Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số

Như phần thuận lợi tôi đã trình bày ở trên, trường Nguyễn Viết Xuân đóng trên địa bàn dân cư là người kinh, một số bộ phận nhân dân kinh tế ổn định có điều kiện quan tâm đến đời sống và việc học hành của con cái. Cụ thể số lượng học sinh của trường theo từng năm học tôi đã thống kê (ở mục phạm vi nghiên cứu), cho thấy số lượng học sinh thuộc diện hộ nghèo hàng năm như sau: Năm học 2010-2011 là 63 em, chiếm 20,7%; Năm 2011-2012 là 58 em, chiếm 19,1%; Năm 2012-2013 là 55 em, chiếm 18,3%; Năm 2013-2014 là 40 em, chiếm 14,8%; Học kì I năm học 2014-2015 là 38 em, chiếm 13,2%. Như vậy tỉ lệ thoát nghèo trên địa bàn có giảm nhưng không đáng kể, có một số gia đình thoát nghèo vừa xong lại tái nghèo, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học hành của con cái là điều rất rõ.

 Phân tích về thực trạng cho thấy vấn đề một số gia đình đi làm ăn xa, gửi con cho người thân: Tôi cũng đã trao đổi trực tiếp với một số phụ huynh khi đến xin cho con nhập học, họ đã rơi nước mắt vì hoàn cảnh mưu sinh bắt buột phải gửi con, họ cũng không yên tâm và đoán trước được phần nào con cái xa bố mẹ, sẽ có ngày xảy ra một số việc mà không lường trước được, tất cả đều nhờ thầy cô.

doc 14 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1021Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uynh và ảnh hưởng đến chất lượng phổ cập chung của toàn ngành. Nguyên nhân của tình hình trên xuất phát từ nhiều phía đó là gia đình – nhà trường – xã hội – bạn bè. Tuy nhiên với chức năng là cơ quan quản lí giáo dục, nhà trường vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp các em học tập tốt, duy trì tốt sĩ số hàng ngày, hàng năm, cũng như vận động, thuyết phục đối tượng học sinh bỏ học trở lại trường thì mới đảm bảo được công tác duy trì sĩ số.
	II.2. Thực trạng
	a. Thuận lợi – khó khăn
	* Thuận lợi: Trường TH Nguyễn Viết Xuân tôi đang công tác đã được công nhận chuẩn từ tháng 4 năm 2008. Cơ sở vật chất đảm bảo đủ cho công tác dạy học. Đa số học sinh của trường là người kinh, không có học sinh là người dân tộc tại chỗ. Đời sống của một số bộ phận gia đình học sinh có điều kiện quan tâm đến con cái. Đội ngũ giáo viên trẻ, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. 
	* Khó khăn
	Mặt dù trường mới đạt chuẩn nhưng cơ sở vất chất cũ kĩ đã xuống cấp trầm trọng chưa được các cấp đầu tư sửa chữa. Địa bàn dân cư rộng nhất xã (gồm 3 thôn Quỳnh Ngọc). Đời sống của nhân dân khó khăn, hàng năm tỉ lệ hộ nghèo giảm không đáng kể. Đối tượng thanh niên trong thôn xây dựng gia đình xong đi nơi khác mua đất làm ăn sinh sống ngày càng nhiều. Còn lại trong thôn chủ yếu là người lớn tuối, những người có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy nên việc gửi con cho ông bà và người thân trông nom, chăm sóc rất nhiều, bố mẹ không gần gũi con cái, được sao hay vậy. Bên cạnh đó còn có một số em học sinh ở bên kia sông ( khu vực Buôn Choăch, Krông Nô) vì điều kiện ở đó quá xa trường, nên sang bên này xin học tại trường, điều kiện học sinh hàng ngày phải đi qua đò, mang theo cơm trưa ăn ở lại tại trường rất vất vả. Đó là những vấn đề nan giải mà nhà trường phải đối mặt.
