp thu bài chậm, lại mau quên.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh : 
 Đề tài đã giúp học sinh và giáo viên có kĩ năng phân tích đề bài để nhận đúng dạng toán “Tổng - Tỉ” .
 * Mặt yếu :
 Kỹ năng phân tích đề bài và nhận dạng toán qua khó cho học sinh học yếu môn Tiếng Việt. Do đó giáo viên khá vất vả và mất nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp dạy cũng như trong quá trình dạy đối tượng học sinh yếu kém.
¸ng kiÕn kinh nghiÖm Ngêi thùc hiÖn : 
NguyÔn H÷u Thuû
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động đến việc thực hiện đề tài
 - Nhiều giáo viên vẫn áp dụng cách dạy cũ.
 - Một số học sinh còn thụ động, chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ và làm theo mẫu.
 - Do nhầm lẫn trong thực hiện phép tính.
 - Do kĩ năng nhận dạng toán, kỹ năng phân tích tóm tắt và giải các bài toán có lời văn của các em còn nhiều hạn chế.
 - Một số em còn mải chơi, chưa chăm chỉ học tập, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ chưa quan tâm,
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 + Về phía giáo viên : 
Đa số giáo viên rất ngại dạy dạng toán này một cách chu đáo cho mọi đối tượng học sinh bởi dạng toán có lời văn khá ẩn ý. Giáo viên chưa coi trọng việc hướng dẫn tổ chức học sinh biết cách tìm hiểu phân tích, tổng hợp bài toán, bỏ qua bước phân tích bài toán khi hướng dẫn học sinh thực hành giải toán, thường là cho học sinh đọc đề toán, cho học sinh xác định điều kiện cho biết và yêu cẩu cần tìm sau đó cho học sinh giải. Giáo viên đã bỏ qua bước quan trọng nhất để hướng dẫn học sinh cách giải bài toán chính xác đúng với yêu cầu đặt ra là phân tích bài toán để tìm ra mối liên quan giữa cái đã cho và cái cần tìm, xác định được dạng toán.
 Mặt khác, trong thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều giáo viên vẫn còn áp dụng cách dạy cũ. Như vậy cả giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào tài liệu sẵn có. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên lên lớp không sử dụng đồ dùng trực quan (sơ đồ, vẽ hình, tóm tắt,). Khả năng hướng dẫn học sinh giải toán còn hạn chế làm cho các em tiếp thu kiến thức rất khó khăn.
 + Về phía học sinh : 
Nhiều học sinh yếu về kĩ năng phân tích đề bài, nhầm lẫn trong thực hiện phép tính, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do kĩ năng nhận dạng toán, kỹ năng phân tích tóm và giải các bài toán có lời văn của các em còn nhiều hạn chế. Phân tích tóm tắt bài toán chính là phản ánh sự hiểu bài và làm bài của các em. Em nào tóm tắt được bài toán thì khả năng làm bài giải đúng sẽ cao hơn. 
 Một số học sinh còn thụ động, chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ và làm theo mẫu. Chính vì vậy, kiến thức của các em còn hời hợt, nhớ không lâu, đến khi gặp bài toán khác bài mẫu một chút là lúng túng không giải được. Đặc biệt, ở lớp 4, học sinh mới làm quen với dạng toán “Tổng - Tỉ”, các em phải nắm được dạng toán, quy tắc, cách giải thì mới làm được bài.
 Một số em còn mải chơi, chưa chăm chỉ học tập, không thích tìm hiểu, khám phá.
 + Về phía cha mẹ học sinh : 
Một số cha mẹ học sinh chỉ quan tâm đến dấu hiệu bên ngoài của việc học tập đó là chỉ cần biết tính toán là được. Bên cạnh đó, phần đa hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn, cha mẹ học sinh chỉ chăm lo kinh tế mà chưa thực sự quan tâm tới việc học tập và giúp đỡ các em tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, khó khăn trong học tập khiến các em bỡ ngỡ khi làm bài, đặc biệt là giải toán có lời văn, dẫn đến sự chán nản, thiếu tự tin, từ đó tạo nên những lỗ hỗng kiến thức trong học tập của các em.
 II.3. Giải pháp, biện pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giúp giáo viên có kĩ năng hướng dẫn học sinh phân tích đề toán và xác định đúng được dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”. Đồng thời biết dựa vào thông tin chính để thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán, nắm vững cách tóm tắt đề, trình bày lời giải, từ đó nâng cao chất lượng học sinh đối với môn toán nói riêng và chất lượng toàn diện nói chung.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 Biện pháp 1 : Khắc sâu lí thuyết
Tôi cho học sinh xác định đặc điểm ngôn ngữ của tỉ số (còn tổng số các em đã thành thạo ở dạng Tổng – Hiệu). Khi bài toán có cụm từ gấp a lần hoặc kém a lần, a ở đây là số cụ thể : ví dụ 2, 3, 4  thì học sinh biết đó là tỉ số ở dạng số tự nhiên, và gặp bài có cụm từ “bằng a/b” thì gần 100% học sinh kết luận là tỉ số ở dạng phân số (a/b là phân số cụ thể ví dụ : , , , )
Từ chỗ hiểu thấu đáo ngôn ngữ, lời văn của dạng toán điển hình trên, 80% - 90% học sinh DTTS cũng đã xác định dễ dàng dạng toán Tổng - Tỉ.
