Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Mầm non

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành học mầm non giữ vai trò quan trọng , bởi nó là bậc học đầu tiên

trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho các bậc học sau.

Vì vậy các em phải được chăm sóc, phải được giáo dục khi trẻ còn ở lứa tuổi

nhà trẻ, mẫu giáo. Ngay từ lứa tuổi này, các em phải được giáo dục tiếp thu kiến

thức một cách tốt nhất, được trang bị đầy đủ những tri thức của chủ nhân tương

lai đất nước.

Trong thời gian gần đây vấn đề dạy kĩ năng sống cho trẻ được rất nhiều

phụ huynh quan tâm. Nhằm đáp ứng về kĩ năng sống cho trẻ, nhiều trung tâm

dạy kĩ năng sống cho trẻ cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy kĩ năng sống cho

trẻ như thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Có thể từ “ dạy trẻ kĩ năng

sống” nghe có vẻ rất khó mà không để ý rằng ở nhà, ở trường lớp trẻ vẫn được

rèn luyện “ kĩ năng sống” cơ bản. Những kĩ năng sống rất quan trọng ảnh hưởng

tới quá trình hình thành nhân cách cho trẻ.

Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống con người, nhiều vấn

đề phức tạp nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động

tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi con người

trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để lựa chọn những giá trị

sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách

thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống.

Do đó việc hình thành kĩ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng

đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kĩ năng sống phải được đo bằng

sự vận dụng những kĩ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực,

sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa

Đối với trẻ mầm non, chúng ta muốn các con lớn lên trở thành những con

người tốt, sống có sức khỏe, bản lĩnh, có đủ phẩm chất và năng lực làm việc,

trước hết chúng ta phải nhìn nhận lại bản thân mình trước khi dạy trẻ: bản thân

chúng ta cần gì? thiếu gì? dựa vào cái gì để thành công?.thì hãy dựa vào đó mà

dạy cho những đứa trẻ của chúng ta những điều y như thế.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ rèn luyện những hành vi có

trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, giúp trẻ có khả năng bảo vệ phòng ngừa

và giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, sự phát triển về thể chất và tinh

thần của trẻ. Kĩ năng sống còn giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với các tình huống

Ngoài ra việc xây dựng kĩ năng sống không gì hơn là tạo cho trẻ cơ hội để

trẻ được trải nghiệm, khám phá, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ tự thể hiện

mình. Có như thế thì chúng ta mới có thể có những người lao động chủ động,

tích cực, hòa đồng như chúng ta hằng mong đợi.

Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non không có những hoạt động

giáo dục kĩ năng sống riêng biệt, chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt

động trong ngày ở mức đơn giản, giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội

trong ngày, chưa biết chọn nội dung phù hợp với trẻ để giáo dục kĩ năng sống

cho trẻ nên hiệu quả đạt chưa cao. “ Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng

tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kĩ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho

tương lai mỗi cháu” ( Maria Montessori).

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên bản thân tôi là cán bộ quản lý, tôi

suy nghĩ rằng việc dạy kĩ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một

việc làm hết sức cần thiết và quan trọng nên tôi lựa chọn đề tài “ Một số biện

pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

trong trường mầm non”