	b. Thành công – Hạn chế
	Trong những năm học vừa qua với kinh nghiệm của bản thân, sự chỉ đạo thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, công tác PCGDTH về việc điều tra nắm số liệu trên địa bàn và thực hiện tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, cùng với việc vận động quyên góp giúp đỡ bạn nghèo và có hoàn cảnh khó khăn trong trường để động viên kịp thời các trường hợp học sinh có nguy cơ bỏ học, tạo mọi điều kiện để các em đến trường. Chính vì vậy, với các việc làm thiết thực từ công tác chỉ đạo đến khâu thực hiện công tác duy trì sĩ số của nhà trường trong những năm qua đã đem lại thành công tốt đẹp, 5 năm liền không có học sinh bỏ học, sĩ số hàng năm duy trì đầy đủ theo đúng chỉ tiêu đề ra.
	Việc thực hiện công tác vận động học sinh để đảm bảo duy trì sĩ số không phải một sớm một chiều mà mất rất nhiều thời gian, công sức. Mặt khác, trình độ dân trí thấp, không phải ai cũng hiểu rõ về mục tiêu giáo dục, khi gặp gỡ để tư vấn, hợp tác họ thờ ơ, không cần thiết, nên đôi khi còn gặp trở ngại.
	c. Mặt mạnh – Mặt yếu
	Làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh là hoàn thành mục tiêu giáo dục, trong đó hoàn thành công tác PCGDTH và PCGDTH đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đưa công tác này vào thi đua khen thưởng nên toàn thể cán bộ giáo viên đều nêu cao ý thức trách nhiệm với việc tuyên truyền, vận động, động viên đã làm tốt công tác duy trì sĩ số, có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Kịp thời phản ánh đến tất cả phụ huynh có con em với các biểu hiện bất thường xảy ra ở trường, ở lớp. Có hệ thống thông tin liên lạc bằng điện thoại nhanh, tiện lợi nên kịp thời phát hiện trao đổi để kết hợp ngăn chặn và giáo dục học sinh đúng cách. Mặt khác, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn để kịp thời giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Một số gia đình phụ huynh đã quan tâm đến việc học hành, dạy dỗ con cái, hàng ngày đưa đón con em đến nơi đến chốn, luôn nắm bắt tình hình của con em mình để kịp thời nhắc nhở.
	Bên cạnh mặt mạnh, còn thể hiện mặt yếu là một số gia đình phụ huynh không quan tâm, dạy dỗ con cái không đến nơi đến chốn, có khi quá cưng chiều con hoặc chiều con không đúng cách, có người con cái học hành ra sao, đi đâu, làm gì cũng không hay biết, khi sự việc xảy ra thì mới vỡ lẽ. Nếu không làm tốt công tác duy trì sĩ số thì công tác PCGDTH và PCGDTH đúng độ tuổi sẽ không đạt, kéo theo không đạt các tiêu chí của trường đạt mức chất lượng tối thiểu, tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục và trường đạt chuẩn quốc gia. Không đảm bảo duy trì sĩ số sẽ kéo theo hệ quả của các tệ nạn xã hội, chơi game, chất lượng giáo dục không đạt chỉ tiêu
	d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
	Học sinh bỏ học thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cha mẹ bỏ nhau, gia đình không hạnh phúc, gia đình bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà và người thân nuôi dưỡng, bố rượu chè cờ bạc; học lực yếu không theo kịp bạn bè, nghiện chơi gameViệc tìm hiểu học sinh nghỉ học phải dựa trên nhiều nguồn thông tin, không chủ quan nóng vội tin ngay thông tin đầu tiên từ phía gia đình, mà cần phải tìm hiểu từ phía học sinh, giáo viên trong trường, cộng đồng xóm làng. Đặc biệt từ đối tượng học sinh về biểu hiện, cử chỉ, lời nói, thái độ của các em, để từ đó sàng lọc nắm bắt nguyên