Trên cơ sở đã nhận dạng toán chính xác, các em cũng dễ dàng thiết lập sơ đồ bằng đoạn thẳng theo đặc trưng của dạng bài và cũng dựa vào sơ đồ bằng đoạn thẳng các em sẽ đi giải bài toán đúng hướng. Đặc biệt, với bài toán dạng Tổng - Tỉ mà khi gặp tỉ số dạng , ,  (tử > 1) thì trên sơ đồ trực quan đã lập, học sinh sẽ tính chính xác số bé, số lớn (nếu em nào sai tôi gọi lên và hỏi : “số bé gồm có mấy phần ? (2, 3  phần) thì em phải lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé” và từ đó suy ra cách tìm số lớn theo từng dạng. Ví dụ như toán tổng- tỉ thì số lớn bằng tổng trừ số bé, hoặc giá trị một phần nhân với số phần của số lớn. 
Trước khi giải bài toán dạng Tổng - Tỉ, tôi yêu cần học sinh nhắc lại các bước để giải dạng toán Tổng - Tỉ. Các bước đó là :
1. Vẽ sơ đồ
2. Tìm Tổng số phần bằng nhau (Tổng số phần bằng nhau = Số phần của số lớn + số phần của số bé)
3. Tìm số bé (Số bé= Tổng : Tổng số phần x số phần của số bé(trên sơ đồ))
Tìm số lớn (Số lớn = Tổng - số bé hoặc (Tổng : tổng số phần) x số phần của số lớn)
 Ví dụ 1 : Lớp 4A có 35 học sinh, trong đó số học sinh nam bằng số học sinh nữ. Tìm số học sinh nam, số học sinh nữ?
Để khắc sâu lí thuyết cho các em, tôi đã tổ chức cho các em tự chất vấn với nhau nhằm tăng cường tiếng Việt cho các em, cụ thể là học sinh năng khiếu đặt câu hỏi gợi mở cho học sinh khó khăn trong học tập.
 + Để giải một bài toán dạng Tổng - Tỉ, ta thực hiện mấy bước ?(4 bước)
 + Đó là những bước nào ?
 . Bước 1 : Vẽ sơ đồ.
 . Bước 2 : Tìm tổng số phần bằng nhau
 . Bước 2 : Tìm số bé (hoặc tìm số lớn)
 . Bước 3 : Tìm số lớn (hoặc số bé).
 Biện pháp 2 . Hướng dẫn học sinh phân tích đề
Khi thực hiện việc hướng dẫn học sinh phân tích đề, tôi hướng dẫn hai cách phân tích, cách 1: từ phân tích đến tổng hợp, cách 2 : từ tổng hợp đến phân tích (hay còn gọi cho dễ hiểu là phân tích xuôi và phân tích ngược). 
Trở lại ví dụ 1, tôi hướng dẫn học sinh phân tích như sau :
*Cách 1 : Từ phân tích đến tổng hợp (phân tích xuôi)
Tôi yêu cầu nhiều học sinh đọc lại đề toán, đọc kĩ và trả lời :
 + Bài toán này cho biết gì ? (Lớp 4A có 35 học sinh, trong đó số học sinh nam bằng số học sinh nữ)
 + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? (Tìm số học sinh nam, số học sinh nữ)
 + Bài toán này thuộc dạng toán gì ? (Tổng - Tỉ)
 + Tổng là bao nhiêu ? (35)
 + Tỉ là bao nhiêu ? ()
 + Tỉ số cho ta biết điều gì ? (Số học sinh nam bằng số học sinh nữ, tức là tỉ số giữa số học sinh nam và số học sinh nữ là )
 + Số học sinh nam là mấy phần ?(2 phần)
 + 2 phần được xem là số nào? (số bé)
 + Số học sinh nữ là mấy phần ? (3 phần)
 + 3 phần được xem là số nào? (số lớn)
 + Muốn tìm Tổng số phần bằng nhau, ta làm thế nào ?(Lấy số phần của số học sinh nữ cộng với số phần của số học sinh nam)
 + Muốn tìm số học sinh nam, ta làm thế nào ? (Lấy tổng chia cho Tổng số phần nhân với số phần của số học sinh nam )
 + Muốn tìm số học sinh nữ, ta làm thế nào ? ( Cách 1 : Lấy tổng trừ đi số học sinh nam. Cách 2 : Lấy tổng chia cho Tổng số phần nhân với số phần của số học sinh nữ).