pdf 35 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 848Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sống. Giáo dục 
kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh cá nhân tôi dạy trẻ một số bài thơ như: Giờ ngủ 
trưa; Cắt móng tay; Không kén ăn; Đi vệ sinh; Tắm gọiGiáo dục kỹ năng giao 
tiếp ứng xử tôi dùng một số bài thơ: Thăm người bệnh; Trả đồ; Lắng nghe người 
khác; Giao tiếp với bạn; Ở nơi công cộng; Cách xưng hô; Dùng từ mời Giáo 
dục kỹ năng tự bảo vệ phòng tránh nơi nguy hiểm tôi chọn một số bài thơ: Ở nhà 
một mình; Khi có cháy nổ; Khi đi bơiBằng việc sử dụng những bài thơ câu 
chuyện gần gũi với trẻ để giáo dục kỹ năng sống trẻ tiếp thu kiến thức, một cách 
hứng thú, dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn. 
Ví dụ: Bài thơ: Cắt móng tay 
 Móng tay dài 
 Nên cắt ngắn 
 Trừ vi khuẩn 
 Tránh lây bệnh 
 Sơn móng tay 
 Nguy hại lắm 
 Giữ sạch tay 
 Mới đáng yêu 
 Bài thơ: Bảo vệ hoa cỏ 
Bé không làm 
Những gì nào 
 Ngắt hoa, bẻ lá 
 Dẫm vào cỏ xanh 
 Khi vui học 
 Hay dạo quanh 
 Không nghịch đất cát 
 Đu cành cây cao 
 Chính nhờ việc lựa chọn và lồng ghép nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ 
phù hợp với nội dung của từng hoạt động có chủ đích mà sau một thời gian thực 
hiện trẻ ở các lớp đã có một số kỹ năng như biết thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi, lễ 
phép và vâng lời cô giáo; đoàn kết và biết giúp đỡ bạn bè trong lớp cũng như các 
em nhỏ lớp bé hơn; có một số kỹ năng tự phục vụ. 
3.2/ Giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ học thể dục. 
 Thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất, tôi chỉ đạo giáo 
viên dạy trẻ kỹ năng rèn luyện, bảo vệ sức khỏe của bản thân giúp trẻ nhận thức 
được rằng để có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối hài hòa cần phải siêng 
năng tập thể dục, tập đều đặn. Khi tham gia các hoạt động hay trong quá trình 
luyện tập không được chen lấn, xô đẩy nhau, biết giúp đỡ những bạn yếu hơn 
mình. 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 
14 
 Ví dụ: Trong giờ thể dục: “ Đi trên ghế thể dục” giáo viên lồng ghép kĩ 
năng tự phục vụ vào tiết học như “ kĩ năng đeo ba lô” khi đi trên ghế để mang 
quà cho các bạn miền núi. Với chủ đề nghề nghiệp. Cho trẻ đóng làm các chú bộ 
đội để trườn qua núi. Lồng giáo dục “ kĩ năng đội mũ” cho trẻ. Giáo viên lồng 
các kĩ năng vào giờ học rất nhẹ nhàng, phù hợp gây được hứng thú và sôi nổi 
cho trẻ. 
 Giờ học thể dục 
3.3/ Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động nghệ thuật. 
 Trong hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc như vẽ tranh, nặn, cắt xé dán, 
biểu diễn văn nghệ kích thích trẻ suy nghĩ , bộc lộ tình cảm , khả năng tưởng 
tượng và sáng tạo. Giáo viên phải luôn động viên, khuyến khích trẻ nói lên ý 
tưởng của mình, tạo cơ hội cho trẻ được bày tỏ, gợi ý cho trẻ được nói chuyện 
với các thành viên trong lớp. Rèn trẻ kĩ năng mạnh dạn, kĩ năng hợp tác khi làm. 
Với tiết học cắt dán. Giáo viên rèn trẻ “kĩ năng sử dụng kéo” để cắt theo yêu cầu 
của cô hoặc theo ý thích của trẻ. Sau khi học xong giáo viên rèn trẻ kĩ năng 
“quét rác trên sàn”, “cách rửa tay sạch sẽ”. Vậy là trong một tiết học các con 
được học không chỉ một kĩ năng mà có thể 2-3 kĩ năng mà cũng không gây mệt 
mỏi, nặng nề cho trẻ. 
 Giờ học tạo hình 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 
15 
