Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non

Giờ đón trẻ buổi sáng là lúc mà nhà trường cần tạo không khí vui vẻ gây cho các bé cảm giác hào hứng phấn khởi tự nguyện đến trường qua các bản nhạc sinh động vui tươi. Biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên ở hầu hết các trường nhưng một số giáo viên chưa biết chọn những ca khúc nào cho phù hợp và tôi đã suy nghĩ và lựa chọn một số bài hát rất lôi cuốn trẻ mà lại phù hợp với chủ đề mà bé đang được học.

Ví dụ : Ở chủ đề “Trường mầm non của bé” có thể sử dụng ca khúc “Em đi Mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên, bài “Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc được lựa chọn và sử dụng mở cho trẻ nghe qua đầu đĩa. Ngoài tác dụng giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường như “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng. Và kết quả là trẻ vui vẻ tới trường tới lớp, có những bé nhà ở gần trường khi nghe nhạc, bài hát nổi lên là đã dục bố mẹ đưa đến trường.

 

doc 30 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 2641Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Cô giáo trò chuyện với các bé về em búp bê : Búp bê xinh, búp bê đẹp, búp bê không khóc nhè. Các con có yêu búp bê không ?
+ Giới thiệu bài hát và hát thể hiện tình cảm cho trẻ nghe bài hát Em búp bê. 
+ Dạy trẻ hát theo cô, nếu câu nào trẻ hát chưa rõ lời, hay hát chưa đúng cô hát mẫu chậm để trẻ hát theo.
+ Cho trẻ hát theo nhóm, cá nhân cùng cô.
+ Cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc : Hãy lắng nghe để phát triển tai nghe của trẻ, giúp trẻ phân biệt được âm thanh của các dụng cụ gõ. Cho trẻ nghe âm thanh của 2 hoặc 3 loại nhạc cụ, sau đó cho trẻ cho 1 trẻ đội mũ chóp kín, cô gõ một dụng cụ âm nhạc nào đó, rồi hỏi trẻ đó là âm thanh của dụng cụ âm nhạc nào ?
3.1.2. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo : Từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. Ở tuổi mẫu giáo căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các hoạt động : Ca hát, nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc được chia trong các tiết học âm nhạc. Mỗi tiết học âm nhạc bao giờ cũng có nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp, những nội dung ấy phân chia theo từng độ tuổi căn cứ vào tình hình của lớp, phân phối chương trình theo chủ đề được cụ thể như sau :
* Trẻ 3 - 4 tuổi : Đây là giai đoạn quá độ chuyển từ nhà trẻ lên mẫu giáo. Cơ thể trẻ đang phát triển, chức năng các cơ quan vận động phát triển và dần ổn định, về ngôn ngữ trẻ đã nói được câu dài, liên tục hơn. Cảm xúc âm nhạc của trẻ tăng dần, ở trẻ đã xuất hiện hứng thú với âm nhạc, cảm giác nghe ở mọi trẻ không giống nhau mà bắt đầu có sự phân hóa rõ rệt, một số trẻ có khả năng nhắc lại và chính xác những giai điệu đơn giản. Lúc này nhu cầu âm nhạc đã xuất hiện trẻ tích cực hứng thú vận động theo nhạc biết thực hiện những động tác đơn giản theo nhạc và thích hát. Do vậy, trẻ có thể tự hát được một bài hát nhỏ đơn giản, có thể vận động, sử dụng nhạc cụ đồ chơi phù hợp. Thậm chí đôi khi trẻ tự nghĩ ra một câu nào đó để hát theo một giai điệu mà trẻ thích. Vì vậy ở độ tuổi này cô giáo cần dựa vào khả năng, mức độ cảm thụ âm nhạc của trẻ để lựa chọn nội dung theo chủ đề, hình thức tổ chức sao cho phù hợp.
Ví dụ : Tổ chức hoạt động âm nhạc ở chủ đề : Bản thân
 Hoạt động : Vận động theo nhạc : “Xòe bàn tay, đếm ngón tay”
 Nghe hát : “Năm ngón tay ngoan”
 Trò chơi âm nhạc : “Chơi trên những ngón tay”
Mục đích là trẻ hát đúng và vận động nhịp nhàng theo bài hát, chú ý nghe cô hát, nghe trọn vẹn tác phẩm. Cô giáo có thể tiến hành như sau :
- Tổ chức cho trẻ chơi “Chơi trên những ngón tay”. 