 * Cách 2 : Từ tổng hợp đến phân tích (phân tích ngược)
Tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề toán và trả lời :
 + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? (Tìm số học sinh nam, số học sinh nữ)
 + Muốn tìm số học sinh nam, ta làm thế nào ? (Lấy tổng chia cho Tổng số phần nhân với số phần của số học sinh nam )
 + Số học sinh nam là mấy phần ?(2 phần)
 + Vì sao em biết ? ( vì tỉ số giữa số học sinh nam và số học sinh nữ là )
 + Muốn tìm số học sinh nữ, ta làm thế nào ? ( Cách 1 : Lấy tổng trừ đi số học sinh nam. Cách 2 : Lấy tổng chia cho Tổng số phần nhân với số phần của số học sinh nữ).
 + Số học sinh nữ là mấy phần ? (3 phần)
 + Muốn tìm Tổng số phần bằng nhau, ta làm thế nào ?(Lấy số phần của số học sinh nữ cộng với số phần của số học sinh nam)
 + Bài toán này thuộc dạng toán gì ? (Tổng - Tỉ)
 + Tổng là bao nhiêu ? (35)
 + Tỉ là bao nhiêu ? ()
 + .....
Như vậy, tôi đã hướng dẫn các em tìm mối quan hệ giữa các đại lượng, xác định được đâu là tổng, đâu là tỉ, đâu là số lớn và đâu là số bé. Thông thường, phân tích theo cách 1 học sinh dễ hiểu hơn. 
 Biện pháp 3 . Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ 
 Đối với học sinh Tiểu học đi từ tư duy trực quan đến tư duy trừu tượng, vì vậy, tôi đã biến những cái trừu tượng thành cái trực quan cụ thể (sơ đồ, hình vẽ, tóm tắt,) học sinh dễ hiểu và dễ dàng tìm ra lời giải của bài toán. Với dạng toán Tổng - Tỉ, sơ đồ đoạn thẳng là một bước trong bài giải. Với tôi, sơ đồ đoạn thẳng gần như là đồ dùng trực quan để các em dễ hiểu nhất. Các em vẽ được sơ đồ sẽ là chính là thể hiện sự hiểu đề toán của các em. Sơ đồ đoạn thẳng ở dạng toán này chính là một phần của bải giải nên khi vẽ sơ đồ thì ta đặt sơ đồ dưới Bài giải.
 Tôi lấy lại ví dụ 1, để hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ, tôi đã hướng dẫn học sinh xem trong bài toán nói về hai đối tượng nào (học sinh nam và học sinh nữ).
 + Học sinh nam biểu thị mấy phần ? (2 phần)
 + Học sinh nữ biểu thị mấy phần ? (3 phần)
 + Khi vẽ, các phần đó phải như thế nào ? (bằng nhau)
 + Tổng của học sinh nam và học sinh nữ được biểu thị như thế nào? (tổng được ghi sau dấu ngoặc đứng móc sơ đồ của học sinh nam và học sinh nữ)
 + Đơn vị là gì ? (học sinh)
 + Đơn vị ghi như thế nào ? (ghi sau số tổng và sau dấu hỏi của sơ đồ)
Tôi hướng dẫn thêm : Vì bài toán yêu cầu tìm số học sinh nam và số học sinh nữ nên ta phải đặt dấu hỏi trên sơ đồ từng đối tượng.
Ta có sơ đồ :
Nam: 
Nam:
Nữ:
.
 Biện pháp 4. Hướng dẫn học sinh giải toán và trình bày bài giải
 Sau khi phân tích đề toán, vẽ sơ đồ, tôi yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ để đặt lời giải (Tôi hướng dẫn học sinh có thể tìm số học sinh nữ trước hoặc tìm số học sinh nam trước cũng được, đặc biệt tôi lưu ý với học sinh : Đối với dạng toán “Tổng (hiệu) - Tỉ” thì sơ đồ chính là một phần của bài giải nên ta phải đặt dưới chữ Bài giải.