 Ví dụ 1: Với để tài " Vẽ chân dung cô giáo của bé" giáo viên giáo dục trẻ 
biết lễ phép, vâng lời cô giáo, các cô các bác trong trường mầm non hay với để 
tài “ Vẽ theo ý thích tặng bà, tặng mẹ nhân ngày 8/ 3” qua quá trình đàm thoại 
giúp trẻ bộc lộ tình cảm của trẻ đối với bà, mẹhay trẻ được tưởng tượng sáng 
tạo với đề tài “Xé dán về miền núi” hay “ Nặn các con vật sống trong rừng”. 
Ví dụ 2: Thông qua việc dạy và cho trẻ biểu diễn các bài hát như “ Cháu 
yêu cô chú công nhân” “ Lớn lên cháu lái máy cày” “ Cô giáo” “ Cháu thương 
chú bộ đội”giúp trẻ bộc lộ tình yêu với cô chú công nhân, yêu mến chú bộ 
đội, yêu mến và lễ phép với cô giáo 
3.4/ Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động khám phá khoa học. 
 Ví dụ 1: Với tiết học khám phá về chủ đề bản thân. Trẻ hiểu vai trò của 
các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, cách phòng một số bệnh do thiếu chất 
dinh dưỡng, phòng bệnh béo phìgiáo dục trẻ hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp 
lý giúp cho chúng ta khỏe mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lây qua đường 
tiêu hóa, biết những việc nên làm và không nên làm, có ý thức tự giác làm vệ 
sinh cá nhân hàng ngày, khắc phục những hành vi có hại cho sức khỏe. Biết 
tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lý để có sức khỏe tốt. 
 Ví dụ 2: Với để tài “ Các mùa trong năm” tôi dạy trẻ biết mặc quần áo phù 
hợp với thời tiết, biết bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi và cũng trong hoạt 
động này bằng cách sử dụng những câu hỏi gợi mở tôi còn dạy trẻ kỹ năng giao 
tiếp, chú ý lắng nghe, trình bày ý kiến của bản thân. 
 Ví dụ 3: Khi tổ chức cho trẻ khám phá về “ Gia đình của bé” tôi cho trẻ 
chia sẻ những thông tin về gia đình, kể về các thành viên trong gia đình, những 
việc mà trẻ thường làm ở nhà qua đó giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp thân thiện 
với bạn, lắng nghe bạn chia sẻ, biết chờ đến lượt. 
 Ví dụ 4: Ở chủ điểm “ Nước và một số hiện tượng thời tiết”, với đặc thù 
trẻ đang sống ở nông thôn vì vậy ngoài việc giáo dục trẻ tránh xa ao, hồ, hố 
nước nguy hiểm thì nhà vệ sinh cũng có nhiều tình huống có thể gây nguy 
hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, tôi đưa ra những tình huống để dạy trẻ cách sử dụng 
an toàn trong phòng tắm để trẻ rút ra bài học kinh nghiệm cho mình như nền 
nhà tắm rất trơn, tuyệt đối không chạy nhảy, leo trèo sẽ dễ bị ngã; không tự ý xả 
nước ở vòi vì dễ xảy ra bỏng khi sử dụng bình nóng lạnh; khi vào nhà vệ sinh 
một mình thì không nên chốt cửa 
 Ví dụ 5: Với chủ đề giao thông, rèn trẻ có kĩ năng phòng chống tai nạn giao 
thông, thông qua các tiêt học, các tình huống cô đưa ra cho trẻ xử lý. “ Con phải 
đi cùng với ai khi đi trên đường và đi qua đường? Đi bộ qua đường con phải đi ở 
đâu? Nếu đường không có vỉa hè con đi như thế nào? Con có chơi đùa trên 
đường phố không? Vì sao? Khi ngồi trên xe máy con ngồi như thế nào? .” 
Giáo dục cho trẻ tránh các tai nạn trên đường: Không được chạy lao ra đường, 
không được thò tay, thò chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe. Như vậy các 
con có thể tự lập, xử lý các vấn đề đơn giản khi gặp phải. 
3.5/ Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời. 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 
16 
Thực tế cho thấy rằng giáo viên thường xuyên tổ chức cho trẻ đi dạo 