Cô qui định : “Các con dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa, giả vờ đi trên hai ngón tay. Cô hát một bài bất kỳ, khi nghe cô hát nhanh các con hãy đi trên hai ngón tay thật nhanh, cô hát chậm các con đi chậm, cô không hát nữa các con hãy dừng lại”. Thi đua xem bạn nào đi giỏi theo đúng hiệu lệnh của cô.
- Dạy vận động theo nhạc : “Xòe bàn tay, đếm ngón tay”.
Cô bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài “Xòe bàn tay, đếm ngón tay”, cô vận động minh họa trước cho trẻ xem sau đó cho trẻ hát và vận động cùng cô. Cô có thể đi đến từng tổ hoặc từng nhóm dạy trẻ vừa hát vừa vận động. Để khuyến khích trẻ cô cho từng nhóm. Cá nhân vận động cùng cô, nhóm còn lại hát cho bạn hoặc cùng vỗ tay, nhún nhảy hòa theo.
- Nghe hát : “Năm ngón tay ngoan”
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và hát cho trẻ nghe, kết hợp động tác minh họa các nhân vật trên ngón tay (Để gây hứng thú cho trẻ cô có thể trang trí 5 nhân vật trên 5 đầu ngón tay).
* Trẻ 4 - 5 tuổi : Ở độ tuổi này tính độc lập của trẻ được thể hiện cao hơn, trẻ có thể phân biệt được âm thanh cao, thấp, mạnh, nhẹ; phân biệt được âm sắc, giọng hát của ai; phân biệt được tính chất âm nhạc vui vẻ sôi động hay yên tĩnh, nhịp độ nhanh hay chậm, âm vực giọng hát đã ổn định hơn. Trẻ có khả năng ghi nhớ được sự liên tục của các động tác khi lắng nghe nhạc. Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện bài hát, các động tác trong điệu múa. Để tổ chức tốt hoạt động này, cô giáo cần căn cứ vào khả năng của trẻ, vào tác phẩm âm nhạc cụ thể, cho trẻ tham gia một cách tự nhiên, vui vẻ, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Giáo viên có thể tạo ra những yếu tố bất ngờ để tạo hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động.
Ví dụ: Trong chủ đề Gia đình cô giáo tổ chức một giờ âm nhạc như  sau: Dạy hát“Cháu yêu bà”- Trò chơi âm nhạc“Ai nhanh nhất”
 Nghe hát – nghe nhạc: “Cho con” 
Mục đích : Trẻ hát đúng, bước đầu biết thể hiện tình cảm bài hát. Trẻ chơi thành thạo trò chơi, phản ứng linh hoạt với âm nhạc. Chăm chú nghe, nhận ra giai điệu bài hát, biết hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô.
Chuẩn bị : Băng cat-séc, trống lắc, 5-7 vòng thể dục.
Tiến hành tổ chức hoạt động như sau :
- Dạyhát : “Cháu yêu bà”
 Cô và trẻ đọc bài thơ Đến thăm nhà bà -> Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, tình cảm yêu thương của bà với các cháu và tình cảm của các cháu đối với bà. Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và hát cho trẻ nghe bài hát “Cháu yêu bà”
Dạy trẻ hát theo cô cả bài, chú ý những chỗ có luyến trong bài hát. Trong quá trình dạy có thể cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm đệm theo bài hát.
- Nghe hát – nghe nhạc : “Cho con”
Giới thiệu tên tác giả, tên bài hát “Cho con” -> Giới thiệu nội dung bài hát “Ngày mai, khi các con đã khôn lớn dù đi khắp mọi miền của đất nước, các con luôn nhớ về quê hương nơi đó có ba mẹ là người chắp cánh cho các con bay xa bay cao hơn nữa”. Sau đó hát cho trẻ nghe chọn vẹn tác phẩm với tình cảm thiết tha, cho trẻ nghe qua băng cat-sét, cho trẻ nhún nhảy, đung đưa theo nhịp bài hát.