nhân chính. Khi đã xác định đúng nguyên nhân rồi ta mới có biện pháp tháo gỡ, giúp đỡ phù hợp, kịp thời đem lại hiệu quả. Một số học sinh ở trường tôi trong những năm qua có những yếu tố tác động ảnh hưởng đến công tác vận động để duy trì sĩ số, cụ thể năm học 2010-2011 có em Lưu Thị Linh (1B), Lưu Thị Ánh (2C) là hai chị em ruột; năm học 2011-2012 có em Bùi Công Quý (3B), em Trần Đức Lương (2A); năm học 2012-2013 có em Nguyễn Văn Lam (5A); năm học 2013-2014 có em Nguyễn Văn Tình (3A), Nguyễn Văn Quốc (1A) là hai anh em ruột; học kì I năm học 2014-2015 có em Nguyễn Đình Quyết (3B), em Nguyễn Đắc Tình (4A). Các yếu tố tác động là gia đình không quan tâm, bị bạn bè và các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo, đua đòi ăn chơi, nghiện chơi game và cuộc sống xung quanh tác động đến sự nhận thức non nớt của các em
	e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
	Như phần thuận lợi tôi đã trình bày ở trên, trường Nguyễn Viết Xuân đóng trên địa bàn dân cư là người kinh, một số bộ phận nhân dân kinh tế ổn định có điều kiện quan tâm đến đời sống và việc học hành của con cái. Cụ thể số lượng học sinh của trường theo từng năm học tôi đã thống kê (ở mục phạm vi nghiên cứu), cho thấy số lượng học sinh thuộc diện hộ nghèo hàng năm như sau: Năm học 2010-2011 là 63 em, chiếm 20,7%; Năm 2011-2012 là 58 em, chiếm 19,1%; Năm 2012-2013 là 55 em, chiếm 18,3%; Năm 2013-2014 là 40 em, chiếm 14,8%; Học kì I năm học 2014-2015 là 38 em, chiếm 13,2%. Như vậy tỉ lệ thoát nghèo trên địa bàn có giảm nhưng không đáng kể, có một số gia đình thoát nghèo vừa xong lại tái nghèo, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học hành của con cái là điều rất rõ. 
	Phân tích về thực trạng cho thấy vấn đề một số gia đình đi làm ăn xa, gửi con cho người thân: Tôi cũng đã trao đổi trực tiếp với một số phụ huynh khi đến xin cho con nhập học, họ đã rơi nước mắt vì hoàn cảnh mưu sinh bắt buột phải gửi con, họ cũng không yên tâm và đoán trước được phần nào con cái xa bố mẹ, sẽ có ngày xảy ra một số việc mà không lường trước được, tất cả đều nhờ thầy cô. Có người còn nói rằng, nếu để con ở với bố mẹ thì bố mẹ không làm được việc gì, phải có một người luôn đưa đón con đi học vì nhà xa trường, đường sá đi lại khó khăn, thôi thì cứ nhắm mắt gửi cho ông bà, chú bác nhà ở gần trường nó tự đi về được. Từ nguyên nhân đó mà họ quyết định gửi con cho người thân, rồi dẫn đến hậu quả là không ai kèm cặp, tự do đi lại, thích làm gì thì làm không ai biết. Phân tích về gia đình nghèo, khó khăn nhiều mặt, bố mẹ bỏ nhau: gia đình nghèo không phải là họ không quan tâm đến con cái, thực tế cho thấy có người đi làm thuê kiếm tiền sinh nhai, nhưng họ đóng góp cho con cái học hành đầy đủ, không để con thua kém bạn bè. Nhưng cũng có người nghèo đông con đi làm thuê từ sáng đến chiều mới về, nên không biết con mình ngày hôm đó làm gì, tối về bận việc cơm nước, giặt giũ, khi xong việc là con đã đi ngũ rồi (có phụ huynh đã tâm sự như thế). Đúng vậy, nên con họ có đi học đều, hay thường nghỉ học họ cũng không biết được. Việc gia đình bố mẹ không hạnh phúc, hay cãi nhau hàng ngày cũng ảnh hưởng nhiều đến con cái, các em học hành sa sút, chán nãn thích tụ tập bạn bè đi chơi, không đến lớp, có em học sinh lớp 5 nói rằng: “Bố mẹ cháu ngày nào cũng cãi nhau, cũng tiền bạc, cháu nghe chán lắm”. Đấy là những việc của người lớn “đầu độc” trẻ con mà họ không hay biết.