quanh sân trường, đi thăm quan 1 số nơi hay trò chuyện với trẻ về một đề tài nào 
đó giúp trẻ học được các kỹ năng cần thiết như kỹ năng hợp tác với bạn bè, kỹ 
năng quan sát, lắng nghe lời người khác, kỹ năng tự tin khi trình bày hiểu biết 
của bản thân, bày tỏ cảm xúc của bản thân, có thái độ thân thiện và hành vi bảo 
vệ môi trường, chấp hành một số quy định khi tham gia giao thông. 
 Ví dụ1: Khi cho trẻ quan sát cây trong sân trường giáo viên dạy trẻ không 
bẻ cây, dẫm lên cỏ, chăm sóc cây. Khi quan sát thời tiết, dạy trẻ đặc điểm thời 
tiết và biết được bầu trời như thế nào? cách ăn mặc phù hợp với từng mùa. 
 Ví dụ2: Cho trẻ quan sát cây ăn quả: 
Đàm thoại với trẻ: 
- Muốn có nhiều quả ngon chúng ta phải làm gì? 
- Khi ăn quả các con nhớ đến ai? 
Thông qua đó giáo dục trẻ biết kính trọng, biết ơn những người lao động, 
trước khi ăn biết rửa sạch và gọt vỏ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; gọt 
vỏ xong để vỏ vào nơi quy định để góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. 
Ngoài ra tôi còn chỉ đạo các lớp tổ chức hoạt động cho trẻ giao lưu giữa các 
tổ trong lớp hoặc giữa các lớp trong khu, tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động 
lao động vào thứ 5 hàng tuần. Trong các buổi giao lưu, trẻ được làm quen với 
nhau, được thể hiện bản thân mình, được trò chuyện, cùng nhau tìm hiểu, khám 
phá về một chủ đề đang học giúp kiến thức của trẻ được mở rộng và củng cố 
thêm. Trẻ biết mở rộng mối quan hệ ra ngoài lớp học từ đó mà trẻ mạnh dạn, tự 
tin hơn. Trẻ biết hợp tác cùng nhau bàn bạc, thảo luận để cùng giới thiệu về đội 
mình, cùng đưa ra câu đố để đố các bạn, cùng nhau thể hiện một bài hát hay kết 
đôi với một em lớp Nhỡ để cùng nhau nhảy theo một bản nhạc nào đó. 
Cũng với mục đích giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giáo viên thường tạo cơ 
hội để trẻ chủ động nhận công việc của mình, tự thỏa thuận, phân công công 
việc trong nhóm, tự bàn bạc tìm cách giải quyết công việc của nhóm mình. Qua 
đó giáo viên có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao 
tiếp, kỹ năng xử lý tình huống khi cần thiết. 
 Ngài ra khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, giáo viên vừa quan 
sát trẻ chơi, vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, 
cách nắm thành cầu trượt để trượt cho an toàn, cách cầm chắc xích đu khi chơi, 
khi có bạn đang chơi xích đu thì không được đứng gần phía trước vì sẽ rất nguy 
hiểm, động viên trẻ kiên trì chờ đến lượt mình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, 
tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn. 
 Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian như cắp cua bỏ giỏ, cá ngựa, 
nhảy dâygiúp trẻ mạnh dạn, tự tin phát triển tình cảm, thẩm mĩ cho trẻ. 
3.6/ Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi. 
 Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. Hoạt động vui 
chơi được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo 
dục, trong đó có nội dung giáo dục kĩ năng sống nên giáo viên lồng ghép giáo 
dục kĩ năng sống thông qua nội dung từng trò chơi đặc biệt là các trò chơi phân 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 
17 
vai. Khi chơi trong góc xây dựng thì tất cả trẻ trong nhóm cùng nhau hoàn thành 
công trình, và để làm được điều đó tất cả trẻ cùng thảo luận, phân công công 
việc cho nhau, cùng nhau làm công việc được giao, cuối cùng trẻ cùng nhau 