* Trẻ 5 – 6 tuổi : Trẻ ở nhóm tuổi này có khả năng phân biệt một số phương tiện biểu hiện âm nhạc, mối quan hệ giữa chúng và tính chất âm nhạc của tác phẩm. Trẻ có thể phân biệt được độ cao thấp, to nhỏ, mạnh nhẹ của âm thanh. Cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng được tích lũy dần lên, cảm thụ âm nhạc có định hướng, nhiều trẻ biết nhận xét đánh giá một cách đơn giản về bài hát điệu múa theo ý kiến của riêng mình. Giọng của trẻ ở độ tuổi này đã vang hơn, âm sắc ổn định hơn, tầm cữ giọng cũng được mở rộng, sự phối hợp giữa nghe và hát đã tốt hơn, trẻ biết thể hiện vận động mềm dẻo nhanh nhẹn, biết di chuyển đội hình, biết định hướng không gian. Những bài hát điệu múa, trò chơi âm nhạc đã được trẻ tự thể hiện diễn cảm và đã có yếu tố sáng tạo. Một số trẻ đã thể hiện rõ năng khiếu âm nhạc ở chính độ tuổi này. Để tổ chức một hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cô giáo cần tạo một môi trường âm nhạc mang màu sắc của nội dung chủ đề. Dựa vào khả năng cảm thụ, thể hiện của trẻ và mức độ khó dễ của tác phẩm âm nhạc mà giáo viên lựa chọn hoạt động trọng tâm và nội dung kết hợp để tiến hành trên hoạt động học cho phù hợp.
Ví dụ : Tổ chức một hoạt động âm nhạc trong chủ đề Nghề nghiệp
Hoạt động : Vận động theo nhạc : Gõ đệm tiết tấu phối hợp bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”
Nghe hát : “Hạnh phúc” (Dân ca Xá)
Trò chơi âm nhạc : “Hãy lắng nghe”
Mục đích : Trẻ hát kết hợp gõ đệm tiết tấu phối hợp theo lời bài hát. Chăm chú nghe cảm nhận được làn điệu dân ca Xá, hưởng ứng cảm xúc cùng cô. Phát triển tai nghe, phản ứng nhanh với tiết tấu âm nhạc.
Chuẩn bị : Một số dụng cụ âm nhạc như phách tre, trống lắc, chũm chọe, đàn....
Tiến hành tổ chức hoạt động :
 - Gõ đệm tiết tấu phối hợp bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”
 Cô bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài ‘’ Lớn lên cháu lái máy cày”. Sau đó giới thiệu về cách gõ đệm, vỗ tay theo tiết tấu phối hợp của bài hát. Hướng dẫn trẻ gõ đệm theo cô như sau :
 Cháu xem cày máy cày thay con trâu
 V vv v nghỉ v vv v nghỉ
Để khuyến khích trẻ tham gia vận động, cô có thể cho một tổ (nhóm) gõ đệm theo tiết tấu phối hợp, tổ (nhóm) còn lại hát, kết hợp bước nhún theo nhịp bài hát. Luân phiên giữa các tổ với các hình thức vận động khác nhau để trẻ hào hứng tham gia.
 - Nghe nhạc – nghe hát : “Hạnh phúc” (Dân ca Xá)
Giới thiệu tên bài hát, làn điệu dân ca, giới thiệu nội dung bài hát thể hiện tình cảm tha thiết trữ tình ca ngợi cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ca ngợi đất nước thanh bình. Hát cho trẻ nghe, sau đó cho trẻ hát làm điệu bộ cùng cô theo nhịp bài hát.
- Trò chơi âm nhạc : “Hãy lắng nghe”
Cô giới thiệu trò chơi và cách chơi : “Khi nào cô đánh đàn nhanh, các con phải vỗ tay (hoặc dậm chân) nhanh, khi cô đánh đàn chậm các con phải vỗ tay (hoặc dậm chân) chậm, cô đánh đàn vừa phải các con phải vỗ tay (hoặc dậm chân) vừa phải, khi cô dừng đàn thì các con phải dừng vỗ tay (hoặc dậm chân) ngay”. Lúc đầu cô cho một nhóm trẻ chơi, sau đó tăng dần số lượng trẻ tham gia chơi, cho trẻ chơi xen kẽ tổ vỗ tay tổ dậm chân theo tiếng đàn hoặc tiếng trống lắc. Những bé chưa chơi được phải nhảy lò cò.