	Với những vấn đề nêu trên không phải thành công dễ dàng mà cần có một quá trình kiên trì, chịu khó, nhiều khi đấu tranh với tư tưởng của bản thân, tác động tích cực đến đội ngũ tập thể, với các tổ chức đoàn thể ở thôn để cùng đồng sức, đồng lòng thì mới giải quyết được các vấn đề của học sinh. Vậy để khắc phục tình trạng học sinh hay nghỉ học, đảm bảo nhà trường duy trì sĩ số tốt trong nhiều năm qua, tôi đã tiến hành các biện pháp như sau:
	II.3. Giải pháp, biện pháp
	a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Nhằm giúp học sinh có đủ điều kiện đến trường, tạo sự tự tin để các em không mặc cảm với bạn bè xung quanh, không lang thang bỏ học, để gia đình học sinh thấy được sự quan tâm của nhà trường đối với con em họ, giúp họ lúc gặp khó khăn thể hiện tính nhân văn cao quý. Duy trì tốt sĩ số học sinh là đã làm tốt công tác PCGDTH. 
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
	- Biện pháp duy trì sĩ số từ việc khắc phục tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học do hoàn cảnh gia đình bố mẹ đi làm ăn xa:
	Đa số thanh niên trong thôn xây dựng gia đình đều đi làm ăn xa, gửi lại con cái cho ông bà, chú bác trông nom (vì nơi đến định cư xa trường, không có người đưa đón). Cụ thể có em Bùi Công Quý (lớp 3B), bố mẹ đi làm ăn ở Đak Song, gửi em cho bác ruột trông nom để đi học tại trường cho gần. Thời gian đầu em học rất tốt, đi học đều, dần về sau giáo viên chủ nhiệm báo cáo học lực em giảm sút, trạng thái chán học, thỉnh thoảng hay nghỉ học. Giáo viên chủ nhiệm đến nhà bác em là ông Bùi Công Khánh ở thôn Quỳnh Ngọc 2 để trao đổi, nắm tình hình thì được biết là ngày nào em cũng đi học thường xuyên, để gia đình sẽ nhắc nhở. Chỉ được một thời gian, sau đó hàng ngày em không đến lớp, giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình em nghỉ học. Tôi chỉ đạo cô Hòa Thị Thúy giáo viên TPT Đội điều tra hỏi hai em học sinh ở gần nhà bạn Quý, thì mới biết được là em Quý theo các bạn học sinh lớp 6 đã bỏ học đi chơi game ở thôn Tân Tiến. Biết rõ lí do như trên tôi cho mời gia đình đưa em đến văn phòng trao đổi, hỏi rõ sự việc, em khóc và nói là nhớ bố mẹ, không thích đi học nữa. Tôi và GVCN phân tích, động viên tác động vào tình cảm thương bố mẹ thì phải cố gắng học hành, ngoan để bố mẹ vui, vơi đi nổi nhớ con, em hứa sẽ không vi phạm nữa, bác của em cũng nhận lỗi và hứa sẽ quan tâm theo dõi sát việc học hành, đi lại của cháu. Để chắc chắn hơn tôi yêu cầu GVCN phân công hai em học sinh ở gần nhà bạn Quý hàng ngày rủ bạn đi học và về cùng bạn, giúp đỡ bạn cùng học, việc làm này có