Tôi đã hướng dẫn học sinh giải toán và trình bày như sau :
 + Dựa vào đâu để chúng ta đặt được lời giải ? (Dựa vào câu hỏi để đặt) 
 + Lời giải lùi vào mấy ô ? (lùi vào 2 ô)
 + Bài toán có mấy câu hỏi ? (2)
 + Hỏi về cái gì ? (Học sinh nam và học sinh nữ)
 + Khi tìm được số học sinh nam và số học sinh nữ rồi thì viết đáp số như thế nào ? (Viết 2 đáp số : số học sinh nam và số học sinh nữ )
 + Đáp số lùi vào mấy ô ? (lùi vào 2 ô so với lời giải)
Dựa vào hướng dẫn của tôi, học sinh có thể trình bày được một bài giải hoàn chỉnh theo nhiều cách khác nhau . Ví dụ :
. Trình bày theo cách 1 :
 Bài giải:
 Theo đề bài, ta có sơ đồ:
 Nam: 
 Nữ: 
 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là : 
 2 + 3 = 5 (phần)
 Số học sinh nam là: 
 35 : 5 x 2 = 14 (học sinh)
 Số học sinh nữ là: 
 35 – 14 = 21 (học sinh)
 Đáp số: 	Nam: 14 học sinh
 Nữ : 21 học sinh
. Trình bày theo cách 2 :
 Bài giải:
 Theo đề bài, ta có sơ đồ:
 Nam:
 Nữ: 
 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là : 
 2 + 3 = 5 (phần)
 Số học sinh nữ là: 
 35 : 5 x 3 = 21 (học sinh)
 Số học sinh nam là: 
 35 – 21 = 14 (học sinh)
 Đáp số: 	Nữ : 21 học sinh
 Nam: 14 học sinh
 Biện pháp 5 : Hướng dẫn học sinh xây dựng đề toán và phát triển đề toán.
Để hướng dẫn học sinh xây dựng đề toán và phát triển đề toán, tôi đã tổ chức trò chơi bằng hình thức tăng cường tiếng Việt cho các em như sau :
Tôi chia lớp thành 4 nhóm, 4 nhóm cùng thảo luận xây dựng một đề toán. Đại diện bốn nhóm bốc thăm (thăm thứ tự số 1, 2, 3, 4) nhóm nào bốc được thăm số 1 thì được chất vấn nhóm 2. Nếu bạn trong nhóm hai trả lời được thì được quyền chất vấn nhóm ba. Nếu bạn trong nhóm ba trả lời được thì được quyền chất vấn nhóm bốn. Nếu bạn trong nhóm bốn trả lời được thì được quyền chất vấn nhóm một, nếu không trả lời được thì thua.
Ví dụ : Đại diện nhóm bốc được thăm số 1 hỏi nhóm bốc thăm số 2:
- Bạn hãy đặt một bài toán dạng toán “Tổng - Tỉ”.
Nhóm bốc thăm số 2 thảo luận trong thời gian 2 phút (thảo luận và ghi vào giấy nháp, nháp sao cho tổng phải chia hết cho tổng số phần), sau đó đại diện nhóm bốc được thăm số 2 đã tự đặt được đề toán. Ví dụ :
Tổng của hai số là 80. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó.
Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
Nhóm bốc được thăm số 2 được quyền hỏi lại nhóm bốc thăm số 3 :
- Bạn hãy cho biết : 
 + Bài toán này cho biết gì ? (Tổng của hai số là 80. Số thứ nhất bằng 2/3 số thứ hai)
 + Bài toán này hỏi gì ? (Tìm hai số đó?)
 + Bài toán này thuộc dạng toán gì ? (Dạng “Tổng - Tỉ” )
 + Tổng là bao nhiêu ? ( tổng là 80)
 + Tỉ là bao nhiêu ? (Tỉ là 2/3 )
 + Hai số là số nào ? (số thứ nhất (số bé), số thứ hai (số lớn))
 + Muốn giải bài toán này, ta thực hiện mấy bước ? (4 bước )
 + Đó là những bước nào ?
 . Bước 1 : Vẽ sơ đồ.
 . Bước 2 : Tìm tổng số phần bằng nhau
 . Bước 2 : Tìm số bé (hoặc tìm số lớn)
 . Bước 3 : Tìm số lớn (hoặc số bé).
Qua cách làm này, tôi đã khơi dậy trong các em sự hứng thú, sự mạnh dạn, tự tin trước tập thể, ham thích học toán vì các em đã hiểu được, tự đặt được đề toán dạng “ Tổng – Tỉ”, biết được đâu là tổng, đâu là tỉ và áp dụng các bước giải (từ bước 1 đến bước 4) để giải bài toán.
Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 Các biện pháp này phải được thực hiện đồng bộ với nhau. Muốn thực hiện việc dạy học đạt kết quả tốt, điều cần thiết nhất là giáo viên phải mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, thật sự quan tâm đến học sinh yếu, có tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững tâm lí của từng em và tình hình học tập của các em để có biện pháp, uốn nắn kịp thời. Bên cạnh đó, giáo viên phải thật sự tôn trọng học sinh, động viên, tuyên dương kịp thời những tiến bộ của các em, từ đó các em sẽ không mặc cảm, tự ti và sẽ cồ gắng học tập.
Mối quan hệ giữa các 

Tài liệu đính kèm:

  • docth_111_9183_2021984.doc