Như vậy, có thể nói khả năng cảm nhận và sự phát triển âm nhạc theo từng độ tuổi của trẻ ở trường mầm non có những nét chung. Mức độ phát triển âm nhạc thuộc vào sự phát triển chung của trẻ ở mỗi độ tuổi. Vì vậy các cô giáo mầm non cần giúp trẻ hiểu âm nhạc, nắm được một số kỹ năng hoạt động âm nhạc cơ bản, thường xuyên hát múa, vận động theo nhạc, phát triển khả năng âm nhạc làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho trẻ. Đó là :
Phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, tai nghe nhạc để giúp trẻ cảm nhận và hiểu nội dung tác phẩm âm nhạc; mở rộng những ấn tượng âm nhạc của trẻ thông qua con đường tiếp xúc với các tác phẩm âm nhạc đa dạng và làm quen với các khái niệm âm nhạc đơn giản riêng lẻ..... làm phong phú thêm kinh nghiệm âm nhạc ở mỗi trẻ, tạo tiềm năng để trẻ tiếp thu âm nhạc ở các cấp học tiếp theo.
Dạy trẻ những kỹ năng đơn giản nhất trong mọi dạng hoạt động âm nhạc như ca hát, múa và vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc. Trẻ biết thể hiện tính chân thực, hồn nhiên và diễn cảm khi trình bày tác phẩm âm nhạc.
Phát triển ở trẻ cảm xúc âm nhạc, hứng thú với các hoạt động âm nhạc khơi dậy những biểu hiện ban đầu về sở thích, thị hiếu âm nhạc từ đó giúp trẻ biết lựa chọn đánh giá tác phẩm ở mức độ đơn giản phát huy tính tích cực sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, nhu cầu và lòng yêu nhạc cho các bé. 
3.2. Chỉ đạo tổ chức hoạt động âm nhạc lồng ghép trong các hoạt động hàng ngày của trẻ
Một vấn đề quan trọng trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là đưa âm nhạc vào đời sống hàng ngày của trẻ. Chất lượng giáo dục âm nhạc chỉ thực sự đạt được khi trẻ biết sử dụng vốn âm nhạc như những bài hát, điệu múa, những cảm xúc, ấn tượng về âm nhạc vào mọi sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non. Nhờ đó, cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, thú vị và đặc biệt là trẻ thêm yêu trường lớp cô giáo và các bạn từ đó chăm ngoan tới lớp. Âm nhạc có thể sử dụng phù hợp trong các sinh hoạt của trẻ ở trường như sau:
3.2.1 Âm nhạc trong giờ đón trẻ 
Giờ đón trẻ buổi sáng là lúc mà nhà trường cần tạo không khí vui vẻ gây cho các bé cảm giác hào hứng phấn khởi tự nguyện đến trường qua các bản nhạc sinh động vui tươi. Biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên ở hầu hết các trường nhưng một số giáo viên chưa biết chọn những ca khúc nào cho phù hợp và tôi đã suy nghĩ và lựa chọn một số bài hát rất lôi cuốn trẻ mà lại phù hợp với chủ đề mà bé đang được học.
Ví dụ : Ở chủ đề  “Trường mầm non của bé” có thể sử dụng ca khúc “Em đi Mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên, bài “Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc được lựa chọn và sử dụng mở cho trẻ nghe qua đầu đĩa. Ngoài tác dụng giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường như “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng..... Và kết quả là trẻ vui vẻ tới trường tới lớp, có những bé nhà ở gần trường khi nghe nhạc, bài hát nổi lên là đã dục bố mẹ đưa đến trường.
3.2.2. Âm nhạc với giờ thể dục sáng và hoạt động trước giờ học 
Trong giờ thể dục sáng có thể mở băng, đĩa cho trẻ nghe kết hợp với các động tác thể dục qua một số bài hát hành khúc như: Cùng đi đều, Nào cùng tập thể dục... hoặc những bài hát có nhịp độ, tiết tấu phù hợp với động tác thể dục khởi động tay, chân, mình, cổ... Ngoài thể dục sáng trước giờ học còn tổ chức các hoạt động tập thể trẻ được tham gia vào những màn múa hát tập thể, những vũ điệu sôi động như điệu nhảy Alibaba, Erobic....hay cùng hát những làn điệu dân ca như bài hát Inh lả ơi dân ca Thái, bài hát Ru em dân ca Xê Đăng.... 