hoàn thiện những cái cuối cùng của công trình. Đó là một cách hợp tác cùng làm 
việc. 
 Trò chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, 
trong khi chơi trẻ học làm người. Chính trong khi chơi trẻ làm quen với xã hội 
của người lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp trong xã hội người lớn. Trẻ lớn 
lên cùng bạn bè, có tình cảm cùng bạn bè, có tinh thần trách nhiệm trước nhóm 
chơi, đôi khi biết hi sinh ý muốn cá nhân vì lợi ích chung của cả nhóm chơi và 
cũng ở nhóm chơi của mình trẻ biết nhận xét đánh giá bạn bè và ngay cả bản 
thân mình. Nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối 
với trẻ tôi đã lồng ghép nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là thói quen 
hành vi văn minh trong giao tiếp trong giờ hoạt động góc. 
 Ví dụ 1: Qua trò chơi " Khám bệnh" có thể rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 
bằng cách đưa ra những câu hỏi: 
- Khi con đóng vai bác sĩ thì thái độ của bác sĩ khi khám bệnh cho bệnh 
nhân như thế nào? ( niềm nở, ân cần, quan tâm đến người bệnh...) 
- Thái độ của bệnh nhân đối với bác sĩ như thế nào? ( Nhận đơn thuốc 
bằng hai tay và cảm ơn bác sĩ...) 
Ví dụ 2: Qua trò chơi " Bán hàng" dạy trẻ một số kỹ năng như: 
- Người bán hàng: Niềm nở, ân cần chào mời khách, giới thiệu mặt hàng, 
trả lại tiền thừa và cảm ơn khách hàng, hẹn khách hàng lần sau lại đến mua... 
- Khách hàng: Biết xếp hàng chờ đến lượt mình, không chen lấn xô đẩy, 
khi mua phải trả tiền. 
 - Khi đến với nhóm “ Nấu ăn” , Giáo viên thường cũng quan sát những 
thao tác mà trẻ thực hiện để thể hiện vai chơi của mình : 
 - Để giúp trẻ biết cách sử dụng một số đồ dung vật dụng trong bếp một 
cách an toàn giáo viên có thể hỏi trẻ đóng vai đầu bếp: “ Khi bác bắc nồi lên bêp 
ga bác đã đặt đúng giữa bếp chưa ? Nếu bác đặt nồi không đúng thì theo bác 
chuyện gì sẽ xảy ra? ( đổ và gây bỏng). Khi nấu xong bác phải nhớ làm gì? ( tắt 
bếp để tiết kiệm ga và không gây nguy hiểm) 
 Ví dụ 3: Qua góc học tập - sách: Thông qua việc tổ chức cho trẻ chơi ở 
góc sách giáo viên đã dạy cho trẻ một số kỹ năng học tập để từ đó rèn cho trẻ 
một số kỹ năng sống cụ thể như: 
 - Dạy trẻ biết giở sách lần lượt từng trang một; đọc sách từ trái sang phải, 
từ trên xuống dưới; đọc từ đầu đến cuối quyển sách, giữ gìn và bảo vệ sách qua 
đó rèn cho trẻ tính kiên trì, nhẫn nại khi giải quyết các tình huống trong cuộc 
sống. 
 - Khi trẻ chơi biết tuân thủ các quy định ở góc chơi: không nói to, lấy và 
cất sách đúng nơi quy định...qua đó rèn cho trẻ tính kỷ luật. 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 
18 
Giờ hoạt động góc 
3.7/ Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vệ sinh. 
 - Thông qua hoạt động vệ sinh: Dạy trẻ dọn dẹp đồ chơi, dọn dẹp chỗ chơi, 
lau bụi bẩn, rửa đồ chơi, dội nước sau khi đi vệ sinh, vứt rác vào đúng nơi quy 
định, không hò hét nói to, không nhổ nước bọt ở những nơi đông người, biết 
chăm sóc bảo vệ cây cối, các con vật quanh nơi mình ở.Thực hiện đúng lịch 
vệ sinh. Trẻ biết phân loại rác, sống tiết kiệm, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Tắt điện 
hoặc nhắc người lớn tắt điện, tắt quạt khi không sử dụng, không để vòi nước 
chảy lien tục khi đánh răng, rửa mặt. Biết cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ các 
nguyên vật liệu phế thải, biết giữ gìn quần áo chân tay sạch sẽ. 
Bé tự phục vụ bản thân 