kết quả em Quý đã đi học đều, chăm chỉ hơn, hòa đồng cùng các bạn. Trường hợp thứ hai là em Nguyễn Văn Lam (lớp 5A) cũng như thế, ở với bà, nghiện chơi game, bạn bè rủ rê mà bỏ học. Trường hợp em Lam lại khác em Quý ở chỗ bố mẹ bỏ nhau, em ở với bà, nhà nghèo, cũng hay nghỉ học, sau đó bỏ học không đến lớp. Nhiều lần giáo viên chủ nhiệm đến gặp bà em, bà cũng không biết em đi đâu. Bà nói “Tôi cứ nghỉ là nó đi học”, “Có hôm nó không về nhà”; tôi già không quản được nó, nhờ các thầy cô, nhờ nhà trường. Lại một việc nan giải nữa; Tôi phân công thầy Nguyễn Trí Nghĩa ở gần nhà và có con thầy Nghĩa lại học cùng lớp với em Lam, điều tra tìm hiểu những người xung quanh xóm, phụ nữ thôn và qua các em học sinh ở gần thì mới biết em Lam theo bạn đi chơi game. Nhờ thầy Nghĩa khéo léo gọi em đến nhà thầy, tôi đã ở đó trước, khi em đến thấy tôi mặt em biến sắc, tôi nhẹ nhàng gọi em vào hỏi han sự việc, từ xa đến gần, lúc đầu em chối, sau một lúc tôi đưa ra các chứng cứ em đi chơi với ai, chơi ở quán net nào, thì em im lặng. Tôi và thầy Nghĩa phân tích một lúc, dần sau đó em nhận lỗi. Tôi hỏi em có nguyện vọng gì thì nói với cô, cô sẽ giúp đỡ, em bảo là xin áo trắng và đôi dép để đi học, tôi chấp nhận và nói hôm sau cô sẽ mua, nhưng em hứa với cô là không được nghỉ học, không được đến quán net nữa, phải thương bà, không được làm cho bà buồn, nói đến đây em rưng rưng nước mắt. Hôm sau tôi mua 1 chiếc áo trắng giá 60.000đ và một đôi dép quay hậu giá 55.000đ, tôi gọi em vào phòng đưa cho em, nhìn nét mặt em rất vui và em cảm ơn tôi. Tôi nói với em, từ nay cô phân công bạn Dũng (con thầy Nghĩa) giúp đỡ em học đấy nhé, gắng chăm học nghe không, em cười bẻn lẽn và chào tôi. Từ đó em đi học đều nhờ sự kèm cặp và đã tiến bộ hẵn vào cuối năm học.
	Với những thuận lợi – Khó khăn; Thành công – Hạn chế; Mặt mạnh – Mặt yếu tôi đã nêu, tất cả các nguyên nhân xảy ra xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, nhà trường là nơi trực tiếp giải quyết sự việc xảy ra với tất cả tình thương yêu học sinh, không thể để các em bỏ học giữa chừng, không phải vì thành tích. Chính là vì lương tâm nghề nghiệp, coi học sinh như con em mình, vì thế phải làm hết sức và bằng nhiều cách để huy động đưa các em trở lại trường học. Việc làm đó đã hoàn thành công tác duy trì sĩ số, PCGDTH mà các cấp các ngành quan tâm. Chính vì vậy trong nhiều năm qua tỉ lệ đạt phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của trường TH Nguyễn Viết Xuân luôn vượt chỉ tiêu quy định theo Thông tư 36/2009/TT-BGDĐT và luôn dẫn đầu công tác phổ cập trong xã.