3.2.3. Âm nhạc trong các hoạt động có chủ đích 
Trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động âm nhạc là một nội dung của lĩnh vực phát triển thẩm mỹ ngoài việc tổ chức hoạt động này theo qui định giáo dục âm nhạc có thể lồng ghép, chọn làm nội dung tích hợp cho một số hoạt động có chủ đích khi tiến hành dạy trẻ góp phần tạo cơ hội cho trẻ cảm thụ âm nhạc trọn vẹn mà còn giúp cho giáo viên tổ chức thành công hoạt động dạy học. Sau đây là một số minh chứng trong việc lồng ghép, lựa chọn âm nhạc hỗ trợ cho các hoạt động có chủ đích.
* Với hoạt động: Làm quen văn học 
Trong hoạt động này giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, sau khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” do Trần Viết Bính phổ nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong bài thơ được nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất chú ý. Và có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó như khi dạy trẻ đọc bài thơ “Bó hoa tặng cô” của Ngô Quân Miện sau khi đọc thơ kết hợp hát bài: “Mừng ngày 8/3” giúp trẻ cảm thụ và hiểu thêm nội dung bài thơ đồng thời thể hiện tình cảm của trẻ thông qua tiết học nội dung bài thơ, bản nhạc đó. Hoặc khi bài thơ “Ảnh Bác” kết hợp cho trẻ múa hát bài “Mơ gặp Bác Hồ”. Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn và giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay.
* Với hoạt động: Làm quen chữ cái
Yêu cầu các bé nhận mặt chữ bằng nhiều biện pháp khác nhau thì song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe trong giờ học cũng góp phần giúp trẻ nhận biết thêm như ôn nhóm chữ cái o, ô,ơ ; a, ă, â qua bài hát “Sói và gà cánh tiên” của Trần Ngọc. Mặc dù phần nội dung này không đi sâu vào cấu trúc giờ dạy nhưng khi trẻ thuộc bài hát thì trẻ nhớ được chữ và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các chữ cái đó.
* Với hoạt động: Khám phá khoa học
Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng.
Ví dụ : Với hoạt động cho trẻ “Làm quen một số loài hoa” yêu cầu là trẻ phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau...biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quí, bảo vệ...Sau đó ta cho trẻ hát bài “Màu hoa” hoặc bài “Ra vườn hoa” của Văn Tấn. Khi dạy đề tài “Chú bộ đội” cho trẻ hát bài “Gác trăng” nhằm giúp trẻ hiểu được trong đêm trung thu các chú bộ đội phải đứng gác giữ cho Tổ quốc được thanh bình để các em thiếu nhi được học hành được vui múa hát đón trăng.....
Như vậy kết hợp sử dụng âm nhạc trong việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học góp phần giúp trẻ tạo thêm cảm xúc với các đối tượng.
* Với hoạt động: Tạo hình
Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình là khi trẻ thực hành cô mở băng, đánh đàn cho trẻ nghe bài hát, bản nhạc có nội dung tương đối phù hợp với đề tài giúp trẻ có thêm hứng thú tạo ra sản phẩm đẹp. Âm nhạc có thể dùng vào phần hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên kết hợp đàm thoại về cách vẽ, màu sắc, đặc điểm của đối tượng.
Ví dụ : Khi cho trẻ vẽ các loại hoa cho trẻ cùng hát về bài “Màu hoa” sau đó đưa ra hệ thống câu hỏi đàm thoại như :
- Các con thấy những bông hoa trong bài hát đẹp như thế nào ?
- Màu sắc, vẻ đẹp của những bông hoa ra sao ?......
- Ngoài những bông hoa đẹp trong bài hát các con còn thấy hoa đẹp như thế nào nữa ?....... 