4/ Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tổ chức cho trẻ ăn ngủ. 
- Hành vi văn minh trong ăn uống là một nét văn hoá trong thời đại công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa ít được quan tâm chú ý tới và ít người biết được rằng 
văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánh giá nhân cách của con 
người. Chính vì vậy mà việc rèn cho trẻ thói quen hành vi trong ăn uống ngay từ 
lứa tuổi mẫu giáo là rất cần thiết. 
 - Thực tế cho thấy rằng việc rèn cho trẻ thói quen, hành vi trong ăn uống 
trong khi tổ chức cho trẻ ăn mang lại hiệu quả cao nhất. Thông qua giờ ăn giáo 
viên có thể dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 
19 
4.1/ Trước giờ ăn: 
 - Trẻ trong tổ trực nhật trong ngày giúp cô phơi khăn, kê bàn ăn, lấy bát, 
thìa, chia cơm cho các bạn... 
 - Trẻ biết tự rửa tay sạch sẽ, biết mời cô, mời các bạn. 
4.2/Trong khi ăn: 
 - Biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách 
đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, 
ngồi ăn ngay ngắn, ăn hết xuất. 
 - Không nói chuyện trong khi ăn. 
4.3/ Sau khi ăn: 
- Trẻ biết cất bát, thìa đúng nơi quy định, biết lau miệng và súc miệng 
nước muối loãng... biết giúp cô thu dọn bàn ăn. 
Ngoài ra tôi còn khuyến khích trẻ giúp cô chuẩn bị cho giờ ngủ trưa như 
kê giường, trải chiếu. 
5/ Biện pháp 5:Giáo dục kỹ năng sống thông qua trò chơi 
- Trẻ mẫu giáo học bằng chơi - Chơi mà học. Tổ chức cho trẻ tham gia các 
trò chơi vận động để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một biện pháp rất hữu 
hiệu mang lại hiệu quả cao trong giờ chơi cho trẻ. Chính vì vậy, mà tôi đã 
nghiên cứu đưa ra một số trò chơi đưa vào các khối để giáo viên hướng dẫn trẻ 
thực hiện. 
5.1/ Một số trò chơi rèn cho trẻ kỹ năng hợp tác: 
 5.1.1. Trò chơi 1: Mặc quần 
- Cách chơi: Thi đua giữa 2 đội. Mỗi đôi 10 bạn đứng thành 2 hàng dọc. 
Hai trẻ sẽ cùng cho chân vào 1 chiếc quần, mỗi bạn 1 ống quần, tay cầm cạp 
quần khi có hiệu lệnh “ Bắt đầu” hai trẻ sẽ phối kết hợp nhịp nhàng để cùng 
nhau nhảy về đích. Khi hai bạn phía trước nhảy đến đích thì 2 bạn tiếp theo sẽ 
tiếp tục nhảy. Đội nào hết người trước đội đó giành phần thắng. 
- Luật chơi: Hai chân luôn ở trong 1 ống quần, tay không rời khỏi cạp quần 
5.1.2. Trò chơi 2: Chuyển bóng 
 - Cách chơi: Thi đua giữa 2 đội mỗi đội 7 trẻ đứng thành hàng dọc bạn 
đầu hàng cầm bóng giơ cao trên đầu. Khi có hiệu lệnh trẻ sẽ chuyển bóng cho 
bạn phía sau cứ thế chuyển cho bạn đứng cuối hàng, bạn cuối hàng đặt bóng vào 
rổ. Thời gian 1 bản nhạc đội nào chuyển được nhiều bóng đội đó giành phần 
thắng. 
 Luật chơi: Khi chuyền không được bỏ cách người. 
5.1.3. Trò chơi 3: Ép bóng. 
 - Cách chơi: Thi đua giữa 2 đội. Mỗi đôi 10 bạn đứng thành 2 hàng dọc. Hai 
bạn quay mặt vào nhau kẹp bóng bay vào trán. Khi có hiệu lệnh “ Bắt đầu” hai 
bạn sẽ dung trán kẹp bóng mang về rổ của đội mình. Khi hai bạn phía trước 
mang bóng đến đích thì 2 bạn tiếp theo sẽ tiếp tục đi Trong thời gian là một bản 
nhạc đội nào lấy được nhiều bóng hơn đội đó giành phần thắng. . 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 
20 
 - Luật chơi: Khi kẹp bóng tay không được chạm vào bóng, bóng rơi phải đi lại 
từ đầu. 
5. 2/ Một số trò chơi rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự tin. 
a. Trò chơi: “ Thu hoạch rau quả” 
 - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang. Lần lượt từng trẻ gánh rau 
quả đi qua ghế thể dục. 