	- Biện pháp duy trì sĩ số từ việc khắc phục tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học do hoàn cảnh gia đình nghèo, kinh tế khó khăn:
	Trong những năm qua, nhà trường có tiếng là ở vùng thuận lợi, học sinh người kinh, nhưng thực tế đi sâu vào trong dân với thấy nhiều nổi khổ. Trường hợp này có em Lưu Thị Ánh, Lưu Thị Linh nhà quá nghèo, gia đình có ba mẹ con, không có bố. Mẹ em luôn đi làm thuê để nuôi cả gia đình, nhà không có ở, phải ở nhờ chòi rẫy của người ta, xa trường, nên việc đi học của hai em không đều, có lúc tưởng như hai em đã bỏ học. Tôi trực tiếp chỉ đạo GVCN, Đội thiếu niên phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường đến nơi em ở. Thật tội nghiệp, cái lán vừa đủ chỗ chui ra, chui vào, cái bếp củi, chiếc chiếu, vài cái nồi, chén, ngoài ra không còn có gì. Sau đó tôi phát động kêu goi tùy lòng hảo tâm của cán bộ giáo viên và học sinh, phụ huynh quyên góp mua gạo, mì tôm, quần áo giúp đỡ gia đình em, trích từ quỹ tiết kiệm heo đất, bán phế liệu mua tặng hai chị em 1 chiếc xe đạp trị giá 1.200.000 đồng để hai chị em có phương tiện chở nhau đi học. Từ ngày có chiếc xe đạp hai chị em đi học chuyên cần, không hay nghỉ học nữa, mẹ em rất mừng, cảm động và cảm ơn tất cả các thầy cô, mọi người xung quanh đã quan tâm, giúp đỡ. Giữa học kì I năm học 2014 – 2015 có em Nguyễn Đình Quyết học sinh lớp 3B, gia đình em có hai mẹ con, gia đình thuộc diện hộ nghèo, em rất ngoan, học giỏi, nguyện vọng của em nói với mẹ là cố gắng học giỏi để được tiền thưởng mua một chiếc xe đạp. Nhưng không may tháng 11/2014 mẹ em đi mua phế liệu bị tai nạn giao thông rất nặng, phải nằm viện điều trị gần hai tháng. Em một mình bơ vơ không ai chăm sóc, phải gửi cho người dì để ở nhờ (nhà dì cũng nghèo). Từ ngày đó em thường hay nghỉ học, GVCN hỏi han em bảo là nhớ mẹ, khi nào mẹ về mới đi học. Nắm được nguyên nhân tôi đã triển khai trong cuộc họp chi bộ, họp hội đồng kêu gọi cán bộ viên chức, học sinh tùy tâm ủng hộ để giúp đỡ em và mẹ em vượt qua khó khăn hoạn nạn, bên cạnh đó cũng kêu gọi đến người thân của cán bộ giáo viên phát tâm ủng hộ giúp đỡ, tổng số tiền quyên góp được gần bốn triệu đồng; nói chuyện với mẹ em trên giường bệnh là sẽ mua cho em 1 chiếc xe đạp, số tiền còn lại phụ tiền thuốc men. Mẹ em cảm động khóc rất nhiều, từ ngày có chiếc xe đạp em phấn khởi đi học đều. Như vậy, năm học nào cũng có một vài trường hợp học sinh có nguy cơ bỏ học.