Câu hỏi sẽ giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quá trình vẽ để có sản phẩm đẹp và sáng tạo. Hay khi tổ chức cho trẻ vẽ nặn xé dán “Đàn cá bơi” thì cho trẻ nghe nhạc kết hợp “Cá vàng bơi” hoặc vẽ ông mặt trời kết hợp với bài hát cháu vẽ ông mặt trời, nặn chú gà con hát bài Đàn gà con...
Như vậy việc lựa chọn các bản nhạc bài hát phù hợp với nội dung hoạt động có chủ đích có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã hội lành mạnh, làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ, hình thành phát triển tình cảm thẩm mĩ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh cho các bé . 
3.2.4 Âm nhạc trong tổ chức giờ hoạt động góc 
Trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động góc được thực hiện song song với hoạt động học có chủ đích. Ở hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động âm nhạc vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua hoạt động góc cũng là biện pháp rất cần thiết và hữu hiệu. Biện pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích của mình. Chính vì vậy tôi đã hướng dẫn giáo viên khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thức như: Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát; hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân; hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi, chạy ; hát kết hợp minh hoạ theo lời ca trong giờ hoạt động góc theo từng nội dung bài hát trong mỗi chủ đề của từng độ tuổi. 
Ví dụ : Khi tổ chức cho trẻ hoạt động góc ở chủ đề Phương tiện và luật lệ giao thông (lớp mẫu giáo 5-6 tuổi) giáo viên đã khai thác để tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc tại góc như : Cho bé vỗ đệm theo tiết tấu chậm, sử dụng một số đạo cụ như xắc xô, phách gõ đệm theo nhịp của bài hát (Em đi chơi thuyền). Hoặc giáo viên có thể tổ chức cho trẻ ôn luyện bài hát (đèn xanh đèn đỏ) qua việc tổ chức trò chơi tại góc nghệ thuật....
Như vậy việc cho trẻ vận động theo nhạc ở góc nghệ thuật trong giờ hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô nhưng lại góp một phần rất lớn giúp cho trẻ cảm thụ hoạt động âm nhạc một cách đầy đủ hơn. Ở hoạt động này trẻ được ôn luyện, củng cố và vận dụng những kỹ năng âm nhạc thông qua trò chơi, các hoạt động sáng tạo. Tùy theo tính chất của góc và chủ đề cô giáo có thể gợi ý để các bé lựa chọn hoạt động âm nhạc, phối hợp với nhau như : Múa hát theo từng nhóm nhỏ, hát đối đáp, chơi trò chơi âm nhạc, nghe nhạc, diễn kịch.... Trong giờ hoạt động góc cũng có thể cho trẻ luyện tập một số tiết mục minh họa cho giờ hoạt động có chủ đích. Giáo viên gợi ý để trẻ tự lựa chọn tiết mục, trò chơi... động viên trẻ phối hợp với nhau để tổ chức hoạt động âm nhạc có hiệu quả. 
3.2.5. Âm nhạc trong các hoạt động khác
Ngoài những hoạt động kể trên những bài hát, bản nhạc vui tươi còn được sử dụng hợp lý trong một số hoạt động trong ngày của bé như: Trước giờ ăn cô và trẻ cùng hát bài “Mời bạn ăn” với tác dụng ôn luyện cho trẻ thuộc cao độ trường độ của bài hát và tạo cho trẻ cảm giác ngon miệng. Hay trong giờ ngủ cô giáo có thể mở băng hoặc trực tiếp hát cho trẻ nghe những làn điệu dân ca, những bài hát ru nhẹ nhàng êm ái để đưa trẻ vào giấc ngủ sâu hơn. Rồi trước giờ trả trẻ cô và trẻ cùng hát một số bài trong chủ đề để trẻ thuộc hơn như bài bài hát “Đi học về hoặc bài chào hỏi” có tác dụng giáo dục lễ giáo cho trẻ, nhắc nhở bé trước khi đi học, sau khi đi học về chào bố mẹ, ông bà, ra đường gặp người lớn biết chào hỏi biết vâng lời cô giáo mới là bé ngoan .....
3.2.6. Âm nhạc trong các ngày lễ hội
Ở trường ngày lễ hội được tổ chức với các hoạt động phong phú và hấp dẫn không chỉ đem lại cho trẻ niề

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc
  • doctóm tát hieu qua sk hoan 2013.doc