 - Luật chơi: Ai ngã khỏi cầu, làm rơi quả phải ra ngoài một lần chơi. 
b. Trò chơi: “ Bé là người dẫn chương trình” 
 - Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn hoặc chữ u. Cô đưa ra 1 chủ đề diễn 
thuyết phù hợp với chủ đề đang học và mời trẻ đưa ra ý kiến của bản thân về chủ 
đề đó trước nhóm bạn. 
6/ Biện pháp 6: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động lao động. 
Hoạt động lao động của trẻ trong trường mầm non bao gồm nhiều hình 
thức khác nhau: Lao động trực nhật, lao động tập thể, lao động trong thiên 
nhiênthông qua việc tổ chức cho trẻ lao động tôi đã lồng ghép nội dung rèn kỹ 
năng sống cho trẻ. 
Lao động trực nhật là hình thức lao động đòi hỏi trẻ hoàn thành các 
nhiệm vụ nhằm phục vụ tập thể. Khi trẻ làm công việc trực nhật giáo viên có thể 
rèn cho trẻ tính độc lập, tinh thần trách nhiệm vì trẻ lần lượt tham gia các hình 
thức trực nhật được phân công trong mỗi ngày và nó giúp trẻ hiểu được công 
việc của mình là cần thiết cho mọi người, giúp trẻ nâng cao tinh thần trách 
nhiệm trước tập thể. Trong quá trình lao động trẻ trao đổi, bàn bạc và phân công 
nhiệm vụ cho nhau, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ qua đó góp phần rèn 
cho trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử, hình thành mối quan hệ tập thể giữa các trẻ. 
Trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo lao động trực nhật chỉ đơn giản là giúp cô chia đồ dùng 
dụng cụ học tập ( vở, bút màu) cho từng bàn, chia cơm cho các bạn trong 
bànĐể giúp trẻ hoàn thành tốt công việc được giao tôi hướng dẫn trẻ thực hiện 
thứ tự các công việc, kiểm tra giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Bên cạnh đó tôi luôn 
động viên, đánh giá và khen ngợi sự cố gắng của trẻ khi thực hiện nhiệm vụ do 
đó trẻ lớp tôi rất hứng thú và tích cực tham gia lao động trực nhật. Hàng ngày 
mỗi trẻ được phân công trực nhật một bàn học, một bàn ănNgoài những công 
việc trên tôi còn khuyến khích trẻ vào chiều thứ 5 hàng tuần cùng cô lau dọn tủ 
đồ chơi, sắp xếp bày biện đồ dùng học tập, đồ chơi trong lớp. 
Lao động trong thiên nhiên là trò chơi trẻ tham gia vào các công việc 
trong thiên nhiên như tưới cây, lau lá, bắt sâu nhổ cỏ cho cây, nhặt lá trên sân 
trường. Lao động trong thiên nhiên giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, óc 
quan sát, giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. Trẻ được tham gia 
thường xuyên trẻ sẽ có kĩ năng sử dụng các công cụ và đồ dùng lao động. Trong 
quá trình lao động tôi thường nhắc nhở trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định, không 
hái hoa, ngắt lá, bẻ cành để hình thành cho trẻ ý thức biết giữ gìn vệ sinh chung 
rộng hơn nữa là ý thức bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học. Khi tổ chức 
cho trẻ tham gia hoạt động lao động tôi thường giải thích rõ cho trẻ từng công 
việc, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, khuyến khích trẻ trong nhóm tự trao đổi, 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 
21 
bàn bạc và phân công công việc cụ thể cho nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau để 
cùng hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó tôi thường quan tâm đến mối quan hệ 
giữa các nhóm, gợi ý các nhóm giúp đỡ nhau khi cần thiết. Để đảm bảo sự công 
bằng và giúp trẻ được trải ng

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_mau.pdf