	- Biện pháp duy trì sĩ số từ việc khắc phục tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học do hoàn cảnh gia đình bố mẹ không hạnh phúc, li hôn: 
	Bên cạnh những gia đình học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn như đã nêu ở trên, nhà trường còn có những em học sinh có hoàn cảnh phức tạp như bố mẹ bỏ nhau hoặc bố có người phụ nữ khácnhà trường gặp một số trường hợp mà phải tốn nhiều công sức để vận động, giúp đỡ các em. Sau đây là trường hợp của hai em Nguyễn Văn Tình và Nguyễn Văn Quốc (hai anh em ruột); gia đình bố mẹ em bỏ nhau, bố đi biệt tích, mẹ em lại hai lần nữa đi lấy chồng khác. Hai anh em Quốc và Tình phải về ở với bà ngoại ở thôn Quỳnh Ngọc I. Bà ngoại em lại làm rẫy cà phê ở Buôn Kốp, có ngày sáng đi làm, tối lại về. Khi đến mùa tưới, mùa thu hoạch thì ba hoặc bốn ngày mới về một lần, bà chuẩn bị thức ăn cho hai anh em tự nấu ăn trong mấy ngày, khi hết lại tự ăn mì tôm. Đi học quần áo nhem nhuốt, ham chơi rủ nhau đi bắt cá, mò ốcdần dần thường vắng học, giáo viên đến nhà thì không gặp bà (nghe hàng xóm nói bà đi làm mấy ngày mới về một lần). Tình hình này không ổn, phải có biện pháp ngăn chặn. Tôi đã chỉ đạo cô Vũ Thị Chín nhà ở Buôn Kốp chịu trách nhiệm điều tra, hỏi thăm dò chỗ làm rẫy của bà Đỗ Thị Dựng (bà ngoại của hai em), trực tiếp gặp bà và trao đổi tình hình hai cháu của bà có nguy cơ bỏ học, thì bà mới vỡ lẽ “Thôi chết rồi”, thỉnh thoảng tôi về nghe người ta nói, tôi có hỏi chúng nó, nhưng chúng nó chối là không có, nay cô nói thì tôi mới biết, để tôi về rồi lên gặp nhà trường. Mấy hôm sau, bà đến trường dẫn theo hai em lên gặp tôi và cô Chín, tôi gọi hai GVCN của hai em lên, giáo viên trình bày tình hình hai em trong thời gian qua. Bà bảo hai em kể ra các việc làm của mình đã bỏ học đi chơi lang thang; hai em tự nhận lỗi, bà nhận lỗi. Tôi đã tha thứ và động viên hai em cố gắng đi học đều, chỉ đạo Đội thiếu niên quyên góp mua hai bộ quần áo trắng tặng cho hai em. Phân công cho cô Nguyễn Thị Luyến nhà ở gần đó cùng với GVCN chịu trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở và báo cáo về nhà trường tình hình hai em. Từ đó hai em đã ngoan, có tiến bộ đi học đều, nhưng việc tiếp thu bài còn chậm. 
- Biện pháp duy trì sĩ số khắc phục tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học với các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tổ chức các hội thi như văn nghệ, thi làm lồng đèn, nhiều trò chơi dân gian, kéo co, nhảy bao bố,. tất cả các hội thi, các trò chơi thắng đều có thưởng nên đã thu hút học sinh nhiều nhất, các em vui vẻ, hào hứng tham gia với sự cổ vũ nhiệt tình, sôi nổi của các bạn và thầy cô. Điều quan trọng mà chúng tôi thấy được ở tất cả các hoạt động này, những em mà nhà trường đã vận động đi học lại qua các lần nghỉ học lại tham gia tích cực và hăng say nhất, đó là tín hiệu mừng mà nhà trường đang mong đợi.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Cần phải có thời gian, nắm rõ sự việc cụ thể; có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và sự hỗ trợ của cộng đồng. Cần vận động quyên góp có kinh phí để thực hiện biện pháp nêu trên.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp
Cần phải có mối quan hệ thống nhất, chắt chẽ. Tình huống xảy ra và việc làm phải hợp tình, hợp lí. Giải quyết các biện pháp nêu trên phải phù hợp với không gian, thời gian, hoàn cảnh thực tế đạt được hiệu quả như mong muốn.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Trong 5 năm kết quả khảo nghiệm thực tế cho thấy (ở phần nguyên nhân tôi đã nêu) cụ thể:
Năm học
Vận động học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình đi làm ăn xa
Vận động học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, hoạn nạn 
Vận động học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc, li hôn 
Ghi chú
2010-2011
02
2011-2012
01
01
2012-2013
01
01
2013-2014
01
02
2014-2015 (kì I)
01
Trên đây là những biện pháp giúp đỡ, khắc phục tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học của nhà trường trong nhiều năm qua, nhằm đảm bảo công tác duy trì sĩ số học sinh cuối mỗi năm học. Ngoài những nguyên nhân học sinh có nguy cơ bỏ học được nêu, trong thực tế còn nhiều nguyên nhân khác mà nhiệm vụ đề tài không thể nói hết

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_BIEN 15.doc